Chuyên đề Sử dụng thí nghiệm hóa học giúp phát huy tính tích cực của học sinh

Cho học sinh làm thí nghiệm: ban đầu quan sát màu sắc của hỗn hợp, màu của S và Fe trong hỗn hợp, thử tính nhiễm từ của Fe. Và cuối cùng là thí nghiệm nung nóng hỗn hợp Fe và S trong ống nghiệm, quan sát hiện tượng, thử lại tính nhiễm từ của Fe, học sinh nhận ra được chất ban đầu đã bị biến đổi thành chất khác vì sắt không bị nam châm hút.

 Bài nghiên cứu tính khử của Hiđro: cũng bằng thí nghiệm học sinh nhận thức được Hiđro không những hoá hợp được với oxi ở dạng tự do mà còn có thể chiếm oxi có trong một số hợp chất.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1624 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Sử dụng thí nghiệm hóa học giúp phát huy tính tích cực của học sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ
SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM HÓA HỌC GIÚP PHÁT HUY 
TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH
I. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ:
 Hóa học là bộ môn khoa học thực nghiệm nên việc sử dụng thí nghiệm rất quan trọng và cần thiết. Trong đó sử dụng thí nghiệm làm nguồn kiến thức để để học sinh tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới thì sẽ tích cực hơn là sử dụng thí nghiệm để minh họa cho lời nói. Trong thực tế, giáo viên dạy bộ môn hóa học thường hay tiến hành thí nghiệm theo cách là giáo viên làm thí nghiệm yêu cầu học sinh quan sát, nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng thí nghiệm. Với cách làm như vậy, bản thân tôi thấy chưa thật sự hiệu quả với mọi thí nghiệm hóa học. Chính vì thế mà tôi chọn chuyên đề “Sử dụng thí nghiệm hóa học giúp phát huy tính tích cực của học sinh” đối với môn hóa học 8 để trao đổi cùng quý thầy cô giảng dạy cùng bộ môn, giúp bản thân tôi trong công tác giảng dạy ngày càng hoàn thiện hơn.
II. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
 1. Thuận lợi:
Trường THCS Đông Thạnh đã được đầu tư nâng cấp lên trường chuẩn quốc gia nên cơ sở vật chất của trường được trang bị khá đầy đủ phục vụ cho việc giảng dạy áp dụng phương pháp mới của giáo viên cũng như việc học tập của học sinh.
Mặc dù trường nằm trên địa bàn xã vùng sâu nhưng hầu hết học sinh đều có ý thức học tập rất cao.
Cá nhân có ý thức trách nhiệm cao trong giảng dạy.
Lãnh đạo nhà trường rất quan tâm đến công tác giảng dạy cũng như đối với từng giáo viên, luôn kịp thời chỉ đạo và hướng dẫn cụ thể khi phân công.
Giáo viên tổ luôn giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong mọi phong trào, nhất là công tác chuyên môn, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, giúp nhau cùng tiến bộ.
Được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng Giáo Dục, thường xuyên tổ chức các buổi hội giảng, mở chuyên đề để giáo viên trong thị xã tham gia và học hỏi kinh nghiệm.
 2. Khó khăn:
Học sinh mới làm quen với môn Hóa học lớp 8 nên thí nghiệm hoá học còn bỡ ngỡ, lúng túng, các thao tác chưa chính xác, chưa biết cách quan sát hoặc sợ làm thí nghiệm, mất nhiều thời gian hướng dẫn. Một số học sinh còn lơ là gây mất trật tự trong giờ học. Học lực của học sinh học còn yếu, nên quá trình nhận thức của các em rất chậm. 
Một số đồ dùng dạy học môn Hóa học chưa chuẩn, chất lượng chưa cao nên còn ảnh hưởng đến việc thực hành của giáo viên và học sinh. 
III. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ:
Cơ sở lựa chọn thí nghiệm hóa học để giúp phát huy tính tích cực của học sinh:
 Điều kiện để phát huy tốt tính tích cực của học sinh bằng phương pháp thí nghiệm hóa học: Tạo mọi điều kiện để học sinh được trực tiếp làm thí nghiệm, trực tiếp làm việc với các bạn học tập nghiên cứu như: dụng cụ thí nghiệm, hóa chất, trong phòng thí nghiệm và có thể tự giải đáp thắc mắc từ nghiên cứu thí nghiệm qua sự giúp đỡ, hướng dẫn của giáo viên cho học sinh làm thí nghiệm, quan sát thí nghiệm, thảo luận nhóm từ đó giúp học sinh biết nêu và giải quyết vấn đề tìm ra kiến thức mới, củng cố kiến thức cũ cho phù hợp từng thí nghiệmvà phù hợp với từng đặc điểm nhận thức của học sinh. Tạo mọi điều kiện cho học sinh được làm thí nghiệm, biết cách quan sát thí nghiệm. 
 2. Một số kỹ thuật cần lưu ý khi làm thí nghiệm: 
	Đối với dụng cụ ống nghiệm: Kẹp ống nghiệm ở vị trí 1/3 bề dài của ống, cầm hơi nghiêng ống nghiệm. Nếu lượng hóa chất quá ½ ống phải dùng đũa thuỷ tinh khuấy nhẹtuyệt đối không dùng ngón tay bịt miệng ống và lắc. Khi đun dùng kẹp ống nghiệm, lướt nhẹ toàn bộ ống nghiệm trên ngọn lửa cho nóng đều sau đó để đáy ống nghiệm vào vị trí nóng nhất của ngọn lửa (chú ý không để đáy ống nghiệm chạm vào bấc đèn). Trong quá trình đun lắc nhẹ ống nghiệm theo chiều ngang miệng ống nghiêng về phía không có người.	Đèn cồn: Điểm nóng nhất của đèn cồn ở vị trí khóang 1/3 chiều cao của ngọn lửa kể từ trên xuống. Khi đun chú ý đặt đáy của vật muốn đun vào vị trí nóng nhất. Khi châm đèn tuyệt đối không lấy ngọn đèn này châm trực tiếp sang ngọn đèn khác, khi tắt đèn không dùng miệng thổi mà dùng nắp đậy lại.
	 Cốc thủy tinh: Không nên dùng cốc thí nghiệm để cô cạn hóa chất. Khi đun nóng cốc, không để đáy cốc tiếp xúc trực tiếp vào ngọn lửa mà nên đun cách thuỷ hoặc đặt cốc trên một tấm lưới amiăng. Sau khi đun nóng, đặt cốc trên một tấm bìa khô để tránh nứt, vỡ cốc. 
	Ống hút nhỏ giọt có qủa bóp bằng cao su: Luôn để ống ở tư thế thẳng đứng tránh hóa chất chảy vào qủa bóp cao su. Khi cầm ống nhỏ giọt đã có hóa chất: đặt ngón tay vào phần ống thuỷ tinh chỗ sát vỏ cao su. Nếu cầm vào qủa bóp, vô tình bóp nhẹ dung dịch sẽ chảy ra ngoài.
	 Hoá chất: Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: Giáo viên: Chuẩn bị những kỹ năng biểu diễn thí nghiệm không phải tự nhiên mà có được mà muốn nắm vững những kỹ thuật làm thí nghiệm thí phải tích luỹ kinh nghiệm, phải làm nhiều lần để rút ra thiếu sót, rút kinh nghiệm và có thể cải tiến sáng tạo. Để đạt được điều đó giáo viên phải chuẩn bị tỉ mỉ, chu đáo trước khi tiến hành trên lớp. Không nên chủ quan cho rằng thí nghiệm đó đơn giản đã làm quen nên không cần thử trước. Khi chuẩn bị cho thí nghiệm cần chuẩn bị chu đáo về mọi mặt như: Chuẩn bị dụng cụ cần đồng bộ, gọn, đảm bảo tính khoa học, kiểm tra số lượng, chất luợng dụng cụ, hoá chất.
	Tổ chức dạy học: giáo viên phải thực sự là người hướng dẫn, gợi mở để học sinh chủ động thực hiện các hoạt động theo kế hoạch bài giảng, tập trung theo dõi uốn nắn giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.... Học sinh: chuẩn bị bài chu đáo theo hướng dẫn của giáo viên, dự đoán câu trả lời trong sách giáo khoa . 
­ Một số thí dụ:
 	Thí nghiệm tác dụng của S với Fe tạo ra sắt (II) sunfua:
- Giáo viên vừa hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm vừa minh hoạ cho học sinh biết Fe có tính nhiễm từ nên bị nam châm hút và nếu ở nhiệt độ thường Fe không tham gia phản ứng nên ta tách riêng được Fe ra khỏi hỗn hợp. Nhưng khi bị nung nóng S phản ứng với Fe. Khi thử nam châm, thấy sắt không còn tính nhiễm từ. 
- Cho học sinh làm thí nghiệm: ban đầu quan sát màu sắc của hỗn hợp, màu của S và Fe trong hỗn hợp, thử tính nhiễm từ của Fe. Và cuối cùng là thí nghiệm nung nóng hỗn hợp Fe và S trong ống nghiệm, quan sát hiện tượng, thử lại tính nhiễm từ của Fe, học sinh nhận ra được chất ban đầu đã bị biến đổi thành chất khác vì sắt không bị nam châm hút. 
	Bài nghiên cứu tính khử của Hiđro: cũng bằng thí nghiệm học sinh nhận thức được Hiđro không những hoá hợp được với oxi ở dạng tự do mà còn có thể chiếm oxi có trong một số hợp chất. 
 	Thí nghiệm điều chế Hiđo và thực hiện phản ứng của Hiđro với đồng(II) oxit. 
+ Trong khi học sinh làm thí nghiệm giáo viên theo dõi hướng dẫn quan sát hiện tuợng xảy ra trong ống nghiệm, đặc biệt là màu sắc của đồng(II) oxit khi nung nóng, sự xuất hiện các giọt nước trên thành ống nghiệm. 
+ Cuối cùng bằng phương pháp đàm thoại, yêu cầu học sinh nhận xét, báo cáo kết quả thí nghiệm, giải thích hiện tượng, rút ra kết luận: Hiđro hoá hợp với oxi bằng cách chiếm oxi của đồng (II) oxit tạo thành H2O, đồng kim loại được giải phóng dưới dạng đồng kim loại nên có màu đỏ. Học sinh tự lực viết phương trình phản ứng.
	Ví dụ minh họa chuyên đề: Bài 36 – Nước (Hóa học 8) có các thí nghiệm
µ Tính chất vật lí: GV hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm cho muối vào cốc nước, nước màu vào cốc nước để rút ra được tính hòa tan của nước
µ Tính chất hóa học: Giáo viên sẽ hướng dẫn cho học sinh làm thí nghiệm 1, 2 còn thí nghiệm 3 giáo viên biểu diễn thí nghiệm cho học sinh quan sát trả lời
Thí nghiệm 1: Cho mẩu nhỏ natri vào cốc nước. Lắp dụng cụ như hình 5.12 SGK, sau đó nhúng mẩu giấy quỳ tím vào cốc nước
Hiện tượng: - Natri nóng chảy thành giọt tròn có màu trắng chuyển động nhanh trên mặt nước. 
	- Có khí thoát ra 
	 - Quỳ tím chuyển thành màu xanh
Thí nghiệm 2: Cho cục nhỏ vôi sống vào bát sứ rồi rót 1 ít nước vào. Sau đó nhúng một mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch vừa thu được.
Hiện tượng: 
- Có hơi nước bốc lên. Phản ứng toả nhiều nhiệt. - Quỳ tím chuyển thành màu xanh.
Thí nghiệm 3: Đốt photpho đỏ trong lọ có chứa sẵn khí oxi. Sau đó, rót một ít nước vào lọ và lắc đều => Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch thu được. 
Hiện tượng: Trong bình có nhiều khói màu trắng và từ từ tan dần trong nước
=> Nhúng giấy quỳ tím vào quỳ tím chuyển thành màu đỏ
 Như vậy nếu không có thí nghiệm thì học sinh khó có thể hình dung ra các chất bị biến đổi như thế nào
IV. KẾT LUẬN: 
Việc sử dụng thí nghiệm hóa học trong giảng dạy bộ môn hóa học sẽ giúp học sinh phát huy tính tích cực tốt hơn, sẽ tạo ra không khí học tập sinh động, tạo ra những tình huống có vấn đề để học sinh thảo luận, phát biểu xây dựng bài một cách chủ động thông qua vai trò chủ đạo của giáo viên.
Trên đây là những suy nghĩ của bản thân rút ra được trong quá trình giàng dạy xin được chia sẽ cùng quý đồng nghiệp. Quá trình viết chuyên đề và thực hiện tiết dạy minh họa chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ quý thầy cô đồng nghiệp, Ban Giám Hiệu nhà trường, Lãnh đạo Phòng Giáo Dục để chuyên đề được hoàn chỉnh hơn, góp phần cho việc dạy và học đạt hiệu quả ngày càng cao hơn. Tôi xin chân thành cám ơn. 

File đính kèm:

  • docCHUYEN_DE_MON_HOA_20150726_044400.doc