Dạy ôn Văn hè lớp 6 lên lớp 7

A. LÝ THUYẾT:

1. Định nghĩa:

 Trạng ngữ là thành phần phụ bổ sung ý nghĩa cho câu.

2. Mục đích của việc thêm trạng ngữ cho câu:

 TRN được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.

Ví dụ:

+ Sáng tinh mơ, mẹ tôi đã dậy nấu nướng. (Thời gian)

+ Trên đường về nhà, chúng em gặp bạn Nam. (Nơi chốn)

+ Vì ốm, bạn Nam phải nghỉ học bốn ngày. (Nguyên nhân)

+ Để tránh xảy ra tai nạn đáng tiếc, mọi người phải tuân thủ luật lệ giao thông. (Mục đích).

 

doc361 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 6510 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Dạy ôn Văn hè lớp 6 lên lớp 7, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình ảnh này xuất hiện trong ba thời điểm khác nhau, vì thế diễn tả rất rõ nét sự vận động tâm trạng của nhân vật “tôi”.
_ Những hình ảnh này giúp ta hiểu rõ hơn tâm lí của các em nhỏ lần đầu đi học.
_ Hình ảnh so sánh tươi sáng, nhẹ nhàng đã tăng thêm màu sắc trữ tình cho tác phẩm.
2. “Tôi đi học” không thuộc loại truyện ngắn nói về những xung đột, những mâu thuẫn gay gắt trong xã hội mà là một truyện ngắn giàu chất trữ tình. Toàn bộ câu chuyện diễn ra xung quanh sự kiện: “hôm nay tôi đi học”. Những thay đổi trong tình cảm và nhận thức của “tôi” đều xuất phát từ những sự kiện quan trọng ấy. Tình huống truyện, vì thế không phức tạp, nhưng cảm động. Các yếu tố tự sự, miêu tả và biểu cảm xen kết nhau một cách hài hoà.
3. Cả hai văn bản đều giàu chất trữ tình, đều toát lên ý nghĩa thiêng liêng của buổi tựu trường đầu tiên và vai trò to lớn của nhà trường đối với mỗi một con người.
4.
a. Cố tục: những tục lệ xưa cũ.
b. Các biện pháp tu từ:
_ So sánh: những cổ tục đã đày đoạ mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ.
_ Liệt kê: hòn dá, cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ; cắn, nhai, nghiến.
_ Điệp ngữ : mà.
c. Thái độ của bé Hồng: Thương mẹ, muốn phá bỏ những cổ tục đã đày đoạ mẹ.
5. Cả 2 ý kiến đó đều xác đáng. Đúng là tình thương mẹ đã khiến Hồng trở nên già dặn. Dù còn ít tuổi nhưng Hồng đã biết thông cảm với mẹ, hiểu mẹ không có tội gì mà chỉ vì nợ nần cùng túng phải đi tha hương cầu thực, vì thế mà Hồng cũng trở nên khôn ngoan hơn, biết cảnh giác trước thái độ của ngươì cô. Em đã cố giấu đi tình cảm thực, không chỉ từ chối chuyến đi Thanh Hoá mà còn hỏi vặn để người cô không thực hiện được âm mưu. Hồng hiểu nỗi đau khổ của mẹ là do những cổ tục phong kiến gây ra nên hình dung những cổ tục đó là mẩu gỗ, cục đá mà em muốn chiến đấu xoá bỏ chúng ( nhai, nghiến cho kì nát vụn mới thôi ). Những cảm xúc, suy nghĩ ấy không thể có ở một đứa trẻ ngây thơ.
6. 
_ Khi đối thoại với người cô: Hồng già dặn, cố gồng mình lên.
_ Khi gặp mẹ: Hồng trở lại với sự ngây thơ, bé bỏng.
7.
_ Sống nghèo túng, phải xa con, bị sự ghẻ lạnh của gia đình nhà chồng.
_ Yêu thương con.
8.
_ Văn bản “ Trong lòng mẹ” cho thấy một nghịch cảnh: Con cái phải sống xa mẹ, bị hắt hủi mà vẫn thương mẹ và được mẹ yêu thương.
_ Văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” cho thấy nỗi đau khổ của con cái lại do chính cha mẹ gây ra. Cha mẹ vẫn còn đó mà anh em chúng phải chia tay nhau.
Ngày dạy:
Buổi 3.
ôn tập truyện kí việt nam 1930 - 1945
_ Em hãy nêu những nét sơ lược về nhà văn Ngô Tất Tố?
GV thuyết trình.
_ Nêu xuất xứ của đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”?
_ Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” kể ra những sự việc chính nào?
_ Trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, Ngô Tất Tố đã kết hợp những phương thức biểu đạt nào ?
_ Những nhân vật nào được kể trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”?
_ Trong đó, theo em nhân vật nào là nhân vật chính? Vì sao em cho là như vậy?
_ Chị Dậu có hoàn cảnh như thế nào?
_ Hãy nêu những cử chỉ và hành động chăm sóc chồng của chị Dậu?
_ Từ những cử chỉ và hành động đó, em thấy chị Dậu là người như thế nào?
_ Phân tích diễn biến trong hành động ứng xử của chị Dậu với bọn người nhà lí trưởng?
_ Như vậy, qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, em thấy đặc điểm nổi bật trong tính cách của chị Dậu là gì?
_ Hình ảnh cai lệ đã được nhà văn Ngô Tất Tố khắc hoạ qua những chi tiết nào?
_ Những chi tiết ấy đã lột tả được những nét bản chất gì của tên cai lệ?
_ Nêu những nét sơ lược về nhà văn Nam Cao?
_ Hãy tóm tắt văn bản “Lão Hạc” trong SGK.
_ Văn bản “Lão Hạc” có những nhân vật nào?
_ Những chi tiết nào chứng tỏ lão Hạc là người hiền lành, thật thà?
_ Lòng đôn hậu của lão biểu hiện cảm động nhất qua chi tiết nào?
_ Những lí do nào khiến ta khẳng định lão Hạc là người giàu lòng tự trọng?
_ Lòng thương con của lão Hạc được biểu hiện như thế nào?
_ Hãy rút ra những đặc điểm nổi bật của nhân vật ông giáo?
GV cho HS làm câu hỏi trắc nghiệm ở các bài ( Sách BT trắc nghiệm Ngữ văn 8 ):
_ Bài 3: Từ câu 1 đến câu 17 ( Trang 22, 23, 24, 25).
_ Bài 4: Từ câu 1 đến câu 19 ( Trang 28, 29, 30, 31, 32).
1. Nêu ý nghĩa nhan đề văn bản “Tức nước vỡ bờ”?
2. Trong văn bản “Tức nước vỡ bờ” có mấy tuyến nhân vật? Cách xây dựng tuyến nhân vật đó có ý nghĩa nghệ thuật gì?
3. Có bạn cho rằng: Nếu cai lệ chỉ đánh chị Dậu mà không định trói anh Dậu ra đình thì việc chị Dậu đánh lại cai lệ đã chẳng xảy ra.
 ý kiến của em như thế nào?
4. Qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”, em nhận ra được điều gì trong thái độ của nhà văn Ngô Tất Tố?
5. Vì sao nói cái chết của lão Hạc là một “cái chết thật dữ dội”?
6. Lão Hạc bán chó còn ông giáo lại bán sách. Điều này gây cho em suy nghĩ gì?
A. Những kiến thức cơ bản.
I. Văn bản “Tức nước vỡ bờ” (Ngô Tất Tố).
1. Vài nét về tác giả Ngô Tất Tố:
_ Ngô Tất Tố ( 1893 – 1954 ) quê ở làng Lộc Hà, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh ( nay là Đông Anh, Hà Nội ). Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho gốc nông dân.
_ Trước Cách mạng tháng Tám 1945, ông là một nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về đề tài nông thôn. Sau Cách mạng, ông vẫn tận tụy phục vụ công tác văn nghệ cho cuộc kháng chiến chống Pháp...Tác phẩm chính của ông: “Tắt đèn” ( tiểu thuyết, 1939 ), “Lều chõng” ( 1940 ), “Việc làng” ( phóng sự, 1940),...
_ Không chỉ là một nhà văn, Ngô Tất Tố còn là một học giả có nhiều công trình khảo cứu về triết học và văn học cổ, một nhà báo mang khuynh hướng dân chủ tiến bộ và giàu tính chiến đấu.
_ Năm 1996, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật.
2. Tiểu thuyết “Tắt đèn”.
_ Là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố và là một tác phẩm xuất sắc của dòng văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945.
_ Truyện kể về làng Đông Xá trong những ngày sưu thuế căng thẳng. Bọn hào lí trong làng ra sức đốc thuế, lùng sục những người nông dân nghèo thiếu thuế. Gia đình anh Dậu thuộc loại nghèo nhất làng phải chạy vạy từng đồng để có tiền nộp sưu. Anh Dậu đang ốm vẫn bị trói, giải ra đình và bị đánh đập. Chị Dậu vì thế phải theo sự ép buộc khéo của lão Nghị Quế keo kiệt, đành bán đứa con gái 7 tuổi cùng ổ chó mới đẻ và gánh khoai để có tiền nộp đủ suất sưu cho chồng. Không ngờ, bọn hào lí lại bắt chị Dậu phải nộp cả suất sưu của người em chồng đã chết từ năm ngoái. Anh Dậu được tha về, nhưng vẫn ốm nặng, sáng hôm sau vừa tỉnh lại, cai lệ và tên đầy tớ của lí trưuởng đã xộc đến đòi bắt anh đi. Dù chị Dậu đã cố van xin nhưng bọn chúng không nghe. Tức nước vỡ bờ, chị đã chống trả quyết liệt, quật ngã bọn chúng. Chị bị bắt lên huyện và bị tên tri huyện Tư Ân lợi dụng để giở trò bỉ ổi. Chị kiên quyết cự tuyệt và chạy thoát ra ngoài. Cuối cùng, để có tiền nộp thuế, chị đành gửi con để lên tỉnh ở vú cho một lão quan. Lão ấy là một tên quan già dâm đãng nên trong một đêm, lão mò vào buồng chị Dậu, chị Dậu chống trả quyết liệt và chạy ra ngoài trời tối đen như mực.
_ “Tắt đèn” là một bức tranh chân thực về cuộc sống cùng quẫn của người nông dân bị áp bức, bóc lột trong xã hội cũ; là một bản án đanh thép đối với xã hội thực dân phong kiến bất công và tàn ác. Tác phẩm cũng là bài ca khẳng định vẻ đẹp, phẩm chất cao quý của người phụ nữ nông dân Việt Nam.
3. Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”.
a. Những nét chung:
* Xuất xứ: 
 Đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” nằm trong chương XVIII của tiểu thuyết “Tắt đèn” (gồm 26 chương ).
* Nội dung:
 2 sự việc chính:
_ Chị Dậu ân cần chăm sóc người chồng ốm yếu giữa vụ sưu thuế.
_ Chị Dậu dũng cảm đương đầu với bọn cai lệ tay sai để bảo vệ chồng trong cơn nguy cấp.
* Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
b. Hệ thống nhân vật:
_ Các nhân vật: chị Dậu, anh Dậu, bà lão hàng xóm, cai lệ, người nhà lí trưởng.
_ Nhân vật chính: chị Dậu ( xuất hiện nhiều trong đoạn trích, thể hiện chủ đề tư tưởng cơ bản của đoạn trích và tác phẩm ).
* Nhân vật Chị Dậu:
_ Hoàn cảnh: 
+ Nhà nghèo.
+ Chồng ốm yếu vì bị bọn cai lệ tay sai đánh đập.
_ Cử chỉ và hành động chăm sóc chồng của chị Dậu:
+ Cháo chín, chị Dậu ngả mâm ra để múc cháo và quạt để làm nguội cho nhanh.
+ Rón rén, bưng một bát lớn đến chỗ chồng và ngồi xem chồng có ăn ngon miệng không.
=> Chị là người phụ nữ rất đảm đang, hết lòng yêu thương chồng con, tính tình dịu dàng, nết na,...
_ Hành động ứng xử của chị với bọn người nhà lí trưởng:
+ Ban đầu chị nhũn nhặn, thiết tha van xin (Dẫn chứng ).
+ Sau đó, bằng lời nói, chị cứng cỏi, thách thức bọn cai lệ ( Dẫn chứng ).
+ Cuối cùng, chị ra tay hành động, chống cư quyết liệt với bọn cai lệ ( Dẫn chứng ).
Tóm lại:
 Chị Dậu là một người:
_ Dịu dàng mà vẫn cứng cỏi quyết liệt trong ứng xử.
_ Giàu tình yêu thương với chồng con, làng xóm.
_ Tiềm tàng một tinh thần phản kháng, chống áp bức.
* Nhân vật cai lệ:
_ Nghề nghiệp: tay sai ( cai lệ là chức thấp nhất trong hệ thống quân đội thời phong kiến).
_ Chuyên môn: đánh, trói, đàn áp người một cách chuyên nghiệp.
_ Ngôn ngữ: hét, thét, hầm hè,...Đó là tiếng của thú dữ chứ không phải là ngôn ngữ người.
_ Hành động: trợn ngược hai mắt từ chối đề nghị của chị Dậu, giật phắt cái thừng và chạy sầm sập đến trói anh Dậu, bịch vào ngực chị Dậu, tát vào mặt chị, nhảy vào trói anh Dậu.
Tóm lại:
 Bản chất của cai lệ là tàn bạo, không một chút nhân tính.
II. Văn bản “Lão Hạc” (Nam Cao ).
1. Vài nét về tác giả Nam Cao:
_ Nam Cao ( 1915 – 1951 ) tên thật là Trần Hữu Tri, sinh ra ở làng Đại Hoàng, phủ Lí Nhân (nay thuộc xã Hoà Hậu, huyện Lí Nhân, tỉnh Hà Nam ).
_ Là nhà văn hiện thực xuất sắc với nhiều tác phẩm văn xuôi viết về người nông dân nghèo bị vùi dập và người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ.
_ Sau Cách mạng, Nam Cao đi theo kháng chiến và dùng ngòi bút văn chương để phục vụ cách mạng. Ông hi sinh trên đường đi công tác ở vùng địch hậu.
_ Ông đã được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
_ Các tác phẩm chính của ông: “Chí Phèo” (1941), “Trăng sáng” (1942), “ Đời thừa” (1943), “Sống mòn” (1944), “ Đôi mắt” (1948),...
2. Văn bản “Lão Hạc”.
a. Tóm tắt văn bản “Lão Hạc”:
 Truyện kể về lão Hạc, một người nông dân già, mất vợ, nghèo khổ, sống cô độc, chỉ biết làm bạn với con chó vàng. Con trai lão vì nghèo không lấy được vợ nên phẫn chí bỏ đi làm đồn điền. Lão Hạc ở nhà chờ con trở về, ra sức làm thuê để sống. Sau một trận ốm, lại gặp năm thiên tai, mất mùa, không đủ sức làm thuê, vì hết đường sinh sống, lão đành bán con chó vàng, mang hết tiền bạc cùng mảnh vườn gửi lại cho ông giáo trông coi hộ để về giao lại cho con trai. Rồi đến bước cùng quẫn, lão ăn bả chó để tự tử, chết một cái chết thật đau đớn, dữ dội.
b. Hệ thống nhân vật:
_ Nhân vật trung tâm: lão Hạc.
_ Nhân vật chính: thầy giáo ( tôi ).
_ Các nhân vật khác: vợ ông giáo, Binh Tư, con trai lão Hạc.
b.1. Nhân vật lão Hạc:
* Lão Hạc là một người rất đôn hậu:
_ Lão sống rất hiền lành, thật thà: những lời tâm sự của lão với ông giáo về gia cảnh, về nỗi nhớ con, về nỗi băn khoăn khi buộc phải bán con chó, về những lo toan cho con cái...chứng tỏ điều đó.
_ Lòng đôn hậu của lão biểu hiện cảm động nhất là qua thái độ của lão đối với con Vàng:
+ Lão chăm sóc nó như chăm một đứa trẻ nhỏ: cho nó ăn cơm bằng bát, lão ăn gì cũng cho nó ăn. “Lão cứ nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho con trẻ”, rồi lão bắt rận, rồi lão tắm cho nó, rồi nựng nịu mắng yêu nó như nựng cháu nhỏ:
“...Ôm đầu nó, đập nhè nhẹ vào lưng nó và dấu dí: à không! à không!...Cậu Vàng của ông ngoan lắm...”.
+ Đến lúc cùng quẫn không còn gì để nuôi nó, thậm chí không còn gì để nuôi thân, dự định bán nó đi mà lão đắn đo mãi.
+ Bán nó rồi lão khóc vì thương nó “ Lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậc nước” và nhất là vì lão xót xa thấy “ già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó”.
+ Lòng thương và nỗi ân hận của lão đối với con Vàng sâu sắc đến mức trở thành nỗi đau khôn lường “ Mặt lão đột nhiên co rúm lại... cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc” và khiến lão như thấy nỗi đau của con vật, càng thương nó càng ân hận biết bao:
“ Khốn nạn...ông giáo ơi! Nó có biết gì đâu!... Nó cứ làm im như trách tôi...: A! lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à? “.
* Lão giàu lòng tự trọng:
_ Lão tự trọng trong cuộc sống nghèo khổ, túng quẫn, ngày càng cạn kiệt của lão. Lão nghèo nhưng không hèn, không vì miếng ăn mà qụy lụy kêu xin ai. Thậm chí chỉ đoán vợ ông giáo hơi có ý phàn nàn về sự đỡ đần của ông giáo đối với mình là lão đã lảng tránh ông giáo.
_ Tự trọng cả đến mức không muốn sau khi mình chết còn bị người đời khinh rẻ: chẳng còn gì ăn mà lão vẫn không hề đụng tới số tiền dành dụm và đem gửi ông giáo để nếu mình chết thì ông tang ma cho mình:
“ Con không có nhà, lỡ chết không biết ai đứng ra lo cho được; để phiền cho hàng xóm thì chết không nhắm được mắt...”.
* Lão rất mực thương con:
_ Thương con vì nhà nghèo mà hạnh phúc bị dang dở: Lão thương con và hiểu nỗi đau của con nên không xẵng lời với con, chỉ khuyên con nhẹ nhàng, có lí:
“ Lão tìm lời lẽ giảng giải cho con trai hiểu. Lão khuyen nó hãy dằn lòng bỏ đám này, để dùi giắng lại ít lâu xem có đám nào khá mà nhẹ tiền hơn sẽ liệu: chẳng lấy đám này thì lấy đám khác! Làng này đã chết hết con gái đâu mà sợ”.
_ Thấy con nghe lời nhưng rất buồn, lão càng thương con hơn, càng xót xa vì chẳng biết xoay xở thế nào. Bởi vậy khi con trai phẫn chí bỏ làng đi tha phương cầu thực, lão xót xa:
“ Tôi chỉ còn biết khóc chứ còn biết làm sao được nữa? Thẻ của nó người ta giữ. Hình của nó người ta đã chụp rồi. Nó lại đã lấy tiền của người ta. Nó là người của người ta rồi, chứ đâu còn là con tôi”. Đó là tiếng than đứt ruột của người cha thương con hết lòng mà phải chịu sống cô đơn và xa con...
_ Con đi xa rồi, ngày đêm lão nhớ con khôn nguôi. Tội nghiệp cho lão, nhớ mà chẳng biết nói cùng ai, lão chỉ có thể nói với con Vàng: “Cậu có nhớ bố cậu không? Hả cậu Vàng? Bố cậu lâu lắm không có thư về. Bố cậu đi có lẽ được đến ba năm rồi đấy... Hơn ba năm... Có đến ngót bốn năm...”.
_ Cả đời lão sống tằn tiện, chăm chỉ làm việc để vun vén cho con:
“ Cái vườn là của con ta...Lớp trước nó đòi bán, ta không cho bán là ta chỉ có ý giữ cho nó, chứ có phải giữ để ta ăn đâu!...Ta bòn vườn của nó cũng nên để ra cho nó...”.
 Và lão làm đúng như thế.
_ Đói kém, ốm đau sắp chết, lão vẫn quyết giữ cho con mảnh vườn. Sau rồi lão tính phải bán con Vàng cũng là vì không có tiền nuôi nó mà “Bây giờ tiêu một xu cũng là tiêu vào tiền của cháu...”. Sống cô đơn, lão chỉ có con chó làm bạn, vạy mà đành phải bán là lão thương con lắm.
_ Cuối cùng người cha ấy đã chọn cho mình cái chết để không phải đụng vào chút của cải dành dụm được cho con... Và phải chăng lão đành chọn cái chết, chứ không muốn sống bê tha, bất lương, cũng là để lại cho con tiếng thơm ở đời, không phải cúi mặt hổ thẹn với làng xóm.
b.2. Nhân vật ông giáo:
_ Là người trí thức nghèo sống ở nông thôn, cũng là một người giàu tình thương, lòng tự trọng. Đó chính là chỗ gần gũi và làm cho hai người láng giềng này thân thiết với nhau.
_ Ông giáo tỏ ra thông cảm, thương xót cho hoàn cảnh của lão Hạc – người láng giềng già, tốt bụng. Ông giáo luôn tìm cách an ủi, giúp đỡ lão Hạc.
_ Ông giáo là người hiểu đời, hiểu người: “Chao ôi! đối với những người ở quanh ta.....mỗi ngày một thêm dáng buồn”.
B. bài tập thực hành.
I. Phần BT Trắc nghiệm:
Bài 3:
Câu
1
2
3
4
5
6
Đ.A
B
C
A
D
B
A
Câu
7
8
9
10
11
12
Đ.A
C
D
A
A
C
B
Câu
13
14
15
16
17
Đ.A
A
C
D
C
B
Bài 4:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
Đ.A
B
D
A
C
B
C
D
Câu
8
9
10
11
12
13
14
Đ.A
D
B
A
B
D
D
D
Câu
15
16
17
18
19
Đ.A
D
D
A
C
B
II. Phần BT Tự luận:
1.
_ “ Tức nước vỡ bờ” có nghĩa đen chỉ bờ (ruộng, mương, đê,...) bị vỡ do bên trong chúng tích chứa nhiều nước quá. “ Tức nước vỡ bờ” là thành ngữ chỉ hiện tượng, trạng thái bên trong bị dồn nén đầy chặt quá, đến mức muốn bung ra. ở trường hợp này, “ tức nước vỡ bờ” chỉ việc bị chèn ép, áp bức quá sẽ khiến người ta phải vùng lên chống đối, phản kháng lại.
_ Trong xã hội, có một quy luật là: “Có áp bức, có đấu tranh”. Hành động của chị Dậu xuất phát từ một quy luật: “Con giun xéo lắm cũng quằn”. Vì vậy đặt nhan đề “ Tức nước vỡ bờ” cho đoạn trích là thoả đáng vì đoạn trích nêu những diễn biến phù hợp với cảnh “tức nước vỡ bờ”.
2. 
_ Có 2 tuyến nhân vật:
+ Loại nhân vật thấp cổ bé họng: gia đình chị Dậu, bà lão hàng xóm.
+ Loại nhân vật đại diện cho giai cấp thống trị: cai lệ, người nhà lí trưởng.
_ ý nghĩa nghệ thuật:
+ Làm nổi bật mâu thuẫn giai cấp hết sức gay gắt ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng.
+ Vừa tố cáo bộ mặt tàn bạo của giai cấp thống trị vừa nêu lên được vẻ đẹp của những người nông dân lương thiện và giàu tinh thần phản kháng.
3. ý kiến của bạn rất đúng. Vì:
_ Chị Dậu là người nông dân hiền lành, nhẫn nhục.
_ Chị là người yêu chồng đến quên mình.
_ Chị bị dồn vào con đường cùng khi phải chống trả với cai lệ.
4. Thái độ của Ngô Tất Tố qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”:
_ Lên án xã hội thống trị áp bức vô nhân đạo đối với con người, đặc biệt là người lao động nghèo.
_ Cảm thông cuộc sống thống khổ của người nông dân nghèo.
_ Tin tưởng vào những phẩm chất tốt đẹp của người lao động.
_ Cổ vũ tinh thần phản kháng chống áp bức của người nông dân.
5. Cái chết của lão Hạc “thật là dữ dội” vì:
_ Nó bắt nhân vật phải “vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết”. Mặc dù lão Hạc đã chuẩn bị rất kĩ cho cái chết của mình nhưng sao nó vẫn đến một cách thật khó nhọc và đau đớn.
_ Lão Hạc chết bằng cách ăn bả chó. Con người phải chết theo cách của một con vật. Các chi tiết hai mắt long sòng sọc, tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại giật mạnh một cái, nảy lên,...hoàn toàn có thể dùng để miêu tả cho cái chết của một...con chó! Con người ấy, sống đã khổ, đến chết vẫn khổ. Khi sống, làm bạn với chó và khi chết lại chết theo cách của một con chó. Cái chết của lão Hạc thật dữ dội bởi nó bắt người ta phải đối diện trước một thực tại đầy cay đắng của kiếp người.
6. Lão Hạc bán chó còn ông giáo bán sách. Bi kịch của lão Hạc không phải là cá biệt. Phải đành lòng từ biệt những gì là đẹp đẽ và yêu thương chính là bi kịch của kiếp người nói chung. Nó khiến ông giáo phải tự ngẫm một cách một cách cay đắng: “Ta có quyền giữ cho ta một tí gì đâu?”. Truyện của Nam Cao vì thế không phải chỉ là truyện về người nông dân hay người trí thức. Đó là truyện về cõi người, về những nông nỗi ở đời mà một khi đã làm người thì phải gánh chịu. Đề tài có thể nhỏ hẹp nhưng chủ đề thì rộng lớn hơn rất nhiều. Đấy cũng là một đặc điểm trong phong cách nghệ thuật của Nam Cao.
Ngày dạy:
Buổi 4.
ôn luyện về:
 _ cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
 _ trường từ vựng.
_ Thế nào là một từ ngữ được coi là có nghĩa rộng và một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp?
_ Tính rộng – hẹp của một từ ngữ mang tính chất tương đối hay mang tính chất tuyệt đối? Vì sao?
_ Thế nào là trường từ vựng?
_ Các từ mặt, mắt, mũi, má, tay chân, ngón chân, ngón tay, tóc, đầu gối,... được xếp vào trường từ vựng nào?
_ Khi học về trường từ vựng, chúng ta cần lưu ý những điều gì?
GV cho HS làm câu hỏi trắc nghiệm ở các bài ( Sách BT trắc nghiệm Ngữ văn 8 ):
_ Bài 1: Từ câu 13 đến câu 19 ( Trang 14, 15).
_ Bài 2: Từ câu 16 đến câu 22 ( Trang 20, 21).
1. Lập sơ đồ thể hiện cấp độ khái quát và cụ thể của các nhóm từ sau:
a. Phương tiện vận tải, xe, thuyền, xe máy, xe hơi, thuyền thúng, thuyền buồm.
b. Tính cách, hiền, ác, hiền lành, hiền hậu, ác tâm, ác ý.
2. Tìm từ ngữ có nghĩa khái quát cho những từ gạch chân dưới đây:
a. Tôi bặm tay ghì thật chặt, nhưng một quyển vở cũng xệch ra và chênh đầu chúi xuống đất. Tôi xóc lên và nắm lại cẩn thận. Mấy cậu đi trước ôm sách vở nhiều lại kèm cả bút thước nữa.
 ( Thanh Tịnh )
b. Tôi không lội qua sông thả diều như thằng Quý và không đi ra đồng nô đùa như thằng Sơn nữa.
 ( Thanh Tịnh )
3. So sánh tính rộng - hẹp của các từ ngữ gạch chân dưới đây:
a. Trong chiếc áo vải dù đen dài tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn. Dọc đường thấy mấy cậu học trò trạc bằng tuổi tôi áo quần tươm tất, nhí nhảnh gọi tên nhau hay trao sách vở cho nhau mà tôi thèm.
 ( Tha

File đính kèm:

  • docDay_on_Van_he_lop_6_len_lop_7_20150725_025112.doc
Giáo án liên quan