Dạy học theo chủ đề tích hợp: Bảo vệ môi trường tự nhiên
MÔN NGỮ VĂN
* Ví dụ 1: Tiết 39: Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000( Ngữ văn 8)
- Mục tiêu giáo dục môi trường:
• Giúp học sinh hiểu rõ về tác hại của bao bì nilon
• Tuyên truyền cho mọi người hiểu rõ tác hại của bao bì nilon để sử dụng chúng một cách thích hợp nhất
• Học sinh có những việc làm cụ thể, tích cực nhằm bảo vệ môi trường: Nói không với việc sử dụng bao bì nilon, biết phân loại bao bì nilon, không vứt bao bì nilon bữa bãi.
• Học sinh thấy được những lợi ích vô cùng to lớn khi con người không sử dụng bao bì nilon
Các em sẽ thảo luận lập kế hoach thực hiện dự án. GV hướng dẫn học sinh sử dụng sơ đồ tư duy để lập kế hoạch dự án. Xác định các vấn đề cần nghiên cứu liên quan đến dự án nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu. Sau khi xây dựng được mô hình nghiên cứu, học sinh thảo luận xác định các nhiệm vụ cần thực hiện để đạt được mục tiêu. Đồng thời các nhóm phân công các thành viên trong nhóm ai sẽ làm gì và thời gian hoàn thành, xác định phương tiện và sản phẩm theo mẫu KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN Tên dự án:... Nhóm:... Tên thành viên Nhiệm vụ Phương tiện Thời hạn hoàn thành Dự kiến sản phẩm - GV yêu cầu các nhóm cử đại diện trình bày kế hoạch thực hiện của nhóm, các nhóm khác nhận xét bổ sung ý kiến. Học sinh chỉnh sửa hoàn thiện kế hoạch. Bước 2: Thực hiện dự án - Thu thập thông tin: Các học sinh tiến hành thu thập các thông tin theo nhiệm vụ được giao đảm bảo các mục tiêu của dự án. Các nguồn cung cấp thông tin như: phỏng vấn các đối tượng từ sách báo, tranh ảnh, internet. Học sinh cần có các phương tiện hỗ trợ như máy ảnh, máy ghi âm... - Xử lí thông tin: Các thông tin thu được cần được tiến hành xử lí, các tranh ảnh cần được chọn lọc , bình luận; các số liệu cần cụ thể, rõ ràng. Các thành viên trong nhóm thường xuyên trao đổi để tập hợp dữ liệu, giải quyết vấn đề, kiểm tra tiến độ. Các nhóm cũng có thể xin ý kiến giáo viên, cần sự góp ý và giúp đỡ kịp thời để bảo đảm tiến độ và hướng đi của dự án. * Tổng hợp kết quả - Xây dựng sản phẩm: Tập hợp tất cả các kết quả đã thảo luận để thống nhất thành sản phảm cuối cùng. Sản phẩm cuối cùng có thể được trình bày dưới nhiều dạng khác nhau - Trình bày, báo cáo kết quả: Các nhóm phân công các thành viên tham gia trình bày báo cáo dưới các hình thức như: thuyết trình, trưng bày triển lãm, powerpoint... * Tiểu kết hoạt động 5: - Mỗi nhóm sẽ tổng kết các kết quả thảo luận bằng sơ đồ tư duy - Các nhóm trao đổi với nhau sơ đồ tư duy của nhóm mình với các nhóm khác để các nhóm khác góp ý và học tập - Từ sơ đồ tư duy của các nhóm, giáo viên tổng hợp lại thành một sơ đồ tư duy hoàn chỉnh về các biện pháp bảo vệ môi trường tự nhiên.( BẢN CHIẾU) Kết luận: Các biện pháp bảo vệ môi trường tự nhiên: a.Xây dựng văn hóa ứng xử thân thiện với môi trường - Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho nhân dân từ nông thôn đến thành thị, từ đồng bằng đến các đồng bào ở miền núi, nâng cao hiểu biết, xây dựng các chuẩn mực, hình thành ý thức, lối nghĩ, cách làm, hành vi ứng xử thân thiện với thiên nhiên môi trường - Tăng cường công tác kiểm tra,thanh tra, xử lí quyết liệt, giải quyết dứt điểm các vụ việc về môi trường - Lấy chỉ số đầu tư cho môi trường, hoạt động bảo vệ môi trường, kết quả bảo vệ môi trường là tiêu chí để đánh giá b. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, gắn nhiệm vụ bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế xã hội - Đổi mới cơ chế quản lí tài nguyên và bảo vệ môi trường - Khắc phục suy thoái, khôi phục và nâng cao chất lượng môi trường - Thực hiện chương trình trồng rừng, ngăn chặn có hiệu quả nạn phá rừng, cháy rừng, tăng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên. - Khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm môi trường và cân bằng sinh thái - Chú trọng phát triển kinh tế xanh, thân thiện với môi trường. - Thực hiện sản xuất và tiêu dùng bền vững; từng bước phát triển "năng lượng sạch", "sản xuất sạch|", "tiêu dùng sạch", giảm thiểu phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ozon. - Tăng cường hợp tác quốc tế để phối hợp hành động và tranh thủ sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế cho công tác bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu. - Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường c.Hình thành nếp sống, thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường - Giảm thiểu, phân loại tại nguồn, thu gom và chuyển rác đến đúng nơi quy định - Tham gia hoạt động bảo vệ môi trường công cộng và tại khu dân cư - Nộp đủ và đúng thời hạn phí bảo vệ môi trường; trả chi phí dịch vụ thu gom, xử lí chất thải theo quy định của nhà nước. - Xây dựng và tổ chức thực hiện hương ước về bảo vệ môi trường; tuyên truyền nhân dân xóa bỏ hủ tục, thói quen mất vệ sinh, có hại cho sức khỏe và môi trường. - Tham gia việc giám sát việc thực hiện pháp luật về việc bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ... d. Xử lí ô nhiễm, phục hồi và cải thiện môi trường - Có phương án cải tạo, phục hồi môi trường khi tiến hành các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường - Tến hành biện pháp khắc phục và cải thiện khi môi trường bị ô nhiễm - Thực hiện chế độ kiểm tra thường xuyên phòng ngừa sự cố môi trường - Lựa chọn phương án khả thi cải tạo, phục hồi môi trường - Giáo viên khái quát vấn đề, chia sẻ cho học sinh bức thư giành giải nhất với chủ đề về môi trường: LÁ THƯ TỪ NĂM 2050 Gửi loài người 2015 Tôi cưỡi cổ máy vượt thời gian đi vào tương lai... Giật mình, thảng thốt là cảm giác đầu tiên khi chứng kiến những gì đang hiện hữu năm 2050 Trái Đất đây ư? Thật đáng sợ! Không khí oi bức khó chịu, đất khắp nơi khô cằn nứt nẻ, cây trụi lá, thi thoảng mới có một nhánh lá vàng úa. Đường nhựa bóng loáng với những dòng xe bịt bùng lao vun vút. Không thấy bóng người đi bộ. Những tòa nhà cao tầng nhưng dường như không mở cửa, im ắng lạ thường. Phải mất hàng tuần tôi mới lấy được sự cân bằng cả sức khỏe tinh thần lẫn thể chất. Giờ đây tôi có thể tạm bắt đầu sứ mệnh của mình với tư cách là một phóng viên chuyên về môi trường Đầu tiên tôi phỏng vấn ngài Thị trưởng của thành phố mà tôi đang sống: " Thưa ông, ông có hài lòng về cuộc sống hiện tại ?'' " Hài lòng ư? Có thể nói chúng tôi là nạn nhân đau khổ của thái độ ích kỷ và vô trách nhiệm của những người đi trước. Chúng tôi bây giờ rất có ý thức trong việc bảo vệ môi trường nhưng anh thấy đấy, dân số đông đúc, sống chen chúc, chật chội trong những cao ốc, nhưng lại không dám ra đường vì thời tiết ban ngày quá nóng mà ban đêm thì lại quá lạnh. Nước ngọt thiếu trầm trọng. Đất đai ô nhiễm nặng. Một số nơi đã trở thành hoang mạc... " Còn vấn đề năng lượng, thưa ông?" Mắt ông Thị trưởng hơi sáng lên rồi lại trầm tư, ông đáp: " Bây giờ chúng tôi đã khai thác được nguồn năng lượng tái tạo từ ánh sáng mặt trời. gió, thủy triều... và một phần từ năng lượng hạt nhân. Về phần năng lượng hóa thạch từ dầu, gas đã cạn kiệt nhưng than thì vẫn còn sử dụng. Nhưng dù cố gắng mấy cũng không đủ năng lượng cung cấp cho nhu cầu phát triển kinh tế và tiêu dùng. Anh biết không, tất cả mọi điều kiện sinh hoạt và làm việc đều phụ thuộc vào các phương tiện sử dụng điện năng. Dân số tăng, thu nhập cao nên nhu cầu cũng tăng theo, nhà máy phát triển ồ ạt nên tiêu dùng năng lượng dẫn tới thiếu hụt" Khi tôi về, ông nói với theo: '' ước gì chúng tôi được quay lại thời kì đồ đá để làm lại từ đầu" Ngày khác, tôi phỏng vấn một người thanh niên gầy gò hiếm hoi tôi gặp trên đường. Vất vả lắm người này mới cởi được đôi kính chống tia cực tím và lớp khẩu trang che mặt. Anh vừa cười méo mó vừa nói: " Tôi phải mang những thứ này từ lúc mới sinh tới giờ, riết thành quen" Qua trò chuyện, anh ta cho biết dân ở đây hầu hết sống ẩn dật trong những khu nhà kiên cố, kín mít. Ô nhiễm, mệt mỏi, bệnh tật, thiên tai...là những lí do khiến người ta như bị nhốt trong nhà hay cơ quan. Cuộc sống thiếu thốn vì giá cả quá đắt đỏ, lương thực không đủ do đất canh tác hạn hẹp. bạc màu, hạn hán. Cây trái ít quả vì khí hậu thay đổi, côn trùng thụ phấn gần như biến mất. Nắng nhiều nhưng mưa ít, bão mạnh hơn, lũ lớn hơn, hạn hán thường xuyên, không khí ô nhiễm làm người dân gần như sống vật vờ. Sau đó người đàn ông tiếp tục lê bước trong cơn đau dạ dày hành hạ vì tình trạng suy dinh dưỡng. Ở nhà, vợ anh ta đang bị cơn sốt rét hành hạ... Sự bành trướng của nền văn minh nhân loại cộng với sự phát triển dân số quá nhanh được tiếp sức bởi nguồn năng lượng chất lượng cao có vẻ như không làm người dân nơi đây hạnh phúc hơn. Rõ ràng là lỗi thuộc về quá khứ. Con người đã làm điều tệ hại để Trái Đất nóng dần lên. Có lẽ đây là loại vũ khí tự hủy diệt hàng loạt nguy hiểm nhất, hơn tất cả các loại vũ khí hạt nhân nào khác. Tôi bỗng dưng lo sợ. Cái ý định tiếp tục đến mốc năm 2100 của tôi biến mất. Tôi phải quay về mốc 2014 để làm điều gì đó cứu cộng đồng. Tôi không quên chào tạm biệt ngài Thị trưởng đáng mến. Ngài cũng không quên tranh thủ trân trọng gởi tôi bản thông điệp của con người 2050 gửi cho loài người năm 2015 Nội dung bản thông điệp của năm 2050 gửi về quá khứ năm 2015 như sau: Xin chào mọi người! Sự nóng lên toàn cầu là do hậu qủa từ những hoạt động của con người. Con người đã hủy hoại môi trường tương lai. Con người sẽ phải trả giá đắt vì môi trường sẽ quay lại hủy diệt con người. Vì tương lai của quý vị, hãy đồng lòng góp sức phòng ngừa để tránh một thảm họa môi trường. 1. Tiết kiệm năng lượng bằng mọi cách có thể, một cách khẩn trương và cụ thể. Đây là cách nhanh nhất, hiệu quả nhất để giảm hiệu ứng nhà kính đồng thời giảm tiêu hao năng lượng hóa thạch mà các bạn đang sử dụng. Chính quyền các nước cần sớm ban hành luật về sử dụng và tiết kiệm điện vì tiết kiệm năng lượng là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp cung cấp năng lượng bền vững và lâu dài. Cụ thể như sau: Sử dụng thiết bị tiết kiệm điện Tắt các thiết bị điện khi không dùng đến Quản lý chặt chẽ đèn chiếu công cộng, pano quảng cáo, biển hiệu... 2. Hãy khẩn trương khai thác nguồn năng lượng tái tạo, xanh, sạch và bền vững như năng lượng mặt trời, sóng, gió hay nhiên liệu sinh học, sinh khối, địa nhiệt. Ngoài ra năng lượng hạt nhân cũng là tiềm năng lớn 3. Hạn chế tối đa thải chất độc hại và rác thải ra không khí và nước, phạt nặng các nhà máy, cơ quan và cá nhân gây ô nhiễm dạng này. 4. Đưa việc áp dụng giờ Trái Đất vào luật. Nếu vi phạm sẽ bị phạt 5. Đẩy mạnh công tác kế hoạch hóa gia đình, chống tăng dân số. Đây là nguyên nhân chính đưa đến việc tiêu tốn năng lượng lớn, tăng nhu cầu về mọi mặt và là tác nhân quan trọng góp phần hủy hoại môi trường. 6. Đưa môn học về bảo vệ môi trường vào chương trình cấp học phổ thông. 7. Khuyến khích người dân đi bộ, đi xe đạp và sử dụng xe công cộng thay vì đi xe máy, đặc biệt là học sinh, sinh viên. 8. Trồng nhiều cây cối, tái tạo rừng và phủ xanh đồi trọc HÃY CHUNG TAY CỨU HÀNH TINH NÀY TRƯỚC KHI QUÁ MUỘN - Giáo viên cho học sinh làm một cuộc khảo sát nhỏ về những việc các em có thể làm được để bảo vệ môi trường. - Học sinh tự do trình bày suy nghĩ của mình. - Giáo viên trình chiếu một số hình ảnh khái quát vấn đề. TÍCH HỢP KIẾN THỨC VỀ CHỦ ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC MÔN HỌC 1. MÔN SINH HỌC - Tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường dưới dạng các trò chơi, hội thi tìm hiểu - Các trò chơi, hội thi tìm hiểu có ý nghĩa hết sức to lớn trong việc hình thành ý thức bảo vệ môi trường: Gây hứng thú cho học sinh khi nghiên cứu về vấn đề bảo vệ môi trường Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh đối với vấn đề về bảo vệ môi trường Giúp học sinh mở rộng và nâng cao kiến thức về bảo vệ môi trường Phát triển khả năng giao tiếp, khả năng làm việc hợp tác nhóm nhỏ Hình thành khả năng tự học, tự nghiên cứu, chủ động, sáng tạo Để tổ chức giáo dục bảo vệ môi trường dưới hình thức này giáo viên cần tuân thủ các bước sau đây: Bước 1: Xác định tên chủ đề Bước 2: Xác định mục tiêu, nội dung Bước 3: Xác định thời gian, địa diểm Bước 4: Thành lập nhóm giám khảo Bước 5: Tuyên truyền phát động trò chơi, cuộc thi Bước 6: Thiết kế chương trình Bước 7: Chuẩn bị cơ sở vật chất - thiết bị Bước 8: Tiến hành trò chơi, hội thi Bước 9: Tổng kết, rút kinh nghiệm * Ví dụ: Bài 62: Thực hành vận dụng luật bảo vệ môi trường vào việc bảo vệ môi trường ở địa phương( Sinh học 9) Hoạt động 1: Giáo viên nêu mục tiêu và yêu cầu bài học Hoạt động 2: Tổ chức thực hành - Giáo viên chia học sinh làm 4 tổ - Giao nhiệm vụ cho các tổ thảo luận Tổ 1: Thảo luận nội dung: Không đổ rác bừa bãi gây mất vệ sinh Tổ 2: Thảo luận nôi dung: Không gây ô nhiễm nguồn nước Tổ 3: Thảo luận nôi dung: Không sử dụng phương tiện giao thông cũ nát Tổ 4: Thảo luận nội dung: Không sử dụng thuốc nổ để đánh bắt cá - Giáo viên yêu cầu mỗi tổ đưa ra tình huống có vấn đề trong nội dung của tổ và chuẩn bị giải quyết tình huống các tổ khác. - Giáo viên cho học sinh bốc thăm để đưa ra tình huống của các tổ và giải quyết tình huống ở các tổ khác. * Hoạt động 3: Học sinh các nhóm tiến hành thảo luận * Hoạt động 4: Đại diện các nhóm đưa ra tình huống và giải quyết tình huống theo thứ tự sắp xếp bốc thăm Ví dụ một số câu hỏi tình huống: ? Em xử lí thế nào khi gặp người đổ rác bừa bãi? ? Khi thấy người bạn thân vô tư đổ nước bẩn vào hồ nhân tạo của nhà trường em sẽ làm gì? ? Sau nhà bà ngoại có con sông rất đẹp, mỗi khi hè đến em thường cùng bố ra hóng mát. Có lần em nhìn thấy một số người sử dụng thuốc nổ đánh cá, em sẽ làm gì để khuyên họ? * Hoạt động 5: Đánh giá - Giáo viên cho học sinh đánh giá chéo giữa các tổ và cho điểm - Học sinh nhận xét và bổ sung kiến thức lẫn nhau - Giáo viên đánh giá cho điểm các tình huống 2. MÔN HÓA HỌC: Lồng ghép nội dung giáo dục môi trường vào dạy học hóa học ở THCS * Ví dụ 1: Bài 36: Nước. Phần III: Vai trò của nước trong đời sống và sản xuất, chống ô nhiễm nguồn nước ( Hóa học 8) - Mục tiêu giáo dục môi trường: Giáo dục ý thức cải tạo và bảo vệ nguồn nước, hạn chế tình trạng ô nhiễm nước như hiện nay - Thực hiện: Giáo viên có thể trình chiếu một số hình ảnh về hành vi vi phạm môi trường của công ty Vedan và hậu quả ô nhiễm môi trường nặng nề ở sông Thị Vải Học sinh thảo luận nhóm để trình bày các phương hướng ô nhiễm và bảo vệ nguồn nước: Tập trung xử lí các nguồn nước thải sinh hoạt Nhà máy, cơ sở sản xuất phải có hệ thống xử lí nước thải để tái sử nước cho sản xuất hoặc thải ra hệ thống nước thải chung Nước rác rỉ ra từ các bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt cần được xử lí trước khi hòa lẫn với nước ngầm hoặc nước mặt Sử dụng phân bón hóa học, chất bảo vệ thực vật hợp lí * Ví dụ 2: Bài 28: Không khí, sự cháy ( Hóa học 8) - Mục tiêu giáo dục môi trường: Tác hại của tình trạng không khí bị ô nhiễm, bảo vệ không khí trong sạch là nhiệm vụ của mỗi người, mỗi quốc gia Sự cháy gây ô nhiễm tạo ra các chất gây hiệu ứng nhà kính như CO2, so2... - Thực hiện: Giáo viên đặt câu hỏi: ? Bầu không khí của chúng ta hiện nay như thế nào? Học sinh trả lời: Bầu không khí bị ô nhiễm nặng nề Giáo viên trình chiếu một số hình ảnh về ô nhiễm không khí do bụi, khí thải, xác chất sinh vật, hậu quả của việc ô nhiễm không khí... Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm tìm hiểu về nguồn gốc gây ô nhiễm của các loại khí và tác động tới môi trường Bảng: Nguồn gốc và ảnh hưởng của một số chất gây ô nhiễm không khí Khí Nguồn gốc gây ô nhiễm Do nhân tạo Tác động tới môi trường CO Quá trình cháy, oxy hóa hhợp chất hidrocacbon 21% Phá hủy tầng Ôzon, rối loạn tầng bình lưu CO2 Hô hấp của động thực vật, sản xuất khoáng và năng lượng 2% Gây hiệu ứng nhà kính SO2 Sản xuất năng lượng 53% Gây mưa axit NOx Sản xuất năng lượng, giao thông 33% Phá hủy tầng Ôzon, khói quang hóa, mưa axit NH3 Nông nghiệp,công nghiệp 10% Tạo sol khí CH4 Nông nghiệp, gia công, khí đốt 16% Gây hiệu ứng nhà kính Freon Chất tải lạnh 100% Gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng Ôzon - Giáo viên cho học sinh tìm thêm một số các ví dụ thực tế - Học sinh trình bày các biện pháp bảo vệ bầu không khí đang bị ô nhiễm nặng nề 3. MÔN LỊCH SỬ - Tên bài dạy: Bài 12: Cuộc cách mạng khoa học kỉ thuật sau chiến tranh thế giới thứ 2. Phần 2 : Ý nghĩa và tác động của khoa học kỉ thuật - Mục tiêu giáo dục môi trường: Học sinh thấy được tác động của chiến tranh làm môi trường bị ô nhiễm; HS càng biết yêu quê hương đất nước - Thực hiện: Giáo viên trình chiếu một số hình ảnh về bom nguyên tử thả xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki Học sinh nêu hậu quả: Gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của Môi trường không khí bị ô nhiễm nặng nề Rừng bị tàn phá Nguồn nước bị ô nhiễm Giáo dục học sinh lòng yêu quê hương, đất nước, biết lên án tội ác của chiến tranh. 4. MÔN NGỮ VĂN * Ví dụ 1: Tiết 39: Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000( Ngữ văn 8) - Mục tiêu giáo dục môi trường: Giúp học sinh hiểu rõ về tác hại của bao bì nilon Tuyên truyền cho mọi người hiểu rõ tác hại của bao bì nilon để sử dụng chúng một cách thích hợp nhất Học sinh có những việc làm cụ thể, tích cực nhằm bảo vệ môi trường: Nói không với việc sử dụng bao bì nilon, biết phân loại bao bì nilon, không vứt bao bì nilon bữa bãi... Học sinh thấy được những lợi ích vô cùng to lớn khi con người không sử dụng bao bì nilon - Thực hiện: Giáo viên trình chiếu một số hình ảnh về việc sử dụng bao bì nilon bất hợp lí gây ô nhiễm môi trường cùng một số thông tin cần thiết( Mỗi năm có khoảng 5 tỷ túi nilon được sản xuất, cứ 60s có 1 triệu túi nilon được con người sử dụng; túi nilon phải mất từ 500-1000 năm mới tách thành mảnh vụn nhỏ và từ từ phân hủy; chỉ có 1% được sử dụng đúng cách và tái chế; mỗi năm lượng túi nilon vứt ra ngoài môi trường là 3,5 triệu tấn...) Học sinh cùng thảo luận nhóm để thấy những tác hại to lớn của bao bì nilon tới môi trường tự nhiên Học sinh cùng thảo luận theo bàn với chủ đề: Trái Đất sẽ biến đổi thế nào nếu túi nilon hoàn toàn biến mất: Việc loại bỏ bao bì nilon khỏi cuộc sống của chúng ta là một cách hữu hiệu để kéo dài nguồn tài nguyên đang dần dần cạn kiệt trên Trái Đất Việc ngừng sử dụng bao bì nilon sẽ tạo điều kiện cho chúng ta bảo tồn được nhiều loài sinh vật biển Môi trường sẽ ngày càng trong sạch hơn Tiết kiệm được một số tiền khổng lồ Học sinh trình bày những biện pháp để hạn chế sử dụng bao bì nilon bảo vệ môi trường: Nói KHÔNG với việc mua hay sử sụng túi nilon mới. Thay vào đó, hãy chọn mua và tin dùng các loại túi vải, túi giấy tái chế Giặt sạch và tái sử dụng các túi nilon mới dùng 1,2 lần Bỏ túi nilon đã qua sử dụng vào thùng rác, không tự ý đốt hay chôn lấp trái quy định. * Ví dụ 2: Tiết 129: Bức thư của thủ lĩnh da đỏ - Mục tiêu giáo dục môi trường Học sinh thấy được tầm quan trọng của môi trường tự nhiên đối với cuộc sống con người Con người phải sống hòa hợp, gắn bó, chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ chính mình - Thực hiện: - Giáo viên trình chiếu 2 đoạn video ngắn về cuộc sống đối lập của người da đỏ. Đoạn 1 là khung cảnh vui vẻ, đầm ấm của những người da đỏ trên thảo nguyên mênh mông, giàu có; cảnh 2 là khung cảnh hoang vắng, cằn cỗi bởi cuộc chiến tranh dã man tàn sát. - Học sinh trình bày cảm nhận của mình sau khi xem video - Học sinh rút ra được kết luận: Con người cần biết tôn trọng các giá trị tinh thần Yêu quý, bảo vệ môi trường Cần lên án, tố cáo tội ác của chiến tranh một cách quyết liệt. 5.MÔN CÔNG NGHỆ * Ví dụ 1: Bài 6: Biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất ( Công nghệ 7) - Mục tiêu giáo dục môi trường: Học sinh thấy được vai trò quan trọng của tài nguyên đất đai đối với môi trường tự nhiên Biết cách chăm bón đất đai, cải tạo đất xấu, đất bạc màu Tuyên truyền mọi người biết quý trọng đất đai, khai thác tài nguyên đất hợp lí - Thực hiện: Giáo viên cho học sinh thảo luận theo nhóm về vai trò của tài nguyên đất Các nhóm thảo luận, đại diện nhóm trình bày, nhận xét bổ sung lẫn nhau Học sinh trình bày những hiểu biết cơ bản về cách chăm bón đất đai thông qua việc mô tả trên hình ảnh Học sinh đưa ra những ý kiến cá nhân về các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất * Ví dụ 2: Bài 26:Vai trò của rừng và nhiệm vụ của trồng rừng( Công nghệ 7) - Mục tiêu giáo dục môi trường: Giáo dục học sinh hiểu được tầm quan trọng của tài nguyên rừng đối với môi trường tự nhiên Học sinh trình bày được những biện pháp tốt nhất để bảo vệ rừng Tuyên truyền, khuyến khích mọi người không tàn phá rừng, tích cực trồng cây xanh Biết chăm sóc bồn hoa, cây cảnh... - Thực hiện: Giáo viên tổ chức cuộc thi '' Ai hiểu rõ về rừng nhất'' cho 4 nhóm dự thi Các nhóm cùng thảo luận để trình bày về vai trò của rừng. Nhóm nào trình bày được nhiều ý đúng là nhóm thắng cuộc Giáo viên trình chiếu một số hình ảnh về sự suy kiệt tài nguyên rừng, học sinh trình bày cảm nhận và nêu nguyên nhân làm diện tích rừng ngày càng bị thu
File đính kèm:
- DIA_LY_20150727_030124.doc