Đáp án Đề cương ôn tập Học kì 2 môn Lịch sử 9 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Châu Minh

Câu 8: Tại sao lệnh tổng khỡi nghĩa được ban bố? Chủ trương của Đảng, diễn biến của tổng khỡi nghĩa tháng tám năm 1945?

*Sỡ dĩ lễnh tổng khởi nghĩa được ban bố là vì:

- Tình hình thế giới:

+ Ở Châu Âu: tháng 5/1945, Đức đầu hàng quân Đồng Minh không điều kiện.

+ Ở châu Á: Ngày 6 đến ngày 9/8/1945 Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản.

+ Đến trưa 15/8/1945, Nhật chính thức đầu hàng quân Đồng Minh không điều kiện.

- Tình hình trong nước: Quân Nhật ở Đông Dương và chính quyền Trần Trọng Kim hoang mang cực độ. Kẻ thù của dân tộc Việt Nam đã gục ngã, thời cơ ngàn năm có một để ta vùng lên giành chính quyền. Và sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặc của Đảng ( 3 lần diễn tập), được nhân dân hưởng ứng và ủng hộ.

 Thời cơ khách quan cũng như chủ quan đã đến nên Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố.

*Chủ trương của Đảng:

 - Nghe tin phát xít Nhật đầu hàng, ngày 13 tháng 8 năm 1945,Tổng bô Việt Minh và TW Đảng thành lập Ủy Ban khởi nghĩa , ban bố “Quân lệnh số 1”, phát lệnh tổng khởi nghĩa trong cả nước.

 - Ngày 14/8 đến 15/8/1945). Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào - Tuyên Quang quyết định phát động Tổng khởi nghĩa trong cả nước, thông qua những vấn đề đối nội, đối ngoại sau khi giành được chính quyền.

 - Từ ngày 16 đến 17/8/1945, Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào tán thành quyết định Tổng khởi nghĩa của Trung ương Đảng, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, lập Ủy Ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch

 Ý nghĩa : Chủ trương của Đảng thể hiện sự đoàn kết thống nhất cao độ của dân tộc. Quyết định đến vận mạng của dân tộc.

 

doc18 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 646 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đáp án Đề cương ôn tập Học kì 2 môn Lịch sử 9 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Châu Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n văn hoá lạc hậu của chế độ cũ rất nặng nề.
 + Hơn 90% dân số mù chữ, tệ nạn xã hội còn phổ biến.
à Tất cả những khó khăn trên đã diễn ra cùng một lúc, vận mệnh của dân tộc ta bị đe dọa như “Ngàn cân treo sợi tóc”
*Bên cạnh những khó khăn đó thì nước ta sau cách mạng tháng tám cũng có nhiều thuận lợi:
 - Nhân dân ta đã giành được quyền làm chủ nên rất phấn khởi gắn bó với chế độ.
 - Trên thế giới hệ thống XHCN đang hình thành, PTGPDT phát triển mạnh mẽ.
Câu 11: Tại sao lại có “Hiệp định Sơ Bộ” và “Tạm ước Việt – Pháp”? Ý nghĩa của việc Đảng ta ký “Hiệp định Sơ Bộ” và “Tạm ước Việt – Pháp”?
 *Hiệp định Sơ Bộ: 
- Đầu năm 1946, Pháp âm mưu đưa quân ra miền bắc nhằm thôn tính cả nước ta. Ngày 28/2/1946 Pháp ký hiệp ước với Tưởng Hiệp ước Hoa – Pháp.
- Hiệp ước Hoa - Pháp đặt nhân dân ta đứng trước 2 con đường phải lựa chọn : Hoặc cầm súng chiến đấu không cho Pháp đổ bộ lên miền Bắc; hoặc hoà hoãn với Pháp để tránh đối phó cùng lúc nhiều kẻ thù nguy hiểm.
à Trước tình hình đó, đảng ta quyết định hòa với Pháp để gạt Tưởng. Ngày 6/3/1946, Chính phủ ta kí “Hiệp định Sơ Bộ” với Pháp.
 *Tạm ước Việt – Pháp:
- Sau khi kí Hiệp định Sơ Bộ, thực dân Pháp vẫn tiếp tục gây xung đột vũ trang ở Nam bộ, lập chính phủ Nam kỳ tự trị, âm mưu tác Nam bộ ra khỏi Việt Nam à Nhân dân ta nổi dậy đấu tranh khắp nơi.
- Quan hệ Việt – Pháp ngày càng căng thẳng và có nguy cơ xảy ra chiến tranh.
à Trước tình hình đó, đảng ta ta quyết định nhượng bộ thêm cho Pháp một số quyền lợi về kinh tê, văn hóa. Ngày 14/9/1946, Chính phủ ta kí “Tạm ước Việt – Pháp ” với Pháp.
 *Ý nghĩa:
- Với việc kí Hiệp định Sơ bộ, ta tránh được cuộc chiến đấu với nhiều kẻ thù cùng một lúc.
- Giúp ta loại bớt một kẻ thù là 20 vạn quân Trung Hoa dân quốc .
- Tạo cho ta thời gian hòa bình quí báu để chuẩn bị lực lượng cho kháng chiến đánh Pháp lâu dài.
- Pháp phải thừa nhận Việt Nam là một quốc gia tự do.
Câu 12:: Âm mưu của Pháp, chủ trương của ta, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947?
 *Âm mưu của Pháp:
 - Tháng 3/1947, Bôlaec được cử làm Cao ủy Pháp ở ĐD đồng thời vạch kế hoạch tiến công Việt Bắc, nhằm nhanh chóng kết thúc chiến tranh xâm lược.
 - Ngày 7-10-1947, Pháp huy đông 12.000 quân mở cuộc tiến công lên căn cứ địa Việt Bắc . 
 *Chủ trương của ta: Đảng ra chỉ thị “Phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc Pháp”.
 *Diễn biến:
 - Tại Bắc Cạn, Chợ Mới địch vừa nhảy dù đã bị ta tiêu diệt.
 - Ở mặt trận hướng Đông: ta phục kích chặn đánh địch trên đường số 4, tiêu biểu là trận ở đèo Bông Lau(30/10/1947).
 - Ở hướng tây: Ta phục kích, đánh địch nhiều trận trên sông Lô, nổi bật là trận Đoan Hùng(24/10/1947), Khe lau(10/11/1947).
 *Kết quả: 
- Hai gọng kìm của Pháp bị bẻ gãy, ngày 19-12-19 quân Pháp phải rút khỏi Việt Bắc.
- Lực lượng của địch bị tổn thất nặng nề: 6.000 tên bị diệt, 16 máy bay, 11 tàu chiến và ca nô . 
- Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo vệ, bộ đội chủ lực của ta trưởng thành nhanh chóng.
 *Ý nghĩa: 
Thắng lợi trong chiến dịch Việt Bắc thu - đông 1947, đã đưa kháng chiến của ta chuyển sang giai đoạn mới, buộc Pháp phải thay đổi chiến lược ở Đông Dương. Chuyển từ đánh nhanh thắng nhanh sang đánh lâu dài có lợi cho ta.
Câu 13: Hoàn cảnh lịch sử, chủ trương của ta, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của Chiến dịch Biên giới thu đông 1950?
 *Hoàn cảnh lịch sử:
- Thế giới:
 + Ngày 01-10-1949, cách mạng Trung Quốc thắng lợi, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời tạo điều kiện cho ta liên lạc với các nước XHCN . 
 + Đầu năm 1950, Trung Quốc, Liên Xô, và các nước CHXH khác lần lượt công nhận, đặt quan hệ ngoại giao với nước ta
- Trong nước:
 + Pháp liên tục thất bại và ngày càng lệ thuộc Mỹ hơn.
 + Pháp âm mưu thực hiện kế hoạch Rơ Ve nhằm: Tăng cường hệ thống phòng thủ trên đường số 4 nhằm khóa chặt biên giới Việt Trung . Thiết lập hành lang Đông-Tây: HN - Hải Phòng – Hòa Bình – Sơn La à Chuẩn bị tiến công Việt Bắc lần thứ hai.
 *Chủ trương của ta:
 Tháng 6-1950, Đảng và Chính phủ quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm 3 mục tiêu: 
 - Tiêu hao một bộ phận sinh lực địch,
 - Khai thông đường sang Trung Quốc và thế giới
 - Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc
 *Diễn biến
 - 16-9-1950. ta mở màn chiến dịch bằng trận đánh Đông Khê một cứ điểm quan trọng trên đường số 4
 - Đến ngày 18/9/ 1950 ta chiếm được Đông Khê, Thất Khê bị uy hiếp, Cao Bằng bị cô lập. 
 - Pháp phải rút khỏi Cao Bằng theo đường số 4 và cho quân từ Thất Khê lên chiếm lại Đông Khê và đón quân từ Cao Bằng rút về.
 - Đoán được ý định của địch, ta chủ động mai phục, chặn đánh địch nhiều nơi trên đường số 4, khiến cho hai cánh quân này không gặp được nhau.
 - Pháp rút lần lượt khỏi Thất Khê, Na Sầm.LSĐến ngày 22/10/1950 đường số 4 được giải phóng
 *Kết quả: loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8.000 tên địch, khai thông được 750km từ Cao Bằng về Đình Lập, giải phóng với 35 vạn dân, chọc thủng hành lang Đông – Tây, thế bao vây của địch đối với căn cứ Việt Bắc bị phá vỡ, kế hoạch Rơve bị phá sản
 *Ý nghĩa: 
 - Đường liên lạc của ta với các nước XHCN được khai thông.
 - Chiến dịch Biên Giới đã chứng minh sự trưởng thành của Bộ đội ta qua 4 năm kháng chiến.
 - Qua chiến dịch này ta đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.
 - Mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến .
Câu 14: Âm mưu của Pháp, chủ trương của ta, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ?
 *Âm mưu của Pháp: Trong tình hình kế hoạch NaVa bước đầu bị phá sản, Pháp quyết định tập trung xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất ở Đông Dương, tổng số binh lực ở đây lúc cao nhất là 16.200 tên, chia làm 3 phân khu với 49 cứ điểm => Pháp và Mĩ đều coi Điện Biên Phủ là một “pháo đài bát khả xâm phạm”.
 *Chủ trương của ta:
 - Đầu tháng 12/ 1953, TW Đảng đã quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ, nhằm tiêu diệt địch giải phóng vùng Tây Bắc, tạo điều kiện cho Lào giải phóng Bắc Lào.
 - Ta đã huy động một lực lượng lớn chuẩn bị cho chiến dịch: 4 đại doàn bộ binh, 1 đại doàn pháo binh và nhiều tiểu đoàn công binhhàng chục nghìn tấn vũ khĩ lương thựcchuyển ra mặt trận. Đầu tháng 3-1954 công tác chuẩn bị đã hoàn tất.
 *Diễn biến: Chiến dịch Điện Biên Phủ được chia làm 3 đợt:
 - Đợt 1, ( từ ngày 13 đến 17-3-1954): quân ta tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam và toàn bộ phân khu Bắc, loại khỏi vòng chiến đấu 2000 tên địch.
 - Đợt 2, ( từ ngày 30-3 đến 26-4-1954): quân ta đồng loạt tiến công các cứ điểm phía Đông phân khu trung tâm Mường Thanh như các cứ điểm E1, D1, C1, A1, bao vây, chia cắt địch.
 -Đợt 3, (từ ngày 1-5 đến 7-5-1954): quân ta đồng loạt tiến công phân khu Trung Tâm và phân khu Nam, tiêu diệt các cứ điểm còn lại. Chiều 7-5 ta đánh vào sở chỉ huy địch. 17h 30 tướng cờ Đờ Caxtori cùng toàn bộ ban tham mưu của địch đầu hàng và bị bắt sống.
 *Kết quả: Ta đã loại vòng chiến đấu 16.200 địch, trong đó có một thiếu tướng, bắn rơi và phá hủy 62 máy bay các loại, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện chiến tranh.
 *Ý nghĩa:
 - Thắng lợi Điện Biên Phủ đã đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava. 
 - Giáng đòn quyết định vào tham vọng xâm lược của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi.
Câu 15: So sánh Chiến dịch Việt Bắc (1947) với Chiến dịch Biên Giới (1950)? 
Nội dung so sánh
Việt Bắc
Biên Giới
Mục đích
Tiêu diệt cuộc tấn công của Pháp lên Việt Bắc, bảo vệ vững chắc cơ quan đầu não kháng chiến, khai thông biên giới, mở đường liên lạc giữa ta và quốc tế.
Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch. Khai thông con đường liên lạc giữa ta và Trung Quốc với các nước dân chủ trên thế giới. Mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc. Tạo điều kiện đẩy mạnh công cuộc kháng chiến.
Cách đánh của chiến dịch
Chủ động tổ chức lực lượng chống lại cuộc tiến công địch, tiến hành bao vây, mở các trận tập tập kích, tiêu diệt các gọng kìm tiến công của quân Pháp.
Chủ động mở chiến dịch tiến công địch, Đánh điểm (Đông Khê), chia các hệ thống phòng ngự của địch (đường số 4), phục kích tiêu diệt quân tăng viện của Pháp.
Kết quả của chiến dịch
Tiêu diệt cuộc tấn công của Pháp lên Việt Bắc. Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo toàn. Bộ đội chủ lực của ta ngày càng trưởng thành.
Giải phóng vùng biên giới Việt Trung. Thế bao vây cả trong lẫn ngoài căn cứ Việt Bắc của địch bị phá vỡ. Làm phá sản kế hoạch Rơ-ve của Pháp.
Ý nghĩa của chiến dịch
Làm phá sản chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của Pháp, buộc chúng phải bị động chuyển sang đánh lâu dài.
Là chiến dịch lớn đầu tiên của quân ta chủ động mở và giành quyền chủ động vè chiến lược trên chiến trường Bắc bộ.
Câu 16: Nội dung cơ bản, ý nghĩa của hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương?
 *Hoàn cảnh:
- Căn cứ vào những điều kiện cụ thể cuộc kháng chiến của ta, cũng như so sánh lực lượng giữa ta và Pháp trong chiến tranh và xu thế chung của thế giới là giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng thương lượng.
à Chính phủ ta đã ký Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương vào ngày 21-7-1954 
 *Nội dung: 
 - Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lảnh thổ của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia.
 - Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn ĐD.
 - Các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.
 - Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự và vũ khí nước ngoài vào các nước Đông Dương.Các nước Đông Dương không được tham gia bất cứ khối liên minh quân sự nào.
 - Ở Việt Nam: quân đội nhân dân Việt Nam và quân Pháp tập kết ở 2 miền Bắc – Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời; tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước sẽ được tổ chức vào tháng 7-1956.
 - Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào ĐD
 - Trách nhiệm thi hành hiệp định thuộc về những người kí hiệp định và những người kế tục sự nghiệp của họ.
 *Ý nghĩa:
 - Hiệp định Ginevơ là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ba nước Đông Dương.
 - Hiệp định Giơnevơ đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của nd ta, MB được giải phóng.
 - Buộc Pháp phải chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân đội về nước; Đế quốc Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng chiến tranh xâm lược DĐ.
Câu 17: Tại sao nói chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ cùng với Hiệp định Giơnevơ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta
( 1945-1954) ?
- Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi quân sự lớn nhất của ta trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava – kế hoạch quân sự lớn nhất và cuối cùng của Pháp trong 9 năm tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam.
- Với chiến thắng Điện Biên Phủ cùng với hiệp định Giơnevơ 1954, công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Đông Dương và rút quân về nước, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.
Câu 18: Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ?
*Nguyên nhân thắng lợi;
 - Có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo.
 - Có chính quyền dân chủ nhân dân, có mặt trận dân tộc thống nhất, có lực lượng vũ trang 3 thứ quân, có hậu phương rộng lớn, vững mạnh.
 - Có liên minh chiến đấu của nhân dân 3 nước Đông Dương, sự đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ của Trung Quốc, Liên Xô, các nước dân chủ nhân dân và các nước khác.
*Ý nghĩa lịch sử: 
- Chấm dứt chiến tranh xâm lược, đồng thời chấm dứt ách thống trị thực dân của Pháp trong gần một thế kỉ trên đất nước ta. Miền Bắc được giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa.
 - Giáng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược, âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa, cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh.
Câu 19: Hoàn cảnh, diễn biến , kết quả và ý nghĩa của phong trào Đồng Khởi 1959-1960 ?
 *Hoàn cảnh lịch sử:
- Mỹ - Diệm tiến hành tăng cường khủng bố đàn áp cách mạng, ra sắc lệnh “Đặc cộng sản ngoài vòng pháp luật”. Thực hiện “đạo luật 10-59” công khai, chém giết người vô tội khắp miền nam.
- Trước tình hình đó, 1959: Hội nghị trung ương Đảng họp lần thứ V đề ra nghị quyết 15: Xác định con đường cơ bản của cách mạng miền nam là khởi nghĩa giành lấy chính quyền về tay nhân dân bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp đấu tranh vũ trang.
à Được nghị quyết 15 soi sáng, phong trào nổi dậy khắp nơi thành cao trào cách mạng, tiêu biểu với cuộc “Đồng Khởi” ở Bến Tre.
 *Diễn biến:
 - Bắt đầu bằng những cuộc nổi dậy lẻ tẻ ở Bắc Ái, Vĩnh Thạnh (2/1959), Trà Bồng (8/1959), phong trào nhanh chóng lan rộng ra khắp Miền Nam thành cao trào cách mạng tiêu biểu là cuộc “Đồng Khởi” ở Bến Tre
 - Ngày 17/1/1960, “Đồng Khởi” nổ ra ở 3 xã điểm: Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh thuộc huyện Mỏ Cày (Bến Tre), rồi nhanh chóng lan ra toàn huyện, toàn tỉnh Bến Tre, lan ra khắp Nam Bộ, Tây Nguyên 
 *Kết quả: Phá vỡ từng mảng lớn chính quyền của địch, thành lập ủy ban nhân dân tự quản, thành lập lực lượng vũ trang, tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân nghèo.
 *Ý nghĩa:
- Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ, làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. 
- Đánh dấu một bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền nam, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công
- Thắng lợi của phong trào “Đồng Khỡi” dẫn đến sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (20-12-1946).
Câu 20: Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) ở Miền Nam. Những thắng lợi của quân dân Miền Nam trong chống “chiến tranh đặc biệt”?
 *Âm mưu:
 - “Chiến tranh đặc biệt” là hình thức chiến tranh thực dân kiểu mới được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ thống cố vấn quân sự Mĩ, dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện triến tranh của Mĩ, nhằm chống lại các lực lượng cách mạng và nhân dân ta.
 - Âm mưu cơ bản của Mĩ trong “Chiến tranh đặc biệt” là “dùng người Việt đánh người Việt”.
 *Thủ đoạn:
 - Mĩ đề ra kế hoạch Xtalay – Taylo nhằm bình định miền Nam trong 18 tháng. 
 - Tăng cường viện trợ quân sự: đưa nhiều cố vấn quân sự, tăng lực lượng quân đội Sài Gòn, trang bị phưong tiện chiến tranh hiện đạilập bộ chỉ huy quân sự Mĩ ở MN để trực tiếp chỉ đạo quân đội SG.
 - Tiến hành dồn dân lập “ấp chiến lược”.
 - Quân đội Sài Gòn liên tiếp mở các cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực lương cách mạng.
 - Phá hoại miền Bắc, phong tỏa biên giới nhằm ngăn chặn sự chi viện của MB vào MN..
 *Những thắng lợi của nhân dân miền Nam trong chiến tranh đặc biệt: 
 Dưới sự lãnh đạo của MTDTGPMNVN quân dân MN nổi dậy tiến công địch trên cả 3 vùng chiến lược ( rừng núi, nong thôn, đô thị) bằng 3 mũi giáp công ( chính trị, quân sự, binh vận) dẫ giành được những thắng lợi:
 - Cuộc đấu tranh chống và phá “ấp chiến lược” diễn ra rất gay go quyết liệt, đến cuối năm 1962, cách mạng kiểm soát trên nửa tổng số ấp với gần 70% nông dân.
 - Trên mặt trận chính trị : Nông dân ở các đô thị nhất là Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng đấu tranh chống lại sự đần áp vcủa chính quyền Diệm nổi bật là cuộc đấu tranh của các tín đồ phật giáo và “Đội quân tóc dài”. => đẩy nhanh quá trình suy sụp của chính quyền Ngô Đình Diệm. (1/ 11/1963 Mĩ làm đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm)
 - Trên mặt trận quân sự: 
 +2/1/1963 quân dân miền Nam giành thắng lớn trong trận Ấp Bắc – Mĩ Tho => dấy lên phong trào “thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công”. Chiến thắng này chứng minh rằng quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại “Chiến tranh đặt biệt” của Mĩ - ngụy.
 + Đông – xuân 1964 – 1965, ta mở chiến dịch và giành thắng lợi ở Bình Gĩa (Bà Rịa), An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Bình Phước) đã làm phá sản về cơ bản chiếc lược “ Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ.
 *Ý Nghĩa: Đây là thất bại chiến lược lần thứ hai của Mĩ, buộc Mĩ phải chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, trực tiếp đưa quân Mĩ vào tham chiến ở Miền Nam.
Câu 21: Âm mưu và hành động mới của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. Những thắng lợi tiêu biểu của Quân dân ta trong "Chiến tranh Cục bộ?
 *Âm mưu:
 - Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, Mĩ phải chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở Miền Nam và mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.
 - Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” là loại hình xâm lược thực dân mới được tiến hành bằng lực lượng quân Mĩ, quân một số nước đồng minh của Mĩ và quân đội Sài Gòn . Trong đó quân Mỹ giữ vai trò chủ yếu .
 - Mục tiêu: giành lại thế chủ động trên chiến trường bằng chiến lược “tìm diệt”, đẩy lực lượng vũ trang của ta trở về phòng ngự, buộc ta phải đánh nhỏ hoặc rút về biên giới, tiến tới kết thúc chiến tranh.
 *Hành động: Dựa vào ưu thế quân sự với quân số đông, vũ khí hiện đại, quân Mĩ vừa mới vào Miền Nam đã mở ngay cuộc hành quân “tìm diệt” vào căn cứ Quân giải phóng ở Vạn Tường (Quảng Ngãi) và hai cuộc phản công chiến lươc mùa khô (1965 – 1966 và 1966 – 1967) bằng hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” vào “Đất thánh Việt Cộng”.
 *Những thắng lợi tiêu biểu:
 Chiến thắng Vạn Tường Quảng Ngãi,( 18 – 8-1965):
 - Mờ sáng ngày 18-8 1965 Mĩ huy động 9000 quân cùng nhiều phương tiện chiến tranh mở cuộc hành quân vào thôn Vạn Tường nhằm tiêu diệt một đơn vị chủ lực của ta.
 - Sau một ngày quân chủ lực cùng với quân du kích và nhân dân địa phương đã đẩy lùi cuộc hành quân của địch, loại khỏi vòng chiến đấu 900 tên, bắn cháy hàng chục xe tăng, xe bọc thép, máy bay.
 - Vạn Tường được coi là “Ấp Bắc” đối với quân Mĩ, khẳng định quân dân ta có thể đánh thắng Mĩ trong chiến tranh cục bộ, mở đầu cao trào “tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam.
 Chiến thắng trong hai mùa khô:
 - Mùa khô thứ nhất ( Đông – Xuân 1965-1966): Quân dân miền Nam đã đập tan các cuộc phản công chiến lược với 450 cuộc hành quân, trong đó có 5 cuộc hành quân “tìm diệt” lớn vào Đông Nam Bộ và Liên khu V. Quân dân ta loại khỏi vòng chiến đấu 104 000 địch, trong đó có 42 000 quân Mỹ.
 - Mùa khô thứ hai (1966-1967): Quân và dân ta đập tan cuộc phản công chiến lược với 895 cuộc hành quân, trong đó có 3 cuộc hành quân lớn “tìm diệt” và “bình định”, lớn nhất là cuộc hành quân Gianxon Xiti đánh vào căn cứ Dương Minh Châu (Bắc Tây Ninh), nhằm tiêu điệt quân chủ lực và cơ quan đầu não của ta . Quân dân ta loại khỏi vòng chiến đấu 151 000 địch, trong đó có 68 000 quân Mỹ .
 - Phong trào đấu tranh của quần chúng chống ách kìm kẹp của địch, phá “ấp chiến lược” ở nông thôn diễn ra mạnh mẽ. Ở thành thị công nhân, HSSV đấu tranh đòi Mĩ rút về nước đòi tự do dân chủ Vùng giải phóng được mở rộng, uy tín của MTDTGPMNVN được nâng cao.
Câu 22: Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ- Ngụy trong “Việt Nam hóa chiến tranh” . Những thắng lợi của quân dân ta trong chiến đấu chống Việt Nam hóa chiến tranh ?
 *Âm mưu:	
 - Sau thất bại của chiến lược “ Chiến tranh cục bộ” Mĩ phải chuyển sang thực hiện chiến lươc “Việt nam hóa chiến tranh” và mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương, gọi là “Đông Dương hóa chiến tranh”.
 - “Việt Nam hóa chiến tranh” là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp về hỏa lực và không quân Mĩ, vẫn do cố vấn Mĩ chỉ huy, cung cấp vũ khí và phương tiện chiến tranh.
 - Tiến hành “Việt nam hóa chiến tranh” Mĩ tiếp tục dùng âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt” để giảm thương vong của người Mĩ trên chiến trường.
 - Quân đội Sài Gòn được sử dụng như lực lượng xung kích để mở rộngchiến tranh xâm lược Campuchia (năm 1970), tăng cường chiến tranh ở Lào (năm 1971) thực hiện âm mưu “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”. 
 *Thủ đoạn:
 - Tăng cường viện trợ kinh tế và quân sự cho chính quyền SG.
 - Mở rộng chiến trangh phá hoại MB, Lào, CPC.
 - Mĩ tìm cách thỏa hiệp với Trung Quốc, hoàn hoãn với Liên xô, nhằm hạn chế sự giúp đỡ của các nước này đối với nhân dân ta.
 *Những thắng lợi của quân dân ta:
 - Ngày 6-6-1969, Chính phủ cách

File đính kèm:

  • docDE_CUONG_ON_TAP_HOC_KI_2_MON_LICH_SU_LOP_9_Chi_tiet.doc
Giáo án liên quan