Chuyên đề Soạn giảng theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo và phát huy đối tượng học sinh môn toán lớp 5
I-Cơ sở lí luận:
-Đối với chuyên đề: “Soạn giảng theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo và phát huy đối tượng học sinh môn Toán lớp 5”
có lẻ đã có nhiều người nghiên cứu. Nhưng đối với tập thể tổ 4 + 5 trường tôi đó là điều mới mẻ cấp bách và cần thiết. Xuất phát từ thực tế trong việc giảng dạy,tôi thấy rằng việc nghiên cứu chuyên đề này giúp ích nhiều cho tổ 4 + 5 trường tôi trong công việc giảng dạy.
II-Cơ sở thực tiễn:
a-Thực trạng ở lớp:
-Học sinh khối lớp 4+5 trường tiểu học Thượng Quận là môi trường thuộc vùng nông thôn sâu của xã . Đa số học sinh là con nông dân , đời sống kinh tế người dân ở đây còn rất thấp ngoài giờ học các em còn phải làm công việc phụ giúp cha mẹ. Nhìn chung hoàn cảnh sống của học sinh lớp khối lớp 4+5 phần đông chỉ đủ ăn đủ mặc. Các em tự học là chính, chưa được sự quan tâm giúp đỡ của gia đình.
ước và thực sự ngành giáo dục đã từng bước thay đổi, thể hiện qua việc xác định mục đích giáo dục đào tạo hay nói đúng hơn là phát triển toàn diện về nhân cách con người. -Sự bùng nổ về thông tin và những thay đổi diễn ra hằng ngày trong đời sống do sự phát triển quá nhanh chóng của khoa học và công nghệ làm cho nội dung giáo dục của nhà trường luôn luôn bị tụt hậu.Mặc dù nhà trường đã chồng chất lên đôi vai non nớt của học sinh những gánh nặng của tri thức khoa học. Để giải quyết vấn đề này phải lựa chọn một trong hai con đường: 1.Thứ nhất tiếp tục tạo ra sự “quá tải” đối với nội dung dạy học mặc dù đã hiện đại hoá các nội dung dạy học đó.Trước gánh nặng của tri thức qui định trong chương trình giảng dạy,giáo viên chỉ có thể là người truyền đạt và áp đặt,học sinh cũng chỉ thụ động tiếp nhận.Người ta ví cách dạy học này như việc chất đầy kiến thức vào một cái thùng rỗng.Rõ ràng cách dạy này nổi lên hoạt động của giáo viên còn vai trò của người học thì lu mờ, thụ động. 2. Thứ hai,đổi mới cách lựa chọn nội dung dạy học sao cho chọn ra được một khối lượng tối thiểu kiến thức cơ bản nhất, cập nhật nhất,cần thiết nhất cho mọi học sinh,tích hợp chúng lại nâng cao chất lượng của nội dung bắt buộc cho mỗi học sinh.Mặt khác,dạy cho học sinh phương pháp tự học,tự phát hiện vấn đề mới,tự tìm cách giải quyết vấn đề đó và ứng dụng chúng theo năng lực của mỗi học sinh.Làm được như vậy sẽ vừa có thể ổn định nội dung dạy học,vừa tạo cho học sinh năng lực và nhu cầu học tập thường xuyên để thích ứng với yêu cầu luôn biến động của cuộc sống,vừa cá thể hoá hoạt động dạy học để phát triển năng lực, sở trường của mỗi học sinh. -Con đường thứ hai đòi hỏi giáo viên phải lựa chọn nội dung và phương pháp dạy học theo từng đối tượng học sinh,phải dạy xuất phát từ trình độ, năng lực điều kiện cụ thể của từng học sinh, do đó phải cá thể hoá dạy học. Như thế giáo viên không phụ thuộc vào các tài liệu sẵn có; cũng không thể dạy học theo kiểu bình quân, đồng loạt áp đặt;không thể chỉ thuyết giảng, làm mẫu như trước mà là người tổ chức, hướng dẫn quá trình học tập của học sinh.Sự thay đổi kiểu hoạt động của giáo viên không làm giảm mà thực chất làm tăng vị trí và vai trò chủ động sáng tạo của giáo viên, kéo theo sự thay đổi hoạt động của học sinh làm cho mỗi học sinh học tập chủ động, tích cực và sáng tạo theo khả năng của mình ở từng lĩnh vực của nội dung dạy học và giáo dục.Chính vì vậy, cách dạy học này gọi là dạy học cách phát huy tính tích cực học tập của mỗi học sinh, dạy học tập trung vào người học. -Đổi mới phương pháp góp phần rất quan trọng vào đổi mới nội dung dạy học, đổi mới chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội hiện đại và đáp ứng yêu cầu tự làm hoàn thiện của con người trước những đòi hỏi của kinh tế và xã hội. -Đổi mới phương pháp dạy học sẽ thúc đẩy đổi mới giáo dục tiểu học về mục tiêu, nội dung,cơ sở vật chất và thiết bị, đánh giá đào tạo và bồi dưỡng giáo viên. -Qua nhiều năm dạy học,tôi đã nghiên cứu và đúc kết một số kinh nghiệm về đổi mới phương pháp dạy học, kết quả rất thiết thực các em nắm vững kiến thức, biết nhận dạng bài toán, định hướng giải quyết bài toán, và biết chọn phương pháp tốt nhất để giải. -Thực tiễn cho thấy, những bước chuyển tiếp theo lên bậc trung học cơ sở, học sinh rất cần một nền móng vững vàng, cơ bản cho việc chuyển giao ấy. Chính vì thế, lớp 5 là lớp cuối bậc tiểu học nên việc đòi hỏi kiến thức sâu rộng ở môn toán là rất quan trọng và hết sức cấn thiết. -Hơn nữa, việc học tập của học sinh đa số là được học từ thầy giáo, còn phụ huynh chỉ có vai trò động viên, nhắc nhở các em trong việc học tập ở nhà, chứ chưa có phương pháp giúp các em tự học. Đa số phần kiến thức ở sách giáo khoa liên tục đổi mới về nội dung kiến thức nên các bậc phụ huynh không nắm bắt được rõ ràng vì vậy có phần hạn chế trong việc giúp đỡ các em học tập ở nhà được tốt hơn. -Điều đáng nói ở đây là học sinh rất chậm về các dạng toán . Các em ít hứng thú trong học tập, không hình dung ra hướng giải quyết, học sinh có định hướng được thì cũng không biết cách trình bày như thế nào cho đúng, rõ ràng, mạch lạc, lô gic. -Qua thực trạng, thực tiễn dạy học kết hợp nội dung chương trình sách giáo khoa mới và trình độ của đối tượng học sinh ngay từ đầu năm nên tôi đã quyết định chọn chuyên đề “Soạn giảng theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo và phát huy đối tượng học sinh môn Toán lớp 5” để nghiên cứu và rút kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình dạy học. Tuy nhiên việc soạn giảng theo phương pháp này còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Chính vì vậy tập thể tổ 4+5 đã họp bàn và đi đến quyết định mở chuyên đề: “Soạn giảng theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo và phát huy đối tượng học sinh môn Toán lớp 5” B-NỘI DUNG I-Cơ sở lí luận: -Đối với chuyên đề: “Soạn giảng theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo và phát huy đối tượng học sinh môn Toán lớp 5” có lẻ đã có nhiều người nghiên cứu. Nhưng đối với tập thể tổ 4 + 5 trường tôi đó là điều mới mẻ cấp bách và cần thiết. Xuất phát từ thực tế trong việc giảng dạy,tôi thấy rằng việc nghiên cứu chuyên đề này giúp ích nhiều cho tổ 4 + 5 trường tôi trong công việc giảng dạy. II-Cơ sở thực tiễn: a-Thực trạng ở lớp: -Học sinh khối lớp 4+5 trường tiểu học Thượng Quận là môi trường thuộc vùng nông thôn sâu của xã . Đa số học sinh là con nông dân , đời sống kinh tế người dân ở đây còn rất thấp ngoài giờ học các em còn phải làm công việc phụ giúp cha mẹ. Nhìn chung hoàn cảnh sống của học sinh lớp khối lớp 4+5 phần đông chỉ đủ ăn đủ mặc. Các em tự học là chính, chưa được sự quan tâm giúp đỡ của gia đình. b-Thực trạng giáo viên: -Hiện nay,một số giáo viên vẫn còn day toán với phương pháp dạy học truyền thống, thiên về chủ yếu truyền đạt thông tin, coi giáo viên là trung tâm của quá trình dạy học.Nhiều giáo viên còn dạy “chay” áp đặt, chỉ đưa ra quy tắc, công thức rồi cho học sinh áp dụng vào bài tập mà không tổ chức, hướng dẫn các em từng bước hình thành kiến thức mới. Kết quả là học sinh học tập thụ động, chủ yếu chỉ nghe theo, suy nghĩ và làm theo thầy giáo , ít có sự sáng tạo; việc học của học sinh vì thế diễn ra nặng nề, đơn điệu. Học sinh không hứng thú học tập. -Mặt khác chương trình toán lại không có đồ dùng trực quan, nên rất dễ gây nhàm chán cho các em. -Tâm lí học cho rằng: Học tập là một quá trình, trong đó người học xây dựng kiến thức cho mình bằng cách liên hệ những cảm nghiệm mới với những kiến thức và kinh nghiệm sẵn có, thông thường ở mỗi học sinh đã có một quan niệm, kinh nghiệm nào đó gần gũi hoặc liên quan tới kiến thức mới, chúng có thể tạo thuận lợi cho quá trình nhận thức mới của các em. Trong thực tế, một số giáo viên ít quan tâm đến vấn đề này, tự cho mình quyền áp đặt kiến thức, làm hạn chế rất nhiều đến việc phát huy tính chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh. III/ Nội dung vấn đề: -Trong quá trình thực hiện giải pháp trên, điều chúng tôi suy nghĩ trước tiên là làm sao để học sinh thực sự yêu thích môn Toán . Để làm tốt những vấn đề trên cần tổ chức thực hiện những yêu cầu sau: 1.Đổi mới phương pháp dạy học môn Toán: -Những phương pháp giáo dục phổ thông phải biết phát huy tính tích cực tự giác,chủ động sáng tạo của học sinh; phù hợp với từng đặc điểm của từng lớp học; bồi dưỡng phương pháp tự học ,rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Để thực hiện điều đó, việc đổi mới phương pháp dạy học môn Toán lớp 5 phải chú ý các định hướng: a.Đề cao vai trò chủ thể của người học tập,tăng cường tính tự giác,tích cực chủ động và sáng tạo của hoạt động học tập: -Cần phải thực sự coi học sinh là chủ thể nắm tri thức, rèn luyện kỹ năng; các em không phải hoàn toàn thụ động làm theo những điều bắt buộc của thầy giáo. Để làm được điều này trong dạy học, thay cho thuyết trình, đọc, nói theo tài liệu, giáo viên huy động tối đa kinh nghiệm và vốn tri thức có sẵn của học sinh vào việc dẫn dắt các em tự phát triển tri thức mới của bài học. Giáo viên thiết kế hệ thống câu hỏi, bài tập giao cho học sinh thực hiện với sự hướng dẫn cần thiết; tổ chức các hoạt động như quan sát, thực hành trò chơi học tậpđộng viên các em tham gia tích cực nhằm qua đó lĩnh hội kiến thức. -Dạy học nhưng thực chất là việc tổ chức cho học sinh học trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tính tích cực chủ động sáng tạo để học sinh tự phát hiện và tự chiếm lĩnh tri thức mới, vận dụng linh hoạt vào các tình huống khác nhau của cuộc sống . Đó là dạy học đề cao vai trò chủ thể nhận thức của học sinh. b.Dạy tự học cho học sinh -Trong nhà trường học sinh không thể học hết khối lượng tri thức nhân loại ngày càng tăng lên nhanh chóng trong mọi lĩnh vực.Việc học cần phải diễn ra suốt đời của mỗi một người. Giáo viên cần rèn luyện cho các em tự học ngay trong quá trình học tập ở trên ghế nhà trường.Vì vậy quá trình dạy học bao gồm cả dạy tự học. Đề cao vai trò chủ thể của học sinh trong học tập chính là điều kiện quan trọng trong việc dạy tự học. Bởi vì các em là “sự biến đổi bản thân mình trở nên có giá trị, bằng nổ lực của chính mình để chiếm lĩnh những giá trị mới lấy từ bên ngoài là một hành trình nội tại, được cắm mốc bởi kiến thức, phương pháp tư duy là sự thực hiện tự phê bình, để tự tìm hiểu bản thân mình.” c. Đưa cái mới vào dạy học một cách hợp lí để tạo ra sự phát triển mới để nâng cao hiệu quả đào tạo mà vẫn giữ được ổn định. -Đổi mới phương pháp dạy học trên cơ sở phát huy mặt tích cực của các phương pháp dạy học truyền thống. -Các phương pháp dạy học truyền thống gồm: quan sát, hỏi –đáp, thuyết trình.trong khi sử dụng các phương pháp này, giáo viên phải sử dụng nó theo quan điểm phát triển, kích thích và phát huy vai trò chủ động ,tích cực nhận thức của người học. Giáo viên không nên làm bài thay tất cả cho học sinh mà nên tăng cường tối đa sự tham gia của học sinh và giảm đến mức tối thiểu sự áp đặt của giáo viên trong quá trình dạy học. -Liên quan đến việc đổi mới phương pháp dạy học, đòi hỏi phải được cải tiến thiết bị dạy học,hình thức dạy học và kiểm tra đánh giá trong dạy học. 2.Phương pháp dạy học bài mới: a. Giúp học sinh tự phát hiện và tự giải quyết vấn đề của bài học: -Giúp học sinh huy động những kiến thức và kinh nghiệm đã được tích luỹ để tự mình (hoặc cùng các bạn trong từng nhóm nhỏ) tìm mối quan hệ của vấn đề đó với các kiến thức đã biết (đã được học ở các lớp, giáo viên hướng dẫn học sinh tự phát hiện vấn đề của bài học rồi trước hoặc đã có trong vốn sống của bản thân.) rồi tự tìm cách giải quyết vấn đề. b.Tạo điều kiện cho học sinh củng cố và vận dụng kiến thức mới học ngay trong tiết học của bài mới để học sinh bước đầu tự chiếm lĩnh kiến thức mới -Trong sách giáo khoa toán 5, sau phần học bài mới thường có 3 bài tập để học sinh củng cố kiến thức mới học qua thực hành và bước đầu vận dụng kiến thức mới học để giải quyết vấn đề liên quan trong học tập và trong đời sống.Giáo viên nên chọn trong số bài tập này một số bài tập cho học sinh làm và chữa ngay tại lớp. Học sinh có thể làm tiếp tục bài tập còn lại ngay tại lớp (nếu còn thời gian) hoặc có thể làm bài khi tự học. -Quá trình tự phát hiện , tự giải quyết vấn đề của bài học, bước đầu vận dụng kiến thức mới, thực hiện “ học qua hoạt động”. 3. Phương pháp dạy học các bài luyện tập, luyện tập chung. -Cũng như sách giáo khoa toán ở các lớp 1, 2, 3, 4 , sách giáo khoa toán 5 dành một thời lượng thích đáng để dạy học các bài luyện tập, luyện tập chung ( gọi chung là các bài luyện tập, thực hành). Mục tiêu chung của dạy học các bài luyện tập thực hành là củng cố nhiều lượt các kiến thức học sinh mới chiếm lĩnh được, hình thành và phát triển các kĩ năng cơ bản, hệ thống hoá các kiến thức đã học, góp phần phát triển khả năng diễn đạt và trình độ tư duy của học sinh khuyến khích học sinh phát triển năng lực học tập toán. -Các bài tập trong các bài luyện tập, thực hành thường sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ thực hành và luyện tập trực tiếp đến vận dụng một cách tổng hợp và linh hoạt hơn. Giáo viên có thể tổ chức dạy học các bài tập.Thực hành như sau: “Soạn giảng theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo và phân hóa đối tượng học sinh môn Toán lớp 5”. Thực hiện chương trình đổi mới giáo dục phổ thông theo Nghị quyết 40/QH 10 của Quốc hội khóa x thì đổi mới phương pháp dạy học là nội dung chủ yếu. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học là: tổ chức các hoạt động dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sang tạo và phân hóa đối tượng học sinh; dạy học phân hóa sát đối tượng: giáo viên được tự chủ thực hiện kế hoạch dạy học , khuyến khích sử dụng công nghệ thông tin. Đây chính là các yếu tố làm cho hoạt động dạy học ở Tiểu học nhẹ nhàng hơn, phong phú và hấp dẫn hơn, học sinh thích học và biết cách mang lại hiệu quả cao hơn, đáp ứng mục tiêu giáo dục tiểu học. Việc triển khai thực hiện “Soạn giảng theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo và phân hóa đối tượng học sinh môn Toán lớp 5” sẽ là một vấn đề rất khó đổi với giáo viên nếu như không có sự hướng dẫn chỉ đạo cụ thể của các cấp quản lý giáo dục. Những giải pháp để giúp đỡ giáo viên thực hiện có hiệu quả việc dạy phân hóa đối tượng học sinh môn Toán trong các trường tiểu học: 1. Tập huấn cho các bộ quán lý, giáo viên trực tiếp đứng lớp cách soạn , phương pháp, kỹ năng dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo và phân hóa đối tượng học sinh môn Toán lớp 5. Cần thiết cho cán bộ quản lý, giáo viên trực tiếp giảng dạy trong các nhà trường, tổ thống nhất quan điểm và khái niệm và bản chất của dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo và phân hóa đối tượng học sinh: dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo và phân hóa đối tượng học sinh trong mỗi giờ lên lớp, ngoài việc yêu cầu học sinh nắm được yêu cầu cơ bản theo kiến thức – kỹ năng của các đơn vị kiến thức trong bài thì giáo viên phải khơi dậy và phát huy những năng lực hiện có trong tất cả học sinh để giải quyết và thực hiện nhiệm vụ học tập sao cho phù hợp với khả năng của chính các em. Dạy phân hóa đối tượng học sinh khác với dạy học lớp nghép với nhiều trình độ. Các đơn vị kiến thức cơ bản đều được tất cả học sinh thực hiện. Học sinh năng khiếu được mở rộng và nâng cao trên nên kiến thức cơ bản mà mục tiêu bài học đã đặt ra. Điều quan trọng là đối với mỗi đơn vị kiến thức trong các bài đã học, biết liên hệ với thực tế cuộc sống xung quanh, biết vận dụng thực hành những kiến thức đã học vào thực tiễn để hiểu sâu sắc và toàn diện hơn. Học sinh tiếp thu chậm để đạt được cái đích" hiểu và vận dụng được" những kiến thức bài học thì giáo viên phải có những phương pháp riêng biệt và hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt các em từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. 2. Vào đầu năm học các nhà trường thực hiện khảo sát học sinh. Mục đích của việc khảo sát là để phân loại trình độ học sinh trong mỗi lớp, giúp cho giáo viên biết được trình độ, khả năng học tập của mỗi học sinh để có kế hoạch dạy học cho phù hợp. Để khảo sát chất lượng đầu năm bám sát yêu cầu chuẩn kiến thức kỹ năng môn học, các câu hỏi bài tập trong đề kiểm tra cũng phải thể hiện được phân hóa đối tượng học sinh. 3. Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học theo tinh thần đổi mới. Bài soạn là kế hoạch dạy học của giáo viên khi lên lớp. Bài soạn không phải là tóm tắt nội dung bài học trong sách giáo khoa và không phải sao chép lại nội dung trong sách giáo viên. Bài soạn phải thể hiện được các hoạt động dạy và học của giáo viên và học sinh. Ngay đầu năm học, các nhà trường cần hướng dẫn chỉ đạo giáo viên thực hiện quy chế, nề nếp chuyên môn trong soạn bài, với những yêu cầu cụ thể: + Khi soạn bài, giáo viên phải nghiêm cứu để nắm vững kiến thức cần dạy và mối quan hệ của nó với kiến thức trong chương trình, đảm bảo đúng yêu cầu cơ bản kiến thức - kỹ năng đã quy định. Hiểu được ý đồ sách giáo khoa từ đó có thể lựa chọn, sắp xếp các đơn vị kiến thức trong bài học phù hợp, với thực tế học sinh của lớp. + Giáo viên phải nắm vững được học sinh để có thể đưa ra hình thức, phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng. + Mục tiêu của bài học phải rõ ràng, quy định mức độ cần đạt, các thiết bị đồ dùng dạy học cần thiết và các hoạt động cần thiết. + Các hoạt động dạy và học trong mỗi bài soạn cần xác định cụ thể tên gọi của nó và quy định các việc làm tương ứng để hình thành đơn vị kiến thức cho học sinh. Tổ chức các hoạt động đa dạng phong phú, phát triển khả năng tự học của học sinh. Các hoạt động của giáo viên được thể hiện bằng lệnh ngắn gọn mang tính chất định hướng để học sinh thực hiện. Hoạt động học của học sinh là chủ yếu. Kiến thức được hình thành bởi chính hoạt động của học sinh. Giáo viên cần cụ thể hóa các câu hỏi ở các dạng khác nhau sao cho phù hợp với đối tượng học sinh. Đối với những học sinh yếu kém giáo viên có thể sử dụng những bộ câu hỏi dễ và nhắc lại những kiến thức trọng tâm của bài học. Các câu hỏi khó, mang tính chất khái quát dành cho các học sinh khá giỏi. + Luôn luôn thay đổi các hình thức tổ chức dạy học. Kết hợp hoạt động cá nhân với hoạt động nhóm và phát huy khả năng cá nhân; tăng cường kỹ năng thực hành trong mỗi bài giảng. 4. Việc đánh giá học sinh. Kiểm tra và đánh giá là khâu then chốt của dạy học. Đánh giá vừa nhằm mục đích xác định mức độ, năng lực và kiến thức được hình thành ở từng học sinh vừa có thể giúp cho giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy của mình. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh cần được khách quan toàn diện và động viên khuyến khích sự tiến bộ của mỗi cá nhân. Đánh giá học sinh phải dựa vào mục tiêu của bài dạy, của chương trình theo chuẩn kiến thức - kỹ năng đã được quy định. Trong đánh giá yêu cầu giáo viên coi trọng sự sáng tạo và khả năng thực hành của học sinh. Thực tế cho thấy, sự thành công của việc dạy phân hóa đối tượng học sinh trong mỗi giờ học, bài học phụ thuộc vào nhiều vấn đề: Điều kiện trong như năng lực; trình độ nhận thức và quản lý của mỗi giáo viên; khả năng học tập của học sinh. Nội dung, chương trình, sách giáo khoa và điều kiện ngoài như cơ sở vật chất trường học, thiết bị, phương tiện dạy học... Nhưng điều quan trọng hơn cả là đội ngũ giáo viên- yếu tố con người trực tiếp tham gia sẽ tổ chức thực hiện thành công nếu có sự chỉ đạo tốt và nhận thức đúng đắn. V.KẾT LUẬN: -Lứa tuổi tiểu học là lứa tuổi trí tuệ và tình cảm đang được phát triển. Cũng từ đấy các em bước vào một môi trường có học tập đi lên , nó đòi hỏi các em phải nhớ lâu. -Biết suy luận và tìm hiểu. Nó đánh dấu mầm móng ban đầu cho sự phát triển một con người. Vì vậy, giáo viên phải giúp học sinh có thái độ ham thích học tập, biết tự rèn luyện và nghiêm túc với bản thân để đạt được kết quả tốt. Muốn vậy giáo viên phải hết sức kiên nhẫn. Nắm vững giáo án,dạy đúng phương pháp mới, phát âm chuẩn có kế hoạch rõ ràng trong quá trình giảng dạy. Thường xuyên trao đổi kết quả học tập của học sinh với phụ huynh. -Tóm lại: Muốn có tiết dạy tốt, học tốt không thể coi nhẹ việc chuẩn bị đồ dùng dạy học , thiết kế bài dạy, phiếu giao việc , phiếu học tập, thực hành. Nắm rõ trình độ của học sinh sẽ giúp giáo viên có cách tổ chức dạy học phù hợp từng loại tiết, kiểu bài .Để hoạt động của thầy trò nhịp nhàng đồng bộ , tránh tình trạng giáo viên nói nhiều , làm việc nhiều , giáo viên phải có cơ cấu tổ chức hợp lí tạo không khí đoàn kết , thân ái , thống nhất một số kí hiệu quy ước làm việc. +Tôn trọng vai trò chủ động, tính tích cực của học sinh, quan tâm rèn luyện các em có nếp tự học, tự làm việc, nghiên cứu, tìm hiểu để nắm được tri thức, chú trọng phát triển óc sáng tạo,tư duy toán học bồi dưỡng lòng say mê ham thích học tập, thường sử dụng hình thức vui học phù hợp đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học để lớp học sinh động, không gây nhàm chán, buồn tẻ.Tạo cho các em mạnh dạn .Tự tin khi trình bày ý kiến của mình, biết trình bày bài làm rõ ràng, khoa học tính toán cẩn thận, chính xác vận dụng bài học vào thực tiễn. +Trước yêu cầu đổi mới nội dung phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng, bài học lớn nhất của bản thân là sự nhiệt tình, yêu
File đính kèm:
- chuyen_de_soan_giang_theo_huong_phat_huy_tinh_tich_cuc_chu_d.doc