Cuộc thi Vận dụng kiến thức kiên môn để giải quyết tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học

1. Tên tình huống

“ BIỆN PHÁP ĐỂ TRỒNG DƯA LEO ĐẠT HIỆU QUẢ CAO

2. Mục tiêu giả quyết tình huống

Vận dụng các kiến thức liên môn để áp dụng vào trồng dưa leo trong nông nghiệp giúp cho người nông dân có năng suất cao hơn và chất lượng đạt được cũng tốt hơn.

3.Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan để giải quyết tình huống

Để đạt được hiệu quả cao ta cần áp dụng vào nhiều môn học khác nhau:

- Về Toán học

+ Đo khoảng cách giữa các luống dưa leo ( cách nhau từ khoảng 1m20cm tới 1m50cm )

 

doc10 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1336 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cuộc thi Vận dụng kiến thức kiên môn để giải quyết tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cuộc thi Vận dụng kiến thức kiên môn để giải quyết
tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học
          - Sở Giáo dục và Đào tạo Tây Ninh
- Phòng Giáo dục và Đào tạo Thị Xã Tây Ninh
          - Trường THCS Nguyễn Thái Học
          - Địa chỉ: Ninh Phúc- Ninh Thạnh – Thị xã Tây Ninh
                   Điện thoại:.0663821453.; Email:....................................
          - Thông tin về học sinh (hoặc nhóm không quá 03 học sinh):
                   1. Họ và tên Đinh Thị Tường Oanh
                             Ngày sinh 17/ 03/ 1999. Lớp 9A 1
1. Tên tình huống: 
Vận dụng kiến thức các môn: hoá học, Sinh học, Ngữ văn, giáo dục công dân, địa lí trong bài hùng biện về nạn ô nhiễm môi trường trong trường học và xã hội hiện đại.
2. Mục tiêu giải quyết tình huống:
 Bằng những kiến thức của các môn học như hoá học, Sinh học, Ngữ văn, giáo dục công dân, địa lí và vốn kiến thức trong thực tế để thuyết trình hùng biện cho các học sinh thấy được tác hại của nạn ô nhiễm môi trường ở khắp nơi, xung quanh chúng ta kể cả trường học và nhà ở, nó gây ra sự huỷ hoại nghiêm trọng đối với nhân loại, ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người và đặc biệt làm suy thoái nòi giống, gây bệnh tật
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
Tham khảo trên sách báo, internet, các báo số liệu, hiện tượng về nạn ô nhiễm môi trường tính tới thời điểm hiện nay
4. Giải pháp giải quyết tình huống:
Tìm hiểu về tác hại của ô nhiễm môi trường đối với sức khoẻ con người, gây ảnh hưởng đến kinh tế, tài chính của gia đình và xã hội, phá hoại hệ sinh thái dẫn đến nguy cơ vượt ngưỡng chịu đựng của các hệ sinh thái.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
Trong hàng nghìn năm qua, nhà nước, xã hội và toàn thế giới đã và đang ra sức chống lại nạn ô nhiễm môi trường nhưng tình hình này diễn ra ngày càng gay gắt, tăng cao và là vấn đề rất đáng lo ngại.
Thế các bạn biết ô nhiễm môi trường là gì không?
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi, gây tác hại tới đời sống của con người và các sinh vật khác.
Các bạn học sinh thân mến !
Ô nhiễm môi trường có nhiều tác nhân chủ yếu gây hại, đầu tiên ta có thể nhắc đến:
+ Do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh hoạt.
+ Do hoá chất bảo vệ thực vật và chất độc hoá học.
Do các chất phóng xạ.
+ Các chất rắn và do sinh vật gây bệnh.
Ô nhiễm môi trường có nhiều loại: ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước và ô nhiễm môi trường đất.
Đầu tiên chúng tôi sẽ nói cho các bạn biết về những nguyên nhân, hậu quả của ô nhiễm không khí. Ô nhiễm không khí là không khí không trong lành. Hiện nay ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới chứ không phải riêng một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật khác.
Hàng năm con người khai thác 20 tỉ tấn cacbon đioxít, 1,53 tấn SiO2 , 700 triệu tấn bụi, 900 tấn cacbon,... Ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và “ sương mù” gây nhiều bệnh cho con người. Nó còn tạo ra các cơn mưa axit làm huỷ diệt các khu rừng và các cánh đồng. Điều đáng lo ngại nhất là các khí độc CO2 , NOX, CH4 gây hiệu ứng nhà kính và CFC là “ kẽ phá hoại ” chính của tầng ozôn làm mỏng dần rồi thủng.
Thứ hai là ô nhiểm môi trường đất do hoá chất từ các nhà máy đổ ra trực tiếp, mưa axít, xói mòn... Mà phần nhiều là do con người gây ra qua các hoạt động của con người làm thay đổi các nhân tố sinh thái của các quần xã sống trong đất. Phổ biến nhất trong các loại chất ô nhiễm đất là hydrocacbon, kim loại nặng mTBE, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu và các hydrocacbon clo hoá. Riêng chỉ với ở Việt Nam, thực tế suy thoái tài nguyên đất là rất đáng lo ngại và nghiêm trọng.
Cuối cùng, tôi sẽ nói cho các bạn biết về sự ô nhiễm môi trường nước cũng rất đáng lo ngại .
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
Vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết tình huống này sẽ giúp học sinh chúng em học tập biết vận dụng học đi đôi với hành. Thấy được việc học tập vận dụng vào thực tế có hiệu quả, do đó kích thích được việc học tập tốt hơn, .
          Các giải pháp được thực hiện  sẽ rất có ý nghĩa trong việc mang lại một môi trường xanh, sạch, đẹp cho cảnh quan trong cộng đồng. Sức khỏe của mọi người dân được bảo vệ. Động, thực vật có môi trường tốt hơn để sinh trưởng và phát triển. Đem lại những lợi ích kinh tế không nhỏ cho địa phương và tiết kiệm tài nguyên cho đất nước.  
          Người dân trên địa bàn Tây Ninh đã quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường và quản lý rác thải sinh hoạt. Nhiều hộ gia đình đã có ý thức tiết kiệm và tận dụng những sản phẩm thừa để sử dụng lại. Người dân tiếp nhận được thông tin và có ý thức về bảo vệ môi trường, quản lý rác thải qua các thông tin đại chúng, trên ti vi, đài báo, truyền thông....  
1. Tên tình huống
“ BIỆN PHÁP ĐỂ TRỒNG DƯA LEO ĐẠT HIỆU QUẢ CAO
2. Mục tiêu giả quyết tình huống
Vận dụng các kiến thức liên môn để áp dụng vào trồng dưa leo trong nông nghiệp giúp cho người nông dân có năng suất cao hơn và chất lượng đạt được cũng tốt hơn.
3.Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan để giải quyết tình huống
Để đạt được hiệu quả cao ta cần áp dụng vào nhiều môn học khác nhau:
- Về Toán học
+ Đo khoảng cách giữa các luống dưa leo ( cách nhau từ khoảng 1m20cm tới 1m50cm )
+ Dựng giàn dưa leo, tính độ cao của các cột để dựng giàn. Độ cao các cột có thể từ 1m50cm tới 1m60cm để thuận tiện cho việc thu hoạch. Dựng giàn thành hình chữ nhật để đảm bảo độ chắc chắn của giàn.
-Về Vật lý
Thiết kế giàn dưa leo trên luống đất trùm mủ, thiết kế đất sao cho mủ trùm còn giữ độ thoáng, đất trồng dưa leo nằm trên một mặt phẳng, tránh để đất chỗ cao chỗ thấp.
-Về Sinh học
Chăm bón cho cây trồng
-Về Công nghệ
+ Kiểm tra sâu bệnh hại, chỉ phun thuốc trừ sâu khi dịch hại tới ngưỡng sâu hại, tránh lạm dụng thuốc kích thích.
+ Đảm bảo tưới tiêu đầy đủ để cây trồng sinh trưởng và phát triển.
4+5. Giải giải quyết tình huống và thuyết minh tiến trình giả quyết tình huống.
 Dưa leo thích nghi với điều kiện khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ thích hợp để cây sinh trưởng là 300C về ban ngày và 18-210C về ban đêm. Ánh sáng nhiều làm trái lớn nhanh, mập, chất lượng tốt. Nhu cầu về nước của cây dưa leo cao nhưng lại không chịu được úng. Cây sinh trưởng thích hợp trên đất giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt và độ pH trong khoảng 6,0 - 6,5.
- Chọn giống và thời vụ trồng
Dưa leo có các giống quả nhỏ, quả trung bình và quả to, nên chọn giống có chất lượng cao, năng suất cao và chống chịu được sâu bệnh.
Dưa leo có thể trồng 2 vụ/năm.Vụ đầu nên gieo hạt cuối tháng giêng đến cuối tháng 2. Vụ sau gieo hạt từ đầu tháng 9 đến cuối tháng 10.
- Gieo hạt
Để tiết kiệm hạt giống, công chăm sóc cây giai đoạn đầu và tăng độ đồng đều của cây, cần sản xuất cây con trong khay xốp hoặc khay nhựa có kích thước 60x45 cm với số lượng 60 hốc/khay. Vật liệu làm bầu gồm 40% đất, 30% trấu hun hoặc mùn mục và 30% phân chuồng ủ hoai. Các thành phần trên được trộn đều, loại bỏ rơm, rác, vật rắn sau đó đổ đầy các hốc trên khay, ấn nhẹ rồi xếp khay trên giá cao cách mặt đất ít nhất 50cm trong nhà lưới có che mái bằng vật liệu sáng (ny-lông hoặc tấm nhựa trắng).
Hạt ngâm trong nước ấm 35-400C trong thời gian 3 giờ, sau đó ủ ở nhiệt độ 27-300C. Khi hạt nứt nanh thì đem gieo vào các hốc, mỗi hốc 2 hạt và tưới đủ ẩm. Sau đó hàng ngày đều phải tưới giữ ẩm cho cây đến trước khi trồng 2-3 ngày thì ngừng tưới.
 Lượng hạt dưa leo gieo cho mỗi hécta từ 0,7-1kg.
- Làm đất và bón phân
Chọn đất cao, dễ thoát nước nhưng chủ động nguồn nước tưới. Đất thịt nhẹ hoặc cát pha có độ pH từ 5,5-6,5. Trước đó 2 vụ không trồng các cây cùng họ bầu, bí. Do bộ rễ cây dưa leo yếu nên đất trồng cần cày, bừa kỹ, nhỏ, tơi xốp, nhặt sạch cỏ dại. Lên luống rộng 1,2m, cao 0,3m, rãnh rộng 0,3m. Sau khi lên luống, rạch hàng chia luống với khoảng cách 60-70cm, cách mép luống 20-30cm rồi bón phân vào rãnh với lượng như sau:
Phân ure 120 kg/hécta, phân lân: 90 kg/hécta, phân kali: 120 kg/hécta và phân chuồng ủ hoai mục khoảng 20 - 30 tấn/hécta. Cách bón phân, phủ luống: toàn bộ phân chuồng, 50% phân lân cùng 30% lượng phân kali được bón vào rãnh, đảo đều và lấp đất. Sau đó rắc một lớp thuốc xử lý đất lên mặt luống để phòng sâu hại cây con và tiến hành phủ ny-lông. Nên sử dụng ny-lông 2 mặt để rải lên mặt luống (mặt đen rải xuống dưới và mặt có ánh bạc rải lên trên), chèn kỹ đất hai bên mép luống rồi đục lỗ với đường kính 10-12cm. Khoảng cách mỗi lỗ đục 35-40cm.
- Trồng cây ra ruộng
Sau khi loại bỏ những cây khác dạng, cây bị bệnh, chuyển khay ra ruộng nhấc nhẹ bầu cây ra khỏi khay và rải đều theo lỗ đục trên mặt luống. Vùi kín bầu cây dưới đất và tưới thấm cho chặt gốc.
- Tưới nước, bón thúc
Dưa leo có bộ rễ ăn nông nên cần nhiều nước. Nguồn nước tưới là nước giếng khoan, nước sông. Trước khi cắm giàn (20-30 ngày sau khi trồng), cần tưới rãnh, để nước ngấm vào luống rồi tháo hết nước. Cần thường xuyên giữ ẩm đất từ giai đoạn cây ra hoa, đặc biệt từ khi thu trái để tăng chất lượng cho trái (khi thiếu nước, quả thường bị đắng và cong).
- Kết hợp giữa tưới nước với bón thúc phân ở 3 thời kỳ:
+ Lần 1: Khi cây có 5-6 lá thật, bón 20% lượng ure, 25% số lân và 10% số kali, hòa vào nước để tưới.
+ Sau khi thu lứa đầu, bón 40% lượng ure, 25% lân và 30% kali, bón cách xa gốc, sau đó tưới rãnh hoặc tưới gốc.
+ Bón thúc lần 3 sau lần 2 từ 7-10 ngày, hòa nước để tưới nốt số phân còn lại (40% ure và 30% kali). Ngoài ra có thể bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng cách dùng phân lân ngâm với nước phân chuồng hoai mục hoặc bã đậu để tưới cho cây. Nếu vào thời điểm bón thúc gặp trời mưa liên tục nhiều ngày thì chuyển sang sử dụng phân bón lá theo hướng dẫn trên nhãn mác.
- Chăm sóc
Cây 5-6 lá thật, lúc ra tua cuốn cần tiến hành cắm giàn cho cây. Giàn dưa leo cắm hình chữ nhân, cao 1,2 -1,6m. Sau khi cắm buộc giàn chắc chắn, dùng dây buộc ngọn dưa lên giàn theo hình số 8. Công việc này làm thường xuyên đến khi cây ngừng sinh trưởng (thu 3-4 lứa quả).
Thường xuyên nhặt sạch cỏ ở gốc cây, cắt bỏ những lá già ở phía dưới để tạo độ thông thoáng cho ruộng, có thể ngâm nước để làm phân bón. Giữ 3-4 cành cấp 1, mỗi cành chỉ để 1-2 đốt quả, còn lại cắt bỏ để tập trung dinh dưỡng cho quả ở thân chính
- Thu hoạch
Khi trái khoảng 4-5 ngày tuổi có thể thu hoạch. Nếu để trái già sẽ ảnh hưởng tới sự ra hoa, đậu trái của các lứa tiếp theo, năng suất sẽ giảm. Thu hái trái nhẹ nhàng để tránh dứt dây. Trái nên thu vào buổi sáng để buổi chiều tưới thúc nước phân. Thời kỳ trái ra rộ, có thể thu 2-3 ngày/đợt.
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
Các biện  pháp trên đều được lấy từ những kinh nghiệm đời sống và dựa vào các kiến thức đã học. Ví dụ như việc hái lá vàng cho vào ngâm nước để làm phân bón cũng là dựa trên cơ sở môn công nghệ : Khi lá cây dụng xuống đất và tự phân hủy góp phần làm tăng nguồng dinh dưỡng cho đất. Đó có thể là một cách rất dễ để làm ra phân bón cho cây nhưng lại rất ít người tìm ra được cách vừa nhanh chóng, hiệu quả lại tiết kiệm đó. Hầu như chúng ta chỉ biết sử dụng những thứ đã có sẵn như : phân lân, phân đạm, thuốc trừ sâu,.....mà không biết tận dụng những gì chính chúng ta đang có. Các biện pháp trên, nếu biết cách áp dụng đúng cách và hợp lý với từng loại cây trồng thì ta sẽ thu được năng suất cao hơn trước và chất lượng thu được cũng tốt hơn. Dưa leo là một loại cây cũng rất rễ trông trong nông nghiệp, đem lại hiệu quả kinh tế cao mà lại mất rất ít thời gian chăm sóc. Dưa leo cho hiệu quả thu hoạch không những ở quả mà còn ở cả ngọn của chính nó. Nên việc biết kết hợp từng giai đoạn để thu hoạch sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người nông dân.
Trên đây là một số học hỏi của bản thân tôi về tự nhiên và những hiểu biết dựa trên những gì đã được học. Tôi mong rằng các biện pháp trên sẽ được áp dụng vào thực tiễn và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Chúc cho những người trồng dưa leo có một mùa bội thu và năng suất đạt chất lượng cao.

File đính kèm:

  • docBAI_THI_KTLM.doc
Giáo án liên quan