Đề cương bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Trần Thị Hương

Câu 7: Từ nhỏ bé Hồng sớm đã bộc lộ những phẩm chất đáng quý, theo em đó là phẩm chất gì?

Gợi ý:

- Nhạy cảm,thông minh nhận ra bản chất người cô.

- Luôn giữ tình yêu thương và kính trọng mẹ “Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và hiền từ của mẹ ”, “Nhưng đời nào tình yêu thương và lòng kính trọng mẹ tôi lại bị những rắc tâm tanh bẩn xâm phạm đến”

- Căm ghét thành kiến phong kiến đã làm mẹ bé đau khổ và bỏ đi Đỉnh cao của tình yêu thương “chỉ vì tôi thương mẹ tôi .giấu giếm”, “Giá những cổ tục .mới thôi”

- Có bản lĩnh không bị cuốn vào những ý nghĩ tội lỗi do bà cô gieo rắc. Quyết tâm bảo vệ mẹ đến cùng Hiếu thảo

Dẫn chứng: cúi đầu không đáp, im lặng cúi đầu , lòng thắt lại, khóe mắt cay cay, nước mắt ròng ròng, cười dài trong tiếng khóc, cổ họng nghẹn ứ khóc không thành tiếng.

Câu 8: Sự trở về của người mẹ đã tác động như thế nào đến tình cảm của bé Hồng?

Gợi ý:

- Làm vơi đi mặc cảm, tủi cực. Thỏa lòng khao khát mong chờ mẹ,, cuộc gặp gỡ chan hòa nước mắt hạnh phúc. Thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo, liền đuổi theo, gọi rối rít.

- Đặt ra tình huống không phải mẹ: trò cười, sẽ gục ngã.

- Là mẹ: đuổi kịp, thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân, òa lên khóc

Câu 9: Khi ở trong lòng mẹ bé Hồng đã cảm nhận được tình yêu của người mẹ như thế nào? Từ đó ta thấy được tình yêu của bé với mẹ như thế nào?

Gợi ý:

- Thấy mẹ đẹp, giản dị, gần gũi và thân thương: Gương mặt tươi sáng, mắt trong, da mịn, má hồng hào

- Cảm giác ấm áp, mơn man (êm dịu, nhẹ nhàng): hơi quần áo mẹ, hơi thở thơm tho lạ thường.

Cảm nhận được niềm hạnh phúc từ mẹ: được bao bọc, ôm ấp, thấy bé nhỏ, yếu đuối cần được che chở, thõa mãn khát khao, lấp đầy thiệt thòi, thiếu thốn.(mẹ kéo tay, xoa đầu, ôm, hỏi)(Phải bé lại và lăn vào lòngmột người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nobgs của người mẹ, dể

 

doc9 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 556 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 8 - Trần Thị Hương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i Phòng, trong một xóm lao động nghèo. Cuộc sống cay đắng, vất vả ngay từ thời thơ ấu đã ảnh hưởng đến sáng tác của ông.
2. Tác phẩm: Bỉ vỏ (tiểu thuyết 1938), Những ngày thơ ấu (hồi kí, 1938), Trời xanh (thơ, 1960), Cửa biển (tiểu thuyết, 1961-1976), Núi rừng Yên Thế (tiểu thuyết lịch sử,đang viết dở)
- Những ngày thơ ấu là tập hồi kí ghi lại tuổi thơ cay đắng của cậu bé Hồng, in báo 1938, in thành sách 1940.
- Đoạn trích: chương 4 (9 chương): Ghi lại cuộc đối thoại giữa bà cô với bé Hồng. Tuy chịu nỗi đau đớn nhưng vẫn yêu thương và kính trọng mẹ, hạnh phúc khi ở trong lòng mẹ.
Đánh giá:
- Nguyên Hồng là nhà văn của những người nghèo khổ, bất hạnh
	- Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng.
	- Văn của Nguyên Hồng giàu chất trữ tình.
II. Câu hỏi đọc-hiểu:
Câu 1. Hoàn cảnh nghiệt ngã nào đã chia lìa mẹ với hai anh em bé Hồng?
Gợi ý:
	- Nỗi khổ của người mẹ: Lấy chồng không có tình yêu, chồng nghiện rồi chết, nợ nần, chịu sự ghẻ lạnh của bên họ nội, chịu điều tiếng do lề thói phong kiến.
	- sự nghiệt ngã trớ trêu của số phận diễn ra ngay trong quan hệ gia đình
Câu 2: Nhân vật “cô tôi” có mối quan hệ như thế nào với bé Hồng? Nhân vật người cô hiện lên qua các chi tiết, lời nói điển hình. Liệt kê những chi tiết này.
Gợi ý: - Quan hệ ruột thịt- cô ruột - em bố.
- Liệt kê 6 lời thoại người cô nói với bé Hồng 
- Nhìn nhận của bé về cô: cười rất kịch, giọng nói
Câu 3: Những lời lẽ đó bộc lộ tính cách nào của người cô? 
Gợi ý: 
- Thiếu lòng nhân ái và độ lượng, suy nghĩ đầy thành kiến với chị dâu góa bụa trẻ trung. Lí do để khinh miệt chị dâu, ruồng rấy chị dâu là góa chồng, nợ nần cùng túng, bỏ con cái đi tha phương cầu thực.
- Nhẫn tâm, độc ác đến vô tình, gieo rắc lòng thù hận, nghi kị cho đứa con với chính mẹ ruột của mình. Làm tổn thương đến tâm hồn đứa trẻ.
- Điêu ngoa, xảo quyệt. Gợi cho chúng ta thấy một dạng người “Bề ngoài thơn thớt nói cười /mà trong nham hiểm giết người không dao”.
Câu 4: Cảm nghĩ của em về người cô của bé Hồng? 
Gợi ý: Tiêu biểu cho tầng lớp tiểu thị dân nhỏ nhen, ích kỉ,tư tưởng còn tàn dư lề thói phong kiến.
Câu 5: Khi kể về cuộc đối thoại của người cô với bé Hồng, tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì, ý nghĩa của biện pháp nghệ thuật này.
Gợi ý:-
- Tương phản: Tính cách bé Hồng trong sáng, giàu tình yêu thương và người cô hẹp hòi, nhẫn tâm.
- Là nổi tính cách hai nhân vật.
Câu 6: Cảnh ngộ của bé Hồng có gì đặc biệt? Cảnh ngộ ấy tạo nên thân phận bé Hồng như thế nào? Đứng trước hoàn cảnh ấy em có thái độ như thế nào?
Gợi ý:
Mồ côi cha, sống xa mẹ, luôn khao khát tình mẹ.
sống nhờ nhà bà cô, không được yêu thương luôn bị hắt hủi.
Bị bao bọc bởi lòng ganh ghét đố kị của họ hàng
Bị tổn thương, sống căng thẳng vì áp lực từ chính người cô.
Cô độc, đau khổ, mặc cảm về thân phận.
Hoàn cảnh đáng thương..
Câu 7: Từ nhỏ bé Hồng sớm đã bộc lộ những phẩm chất đáng quý, theo em đó là phẩm chất gì?
Gợi ý:
Nhạy cảm,thông minh nhận ra bản chất người cô.
Luôn giữ tình yêu thương và kính trọng mẹ “Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và hiền từ của mẹ”, “Nhưng đời nào tình yêu thương và lòng kính trọng mẹ tôi lại bị những rắc tâm tanh bẩn xâm phạm đến”
Căm ghét thành kiến phong kiến đã làm mẹ bé đau khổ và bỏ đi Đỉnh cao của tình yêu thương “chỉ vì tôi thương mẹ tôi.giấu giếm”, “Giá những cổ tục.mới thôi”
Có bản lĩnh không bị cuốn vào những ý nghĩ tội lỗi do bà cô gieo rắc. Quyết tâm bảo vệ mẹ đến cùng Hiếu thảo
Dẫn chứng: cúi đầu không đáp, im lặng cúi đầu , lòng thắt lại, khóe mắt cay cay, nước mắt ròng ròng, cười dài trong tiếng khóc, cổ họng nghẹn ứ khóc không thành tiếng.
Câu 8: Sự trở về của người mẹ đã tác động như thế nào đến tình cảm của bé Hồng? 
Gợi ý:
Làm vơi đi mặc cảm, tủi cực. Thỏa lòng khao khát mong chờ mẹ,, cuộc gặp gỡ chan hòa nước mắt hạnh phúc. Thoáng thấy một bóng người ngồi trên xe kéo, liền đuổi theo, gọi rối rít.
Đặt ra tình huống không phải mẹ: trò cười, sẽ gục ngã.
Là mẹ: đuổi kịp, thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân, òa lên khóc
Câu 9: Khi ở trong lòng mẹ bé Hồng đã cảm nhận được tình yêu của người mẹ như thế nào? Từ đó ta thấy được tình yêu của bé với mẹ như thế nào?
Gợi ý:
Thấy mẹ đẹp, giản dị, gần gũi và thân thương: Gương mặt tươi sáng, mắt trong, da mịn, má hồng hào
Cảm giác ấm áp, mơn man (êm dịu, nhẹ nhàng): hơi quần áo mẹ, hơi thở thơm tho lạ thường.
Cảm nhận được niềm hạnh phúc từ mẹ: được bao bọc, ôm ấp, thấy bé nhỏ, yếu đuối cần được che chở, thõa mãn khát khao, lấp đầy thiệt thòi, thiếu thốn..(mẹ kéo tay, xoa đầu, ôm, hỏi)(Phải bé lại và lăn vào lòngmột người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nobgs của người mẹ, dể bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng)
 Đối với bé Hồng, bao giờ mẹ cũng là người tốt nhất, đẹp nhất, đáng yêu và đáng thương nhất.
Câu 10: Có thể đọc thấy từ văn bản “Trong lòng mẹ” bài ca thiêng liêng của tình mẫu tử. Em có đồng cảm với nhận xét này không? Vì sao?
Gợi ý:
- Đồng ý
- Cả đoạn trích xoay quanh câu chuyện mẹ con bé Hồng. Hồng yêu thương và kính trọng mẹ, hạnh phúc khi ở trong lòng mẹ.
Câu 11: Từ văn bản này em hiểu thể loại “Hồi kí” là gì? Từ đó em thấy quan hệ giữa nhân vật với nhà văn cần được hiểu như thế nào?
Gợi ý:
Hồi kí là thể văn được dùng để ghi lại những chuyện có thật đã xảy ra trong cuộc đời một con người.
Bé Hồng – Nhà văn
III. Tự luận: Đoạn trích “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng(trích hồi kí “Những ngày thơ ấu”) đã thể hiện tình cảm đối với người mẹ rất mực kính yêu một cách cảm động. Em hãy nêu những cảm nhận của bản thân về đoạn trích trên.
Gợi ý: 
A.Giới thiệu phong cách viết của nhà văn(đậm chất trữ tình) đến tập hồi kí Những ngày thơ ấu ( là kỉ niệm xót xa, cay đắng và nỗi khao khát tình mẹ của bé Hồng). Đoạn trích “Trong lòng mẹ ” là bài ca tình mẫu tử thiêng liêng.
B. – Hoàn cảnh xót xa của bé Hồng
	- Chính trong hoàn cảnh ấy chúng ta cảm nhận được một điều kì diệu: Mẹ là người chỉ có một trên đời, tình mẹ con là mối dây bền chặt không gì chia cắt được.
	- Trước khi gặp mẹ, bé Hồng phải sống với người cô cay nghiệt, sống giữa những người ruột thịt nhưng ta thấy bé lại luôn cô độc, sống mặc cảm và khép mình. Nhưng tấm lòng trẻ thơ thật đáng quý. Đối với bé Hồng, bao giờ mẹ cũng là người tốt nhất, đẹp nhất, đáng yêu và đáng thương nhất. Tình cảm ấy đã giúp bé chiến thắng những thành kiến mà người cô đã cố gieo rắc vào bé những điều không tốt về mẹ để bé ruồng rẫy mẹ.: Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô chỉ có ý gieo rắc vào đầu tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là góa chồng, nợ nần cùng túng qua,,phải bỏ di tha phương cầu thực. Nhưng đời nào lòng thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắc tâm tanh bẩn xâm phạm đến..”
	- Chứng kiến và cảm thương từng khoảnh khắc nỗi đau đớn mà cậu bé phải chịu đựng nó thành vết thương lòng của cậu bé, bị tra tấn về tinh thần, mệt mỏi, căng thẳng: Tôi im lạng cúi đầu xuống đất, lòng tôi thắt lại, khóe mắt cay cay..nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hòa đầm đìa ở cằm và ở cổ”
	- Ta chợt giật mình trước sự lạnh lùng của con người, khô héo cả tình máu mủ, những loại người ấy vẫn lẩn quất đâu đó quanh chúng ta với trò tra tấn gặm nhấm dần niềm tin con trẻ. 
- Càng thương bé Hồng ta càng căm ghét sự ghẻ lạnh của người đời trước số phận con người bất hạnh. Từ nhận thức non nớt bé Hồng kiên quyết bảo vệ mẹ đến cùng bất chấp thành kiến độc ác:“Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi”. 
	- Xúc động biết bao trước khoảnh khắc hồi hộp, lo lắng của bé khi sợ mình nhận nhầm mẹ, và khoảnh khắc ngọt ngào êm dịu khi ở trong lòng mẹ. Cảm nhận được tình cảm yêu thương của người mẹ.
C. Đoạn trích là dòng cảm xúc đậm chất trữ tình, là lòng yêu thương và tôn kính của nhà văn dành cho mẹ, là bài ca về tình mẫu tử thiêng liêng bất tử.
Ngữ văn: TẮT ĐÈN
 (Ngô Tất Tố)
I. Tác giả:
 - Ngô Tất Tố (1893- 1954), quê ở Bắc Ninh ( làng quê của Ngô Tất Tố là một trong những nơi chịu nhiều áp bức của thực dân phong kiến rất nặng nề. Cuộc sống của người dân rất vất vả khổ sở vì hai tròng áp bức, đây là nơi có nhiều hủ tục quái gở và nặng nề Mảnh đất quê hương đã cho ông những tư liệu trong cuộc đời cầm bút sau này)
- Xuất thân trong gia đình nho giáo gốc nông dân
- Là người chịu khó học tập và có tư tưởng tiến bộ.
- Sự nghiệp: 
+ Hoạt động văn học sôi nổi: làm báo (nhà báo tiến bộ giàu tính chiến đấu), học giả có nhiều công trình khảo cứu về triết học, Văn học cổ có giá trị, sáng tác văn chương.
 Sở trường viết phóng sự, tiểu thuyết
 Đề tài viết về người nông dân và nông thôn
	 Tác phẩm tiêu biểu: Tắt đèn (1939), Lều chõng (1940), phóng sự Việc làng(1940), Tập án cái đình(1939)..
+ Là tác giả xuất sắc của dòng VHNT hiện thực.
 Nhà nước phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT(1996).
II. Tác phẩm: 
1. Xuất xứ: Ban đầu NTT đã đăng tuần báo “Tương lai” truyện ngắn có nhan đề “Một ổ chó,, một đứa con”
- Năm 1939 “Tắt đèn” đã in thành sách với thể loại tiểu thuyết
- Tác phẩm gồm 25 chương. Đoạn trích chương 18. Là một trong những tác phẩm xuất sắc của nền VHHT phê phán Việt Nam giai đoạn 1930-1945.
* Đánh giá về “Tắt đèn” Vũ Trọng Phụng đã từng nhận xét: “Tắt đèn” là một thiên tiểu thuyết có luận đề xã hội hoàn toàn phụng sự dân quê, một áng văn có thể coi là kiệt tác.
2. Chủ đề: Viết về người nông dân trước cách mạng tháng tám có số phận cơ cực vì sưu cao thuế nặng. Tái hiện nông thôn Việt Nam tiêu điều và xác xơ.
3. Nội dung: Phản ánh số phận cơ cực của người nông dân và ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của họ. Bên cạnh đó, tác phẩm đã vạch trần bộ mặt bất nhân của giai cấp thống trị trước cách mạng tháng tám.
4. Bối cảnh của văn bản: NTT đã lựa chọn cảnh làng Đông Xá vào mùa sưu thuế chính thứ thuế thânthuế đánh vào đầu người vì tội sinh ra làm người là đầu mối cho bao nhiêu gia đình tan nát, đồng thời nó khiến cho nông thôn Việt Nam tiêu điều xác xơ, ảm đạm và thê lương. Và cũng chính thời điểm này giai cấp thống trị mới bộc lộ đầy đủ sự độc ác tham lam của mình.
II. Đọc – Hiểu văn bản:
1. Về giá trị hiện thực của tác phẩm:
a. Thực dân Pháp: Tuy không xuất hiện trực tiếp mà xuất hiện qua các thứ thuế đánh vào mạng người sống, đánh vào hồn người chết đã gây ra hậu quả khôn lường cho nhân dân và nông thôn Việt Nam. Lần dở những trang sách của “Tắt đèn” bạn đọc không tìm thấy cảnh cánh đồng lúa bát ngát đến chân mây, cảnh cánh cò rập rờn bay lả, bay la và cũng đâu thấy những âm điệu thiết tha của bà ru cháu, mẹ ru con,, không thấy tiếng nô đùa của trẻ thơ mà chỉ thấy tiếng kêu van của người dân thấp cổ bé họng, tiếng quát mắng “tha hồ đánh”, ”tha hồ trói” của bọn lí trưởng, cai lệ, tiếng trống, tiếng tù và thúc thuế dồn dập..làng Đông Xá như một cái trại giam và bọn thống trị là cai ngục, còn nông dân là những tù nhân.
b. Bọn quan lại phong kiến:
* Cụ cố trên tỉnh: 
- 80 tuổi, quá già, răng rụng, nói năng phều phào (Tào đâytào đây)
- Sống bằng nước ép thịt, sữa của vú nuôi
- Lợi dụng lúc tắt đèn nhà ngói cũng như nhà tranh cụ cố mò vào buồng chị Dậu để giở trò đốn mạt Là kẻ dâm đãng.
* Tri phủ Tư Ân:
- Vẻ bề ngoài mẫn cán nhưng thực chất không ra gì.
- Có bộ mặt phèn phẹt luôn hằm hằm như sắp rơi xuống sàn đánh bịch
- Nếu người ta không rõ ông là quan thì lại nhầm ông với cai xe hoặc ông thầu khoán.
- Tri phủ Tư Ân xuống làng để kiểm tra việc thu thuế thực chất là xuống nạt nộ đàn em thu lại thuế nhằm mục đích thu hối lộ. 
- Trong buồng giấy của lão ngừi ta luôn nghe thấy tiếng cách cổ, lên tỉnh, bỏ tù đã thành lệ, ai vào đó cũng phải nộp tiền vào cái đĩa không.
- Tri phủ Tư Ân còn rất điểu cáng: Hắn là con quỷ dâm dục chuyên tẩm bổ rượu sâm để gieo rắc con trong thiên hạ. cứ chiều thứ 7 hắn lại cho vợ lên với quan trên để thăng quan tiến chức quen cái kiểu “Hiến vợ mình hiếp vợ người”.
 Bản chất: Ngửi thấy hơi đồng tiền và xác thịt đàn bà là mê.
* Lí trưởng, người nhà lí trưởng, cai lệ: Lũ tay sai ở làng xã.
- Lí trưởng: + Tham thu thuế không biên lai. Thu thuế cao hơn định mức bình thường (thuế làng bổ hai đồng,một mẫu thì nó thu 3 đồng 5 hào để ăn chênh lệch).
	 + Xem mạng người như cỏ rác: Trai làng thằng nào bướng cho đánh chết vô tội vạ
	 + Tác oai tác quái với dân nhưng gặp quan trên thì khúm núm
Cai lệ, người nhà lí trưởng: 
+ Luôn roi, song tay thước, dây thừng. Chúng có nghề đánh trói người chuyên nghiệp “trói quặt cánh tay anh Dậu ra đằng sau giống nhà quê người ta trói chó để giết thịt”
+ Tuy là hàng vô danh tiểu tốt nhưng chúng là người thúc thuế ráo riết nhất. Sầm sập vào nhà người ta nhưột lũ ác nhân. Chúng không biết nói tiếng người nên chỉ có thét, quát, hằm hèvà nhanh chóng chửi, mắng, đánh, tung ra những quả phật thủ (nắm đấm) vào người lương thiện.
* Cặp vợ chồng Nghị Quế: 
- Cặp trọc phú dốt nát, quê mùa nhưng học đòi làm sang:
 	+Thể hiện qua hai hình thức bên ngoài của ngôi nhà: nếp nhà hai tầng trong một cơ ngơi rộng gần 2 mẫu, phản đối mĩ thuật bằng những cây cột phục phịch, bằng những con rồng, con phượng xanh đỏ vẽ ngoài cánh cửa sơn vàng.
+Trong nhà cách bày biện nửa tây nửa ta “Bên cạnh bức hoành phi khảm trai là mấy bức ảnh con nhà nghèo”, Ở giữa hai câu đố sơn son thiếp vàng là hai thằng bé con khênh hộp sữa bò, Ở đầu giường tây là một chiếcquần khăn quàng liễu xanh cùng vắt một chỗ.
+Vợ chồng Nghị Quế có tư tưởng nô lệ và sánh ngoại “Đồng hồ tây thì có bao giờ sai” 
- Có tài nịnh bợ, luồn lọt: Từ lí trưởng quèn leo lên đến chức nghị viên nhưng lão ta không thèm biết chữ. 
- Có tài xem tướng chó hóa ra ông vào viện dân biểu để có chỗ ngồi để một năm ăn uống vài lần, để có tiếng đối với những bọn tai to mặt lớn Ông là Nghị gật
- Keo kiệt, bủn xỉn
+ Bà Nghị đếm từng miếng giò thừa sau khi ăn
+ Cò kè từng hào khi mua chó, mua con
+ Nhà ông Nghị không phải thiết khách ngoài một năm 2 ngày giỗ cha, giỗ mẹ.
+ Chỉ hào phóng khi vào cửa ông lớn
 Vợ chồng NQ vô cùng độc ác mặt người dạ thú.
Bà Nghị buông lời lạnh lùng khi chị Dậu bị chó cắn, máu chảy dòng dòng “cho chết”
Ông Nghị bắt cái Tí ăn cơm thừa của chó
Bà Nghị chửi cái Tí con chó nhà bà còn được mấy chục như mày bà mua có một đồng thôi đấy
Mụ còn bắt chị Dậu đội cái mê nón cho chó trong khi cái Tí đang đội mê nón trên đầu.
Vợ chồng NQ là kể mất nhân tính, chúng quên rằng là con người cũng cần có trái tim. Mục đích sống của chúng là chỉ cốt túi tiền cho nặng, cho chặt. Lợi dụng mùa sưu thuế để trở thành ông chủ ruộng kiêm ông chủ thả lãi Đây là hiện thân của giai cấp địa chủ trước CM.
* Tóm lại: Đấy là những tên tay sai đắc lực của chế độ Pk, chúng câu kết thành bè lũ thống trị đàn áp người dân lương thiện. Một loạt cácc tên vô danh, có danh, địa vi cao sang hay thấp hèn xuất hiện lúc này hay lúc khaccs đều cùng bản chất: Dâm ô, bỉ ổi, đàn áp, bất nhân, tham cho mỉnh nhưng keo kiệt với người khác.
2. Về giá trị nhân đạo của tác phẩm:
a. Ngô Tất Tố bộc lộ lòng thương xót đối với hoàn cảnh cơ cực khốn cùng của người nông dân qua nhân vật điển hình là Chị Dâụ.
- Hoàn cảnh: là một gia đình nông dân, anh Dậu 26 tuổi nhưng có thâm niên làm ruộng 17 năm. Vợ chồng làm ăn quần quật đầu tắt mặt tối không đủ để nuôi 3 đứa con nhỏ dại. Cộng thêm 2 cái tang “của mẹ chồng và em chồng”, gia đình nghèo hạng nhất nhị trong hạng cùng đinh. Anh Dậu bị sốt rét kéo dài, con còn thơ bé.
	+ Cả nhà chị Dậu chui rúc trong một cái nhà mà trông xa người ta lầm tưởng nơi đó là nơi nhốt lợn hay chứa tro.
	+ Gia tài: 1 cái giường tre gãy, 1 cái phản long đinh, 1 chiếc chiếu thủng, 1 lũ chum mẻ, vại hàn, vung sứt 
- Nỗi khổ của gia đình chị Dậu được đẩy lên đỉnh điểm vào mùa sưu thuế cho chồng bán đi hai gánh khoai (lương thực cuối cùng trong nhà), bán đi đứa con mà chị rứt ruột đẻ ra lên 7 tuổi, bán đàn chó chưa mở mắt bọn chúng còn bắt chị nộp thêm 1 xuất sưu cho người em chồng đã chết từ năm ngoái Chị rơi vào hoàn cảnh bi đát.
- Cũng chính vì mùa sưu thuế mà chị Dậu phải chịu đau đớn về tinh thần (bị chửi rủa, suýt bị làm nhục, phải bán con, phải xa con thơ đi ở vú trên tỉnh)và thể xác (chó nhà NQ cắn, bị cai lệ đánh).
* Tóm lại: Ngòi bút của NTT đã cho ta thấy số phận bất hạnh cơ cực của chị Dậu nói riêng của người nông dân nói chung sống dưới chế độ của bọn TD nửa PK, lòng nhân đạo của người cầm bút đã tố khổ cho người dân, thương yêu họ, cảm thông với họ về nỗi đau mà họ gánh chịu.
b. Chị Dậu là người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp:
- Chị hiện lên trong tác phẩm là người đàn bà lực điền, có vẻ đẹp khỏe mạnh từ trong lao động..(chị có cái nhanh nhảu của đôi mắt sắc ngọt, cái xinh xắn của làn môi đỏ tươi, cái mịn màng của nước da đen dòn và cái nuột nà của người đàn bà 24 tuổi)
* Là người phụ nữ yêu thương chồng con:
- Yêu chồng, là người vợ thảo hiền từ lời ăn tiếng nói cho đến hành động (nấu cháo, quạt cho nguội, rón rén bưng, mời, ngồi bên cạnh xem chồng ăn có ngon miệng không)
+ chị hạ mình, van xin nhẫn nhục cho chồng, thậm chí dám dùng cả tính mạng che đỡ cho chồng.
+ Vì thương chồng chị làm thay vai trò trụ cột gia đình của anh
+ Chị giữ gìn nhân phẩm biết sống đức hạnh chung thủy với chồng.
+ Ngay cả khi bị hành hạ, bị trói, giải lên quan huyện (sợi dây thừng gò cánh tay chị vẫn nghĩ đến chồng: chồng ta hôm nay có dứt sốt rét không) Quên nỗi đau đớn bản thân mà chỉ nghĩ đến chồng đó là người phụ nữ hết lòng, hết sức vì người thân.
- Yêu con: Vào cảnh cùng quẫn chị nhắm mắt làm liều bán đi cái Tí. Vậy mà không lúc nào chị không nghĩ tới con, nước mắt chị khóc đã cạn vì con bé. Chị luôn suy nghĩ “luccs nào thì đón cái Tí về” “Liệu cái Tí ở bên nhà cụ Nghị có được yên thân”
 Ngay cả khi bản thân đang gặp nguy hiểm chị vẫn nghĩ đến mấy đứa con thơ dại, cái Tửu từ sáng đến giờ đã xin bú của ai chưa? Thằng Dần có gào khóc quấy bố không
 Ở nhà cụ cố chị tận dụng quần áo cũ cụ cố thải ra cắt may lại quần áo cho con Đợi được phép về thăm nhà sẽ mang cho lũ trẻ.
Mẫu tử tình thân.
* Chị là người đảm đang tháo vát: 
- Chồng bị ốm kéo dài, 3 con thơ dại
- Sưu thuế đến mối họa đến
- Toàn bộ gia đình trông cậy cả vào chi. Chị là người lái con thuyền gia đình qua cơn nguy khốn.
* Chị là người phụ nữ thông minh sắc xảo:
- Nhắc qua cảnh ở đình, chúng nó ăn uống chè chén chị hiểu tất cả, sưu thuế là mùa chúng làm ăn, quan lại ăn hối lộ của hương lí, người nhà hương lí bóc lột trực tiếp người dân, bóc lột đến tận xương tủy. Thuế làng bổ 2 đồng một mẫu, chúng thu 3 đồng5 hào..không thu thuế làm sao chúng kiếm được bạc tiền hút á phiện, uống rượu..
- Đêm đến, vợ quan phủ đi vắng, nó cho lính lệ đòi chị lên hầu, chị phản ứng “Việc quan là ban ngày chứ ai làm ban đêm”
- Việc bán con cũng là một trong những bước đi hơpk lí chị đã làm; Bán cái Tí chị cứu được chồng, giữ được bố cho các con, vợ chồng làm ăn có cơ hội chuộc con về.
- Rõ ràng chị là người phụ nữ không biết chữ nhưng không vào hạng vai u thịt bắp.
* Ẩn sức mạnh phản kháng: 
- Chị van xin cai lệ và người nhà lí trưởng một cách thiết tha, nhún nhường, nói tình chẳng được, nói lí không xong (chồng tôi đau ốm ông không được phép hành hạ) chúng vẫn không buông tha mà còn cư xử thô bạo chị thách thức ” Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem”.Sau đó chị đấu hai hiệp với chúng. 
+ Đánh cai lệ
+ Đánh người nhà lí trưởng.
 Một người phụ nữ nông dân dám đánh lại đàn ông, một chị chàng con mọn tay không dám đánh lại 2 kẻ có vũ khí, một người dám đánh lại hai kẻ côn đồChị đã chứng minh cho chân lí tức nước vỡ bờ. Khi bờ đã vỡ thị ko gì ngăn cản được. chị từ bóng tối bung ra, chân dung lạc quan của chị sừng sững, những người như chị sẽ là động lực cho CM sau này.
* Là người phụ nữ biết tôn trọng nhân phẩm:
- Dứt ruột bán con chỉ có 1 đồng nhưng gặp hai yêu râu xanh chị ném cả nắm bạc hàng chục đồng vào mặt hắn.
Chị không chấp nhận bán rẻ nhân phẩm của mình. Chị như một đó hoa sen thơm ngát mọc giữa đầm lầy hôi tanh, chị ý thức được danh dự, phẩm giá của bản thân
 Chị là đốm sáng đặc biệt trong “Tắt đèn”: đảm đang, tháo vát, giàu lòng hy sinh, có sức chiến đấu là phẩm chất tốt đẹp của chị.
3. Giá trị nghệ thuật:
- Xây dựng nhân vật điển hình cho giai cấp điển hình
- Tả 

File đính kèm:

  • docde_cuong_boi_duong_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_8_tran_thi.doc
Giáo án liên quan