Dàn ý chi tiết Ngữ văn 9 - Tác phẩm Đồng Chí + Đoàn Thuyền đánh cá + Bếp lửa

Câu 2: Cảm nghĩ về hình ảnh người lao động trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.

• MB:

- Huy cận là nhà thơ nổi tiếng của nền thơ ca hiện đại VN thơ ông trải qua những giai đoạn trước và sau CM T8. Thiên nhiên vũ trụ trong thơ ông thường gợi cẩm giác buồn mênh mông khiến con người trở nên cô đơn nhỏ bé.

- Sau cách mạng cảm hứng nghệ thuật trong thơ ông có sự thay đổi rõ rệt. thiên nhiên vũ trụ hòa hợp với vẻ đẹp của những người lao động mới làm chủ cuộc đời.

- “Đoàn thuyền đánh cá” được sáng tác năm 1958 nhân chuyến đi vài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh của Huy Cận. Bài thơ của huy cận thể hiện vẻ đẹp của con người lao động mới hòa hợp với thiên nhiên vũ trụ.

*

* Cảnh ra khơi của Đoàn thuyền đánh cá

- Cả bài thơ là 1 bức tranh sơn mài lộng lẫy với những sắc màu huyền ảo kỳ diệu. và đây là cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi.

4 câu đầu “ .

 .gió khơi”

 

docx6 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 705 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dàn ý chi tiết Ngữ văn 9 - Tác phẩm Đồng Chí + Đoàn Thuyền đánh cá + Bếp lửa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đồng chí:
MB
Chính hữu là 1 trong những nhà thơ xuất sắc trong nền vhhđvn. Thơ ông thường có ngôn ngữ giản dị mộc mạc nhiều hình ảnh chọn lọc hàm xúc. Được sáng tác năm 1948 in trong tập đầu súng trăng cheo. Bài thơ đã thể hiện vẻ đẹp của anh bộ đội cụ Hồ trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
TB
LĐ 1: Cơ sở của tình đồng chí
Tình đồng chí đồng đội bắt nguồn sâu xa từ sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân
“ Quê hương anh..
.. Đất cày nên sỏi đá”
Đó là cơ cở cùng chung giai cấp xuất thân của người lính. Chính điều đó họ từ mọi phương trời xa lạ tập hợp lại trong hàng ngũ quân đội CM và trở nên thân quen nhau.
Tình đồng chí nảy sinh từ sự cùng chung nhiệm vụ
“ Súng bên súng đầu sát bên đầu”
Các hình ảnh “Súng bên súng đầu sát bên đầu” diễn tả sự thu hẹp về khoảng cách họ không chỉ chung về nhiệm vụ mà còn chung về ý nghĩ, hoạt động.
Tình đồng đội đồng chí nảy sinh bền chặt trong sự chan hòa, chia sẻ khó khăn. Đó là mối tình tri kỷ.
“Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ” đến khi đắp chung chăn trong đêm giá rét thì họ thực sự là anh em, người nhà. Nhà thơ Tố Hữu cũng từng viết “Bát cơm sẻ nửa chăn xui đắp cùng”
Đã thể hiện tình đồng chí gắn bó sâu sắc. như vậy tình đồng chí bắt nguồn sâu xa từ hoàn cảnh tri kỷ. sau đó, Chính Hữu hạ 1 dòng thơ đặc biệt với 2 tiếng “Đồng chí” câu thơ tạo thành 1 nốt nhấn như 1 sự phát hiện 1 lời khẳng định, đồng thời đó chính là cái bản lề gắt kết hai đoạn thơ với nhau.
LĐ 2: Những biểu hiện của tình đồng chí
Đồng chí là sự cảm nhận sâu xa những tâm tư nỗi lồng của nhau “Ruộng lương. 
Lính”
Đất nước có chiến tranh họ sẵn sang lên đường để lại sau lưng quê hương công việc, và tình cảm nhớ thương của những người thân yêu. Hai từ “ Mặc kệ” đã thể hiện 1 cách sâu sắc vẻ đẹp và chiều sâu đời sống tâm hồn của người lính; vì nghĩa lớn họ sẵn sang dứt áo ra đi. Nhưng đằng sau là tình cảm nặng lòng với quê hương gia đình. Điều đó khiến người đọc liên tưởng đến 2 câu thơ của Nguyễn Đình Thi 
“ Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm lắng lá rơi đầy” – Đất nước
Đồng chí đó cũng là sự chia sẻ những gian nao, thiếu thốn của đời lính
 “Áo anh rách vai.
chân không giầy”
1 cái nhìn rất hiện thực về cuộc sống của người lính, góp phần mở ra khuynh hướng mới về đề tài này. Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống pháp các tác phẩm viết về người lính đều khai thác đề tài với cảm hứng lãng mạn. đặc biệt là những hình ảnh có dáng dấp trượng phu. Ngay trong bài thơ “Ngày về” Chính Hữu cũng đã sử dụng những hình ảnh lãng mạn để miêu tả người lính
 “Rách tả tơi đôi giày vặn dặm
Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa”
Phải đến đồng chí cảm hứng thơ mới hướng về khai thác vẻ đẹp chất thơ trong cái bình dị đời thường . Tác giả đã đưa vào bài thơ những hình ảnh tô vẽ cường điệu “áo anh rách””quần vài mảnh vá”,”miệng cười buốt giá chân không giày” câu thơ “ thương nhau bàn tay” vừa nói lên tình cảm gắn bó sâu nặng, vừa gián tiếp thể hiện sức mạnh của những người lính
LĐ 3: Biểu tượng tình đồng chí trong 3 câu thơ cuối
Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh đặc sắc “ Đầu súng trăng treo”. Đây là hình ảnh thể hiện vẻ đẹp và cũng biểu hiện cho biểu tượng những người lính trong kháng chiến chống pháp.
Trong bức tranh trên nổi trên nền cảnh rừng đêm giá rét là 3 hình ảnh gắn bó với nhau “Khẩu súng, vầng trăng và người bạn chiến đấu” sức mạnh của tình đồng đội đã giúp họ bượt lên tất cả và chiến thắng mọi gian khổ thiếu thốn.
Người lính phục kích chờ giặc giữa rừng khuya có 1 người bạn nữa đó là vầng trăng. Hình ảnh đầu súng trăng treo được nhân ra từ những đêm phục kích chờ giặc. Những hình ảnh đầu súng trăng treo còn gợi ra những liên tưởng phong phú
Súng và trăng, gần và xa, hiện thực và lãng mạn, chiến tranh và hòa bình “chiến sĩ và thi sĩ” các mặt bổ sung hài hòa với nhau tạo nên vẻ đẹp của người lính anh bộ đội cụ hồ.
KB
Tóm lại bằng những hình ảnh giản dị đời thường, ngôn ngữ có dạng hàm xúc giàu biểu cảm Bài thơ đồng chí của Chính Hữu đã khắc họa thành công vẻ đẹp của người lính anh bộ đội cụ Hồ. qua đó nhà thơ đã xây dựng được 1 tượng đài trong thơ về người chiến sỹ cách mạng trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống pháp. Thế hệ trẻ việt Nam ngày nay cần ra sức học tập, lao động, cống hiến tuổi trẻ và trí tuệ của mình để xây dựng đất nước đàng hoàng hơn, tươi đẹp hơn, sứng đáng với thế hệ cha anh đi trước đã đổ mồ hôi và xương máu để có cuộc sống hạnh phúc hôm nay.
Câu 2: Cảm nghĩ về hình ảnh người lao động trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của Huy Cận.
MB:
Huy cận là nhà thơ nổi tiếng của nền thơ ca hiện đại VN thơ ông trải qua những giai đoạn trước và sau CM T8. Thiên nhiên vũ trụ trong thơ ông thường gợi cẩm giác buồn mênh mông khiến con người trở nên cô đơn nhỏ bé.
Sau cách mạng cảm hứng nghệ thuật trong thơ ông có sự thay đổi rõ rệt. thiên nhiên vũ trụ hòa hợp với vẻ đẹp của những người lao động mới làm chủ cuộc đời.
“Đoàn thuyền đánh cá” được sáng tác năm 1958 nhân chuyến đi vài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh của Huy Cận. Bài thơ của huy cận thể hiện vẻ đẹp của con người lao động mới hòa hợp với thiên nhiên vũ trụ.
*
* Cảnh ra khơi của Đoàn thuyền đánh cá
Cả bài thơ là 1 bức tranh sơn mài lộng lẫy với những sắc màu huyền ảo kỳ diệu. và đây là cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi.
4 câu đầu “.
.gió khơi”
Đoàn thuyền đánh cá rời bến vào lúc hoàng hôn. Mặt trời như hòn lửa đỏ rực. nặn dần vào lòng đại dương mênh mông. Màn đêm buông xuống kết thúc 1 ngày. biển cả như một ngôi nhà lớn được diễn tả thật độc đáo “Sóng cài then đêm sập của”. chính vào thời điểm ấy. người lao động bắt tay vào công việc đánh cá của mình “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi” diễn tả công việc quen thuộc thường nhật mặt biển không lạnh lẽo mà ấp áp hẳn lên bởi tiếng hát âm vang. Láo nức thể hiện niềm vui to lớn của người lao động được giải phóng. Hòa hợp với hình ảnh thiên nhiên vũ trụ. Lời bài hát ca ngợi sự giầu có hào phóng của biển cả vẻ đẹp lung linh kỳ điệu của nó trong đêm:
“hát rằng cá..
..ơi”
Tiếng hát của người lao động thổi căng cánh buồm đưa đoàn thuyền ra khơi.
LĐ 2: Cảnh đánh cá đêm trên biển
Cảnh đánh cá đêm được nhà thơ miêu tả bằng cảm hứng lãng mạn. tác giả như hòa mình vào thiên nhiên công việc con người
“ Thuyền ta lái gió vơi buồm căn
Dàn đan thế trận lưới vây giăng”
Con thuyền dánh cá vốn nhỏ bé trước biển cả đã trở thành con thuyền kỳ vĩ khổng lồ. hòa nhập với kích thước rộng lớn của vũ trụ
Con thuyên giăng lưới tới với sức mạnh chinh phục biển cả. những hình ảnh là gió với buồm trăng, Mây cao, biển bằng, phảng phất phong vị cổ điển nhưng vẫn đậm chất hiện thực. hình ảnh này thể hiện sự thay đổi trong cảm hứng thơ Huy Cận trước CM t8. Thơ ông thường buồn con người nhỏ bé cô độc trước vũ trụ bao la rộng lớn
“Sóng gom tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sâu trăm ngả
Củi 1 cành khô lạc mấy dòng”
Hình ảnh con thuyền xuôi mái và củi một cành khô lạc mấy dòng chính là sự cô đơn, lạc lõng của con người trong xã hội cũ. CM t8 thành công đã thổi 1 luồng gió mới vào thơ huy cận. chuyến ra khơi đánh cá được miêu tả rất hào hứng. đã bao đời nay người lao động gắn bó chặt chẽ với biển cả. Họ thuộc biển như lòng bàn tay, thuộc cả những loài cá.
“cá thu cá chim cùng cá dé
..đêm thơ..nước hạ long”
Trên mặt biển ánh trăng lung linh cá quấy duôi sóng sánh vầng trăng. Tiếng em bật nên thật trìu mến. bài thơ ca gọi cá vẫn tiếp tục ngân vang lúc náo lức tha thiết say mê. Tiếng hát ấy thể hiện niềm vui, hào hứng trong công việc đánh cá. Trăng thức cùng ngư dân dập dờn trên mạn thuyền gõ phụ họa cho tiếng hát của người lao động. biển cả bao la như lòng mẹ bởi vậy thiên nhiên và con người hòa nhập với nhau nhịp nhàng khi bóng đêm dần tàn ngày mới đang đến nhịp điệu công việc ngày càng khẩn chương: 
“ sao mờ.
.
Lửa xấp buông lên đón nắng hồng”
Người lao động được đền đáp xứng đáng họ dồn hết tất cả sức mạnh vào đôi tay cuồn cuộn đã kéo mẻ lưới đầy cá màu sắc phong phú lấp lánh vẩy bạc đuôi vàng của 3 loài cá càng khiến cho cảnh rạng đông thêm rực rỡ.
LĐ 3: Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về
Khổ thơ cuối miêu tả cảnh trở về của Đoàn thuyền đánh cá
“câu hát căng buồm với gió khơi
..
Mắt cá huy hoàng muôn dăm khơi”
Vẫn là tiếng hát khỏe khoắn của ngư dân dạn dày sóng nước đang vươn lên làm chủ cuộc đời. lại vẫn là tiếng hát nếu như ở khổ thơ đầu có tiếng hát mang niềm vui của những con người chinh phục thiên nhiên ở khổ 5 có tiếng hát gọi cá, thể hiện vẻ hào hứng trang trọng thì ở khổ thơ kết diễn tả sự phấn khởi của những con người chiến thắng trở về với những khoang thuyền đầy cá. Hình ảnh đoàn thuyền đánh cá “ Chạy đùa cùng mặt trời” rất thực mà cũng rất hào hứng. đoàn thuyền đi trên biển giữa màu hồng rạng rỡ và ánh mặt trời phản chiến trong muôn ngàn mắt cá. Khiến nhà thơ liên tưởng đến hàng ngàn những mặt trời nhỏ, đang tỏa rạng niềm vui.
KB
Tóm lại đoàn thuyền đánh cá là 1 bài ca lao động phấn khởi hào hứng. bài ca ấy giành cho những con người cần cù gan góc đang làm giàu cho đất nước. cảm hứng chữ tình và nghệ thuật đặc sắc được Huy Cận sử dụng trong bài thơ đã tạo ên sức hấp dẫn kỳ diệu và đó cũng chính là niềm vui của nhà thơ những người lao động mới đang kiêu hãnh trong cuộc xây dựng CNXH ở miền bắc.
Câu 3: Cảm nhận hình ảnh người bà trong bếp lửa – Bằng Việt
MB:
Bằng kiều là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. thơ ông trong trẻo mượt mà thường khai thác những kỷ niệm với ước mơ nên gần gũi với bạn đọc trẻ nhất là bạn đọc trong nhà trường.
Bếp lửa sáng tác 1963 khi tác giả đang là sinh viên học ngành luật của nước ngoài. Bài thơ thể hiện những khái niệm về bà tình cảm bà cháu sâu sắc cảm động.
TB:
Khái quát nội dung bài:
Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh bếp lửa từ đó gợi đến kỷ niệm tuổi thơ về bà với những hình ảnh bếp lửa
Từ đó đứa cháu này đã trưởng thành suy ngẫm về cuộc đời bà về lẽ sống cao quý giản dị của bà; cuối cùng người cháu muốn gửi nhớ mong về với bà
LĐ 1: Suy ngẫm về bà với hình ảnh bếp lửa
Sự hồi tưởng bắt đầu từ hình ảnh thân thương ấp áp về bếp lửa
“1 bếp lửa chờn vờn sương sớm
1 bếp lửa ấp iu nồng đượm”
Điệp ngữ “1 bếp lửa” tạo thành 1 điệp khúc mở đầu bài thơ. Hình ảnh bếp lửa thật ấm áp giữa cái lạnh của “chờn vờn sương sớm” thật thân thương với tình cảm “ấp iu nồng đượm” hình ảnh “ ấp iu” thường diễn tả chính xác công việc nhóm bếp vừa gợi ra bàn tay khéo léo kiên nhẫn và tấm lòng của người nhóm bếp. từ đó bài thơ đánh thức dòng hổi tưởng về bà “Cháu thương bà biết mấy năng mưa”
Cả thời thơ ấu bỗng hiện nên trong ký ức người cháu. Tuổi thơ ấy nhiều gian khổ thiếu thốn nhọc nhằn
“Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
 Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy”
Tuổi thơ ấy còn bống đen ghê rợn nạn đói năm 1945 có mối lo”Giặc dốt hàng cháy tàn cháy rụi” có hoàn cảnh chung với những gia đình Vn trong KCCP “mẹ cùng cha công tác bận không về” cháu sống trong sự nuôi lớn dạy dỗ chăm sóc của người bà/
“Cháu ở cùng bà. Bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”
Kỷ niệm về bà với những năm tháng tuổi thơ gắn liền với hình ảnh bếp lửa
“Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến sờ sống mũi còn cay”
Bếp lửa hiện diện như tình bà ấp áp chỗ dựa tinh thần sự dùm bọc đầy iu thương của bà
Sự suất hiện tiếng chim tu hú như rực dã khắc khoải khiến lòng người chỗi dậy những hoài niệm nhớ mong
“tiếng tu hú sao mà tha thiết thế
Mẹ cùng cha công tác bận không về
Cháu ở cùng bà bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học
Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc
Tu hú ơi! Chẳng đến ở cùng bà
Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa”
Tiếng tu hú còn gợi ra tình cảnh vắng vẻ với nỗi nhớ mong của 2 bà cháu
LĐ 2:Những suy ngẫm về bà với hình ảnh bếp lửa
Hình ảnh bếp lửa luôn gắn với hình ảnh bà. Bà hiện nên vơi vẻ đẹp tần tạo nhẫn lại đầy yêu thương. Bếp lửa là tình bà ấm áp là bàn tay chăm chút. Bếp lửa gắn với những khó khăn gian khổ vủa đời bà. Nhà thơ đã cảm nhận bếp lửa thật là kỳ diệu, thiêng liêng “ ôi kỳ lạ và thiêng liêng bếp lửa”. bếp lửa được bà nhen lên không chỉ bằng nhiên liệu ở bên ngoài mà chính là được nhóm lên trong lòng bà – ngọn lửa của sự sống và niềm tin. Bởi vậy từ bếp lửa đã chuyển sang ngọn lửa với ý nghĩa khái quát, rồi sớm rồi chiều chứa niềm tin dai dẳng. như thế hình ảnh bà không chỉ là người nhóm lửa mà còn là người giữ lửa truyền lửa cho các thế hệ nối tiếp.
LDD3: Niềm thương nhớ của người cháu (khổ cuối)
Đứa cháu giờ đã lớn khôn
“Giờ cháu đã khôn lớn
Nhóm bếp lên chưa”
Điệp từ “trăm” mở ra cho 1 thế giới rộng lớn mà người cháu đã đi qua nhưng cháu vẫn không bao giờ quên ngọn lửa của bà và thương nhớ bà da diết
So Sánh
Cùng viết về khái niệm, tình cảm bà cháu sâu sắc và cảm động. nhưng nếu Nguyễn Duy “ Đò..” cảm xúc được bắt nguồn từ 1 chuyến trở về quê hương sống với những vui buồn tuổi thơ, nhớ về bà về tuổi thơ và nỗi xót xa tiếc nuối, đau đớn pha chút ngậm ngùi, ân hận.
“Khi tôi biết thương bà thì đã muộn
Bà chỉ còn là 1 nấm cỏ thôi”
Với xuân quỳnh trong “tiếng gà trưa” nguồn cảm xúc lại được gợi lên từ tiếng gà ở 1 thôn xóm nào đó. Chính tiếng gà ấy đã khơi dòng kỷ niệm để người chiến sỹ nhớ về bà, về tuổi thơ. Bà chính là sức mạnh là niềm tin giúp người chiến sỹ nhận thức được 1 mục đích chiến đấu cao cả của mình
“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
ở trứng hồng tuổi thơ”
thì với Bằng Việt khái niệm lại được bắt nguồn từ hình ảnh bếp lửa thân thuộc yêu thương
Từ đó gợi nhớ về bà và những năm tháng tuổi thơ gian khổ thiếu thốn sống bên bà. Dòng cảm xúc ấy cứ lấp lánh huyền diệu trong sự dan xen giữa 2 hình ảnh bà và bếp lửa
Chính điều đó đã tạo nên sức hấp dẫn riêng cho bài thơ đặc sắc này.
KB:
Tóm lại Bằng Việt kết hợp nhuần nhuyễn giữa các phương thức biểu cảm, tự sự, miêu tả, bình luận sâu lắng bài thơ đã gợi lại những kỷ niệm đầy xúc động về bà và tình cảm bà cháu. Đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng với biết cám ơn người cháu đối với bà. Cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước.

File đính kèm:

  • docxLinh.docx