Dạy học theo chủ đề Vật lý 8 - Chủ đề: Gương cầu ( 2 tiết)

 Tìm hiểu vùng nhìn thấy của gương cầu lồi

Tình huống : Cho hs quan sát video về một số gương nhìn sau của một số loại phương tiện giao thông. Các em có băn khoăn, có thắc mắc gì?

- Học sinh có thể tự đặt ra các câu hỏi sau:

Vì sao gương nhìn sau xe máy, ô tô thường là gương cầu lồi ?

- HS đưa ra dự đoán về sự khác nhau giữa vùng nhìn thấy của gương cầu lồi và gương phẳng.

GV : Vậy muốn giải quyết vấn đề này thì cần khảo sát bằng thực nghiệm. Các em hãy đề xuất PATN để kiểm tra dự đoán của các em

-Hs nêu phương án thí nghiệm.( dùng hai gương : 1 gương cầu lồi và 1 gương phẳng có cùng kích thước để so sánh vùng nhìn thấy trong 2 gương.).

- HS tiến hành TN theo nhóm, GV hướng dẫn hs cách đặt gương.

+Hs quan sát thí nghiệm và hoàn thành KL1 (phiếu học tập 2)

 

doc5 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 3678 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạy học theo chủ đề Vật lý 8 - Chủ đề: Gương cầu ( 2 tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: 	GƯƠNG CẦU ( 2 tiết)
Chuẩn kiến thức, kĩ năng
Những năng lực thành phần liên quan được đánh giá
Các hoạt động học tập trong quá trình dạy học
Công cụ đánh giá
 1. Nêu được những đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi gương lõm và tạo bởi gương cầu lồi
P1: Đặt ra câu hỏi về ảnh tạo bởi gương cầu lồi, gương cầu lõm, tác dụng của chúng.
K1: Nêu được những đặc điểm của ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lồi, gương cầu lõm.
K3: Giải thích được ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi, lõm là do không hứng được trên màn chắn.
P3: - Thu thập, đánh giá thông tin: So sánh độ lớn của ảnh tạo bởi gương phẳng và gương cầu lồi, gương cầu lõm.
P8: Xác định được mục đích lắp ráp, tiến hành xử lý kết quả thí nghiệm và rút ra kết luận về ảnh tạo bởi gương cầu lồi, gương cầu lõm
P9: - Biện luận tính đúng đắn của thí nghiệm: “ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn vật”; “ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật”
X5: Ghi lại được kết quả từ các hoạt động tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm
X2: Phân biệt được những mô tả các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ vật lý
X3:Lựa chọn, đánh giá được các nguồn thông tin khác nhau. 
X1: Trao đổi kiến thức và ứng dụng vật lý bằng ngôn ngữ vật lý và các cách diễn tả đặc thù của vật lý
X4: - Mô tả cấu tạo, nhận diện các đồ vật cho ảnh có tính chất như gương cầu lồi, gương cầu lõm
HĐ 1: Đặt vấn đề:
- HS quan sát và sờ tay vào 3 gương: Gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm:
- Tìm ra gương phẳng?
- GV giới thiệu gương cầu lồi, gương cầu lõm.
? Hai loại gương này cho ảnh như thế nào và có tác dụng gì => Bài mới.
HĐ2: Làm thí nghiệm tìm hiểu ảnh tạo bởi gương cầu lồi, lõm
-Hoạt động chung cả lớp : tìm hiểu các thí nghiệm hình 7.1, 7.2, 8.1 (mục đích ; Dụng cụ, cách tiến hành,)
- GV: SD ba loại gương cầu lồi và lõm và gương phẳng, 3 ngọn nến giống nhau, đặt trước 3 gương để khảo sát về sự khác nhau giữa độ lớn của ảnh ảo tạo bởi 3 loại gương.
- GV tổ chức cho học sinh làm thí nghiệm sau đó hoàn thành phiếu học tập 1
Lưu‏‎ ý: Đặt vật cách các gương với cùng khoảng cách.
- Học sinh làm việc theo nhóm trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập 1.
1.1.1. 
1.1.2
1.1.3
1.1.4
1.4.5
1.1.7
1.1.11
1.1.10. 
- Phiếu học tập 1
2. Nêu được ứng dụng chính của gương cầu lồi là tạo ra vùng nhìn thấy rộng và ứng dụng chính của gương cầu lõm là có thể biến đổi một chùm tia tới song song thành chùm tia phản xạ tập trung vào một điểm hoặc có thể biến đổi một chùm tia tới phan kỳ thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song.
K1: Trình bày được kiến thức vật lí: Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng khi hai gương cùng kích thước.
K2: Trình bày được mối quan hệ giữa vùng nhìn thấy của hai gương (phẳng và lồi)
.
P1: Đặt được câu hỏi khi quan sát các loại gương nhìn sau của một số loại phương tiện giao thông
P7: Đề xuất được dự đoán về sự khác nhau giữa vùng nhìn thấy của gương cầu và gương phẳng.
P8: Đề xuất được phương án thí nghiệm để chứng minh dự đoán về sự khác nhau giữa vùng nhìn thấy của gương cầu và gương phẳng.
X5: Ghi lại được kết quả TN về vùng nhìn thấy của gương cầu lồi.
X6: Trình bày ý kiến cá nhân, thảo luận, tự rút ra nhận xét về vùng nhìn thấy của gương cầu và gương phẳng.
X7: Thảo luận kết quả về vùng nhìn thấy của gương cầu lồi.
X8: Tham gia hđ nhóm trong TN.
C1: Xác định trình độ hiện có của bản thân về kiến thức: vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn gương phẳng. 
K1: Nêu được gương cầu lõm có thể biến đổi một chùm tia tới song song thành chùm tia phản xạ tập trung vào một điểm hoặc có thể biến đổi một chùm tia tới phan kỳ thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song.
K4: Vận dụng kiến thức vật lý về gương cầu lõm phân tích lợi ích, tác hại các tình huống thường gặp trong thực tế
X4: Mô tả cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của các thiết bị như đèn chiếu xa như: Dèn Pin, đèn ô tô, xe máy 
C4: Đánh giá lợi ích ứng dụng gương cầu lõm trong thực tiễn
HĐ3: Tìm hiểu vùng nhìn thấy của gương cầu lồi
Tình huống : Cho hs quan sát video về một số gương nhìn sau của một số loại phương tiện giao thông. Các em có băn khoăn, có thắc mắc gì?
- Học sinh có thể tự đặt ra các câu hỏi sau:
Vì sao gương nhìn sau xe máy, ô tô thường là gương cầu lồi ?
- HS đưa ra dự đoán về sự khác nhau giữa vùng nhìn thấy của gương cầu lồi và gương phẳng.
GV : Vậy muốn giải quyết vấn đề này thì cần khảo sát bằng thực nghiệm. Các em hãy đề xuất PATN để kiểm tra dự đoán của các em
-Hs nêu phương án thí nghiệm.( dùng hai gương : 1 gương cầu lồi và 1 gương phẳng có cùng kích thước để so sánh vùng nhìn thấy trong 2 gương.). 
- HS tiến hành TN theo nhóm, GV hướng dẫn hs cách đặt gương.
+Hs quan sát thí nghiệm và hoàn thành KL1 (phiếu học tập 2)
HĐ4: Tìm hiểu sự phản xạ ánh sáng trên gương cầu lõm
- HS nêu mục đích, dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm H 8.2; 8.4
-HS tiến hành thí nghiệm:
- Đối với chùm sáng song song:
- Đối với chùm sáng phân kỳ
+ Học sinh quan sát thí nghiệm và hoàn thành KL2 (phiếu học tập 2)
GV chốt các nội dung:
1/ Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi, gương cầu lõm
2/ Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi.
3/ Tác dụng của gương cầu lõm.
HĐ4:Vận dụng
- HS trả lời các câu hỏi C3,C4 ( SGK-21)
C6,C7 ( SGK-24)
- Vận dụng làm các bài tập 
1.1.6
1.4.9
1.4.13
2.8.14 
- Phiếu học tập 2
1.4.15
2.7.16
PHIẾU HỌC TẬP 1:
1/ Điền từ thích hợp vào chỗ chấm:
KL1: Ảnh tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất sau đây:
- Là ảnh không hứng được trên mà chắn.
- Ảnh .. hơn vật.
KL2: Ảnh tạo bởi gương cầu lõm có những tính chất sau đây:
Đặt một vật gần sát gương cầu lõm, nhìn vào gương thấy một ảnh.. không hứng được trên mà chắn và . vật.
2/ So sánh ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lồi, gương cầu lõm với ảnh của cùng một vật đó tạo bởi gương phẳng?
 PHIẾU HỌC TẬP 2:
KL1: Nhìn vào gương cầu lồi ta quan sát được một vùng so với khi nhìn vào gương phẳng có cùng kích thước.
KL2: - Chiếu một chùm tia tới song song lên một gương cầu lõm, ta thu được một cùm tia phản xạ.tại một điểm ở trước gương.
	- Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm ta phản xạ
Hệ thống câu hỏi và bài tập theo các cấp độ nhận thức
1.1.1. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi:
A. Nhỏ hơn vật.
B. Lớn hơn vật
C. Bằng vật
D. Gấp đôi vật
1.1.2. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có tính chất nào sau đây.
A. Là ảnh thật bằng vật.
B. Là ảnh ảo bằng vật.
C. Là ảnh ảo bé hơn vật.
D. Là ảnh thật bé hơn vật.
1.1.3. Ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm:
A. Nhỏ hơn vật
B. Bằng vật.
C. Lớn hơn vật
D. Bằng nửa vật
1.1.4. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm có tính chất nào sau đây.
A. Là ảnh thật bằng vật.
B. Là ảnh ảo bằng vật.
C. Là ảnh ảo bé hơn vật.
D. Là ảnh thật bé hơn vật.
1.4.5. Người lái xe ô tô không dùng gương cầu lõm đặt ở phía trước để quan sát ảnh của các vật ở trên đường, phía sau xe.
A. Gương cầu lõm chỉ cho ảnh thật, phải hứng trên màn mới nhìn thấy được.
B. Vì ảnh ảo quan sát được trong gương cầu lõm rất lớn nên chỉ nhìn thấy một phần.
C. Vì trong gương cầu lõm ta chỉ nhìn thấy ảnh ảo của những vật để gần không quan sát được các vật ở xa.
D. Vì vùng nhìn thấy của gương cầu lõm quá bé.
1.1.6. Lần lượt đặt trước một gương cầu lồi, một gương phẳng( có cùng chiều rộng), cách hai gương một khoảng bằng nhau. So sánh vùng nhìn thấy của hai gương.
A. Vùng nhìn thấy của gương phẳng lớn hơn vùng nhìn thấy của gương cầu lồi.
B. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng.
C. Vùng nhìn thấy của hai gương bằng nhau.
D. Không so sánh được.
1.1.7. Cùng một vật đặt trước ba gương, cách gương cùng một khoảng như nhau, gương nào tạo được ảnh ảo lớn nhất.
A. Gương phẳng.
B. Gương cầu lõm
C. Gương cầu lồi.
D. Không gương nào.( Cả ba gương cho ảnh ảo bằng nhau).
1.4.8. Bác sỹ nha khoa dùng gương nào sau đây để quan sát mặt trong răng của bệnh nhân.
A. Gương cầu lõm.
B. Gương cầu lồi.
C. Gương phẳng.
D. Không dùng các loại gương trên.
1.4.9. Giải thích vì sao trên ô tô để quan sát được những vật ở phía sau mình người lái xe thường đặt phía trước một gương cầu lồi.
A. Vì gương cầu lồi cho ảnh rõ hơn gương phẳng.
B. Vì ảnh tảo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn nên nhìn được nhiều vật hơn.
C. Vì vùng nhionf thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng.
D. Vì gương cầu lồi cho ảnh cùng chiều với vật nên dễ nhận biết các vật.
11. Ảnh ....... tạo bởi gương cầu lõm không hứng được trên màn chắn.
12. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi.............. của gương phẳng có cùng kích thước..
1.1.10. Ảnh ảo của một vật quan sát được trong gương cầu lõm......................... ảnh ảo của cùng vật đó quan sát được qua gương cầu lồi.
1.1.11. Gương ......................... có thể cho ảnh ............................. lớn hơn vật. không hứng được trên màn chắn.
1.3.12. Trong ba loại gương (gương cầu lồi, gương phẳng, gương cầu lõm), gương nào cho ảnh ảo của cùng một vật lớn hơn ? Xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải.
A.Gương phẳng, gương cầu lõm, gương cầu lồi.
B.Gương lõm, gương cầu lồi, gương phẳng.
C. Gương lõm, gương phẳng, gương cầu lồi.
D.Gương cầu lồi, gương phẳng, gương cầu lõm.
1.4.13. Hãy giải thích tại sao tại nhứng chỗ đường cong tầm nhìn bị che khuất người ta thường lắp một gương cầu lồi.
2.8.14 Bạn Hương cho rằng : Vùng nhìn thấy trong gương cầu phụ thuộc vào vị trí đặt mắt trước gương. Để biết bạn Hương nói đúng hay sai Em hãy đề ra một phương án và tiến hành thí nghiệm để kiểm tra . 
1.4.15.(Câu chuyện kể về Acsimet đốt cháy thuyền giặc). Các em hãy đặt một số câu hỏi về hiện tượng thuyền giặc bị cháy.
Nêu một số hiện tượng thực tế về ứng dụng của gương cầu lồi và lõm.
2.7.16. Trong tay em có hai gương. Bằng cách nào để xác định được gương nào là gương phẳng, gương nào là gương cầu lồi ?

File đính kèm:

  • docGương cầu Lý 7.doc