Dạng đề so sánh trong văn học

1. Làm rõ đối tượng thứ nhất (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích)

 Nhân vật người vợ nhặt

- Giới thiệu chung: Tuy không được miêu tả thật nhiều nhưng người vợ nhặt vẫn là một trong ba nhân vật quan trọng của tác phẩm. Nhân vật này được khắc hoạ sống động, theo lối đối lập giữa bề ngoài và bên trong, ban đầu và về sau.

- Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu:

+ Phía sau tình cảnh trôi dạt, vất vưởng, là một lòng ham sống mãnh liệt.

+ Phía sau vẻ nhếch nhác, dơ dáng, lại là một người biết điều, ý tứ.

+ Bên trong vẻ chao chát, chỏng lỏn, lại là một người phụ nữ hiền hậu, đúng mực, biết lo toan.

2. Làm rõ đối tượng thứ 2 (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích)

Nhân vật người đàn bà chài

- Giới thiệu chung: Là nhân vật chính, có vai trò quan trọng với việc thể hiện tư tưởng của tác phẩm. Nhân vật này được khắc hoạ sắc nét, theo lối tương phản giữa bề ngoài và bên trong, giữa thân phận và phẩm chất.

- Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu:

+ Bên trong ngoại hình xấu xí, thô kệch là một tấm lòng nhân hậu, vị tha, độ lượng, giàu đức hi sinh.

+ Phía sau vẻ cam chịu, nhẫn nhục vẫn là một người có khát vọng hạnh phúc, can đảm, cứng cỏi.

+ Phía sau vẻ quê mùa, thất học lại là một người phụ nữ thấu hiểu, sâu sắc lẽ đời.

 

doc8 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 2457 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dạng đề so sánh trong văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tác phẩm; sự đa dạng muôn màu của phong cách nhà văn. Không dừng lại ở đó, kiểu bài này còn góp phần hình thành kĩ năng lí giải nguyên nhân của sự khác nhau giữa các hiện tượng văn học – một năng lực rất cần thiết góp phần tránh đi khuynh hướng “bình tán”, khuôn sáo trong các bài văn của học sinh hiện nay. Lẽ hiển nhiên, đối với đối tượng học sinh trung học phổ thông, các yêu cầu về năng lực lí giải cần phải hợp lí, vừa sức. Nghĩa là các tiêu chí so sánh cần có mức độ khó vừa phải, khả năng lí giải sự giống và khác nhau cũng cần phải tính toán hợp lí với năng lực của các em. Chuẩn kiến thức, chuẩn kĩ năng trong từng bài, từng cấp học sẽ là căn cứ để kiểm định những vấn đề này.
2. Vì là một bài nghị luận nên bố cục một bài văn so sánh văn học cũng có 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài. Tuy nhiên chức năng cụ thể của từng phần lại có những điểm khác biệt so với kiểu bài nghị luận về một tác phẩm, đoạn trích thơ hay nghị luận về một đoạn trích, tác phẩm văn xuôi. Dàn ý khái quát của kiểu bài này như sau:II. Phương pháp làm bài
MỞ BÀI:            -    Dẫn dắt (mở bài trực tiếp không cần bước này)      -   Giới thiệu khái quát về các đối tượng so sánh  THÂN BÀI:         1. Làm rõ đối tượng thứ nhất (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích)         2. Làm rõ đối tượng thứ 2 (bước này vận kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích)         3. So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích và thao tác lập luận so sánh)         4. Lý giải sự khác biệt: thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học…( bước này vận nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích)KẾT BÀI:            - Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu            - Có thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.III. Một số dạng đề cụ thể     Đề 1. Cảm nhận của anh/chị về những vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt (Vợ nhặt - Kim Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu).
MỞ  BÀI
Giới thiệu khái quát về các  đối tượng so sánh
Giới thiệu khái quát về hai nhân vật trong hai tác phẩm
- Kim Lân là nhà văn chuyên viết về nông thôn và cuộc sống người dân quê, có sở trường về truyện ngắn. Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc, viết về tình huống "nhặt vợ" độc đáo, qua đó thể hiện niềm tin mãnh liệt vào phẩm chất tốt đẹp của những con người bình dị trong nạn đói thê thảm.- Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu thời chống Mĩ, cũng là cây bút tiên phong thời đổi mới. Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn xuất sắc ở thời kì sau, viết về lần giáp mặt của một nghệ sĩ với cuộc sống đầy nghịch lí của một gia đình hàng chài, qua đó thể hiện lòng xót thương, nỗi lo âu đối với con người và những trăn trở về trách nhiệm của người nghệ sĩ.
THÂN BÀI
1. Làm rõ đối tượng thứ nhất (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ  yếu là thao tác lập luận phân tích)
 Nhân vật người vợ nhặt
- Giới thiệu chung: Tuy không được miêu tả thật nhiều nhưng người vợ nhặt vẫn là một trong ba nhân vật quan trọng của tác phẩm. Nhân vật này được khắc hoạ sống động, theo lối đối lập giữa bề ngoài và bên trong, ban đầu và về  sau.- Một số vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu:+ Phía sau tình cảnh trôi dạt, vất vưởng, là một lòng ham sống mãnh liệt.+ Phía sau vẻ nhếch nhác, dơ dáng, lại là một người biết điều, ý tứ. + Bên trong vẻ chao chát, chỏng lỏn, lại là một người phụ  nữ hiền hậu, đúng mực, biết lo toan.
2. Làm rõ đối tượng thứ 2 (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ  yếu là thao tác lập luận phân tích)
Nhân vật người đàn bà chài
- Giới thiệu chung: Là nhân vật chính, có vai trò  quan trọng với việc thể hiện tư tưởng của tác phẩm. Nhân vật này được khắc hoạ sắc nét, theo lối tương phản giữa bề ngoài và bên trong, giữa thân phận và phẩm chất.- Một số  vẻ đẹp khuất lấp tiêu biểu:+ Bên trong ngoại hình xấu xí, thô kệch là một tấm lòng nhân hậu, vị tha, độ lượng, giàu đức hi sinh.+ Phía sau vẻ cam chịu, nhẫn nhục vẫn là một người có  khát vọng hạnh phúc, can đảm, cứng cỏi.+ Phía sau vẻ quê mùa, thất học lại là một người phụ nữ thấu hiểu, sâu sắc lẽ đời.
3. So sánh: nét tương đồng và khác biệt giữa hai đối tượng trên cả hai bình diện nội dung và hình thức nghệ thuật (bước này vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích, so sánh)
So sánh nét tương đồng, khác biệt
- Tương đồng: Cả hai nhân vật đều là những thân phận bé nhỏ, nạn nhân của hoàn cảnh. Những vẻ đẹp đáng trân trọng của họ đều bị đời sống cơ cực lam lũ làm khuất lấp. Cả hai đều được khắc hoạ bằng những chi tiết chân thực...- Khác biệt: Vẻ đẹp được thể hiện ở nhân vật người vợ nhặt chủ yếu là những phẩm chất của một nàng dâu mới, hiện lên qua các chi tiết đầy dư vị hóm hỉnh, trong nạn đói thê thảm. Vẻ đẹp được khắc sâu ở người đàn bà hàng chài là những phẩm chất của một người mẹ nặng gánh mưu sinh, hiện lên qua các chi tiết đầy kịch tính, trong tình trạng bạo lực gia đình... 4. Lý giải sự khác biệt: Thực hiện thao tác này cần dựa vào các bình diện: bối cảnh xã hội, văn hóa mà từng đối tượng tồn tại; phong cách nhà văn; đặc trưng thi pháp của thời kì văn học…( bước này vận nhiều thao tác lập luận nhưng chủ yếu là thao tác lập luận phân tích)    + Vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt được đặt trong quá trình phát triển, biến đổi từ thấp đến cao(cảm hứng lãng mạn), trong khi đó người đàn bà chài lưới lại tĩnh tại, bất biến như một hiện thực nhức nhối đang tồn tại(cảm hứng thế sự-đời tư trong khuynh hướng nhận thức lại)+ Sự khác biệt giữa quan niệm con người giai cấp (Vợ nhặt) với quan niệm con người đa dạng, phức tạp( Chiếc thuyền ngoài xa) đã tạo ra sự khác biệt này(có thể có thêm nhiều ý khác, tùy thuộc mức độ phân hóa của đề thi)KẾT BÀI    - Khái quát những nét giống nhau và khác nhau tiêu biểu.- Có  thể nêu những cảm nghĩ của bản thân.     (Học sinh dựa vào gợi ý bên để viết kết bài. Có nhiều cách kết bài khác nhau, hướng dẫn bên chỉ có tính chất tham khảo)
Đề số 2: Đề bài so sánh 2 nhân vật Đan Thiềm và Viên quản ngục1. Giống nhau- Yêu cái đẹp, trân trọng người tài, có tấm lòng "biệt nhỡn liên tài"- Hoàn cảnh: đau khổ+ Viên quản ngục: sống trong đống cặn bã, nơi ngự trị của cái ác, cái xấu, là.một thanh âm trong trẻo chen giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ+ Đan Thiềm: cung nữ bị bỏ rơi, khổ sở đau đớn vì cái tài, cái đẹp.- Cả 2 nv được xây dựng với bút pháp lãng mạn, nghệ thuật tương phản- Đời sống nội tâm được miêu tả phong phú, thể hiện tài năng của tác giả- Xây dựng mâu thuẫn căng thẳng, giàu kịch tích, gắn với những hình tượng có ý nghĩa biểu tượng cao ( chữ, Cửu Trùng Đài)2. Khác nhau* Viên quản ngục- Là quản ngục chức cao- Yêu cái tài, cái đẹp, đạt được sở nguyện là xin chữ ông Huấn Cao- Trong mối quan hệ với HC, ông đối lập về vị thế xã hội nhưng sau đó trở thành tri âm tri kỷ ở bình diện nghệ thuật- Được khắc họa ko chỉ qua đối thoại, hành động mà còn qua ngoại hình, ngôn.ngữ độc thoại. - Quản ngục được đặt trong mối xung đột và cuối cùng được triệt tiêu- Qua nhân vật quản ngục, nhà văn bày tỏ thái độ ngợi ca cái đẹp* Đan Thiềm- Cung nữ- Yêu cái đẹp mà chết, bi kịch, lụy vì tài- Trong quan hệ với Vũ Như Tô, ĐT là kẻ đồng bệnh tương liên, đều yêu cái đẹp, đều hứng chịu bi kịch trở thành tri âm tri kỷ nhưng nhận thức của 2 nhân vật khác nhau. Nếu ĐT tỉnh táo sáng suốt thì VNT mù quáng.- ĐT được khắc họa chủ yếu qua ngôn ngữ đối thoại, hành động và ngôn ngữ kịch- ĐT được đặt trong xung đột, chưa đc giải quyết- Qua ĐT, Nguyễn Huy Tưởng bày tỏ quan niêm giữa cái đẹp với cái thiện, giữa nghệ thuật với cuộc sống3. Đánh giá* Lý giải: Nguyễn Tuân là nhà văn lãng mạn có sở trường trong thể loại truyện ngắn còn Nguyễn Huy Tưởng là người có thiên hướng về đề tài lịch sử với thể loại kịch. Hơn thế, ý đồ sáng tạo của 2 nhà văn khác nhau cho nên chân dung của 2 nhân vật này bên cạnh những điểm tương đồng thì có sự khác biệt. * Qua 2 hình tượng nhân vật, các tác giả cho người đọc nhận thức đầy đủ và sâu sắc về cái đẹp, số phận người tài , khơi dậy trong chúng ta cái đẹp và tinh thần dân tộc. 
\
Cách khám phá, thể hiện vẻ đẹp sông Đà của Nguyễn Tuân:- Sông Đà mang vẻ đẹp vừa hung bạo, vừa trữ tình (dẫn chứng). Nó hiện lên với bản chất nham hiểm của thứ kẻ thù số 1 của con người và nét duyên dáng gợi cảm của một người tình nhân chưa quen biết.- Sông Đà tượng trưng cho vẻ đẹp hùng vĩ dữ dội và thơ mộng trữ tình của thiên nhiên Tây Bắc. Qua sông Đà, tác giả ca ngợi vẻ đẹp của người lao động Tây Bắc- Để thể hiện vẻ đẹp SĐ, Nguyễn Tuân đã kết hợp giữa kể, tả, biểu cảm; lựa chon những chi tiết gây ấn tượng mạnh mẽ (bờ đá, bãi đá, hút nước, tiếng thác, màu sắc…), vận dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật (so sánh, nhân hóa) và những liên tưởng bất ngờ, táo bạo; vận dụng vốn hiểu biết sâu rộng về nhiều lĩnh vực (điện ảnh, hội họa, quân sự, võ thuật, thơ ca); từ ngữ phong phú, sáng tạo …Cách khám phá, thể hiện vẻ đẹp sông Hương của HPNT:- Sông Hương hiện lên với vẻ đẹp phong phú, đa dạng: vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên, vẻ đẹp văn hóa, lịch sử… (dẫn chứng) - Vẻ đẹp của Sông Hương gợi liên tưởng đến nét dịu dàng, cổ kính của vùng đất cố đô, vẻ đẹp tâm hồn của người dân xứ Huế.- Nhà văn đã qua sát con sông từ nhiều điểm nhìn, nhiều góc độ: không gian, thời gian; địa lí, văn hóa, lịch sử… Giọng văn mang đậm chất trữ tình hướng nội… Sự độc đáo trong cách khám phá, thể hiện đối tượng đã giúp các tác giả gợi lên được những vẻ đẹp khác nhau của cảnh sắc quê hương. Qua đó thấy được phong cách riêng độc đáo và tình yêu tha thiết của mỗi nhà văn đối với quê hương đất nước. Qua đây ta sẽ phân tích hình ảnh con sông Đà:1. Con sông Đà hùng vĩ, dài trên năm trăm cây số, hiểm trở với hàng trăm thác ghềnh mang những cái tên cổ sơ, xa lạ (Hát Loóng, thác Giăng, Hót Gió, Mó Tôm…). Ở ghềnh Hát Loóng “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè…!”. Âm thanh tiếng thác nghe ghê rợn như tiếng rống của hàng ngàn con trâu mộng đang ---g lộn giữa rừng vầu, tre nứa bị cháy. Sông Đà có nhiều thạch trận, nhiều cửa tử ít cửa sinh, với những thần sông, thần đá trấn giữ “nhổm cả dậy vồ lấy thuyền”, đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, đánh đòn âm vào chổ hiểm chực “đòi ăn chết cái thuyền”. Luồng nước vô sở bất chí, dòng thác hùm beo hồng hộc tế mạnh trên sông đầy thác ghềnh, thạch trận. Những ông tướng đá mặt xanh lè đáng sợ.Nhịp điệu câu văn dồn dập. Từ tượng thanh, từ tượng hình, những ẩn dụ so sánh, tiếng nói đời thường sông nước, ngôn từ nhà bình, thể thao thể dục, điện ảnh… được ông vận dụng để miêu tả thác ghềnh, gây ấn tượng về sự dữ dội, hiểm trở, hùng vĩ của sông Đà.Sông Đà còn mang vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng “tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc, ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai”. “Mùa xuân dòng xanh ngọc bích. Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ”. Nguyễn Tuân gọi sông Đà là một cố nhân. Cảnh ven sông ở thượng nguồn lặng tờ. Có bầy hươu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương. Cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Có đoạn, có khúc sông: “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử - Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích ngày xưa”.Một về cố thi, một câu đồng dao, một câu thơ Đường, một vài câu thơ của Tản Đà của Nguyễn Quang Bích được Nguyễn Tuân lựa chọn đưa vào, cho thấy ông là một cây bút rất sành điệu, tài hoa dẫn dắt người đọc chiếm lĩnh vẻ đẹp sông Đà với tình yêu sông núi, giang sơn.2. Người lái đò sông Đà- Làm ăn giỏi, hơn 10 năm cùng con thuyền xuôi ngược sông Đà. Thông thuộc thác ghềnh, thuộc địa hình dòng sông như thuộc bàn tay mình.- Chiến thắng thần sông, thần đá, chinh phục mọi cửa tử cửa sinh. Dũng cảm và tài ba đưa con thuyền “vút qua cổng đá cánh mở, cánh khép”, như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước”… làm cho tên tướng đá “tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng…”. Có lúc bị luồng nước đánh đòn ác hiểm. “hột sinh dục vụt muốn thọt lên cổ”, nhưng ông vẫn bình tĩnh, tỉnh táo điều khiển con thuyền thoát hiểm.- Rất tài tử. Sau một ngày dài đọ trí thi tài với thần sông thần đá, ông ung dung đốt lửa trong hang đá, nước ống cơm lam, nói về cá anh vũ, những hầm cá hang cá mùa khô nổ những tiếng to như mình bộc phá rồi cá túa ra đầy tràn ruộng. Lúc ngừng chéo, ông chẳng hề bận tâm về chuyện vượt thác, chiến thắng vừa qua nơi cửa ải nước đủ tướng dữ, quân tợn vừa rồi.- Một chân dung tuyệt đẹp: Tuổi đã 70 mà cánh tay còn “trẻ tráng”, tóc bạc, cái đầu quắc thước, thân hình cao to, “gọn quánh như chất sừng, chất mun”. Tiếng nói âm vang át cả sóng nước. Ngực, vai có những vết chai như những củ nâu mà Nguyễn Tuân gọi đó là thứ “huân chương lao động siêu hạng”, với thái độ cảm phục ngợi ca.Tiếp đến là sông Hương:1. Cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp sông Hương : được khơi gợi từ không gian và thời gian cụ thể.(Đoạn 1)Đó là khu vườn cổ sầm uất, bên dòng sông 'tỏa sáng một thần thái yên tĩnh và khoáng đạt'. Đó là những kí ức về Nguyễn Du, truyện Kiều: hình ảnh Nguyễn Du ngồi đọc Kiều dưới mái rêu phong, miên man trong vẻ đẹp của dong sông đang đổi sắc không ngừng và mùi hương của hoa trái trong vườn.Đó là âm sắc Huế thấp thoáng trong 'Truyện Kiều' : dòng sông đáy nước in trời , nội cỏ thơm, nắng vàng, khói biếc, dương liễu u hoài, hoa trà mi nồng nàn ,mùa thu quan san, vầng trăng thắm thiết,..._Cái bóng mông lung trong thơ Nguyễn Du, 'như một vang bóng thời gian, cặp tình nhân lí tưởng của Truyện Kiều: tìm kiếm, đuổi bắt, hào hoa, đam mê, thi ca và âm nhạc, gắn bó với nhau trong một tình yêu muôn thuở'.2. Vẻ đẹp dòng sông Hương ở thượng nguồnhóng khoáng và man dạiSức sống mãnh liệt, hoang dại, dịu dàng, đắm say, như 'một bản trường ca của rừng già , rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn'. Khi chảy qua miền địa hình hiểm trở, sông Hương mang vẻ đẹp dữ dội: 'mãnh liệt qua ghềnh thác, cuộn xoắn như cơn lốc xoáy vào đáy vực bí ẩn', nhưng cũng có lúc lại 'dịu dàng, đắm say giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng'.Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương như một 'cô gái Digan, phóng khoáng và man dại', bởi rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ , một tâm hồn tự do và trong sáng.Nghệ thuật: so sánh, tu từ, ẩn dụ và nhân hóa.3. Sông Hương khi về đến ngoại vi thành phố'Sắc đẹp dịu dàng , trí tuệ , người mẹ phù sa của một vùng văn hóa ,xứ sở', dòng sông duy nhất chỉ đi qua thành phố Huế.Với vốn hiểu biết sâu sắc về địa lí, văn hóa, lịc sử, tác giả miêu tả dòng sông thật sinh động vói cảm nhận mang nhiều khác biệt.Sông Hương như 'người con gái đẹp ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại (hình ảnh thơ mộng gợi liên tưởng cổ tích đến nàng công chúa ngủ trong rừng), Dòng sông hiện lên với 'khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm'.Lưu vực êm ả, thanh bình, vui tươi_giữa những bãi bờ xanh biếc , nhiều màu sắc trầm mặc, triết lí.Những lăng tẩm với 'giấc ngủ nghìn năm của vua chúa đựoc phong kín trong lòng những rừng thông u tịch và niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm lan tỏa khắp cả một vùng thượng lưu'.Vói những quan sát tinh tế, ngôn ngữ giàu hình tượng, so sánh, ẩn dụ , sông Hương trong dư vang Trường Sơn, dòng sông mềm như tấm lụa'. 'Những dãy đồi sừng sững như thành quách, với những đỉnh cao đột khởi :Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo', những ngọn đồi đã tạo ra nững mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời 'sớm xanh, trưa vàng ,chiều tím' rất lạ và đặc trưng như người Huề từng nhận xét.Sự thay đổi tính cách của người con gái sông Hương đưa ta đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, một cô gái Digan,man dại và phóng khoáng đã trở nên dịu dàng, e lệ, như 'người con gái đẹp được người tình mong đợi đến đánh thức', 'người mẹ phù sa của cả một vùng văn hóa xứ sở'.Thoảng đâu đó, mơ hồ mà vang vọng trong tâm thức Huế là tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga, tiến gà từ xóm làng trung du bát ngát,...Từ nghệ thuật ,vẻ đẹp của 2 con sông bạn hãy đi từ phân tích cụ thể từng con sông qua góc độ tiếp cận của 2 tác giả bằng ngòi bút miêu tả của mình chứng tỏ một điều cả hai đều mang trong mình một lòng yêu thiên nhiên sâu sắc ,dùng vẻ đẹp của thiên nhiên để làm nên bức tranh hiện thực trong văn đó chính là cái hay trong của hai tác giả khi đã khắc họa rõ nét hình ảnh 2 con sông ... 
Đề: Hãy phân tích những nét khác biệt và tương đồng của Sông Hương trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường và Sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân.Tương đồng: - Cả 2 nhà văn đều khắc họa hình tượng của một dòng sông ở một miền đất, một xử sở để từ đó khắc họa những giá trị văn hóa, lịch sử, tâm hồn quê hương đất nước, con người.- Cả 2 con sông đều mang ý nghĩa tượng trưng, đều là hình tượng cho một miền quê xứ sở.- Cả 2 đều khắc họa nhưng một sinh thể về địa lí, văn hóa, lịch sử với những nét tương phản dữ dằn: hoang dại và thơ mộng trữ tình. Và cả 2 con sông đều mang vẻ đẹp kì vĩ đậm chất thơ.Khác biệt:- Ở sông Đà:+ Nguyễn Tuân chú ý đến vẻ dẹp khác thường dữ dằn của Sông Đà vì thế tác giả tập trung miêu tả thạch trận thác nước sóng dữ trong cuộc giao chiến với con người. Hình tượng con sông: nhà văn đã làm nổi bật được hình tượng ông lái đò, vừa mang phẩm chất chiếc sĩ vừa là người nghệ sĩ trong cuộc giao chiến với thiên nhiên.+ Cuộc chiến trên Sông Đà được miêu tả đầy kịch tính, gấp gáp, dữ dội với nhịp điệu nhanh, mạnh.+ Vẻ đẹp Sông Đà gắn liền với lịch sử, tâm hồn, văn hóa của miền đất Tây Bắc hoang dại, dữ dội, nguyên sơ.- Ở sông Hương:+ Hoàng Phủ Ngọc Tường chú ý đến quá trình biến đổi trong vẻ đẹp sông Hương từ 2 chiều không gian. Thượng nguồn về hạ lưu, thời gian từ dựng nước đến giữ nước hiện tại. Tác giả tập trung khắc họa tâm hồn Huế: tài tử, đa tình, phòng túng mà trầm lắng qua vẻ đẹp sông Hương ở chốn cố đô.+ Cái bất ngờ của sông Hương không nằm ở sóng gềnh, thác nước như sông Đà mà nằm ở sự pha trộn giữa đời thường binh dị và cái huyền ảo lắng sâu khó nắm bắt như tâm hồn của một mỹ nhân nơi kinh thành huế.=> Từ 2 hình tượng mà ta nhận ra nét tương đồng và khác biệt trong phong cách nghệ thuật của 2 tác giả: cùng chất tài hoa, tài tử phóng túng nhưng ở Nguyễn Tuân nổi bật nét uyên bát, ưa chuộng cái khác thường dữ dội. Còn ở Hoàng Phủ Ngọc Tường là yếu tố trữ tình, êm dịu, lắng sâu mà ta có thể cảm nhận được.Đề 2: Phân tích và so sánh tinh thần nhân đạo trong tác phẩm Vợ Nhặt của Kim Lân và Vợ Chồng A Phủ của Tô Hoài.Khi viết bất cứ tác phẩm nào nhà văn cũng gửi vào đó suy nghĩ của mình. Với Vợ Nhặt và Vợ Chồng A Phủ thì tinh thần nhân đạo là nổi bật và xuyên suốt trong tác phẩm. Họ đều viết về hoàn cảnh của người nhân dân trước cách mạng tháng 8, nhưng mỗi tác phẩm lại hướng về một chủ đề riêng. Đó đó, cũng bộc lộ những nét riêng về tinh thần nhân đạo.Nếu như trong tác phẩm Vợ Nhặt người lao động đã rơi vào tình trạng chết chóc thì trong tác phẩm Vợ Chồng A Phủ nhà văn Tô Hoài đưa người đọc về với cảnh sống nặng nề, bị ràn buộc, đọa đày cả thể xác lẫn tinh thần với những thế lực thần quyền và cường quyề của bọn chúa đất miền núi. Cụ thể Mị và A Phủ chỉ vì những phong tục cổ hủ, lạc hậu mà cha Mị phải vay nợ nhà Thống lí Pá Tra từ đó Mị đã hoàn toàn mất quyền làm người. Thế lực cường quyền và thần quyền miền núi đã biến Mị từ một cô gái miền núi trẻ trung giỏi giang trở thành một phụ nữ lúc nào mặt cũng cúi và buồn rười rượi. Viết về điều này nhà văn Tô Hoài một mặt cảm thông chia sẽ với số phận khổ đau của người miền núi, lên án thế lực phong kiến miền núi hết sức tàn bạo. Chúng không chỉ đày đọa con người ta về mặt thể xác mà còn giết chết dần, chết mòn đời sống tinh thần của nhân dân lao động nghèo. Chúng không chỉ cướp mà còn dẫm đạp lên quyền sống vốn có của con người.Cũng viết về nạn nhân của hoàn cảnh xã hội nước ta nhưng Kim Lân lại mở rộng lòng mình ra đối với những con người lay lắt tro

File đính kèm:

  • docDang de so sanh.doc