Dạy học tích hợp các môn học : Hình học, Vật lí, Hoá học, Giáo dục công dân, Địa lí, Lịch sử và môi trường thông qua chủ đề “Giải bài toán bằng cách lập phương trình”

Bài toán có nội giáo dục công dân-giáo dục tiết kiệm.

Tóm tắt bài toán.

Giá điện sinh hoạt gia đình được tính theo kiểu lũy tiến.

Mức thứ nhất: Tính cho 100 số điện đầu tiên.

Mức thứ hai: Tính chi số điện thứ 101 đến 150, mỗi số đắt hơn 150 đồng so với mức thứ nhất.

Mức thứ ba: Tính chi số điện thứ 151 đến 200, mỗi số đắt hơn 200 đồng so với mức thứ hai.

vv.

Ngoài ra phải trả thêm 10% thuế giá trị gia tăng. Tháng vừa qua nhà bạn Hằng dùng hết 165 số điện và phải trả 957000đồng. Hỏi mỗi số điện ở mức thứ nhất là bao nhiêu?

 

doc23 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2647 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Dạy học tích hợp các môn học : Hình học, Vật lí, Hoá học, Giáo dục công dân, Địa lí, Lịch sử và môi trường thông qua chủ đề “Giải bài toán bằng cách lập phương trình”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n, Lịch sử, Địa lí và môi trường.... thông qua chủ đề : “Giải bài toán bằng cách lập phương trình”. Sẽ giúp các em nắm đươc một kiến thức toàn diện, gắn kết kiến thức, kĩ năng , thái độ các môn học với nhau, với thực tiễn đời sống xã hội , làm cho học sinh yêu thích môn học hơn và yêu cuộc sống. Các em có tình cảm với các môn liên quan và đặc biệt là càng thích học toán hơn. Ngoài ra, giáo dục các em kỹ năng sống, có ý thức thực hành sử dụng tiết kiệm điện năng nói riêng và các dạng năng lượng khác nói chung. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, tích cực bảo vệ và trồng thêm cây xanh.
Trong thực tế, tôi thấy khi bài soạn có tích hợp với kiến thức của các môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra trong SGK. Từ đó, bài học trở nên sinh động hơn, nhẹ nhàng hơn, học sinh có hứng thú bài học, được tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ sáng tạo hơn đồng thời vận dụng vào thực tế tốt hơn.
V/ Thiết bị dạy học:
*Giáo viên:
- Máy chiếu
- Đèn chiếu
- Bút dạ
- Giấy trong A4.
- Hình ảnh nhà bác học Đi-ô-phăng
- Hình ảnh các nhà máy nhiệt điện. 
- Hình ảnh trồng cây xanh bảo vệ môi trường
- Kỹ năng trình chiếu powerpoint; Kỹ năng soạn giảng bằng chương trình word.
- Kiến thức toán học về lập luận, phân tích.
- Kiến thức vật lý về chuyển động và công thức tính khối lượng khi biết thể tích và khối lượng riêng...
- Kiến thức hóa học về tỉ lệ phần trăm...
- Kiến thức lịch sử về cuộc đời nhà bác học Đi-ô-phăng.
- Kiến thức xã hội về các nhà máy sản xuất điện, tình hình khí hậu, môi trường hiện nay, giải pháp bảo vệ môi trường.
- Kiến thức giáo dục công dân về ý thức tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường, tinh thần tự giác.
*Học sinh:
- Đồ dùng dạy học: sách, bút ,vở ghi, giấy nháp..
- Nắm các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình.
- Kiến thức cơ bản đã học.
VI/ Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học 
 Chúng ta biết rằng, nội dung “Giải bài toán bằng cách lập phương trình” ở chương trình toán lớp 8 được chia thành 4 tiết dạy. Qua đó, ta nhận định rằng đây là một trong những nội dung quan trọng của Toán Đại Số lớp 8. Vì vậy, để dạy học theo chủ đề tích hợp các môn học, đối với chủ đề “Giải bài toán bằng cách lập phương trình” là rất cần thiết.Cụ thể là đối với tiết (50,51,52,53) trong chương trình dạy học. Mặt khác, có thể sử dụng chủ đề này để dạy các buổi học ngoại khóa cho học sinh khối 8, 9. 
Với chủ đề “Giải bài toán bằng cách lập phương trình”. Tôi đã đổi một số bài tập trong SGK đã nêu ra, thay vào đó là một số bài tập có liên quan đến các môn học khác như môn Hình học, môn Vật lí, môn Hóa học........Để giải được các bài toán này học sinh cần nắm được các kiến thức liên môn nói trên. Ngoài ra, để phù hợp với lứa tuổi nhận thức, tôi đưa ra các bài toán giải bằng cách lập phương trình có nội dung bài toán liên quan đến giáo dục môi trường, Địa lí, Lịch sử, Giáo dục công dân..
Giáo án
GIẢI BÀI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP PHƯƠNG TRÌNH
Đại số 8.
I/ MỤC TIÊU:
*Kiến thức:
-Giúp các em nắm được các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình.
- Nắm được công thức tính diện tích, chu vi của hình chữ nhật.
- Nắm được công thức tính vận tốc khi biết quảng đường và thời gian, công thức tính khối lượng riêng khi biết khối lượng và thể tích, nếu biết được hai trong ba đại lượng ta tính được đại lượng còn lại...
- Nắm được công thức tính tỉ lệ phần trăm cảu một chất trong dung dịch, tính chất kiến thức hóa học cơ bản..
- Biết được chân dung cũng như cuộc đời của nhà bác học Đi-ô-phăng .
- Biết được cách tính giá điện sinh hoạt và có ý thức tiết kiệm điện. Biết thêm một số nhà máy nhiệt điện...
- Hiểu được trồng cây xanh, sử dụng điện hợp lý là để bảo vệ môi trường, có ý thức bảo vệ môi trường..
- Giải được các bài toán bằng cách lập phương trình bậc nhất
*Kĩ năng:
- Giúp các em rèn tốt khả năng tư duy, thu thập thông tin..
- Biết vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết vấn đề. 
*Thái độ: 
- Có ý thức, tinh thần tham gia học tập nghiêm túc, linh hoạt vận dụng kiến thức liên môn .
- Qua bài học làm cho các em yêu thích môn học và các môn học khác có liên quan.
II/ CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
 1. Giaùo vieân : SGK, giáo án, học liệu, màn chiếu ñeà baøi taäp, đèn chiếu, giấy trong
 2. Hoïc sinh : Thöïc hieän höôùng daãn tieát tröôùc, thöôùc keû, bút lông, sách, vở ghi chép.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. OÅn ñònh lôùp : 	1 phuùt 
2. Kieåm tra baøi cuõ : 	3 phút
Gv?	Em hãy nêu các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình?
Gv? Em hãy nêu công thức tính diện tích hình chữ nhật?
Gv: Cho Hs điểm và trình chiếu các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình lên bảng.
Gv: Đặt vấn đề cho bài dạy.
Hoạt động của thầy và trò 
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: Bài toán có nội dung hình học.
Gv nêu đề toán trên màn chiếu.
Bài tập 1. Tính diện tích của hình chữ nhật. Biết chiều dài gấp 3 lần chiều rộng và chu vi của hình chữ nhật đó bằng 72(cm)
Gv. Yêu cầu HS đọc đề và tóm tắt bài tâp lên bảng.
Gv? Em hãy cho biết bài toán đã cho có nội dung liên quan đến môn học nào?
HS: Môn hình học
Gv? Theo em muốn tính diện tích hình chữ nhật ta cần biết đại lượng nào?
Hs: chiều dài và chiều rộng.
Gv? Nếu biết chiều dài ta tính được chiều rộng không?
Hs: có, vì chiều dài gấp 3 lần chiều rộng.
Gv? Vậy ta nên chọn ẩn số như thế nào?
Hs: Gọi x(cm) là độ dài của chiều rộng hình chữ nhật, x > 0.
Gv? Em hãy biểu diễn chiều dài qua chiều rộng?
HS: Chiều dài là 3x.
Gv? Dựa vào đâu để tính chiều dài và chiều rộng ?
Hs Chu vi của hình chữ nhật bằng 72(cm).
Gv ? Em hãy nêu công thức tính chu vi của hình chữ nhật ?
Hs: Chu vi của hình chữ nhật = (chiều dài + chiều rộng)x 2.
Gv? Em hãy lập phương trình biểu diễn mối quan hệ giữa các kích thước và chu vi của hình chữ nhật đó ?
HS: ( 3x + x ).2 = 72.
Gv? Em hãy tính các kích thước của hình chữ nhật đó ?
Hs: Chiều dài bằng 27 (cm)
 Chiều rộng bằng 9 (cm) .
Gv? Hãy tính diện tích của hình chữ nhật ?
Hs: 27.9 = 243 cm2.
Gv: Gọi một Hs đứng tại chổ trình bày bài giải.
Gv ghi lên bảng.
*Gv: Vậy để làm được bài tập này ta cần phải biết kiến thức hình học nào?
Hs: Biết công thức tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật.
Gv: Trình chiếu bài giải mẫu, Hs theo dỏi.
Hoạt động 2: Bài toán có nội dung vật lý.
Gv nêu đề toán trên màn chiếu.
Bài tập 2. Một người đi xe máy từ A đến B với vận tốc 24km/h. Lúc về người đó đi với vận tốc 30km/h. Nên thời gian cả đi và về hết 4h 30 phút. Tính độ dài quảng đường AB.
 Gv . Yêu cầu HS đọc đề và tóm tắt bài tâp lên bảng.
Gv? Bài toán đã cho có nội dung liên quan đến môn học nào?
HS: Môn Vật lý
Gv? Hãy nêu các đại lượng tham gia trong bài toán ?
Hs: Vận tốc, thời gian và quảng đường.
Gv? Em hãy biểu diễn quảng đường qua vận tốc và thời gian ?
Hs: Quảng đường = Vận tốc x Thời gian
Gv? Đại lượng nào đã biết, đại lượng nào cần tìm ?
Hs: Biết vận tốc đi và về, thời gian cả đi và về.Yêu cầu tìm quảng đường AB.
Gv? Để tính quảng đường AB ta cần phải biết đại lượng nào?
Hs: Thời gian đi hoặc về.
Gv: Nếu gọi y(km) là độ dài quảng đường AB.
? Em hãy biễu diễn thời gian đi và thời gian về?
Hs: Thời gian đi: (h)
 Thời gian về: (h).
Gv? Vậy ta có phương trình nào?
Hs: + = 4,5
Gv? Em hãy giải phương trình và tính độ dài quãng đường AB?
Gv gọi một học sinh đứng tại chổ trình bày lời giải- Gv ghi lời giải lên bảng.
Gv: Trình chiếu bài giải mẫu, Hs theo dỏi.
*Gv? Để giải bài tập trên ta cần sử dụng kiến thức vật lý nào?
Hs: Công thức:
 Vận tốc = Quãng đường : Thời gian.
GV: Như vậy khi gặp dạng toán này nếu biết hai trong ba đại lượng kia thì ta tìm được đại lượng còn lại.
Hoạt động 3: Bài toán có nội dung hóa học.
Gv nêu đề toán trên màn chiếu.
Bài tập 3. Cho một lượng dung dịch chứa 10% muối, nếu pha thêm 200gam nước thì được một dung dịch 6%. Hỏi có bao nhiêu gam dung dịch đã cho.
Gv. Yêu cầu HS đọc đề và tóm tắt bài tâp lên bảng.
Gv? Bài toán đã cho có nội dung liên quan đến môn học nào?
HS: Môn hóa học
Gv? Em hiểu như thế nào khi nói dung dịch chứa 10% muối.
Hs: Cứ 100 gam dung dịch muối có 10 gam muối.
Gv? Muốn tính ti lệ phần trăm của một chất trong dung dịch ta làm như thế nào?
Hs: Tỉ lệ % = Khối lượng chất / Khối lượng dung dịch.
Gv? Nếu gọi a(gam) là khối lượng dung dịch ban đầu thì khối lượng muối là bao nhiêu?
Hs: (gam)
Gv? Hãy tính khối lượng dung dịch sau khi pha thêm 200g nước?
Hs: a + 200 (gam)
Gv? Hãy tính tỉ lệ phần trăm của muối trong dung dịch mới.
Hs: 
Gv? Theo bài ra ta lập được phương trình nào?
Hs: = 
Gv: Em hãy giải phương trình trên.
Gv? Lượng dung dịch ban đầu là bao nhiêu?
Gv gọi một học sinh đứng tại chổ trình bày lời giải, Gv trình bày lên bảng.
 Gv: Trình chiếu bài giải mẫu, Hs theo dỏi
*Gv? Để làm được bài tập này ta cần vận dụng kiến thức hóa học nào.
Hs: Nắm được kiến thức hóa học và công thức tính tỉ lệ phần trăm của một chất trong dung dịch.
Hoạt động 4: Bài toán có nội giáo dục lịch sử.
Gv nêu đề toán trên màn chiếu.
Bài tập 4. Bài toán nói về cuộc đời nhà toán học Đi-ô-phăng.
Thời thơ ấu của Đi-ô-phăng chiếm 
cuộc đời	
cuộc đời tiếp theo là thời thanh niên sôi nổi
Thêm cuộc đời nữa ông sống độc thân
Sau khi lập gia đình được 5 năm thì sinh một con trai, nhưng số mệnh chỉ cho con ông sống bằng nữa đời cha.
Ông đã từ trần sau 4 năm con ông mất. Hỏi Đi-ô-phăng sống bao nhiêu tuổi.
GV Yêu cầu HS đọc đề và tóm tắt bài tâp. Gv nghi tóm tắt lên bảng.
Gv? Cần biết đại lượng nào để tính tuổi thơ ấu của Đi-ô-phăng.
Hs: Tuổi đời của ông.
GV? Nếu gọi b (năm) là số tuổi của Đi- ô-phăng, thì tuổi thơ ấu là bao nhiêu?
Hs: (năm)
Gv? Tuổi thời thanh niên là bao nhiêu?.
Hs: (năm)
Gv? Tuổi thời kỳ độc thân là bao nhiêu?
Hs: (năm).
Gv? Tuổi đời của con Đi-ô-phăng là bao nhiêu?
Hs: (năm).
Gv? Theo bài ra ta có phương trình nào?
Hs: + + + 5 + + 4 = b
Gv yêu cầu học sinh giải phương trình tìm b.
Gv gọi một em đứng tại chổ trình bày lời giải. Gv ghi lên bảng.
Gv: Trình chiếu bài giải mẫu, Hs theo dỏi.
*Gv? Sau khi giải xong bài toán các em biết đươc thêm kiến thức nào?
Hs: Cuộc đời của nhà toán học Đi-ô-phăng.
Gv: Trình chiếu chân dung, tài liệu nói thêm về cuộc đời của nhà bác học Đi-ô-phăng. 
Hoạt động 5: Bài toán có nội giáo dục công dân-giáo dục tiết kiệm.
Gv nêu đề toán trên màn chiếu.
Bài tập 5. Để khuyến khích tiết kiệm điện giá điện sinh hoạt gia đình được tính theo kiểu lũy tiến, nghĩa là nếu người sử dụng càng dùng nhiều thì giá mỗi số điện (1kwh) càng tăng lên theo các mức như sau.
Mức thứ nhất: Tính cho 100 số điện đầu tiên.
Mức thứ hai: Tính chi số điện thứ 101 đến 150, mỗi số đắt hơn 150 đồng so với mức thứ nhất.
Mức thứ ba: Tính chi số điện thứ 151 đến 200, mỗi số đắt hơn 200 đồng so với mức thứ hai.
vv.....	
Ngoài ra người sử dụng còn phải trả thêm 10% thuế giá trị gia tăng. Tháng vừa qua nhà bạn Hằng dùng hết 165 số điện và phải trả 957000đồng. Hỏi mỗi số điện ở mức thứ nhất phải trả là bao nhiêu?
GV Yêu cầu HS đọc đề và tóm tắt bài tâp. Gv nghi tóm tắt lên bảng.
Gv? Nếu không tính thuế giá trị gia tăng nhà bạn Hằng phải trả bao nhiêu?
Hs: 95700 : = 87000(đồng).
Gv? 165 số điện nhà bạn Hằng được tính theo mấy mức?
Hs: Ba mức. 165 = 100 + 50 + 15.
Gv: Nếu gọi c (đồng) là giá tiền mỗi số ở mức thứ nhất, c > 0.
? Giá tiền mỗi số điện phải trả ở mức thứ hai là bao nhiêu?
Hs: c + 150 (đồng).
? Giá tiền mỗi số điện phải trả ở mức thứ ba là bao nhiêu?
Hs: 
(c + 150) + 200 (đồng) = c + 350 (đồng)
Gv? Số tiền nhà Hằng phải trả ở mức thứ nhất là bao nhiêu?
Hs: 100c (đồng)
Gv? Số tiền nhà Hằng phải trả ở mức thứ nhất là bao nhiêu?
Hs: 100c (đồng)
Gv? Số tiền nhà Hằng phải trả ở mức thứ hai là bao nhiêu?
Hs: 50(c + 150) (đồng)
Gv? Số tiền nhà Hằng phải trả ở mức thứ ba là bao nhiêu?
Hs: 15(c + 350) (đồng)
Gv? Theo bài ra ta có phương trình nào?
Hs: 100c + 50(c + 150) + 15(c + 350) = 87000.
Gv Yêu cầu HS giải và tìm kết quả.
Gv gọi một Hs trình bày lời giải. Gv ghi lên bảng.
Gv: Trình chiếu bài giải mẫu, Hs theo dỏi.
*Gv? Việc sử dụng tiết kiệm điện năng đem lại những lợi ích gì cho gia đình và xã hội?
Hs: -Giảm chi tiêu cho gia đình,xã hội.
- Các dụng cụ và thiết bị được sử dụng bền lâu hơn.
- Giảm bớt các sự cố gây tổn hại đến hệ thống cung cấp điện do quá tải.
- Dành phần điện năng cho sản xuất.
*Gv? Biện pháp nào giúp chúng ta sử dụng điện năng tiết kiệm và hiệu quả?
Hs: - Lựa chọn, sử dụng các dụng cụ, thiết bị điện có công suất hợp lý, đủ mức cần thiết - hiệu suất cao.
- Sử dụng các thiết bị điện trong thời gian hợp lý.
Gv? Hiện nay, ở Việt Nam nguồn điện năng chủ yếu được sản xuất từ các nhà máy điện nào?
Hs: Nhà máy nhiệt điện Thủ Đức, Vũng Áng,Uông Bí, Nghi sơn.....
Gv: Trình chiếu hình ảnh nhà máy điện.
Gv? Những ảnh hưởng tiêu cực của các nhà máy sản xuất điện năng đó đối với môi trường sinh thái?
Hs: làm ô nhiễm môi trường
Gv? Làm thế nào để bảo vệ môi trường?
Hs: Tiết kiệm điện, trồng cây xanh...
Hoạt động 6: Bài toán có nội dung về giáo dục môi trường, địa lí.
GV : đưa đề bài lên màn chiếu:
Bài tập 6: Để tạo môi trường xanh sạch đẹp, nhà trường đã tổ chức cho các lớp đào cây ở vườn ươm đem ra trồng. Lớp thứ nhất đào 12 cây và số cây còn lại của vườn ươm, lớp thứ hai đào 24 cây và số cây còn lại của vườn ươm, lớp thứ 3 đào 36 cây và số cây còn lại của vườn ươm. Cứ như thế, các lớp đào hết số cây cả vườn ươm và số cây của mỗi lớp đào được đem trồng đều bằng nhau. Tính xem vườn ươm của nhà trường có bao nhiêu cây?
GV: Yêu cầu hs đọc kĩ đề và tìm hiểu đề ra.
Gv: Phải dựa vào đâu để tính số cây của mỗi lớp.
Hs: Số cây vườn ươm.
Gv? Nếu gọi x (cây) là tổng số cây vườn ươm, thì số cây lớp thứ nhất lấy đi bao nhiêu?
Hs: 12+ (-12) 
GV? Số cây lớp thứ hai lấy đi bao nhiêu?
Hs: 24+ [(x -12) – 24]
GV: Dựa vào đâu để thiết lập pt?
Gv: Yêu cầu Hs giải phương trình, tìm kết quả.
Gv? Một học sinh đứng tại chổ trình bày lời giải?
Gv: ghi lời giải lên bảng.
Gv ? Bài tập trên muốn nhắn nhủ ta điều gì?
HS: Cùng nhau bảo vệ môi trường, chung tay trồng cây xanh nhằm tạo ra môi trường xanh, sạch, đẹp...
Gv: Trình chiếu những hình ảnh, lao động trồng cây, vệ sinh thôn xóm chăm sóc nhà bia tưởng niệm nhằm bảo vệ môi trường.
1. Bài toán có nội dung hình học.
Tóm tắt bài toán:
Chiều dài gấp 3 lần chiều rộng.
Chu vi hình chữ nhật bằng 72 cm
Tính diện tích hình chữ nhật.
Lời giải:
Gọi x(cm) là độ dài chiều rộng của hình chữ nhật, x > 0.
Khi đó, chiều dài của hình chữ nhật là: 3x(cm).
Do chu vi của hình chữ nhật là 72(cm).Nên ta có phương trình:
(3x + x).2 = 72
4x.2 = 72
x = 9(tmdk).
Vậy. Chiều rộng của hinh chữ nhật là: 9(cm).Chiều dài của hình chữ nhật là: 27(cm).
Do đó, diện tích của hình chữ nhật bằng:
9cm x 27cm = 243 cm2
2.Bài toán có nội dung vật lý.
Tóm tắt bài toán.
Vận tốc đi là 24km/h.
Vận tốc về là 30km/h.
Thời gian cả đi và về hết 4h30phút.
Tính độ dài quảng đường AB.
Lời giải.
Đổi : 4 giờ 30 phút = giờ.
 Gọi y (km) là độ dài quảng đường AB, điều kiện y > 0.
Khi đó, thời gian đi xe máy là: h
Thời gian về của xe máy là : h
Vì, thời gian cả đi và về hết (h). Nên ta có phương trình:
 +=
Giải ra ta tính được y = 60.(tmdk).
Vậy quãng đường AB dài 60km
Hoạt động 3: Bài toán có nội dung hóa học.
Tóm tắt bài toán.
Một dung dịch chứa 10% muối,
Pha thêm 200gam nước được một dung dịch 6%.
Tính lượng dung dịch ban đầu.
Lời giải.
Gọi a (gam) là lượng dung dịch ban đầu, a > 0.
Khi đó, lượng muối có trong dung dịch là: 
 (gam)
Lượng dung dịch sau khi pha thêm 200 gam nước: 
( a + 200)gam.
Tỉ lệ phần trăm của muối trong dung dịch mới là:
Theo bài ra ta có phương trình .
 = 
Giải phương trình ta có:
a = 300.(tmdk).	
Vậy lượng dung dịch ban đầu là: 300 gam
Hoạt động 4: Bài toán có nội tìm hiểu lịch sử.
Tóm tắt bài toán.
Thời thơ ấu chiếm cuộc đời.
 cuộc đời tiếp theo là thời thanh niên.
cuộc đời nữa ông sống độc thân.
Sau khi lập gia đình được 5 năm thì sinh con. Tuổi đời con bằng nữa đời cha.
Ông từ trần sau 4 năm con ông mất. 
Hỏi Đi-ô- phăng sống bao nhiêu tuổi.
Lời giải.
Gọi b (tuổi) là tuổi của Đi-ô-phăng, b > 0.
Ta có:
Thời thơ ấu là (tuổi).
Thời thanh niên là (tuổi).
Thời kỳ độc thân sau tuổi thanh niên là (tuổi).
Tuổi của con Đi-ô-phăng cho đến khi chết là (tuổi).
Từ đó ta có phương trình.
+ + + 5 + + 4 = b
Giải phương trình ta được 
b = 84.(tmdk)
Vậy tuổi đời của Đi-ô-phăng là 84 tuổi.
 Nhà bác học Đi-Ô-Phăng
Hoạt động 5: Bài toán có nội giáo dục công dân-giáo dục tiết kiệm.
Tóm tắt bài toán.
Giá điện sinh hoạt gia đình được tính theo kiểu lũy tiến.
Mức thứ nhất: Tính cho 100 số điện đầu tiên.
Mức thứ hai: Tính chi số điện thứ 101 đến 150, mỗi số đắt hơn 150 đồng so với mức thứ nhất.
Mức thứ ba: Tính chi số điện thứ 151 đến 200, mỗi số đắt hơn 200 đồng so với mức thứ hai.
vv.....
Ngoài ra phải trả thêm 10% thuế giá trị gia tăng. Tháng vừa qua nhà bạn Hằng dùng hết 165 số điện và phải trả 957000đồng. Hỏi mỗi số điện ở mức thứ nhất là bao nhiêu?
Lời giải:
Gọi c (đồng) là giá tiền mỗi số điện ở mức thứ nhất, c > 0.
Khi đó:
Giá tiền ở mức thứ hai là c +150 (đồng).
Giá tiền ở mức thứ ba là c + 350 (đồng).
Từ giả thiết, ta có:
Tiền điện nhà Hằng phải trả không kể thuế là: 95700: = 87000(đồng).
Số điện nhà Hằng sử dụng được theo phân mức là:
165 = 100 + 50 + 15.
Do đó, ta có phương trình:
100c + 50(c + 150) + 15(c + 350) = 87000.
Giải ra ta được c = 450(đồng).
Vậy, giá điện(không tính thuế VAT) ở mức thứ nhất là 450 đồng một số.
Hoạt động 6: Bài toán có nội dung về giáo dục môi trường, địa lí.
Tóm tắt bài toán.
Trường tổ chức cho các lớp trồng cây. Lớp thứ nhất đào 12 cây và số cây còn lại, lớp thứ hai đào 24 cây và số cây còn lại, lớp thứ 3 đào 36 cây và số cây còn lại. Các lớp đào hết số cây cả vườn ươm và số cây của mỗi lớp trồng đều bằng nhau. Tính xem vườn ươm của nhà trường có bao nhiêu cây?
Lời giải:
Gọi x (cây) là tổng số cây của vườn ươm. x (nguyên, dương).
Khi đó:
Số cây lớp thứ nhất lấy đi là: 
12+ (-12) cây.
Số cây lớp thứ hai lấy đi là:
24+ [(x -12) – 24] cây.
Vì số cây của các lớp bằng nhau nên ta có pt:
12+ (-12) = 24+ [(x -12) – 24]
Giải pt này ta được :	
= 972 (TMĐK)
Vậy vườn ươm của nhà trường có tổng số cây là : 972 cây. 
IV. Củng cố (3 phút)
Câu 1: Em hãy nêu các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình?
Câu 2: Theo em, môn toán có quan hệ với các môn học khác không?
 Từ đó, em hãy nêu các giải pháp để học giỏi môn toán?
Câu 3: Em có suy nghĩ gì về môi trường hiện nay? Nêu các giải pháp bảo vệ môi trường?
V. Dặn dò (1 phút)
	- Xem lại bài học.
- Làm lại các câu hỏi và bài tập trong SGK, SBT
- Làm thêm các bài tập sau: Gv Trình chiếu bài tập học sinh ghi vào. VI: Bài tập về nhà: 
Bài 1 Tính diện tích của hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng 18 cm và chiều dài gấp 3 lần chiều rộng.
 (Đề thi vào lớp 10 THPT Bắc Giang 2008-2009) 
Bài 2
Một miếng than là hợp kim của đồng và kẽm. Hỏi trong miếng than có khối lượng 124,5 g chứa bao nhiêu đồng và bao nhiêu kẽm .Biết rằng khối lượng riêng của đồng là 8900kg/m3, của kẽm là 7100kg/ m3 của than là 8300kg/m3
Bài 3
Có hai loại dung dịch muối I và II. Người ta hòa 200gam dung dịch muối I và 300gam dung dịch muối II, thì được một dung dịch có nồng độ muối là 33%. Tính nồng độ muối trong dung dịch I và II. Biết rằng nồng độ muối trong dung dịch I lớn hơn nồng độ muối trong dung dịch II là 20%.
VII/ Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
* Nội dung:
1.Về kiến thức: Làm một bài kiểm tra, với nội dung :
Đề bài:
 1.(5đ) Em suy nghĩ gì về môi trường hiện nay? Nêu các giải pháp khắc phục? 
2.(5đ)Tính chu vi của hình chữ nhật có chiều dài hơn chiều rộng 21 cm và chiều dài gấp 4 lần chiều rộng.
2.Về kĩ năng:
Đánh giá:
- Rèn luyện kĩ năng giải bài toán bằng cách lập phương trình.
- Kĩ năng vận dụng kiến thức liên môn để giải bài toán bằng cách lập phương trình.
3. Về thái độ:
Đánh giá thái độ học sinh :
- Ý thức, tinh thần tham gia học tập
- Tình cảm của học sinh đối với môn học và các môn học khác có liên quan.
*cách thức kiểm tra, đánh giá sản phẩm của học sinh.
- GV chấm điểm bài kiểm tra, củ

File đính kèm:

  • docTOAN_20150727_030111.doc
Giáo án liên quan