Chuyên đề Sinh học 9: Sinh vật và môi trường
5. Hệ thống câu hỏi/bài tập – thực hành thí nghiệm theo các mức độ đã mô tả:
1. CHƯƠNG I: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
* Tự luận:
1.1. Có mấy nhóm nhân tố sinh thái chính? Kể ra? Trong đó nhóm nhân tố sinh thái nào là quan trong hơn cả?
1.2. Ánh sáng có ảnh hưởng tới động vật như thế nào?
1.3. Nguồn năng lượng khởi nguyên cho cho sự sống của sinh vật trên trái đất được lấy từ đâu?
1.4. Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa cá thể sinh vật, làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng
NHÓM 3 SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG Môn Sinh học 9 - Đơn vị: Trường THCS Nguyễn Thái Học, Võ Văn Kiệt, Bà Đen. - Các thành viên của nhóm, phân công công việc trong nhóm TT Họ và tên Chức vụ Phân công công việc 1 Võ Thị Đông Nhóm trưởng - Phụ trách chung, tổ chức thảo luận nhóm, chọn chủ đề. - Xác định và xây dựng mạch kiến thức của chủ đề - Xây dựng bảng mô tả mức độ đánh giá năng lực của học sinh qua chủ đề. - Xây dựng hệ thống câu hỏi/bài tập theo các mức độ đã mô tả 2 Lê Thị Kim Nga Thư ký - Xác định và xây dựng mạch kiến thức của chủ đề - Xây dựng bảng mô tả mức độ đánh giá năng lực của học sinh qua chủ đề. - Xây dựng hệ thống câu hỏi/bài tập theo các mức độ đã mô tả - Tập hợp số liệu, viết báo cáo 3 Võ Thị Huỳnh Vân Thành viên - Xác định và xây dựng mạch kiến thức của chủ đề - Xây dựng bảng mô tả mức độ đánh giá năng lực của học sinh qua chủ đề. - Xây dựng hệ thống câu hỏi/bài tập theo các mức độ đã mô tả 4 Nguyễn Kim Loan Thành viên - Xác định và xây dựng mạch kiến thức của chủ đề - Xây dựng bảng mô tả mức độ đánh giá năng lực của học sinh qua chủ đề. - Xây dựng hệ thống câu hỏi/bài tập theo các mức độ đã mô tả 5 Lê Thị Ngọc Minh Thành viên - Xác định và xây dựng mạch kiến thức của chủ đề - Xây dựng bảng mô tả mức độ đánh giá năng lực của học sinh qua chủ đề. - Xây dựng hệ thống câu hỏi/bài tập theo các mức độ đã mô tả 6 Võ Văn Chương Thành viên - Xác định và xây dựng mạch kiến thức của chủ đề - Xây dựng bảng mô tả mức độ đánh giá năng lực của học sinh qua chủ đề. - Xây dựng hệ thống câu hỏi/bài tập theo các mức độ đã mô tả 1. Xác định mạch kiến thức Các bài liên quan của chủ đề * Sinh học 9: 1.Chương I. Sinh vật và môi trường 2. Chương II. Hệ sinh thái * Các môn khác ( nếu có): - Môn công nghệ - Môn địa lí. - Môn sinh vật 6 2. Cấu trúc logic nội dung của chủ đề 2.1. Cơ sở khoa học ( Năng lực tư duy) 2.1.1. Vai trò của các nhân tố sinh thái ( ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm) lên đời sống sinh vật 2.1.2. Vai trò của hệ sinh thái với quần thể SV và con người 2.2. Vận dụng thực tiễn ( Năng lực hành động) 2.2.1. Giải thích được trong chăn nuôi người ta có biện pháp kĩ thuật gì để tăng năng suất 2.2.2. Giải thích được ý thức về KHHGĐ và thực hiện pháp lệnh dân số. Thế nào là tăng dân số tự nhiên? Phát triển dân số hợp lí có ý nghĩa gì 3. Xác định các năng lực hướng tới của chủ đề 3.1. Các năng lực chung: 3.1.1. Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân: - Năng lực tự học: HS nghiên cứu tài liệu, tìm thực tế địa phương thông qua các kênh thông tin như: SGK, báo, mạng, phát thanh, truyền hình địa phương... - Năng lực tư duy: phỏng đoán, phân tích mối quan hệ giữa môi trường (rừng) với con người tại nơi mình sinh sống. - Năng lực tự quản lý: Biết quản lý hành vi hành xử của bản thân đối với môi trường. HS biết phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm. 3.1.2. Nhóm năng lực về quan hệ xã hội: - Năng lực giao tiếp: Lắng nghe và diễn đạt ý tưởng của mình. - Năng lực hợp tác: Phân chia công việc trong việc tìm tòi và nghiên cứu tài liệu; chia sẻ thông tin kiến thức thu nhận. 3.1.3. Nhóm năng lực sử dụng công cụ: - Sử dụng CNTT và truyền thông để tìm tài liệu, thu nhận kiến thức và tuyên truyền, giáo dục bảo vệ rừng. - Sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp để tiếp xúc với cộng đồng phục vụ mục đích điều tra và tuyên truyền. - Tính toán dựa trên các số liệu để xác định thực trạng. 3.2. Các năng lực chuyên biệt: 3.2.1. Quan sát: Quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về môi trường, các nhân tố sinh thái và ảnh hưởng của chúng lên đời sống sinh vật. 3.2.2. Tìm kiếm mối quan hệ: Thấy được mối quan hệ qua lại giữa hệ sinh thái với môi trường. 4. Bảng mô tả mức độ câu hỏi/bài tập đánh giá năng lực của học sinh qua chủ đề : “ SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG” MA TRẬN CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC VỀ CHỦ ĐỀ “ SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG” MÔN: SINH HỌC 9 Ma trận dùng để xây dựng bộ câu hỏi-bài tập đánh giá năng lực của HS ở chủ đề “ SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG” Sinh học 9 NỘI DUNG MỨC ĐỘ NHẬN THỨC CÁC KN/NL CẦN HƯỚNG TỚI NHẬN BIẾT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG THẤP VẬN DỤNG CAO SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG 1.Chương I. Sinh vật và môi trường - Nêu được các khái niệm: Môi trường, nhân tố sinh thái, giới hạn sinh thái - Xác định được ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái vô sinh (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm ) đến sinh vật Nêu được ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái vô sinh (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm đến sinh vật - Xác định được những mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và khác loài. Quan sát tranh ảnh để tìm hiểu về môi trường, các nhân tố sinh thái và ảnh hưởng của chúng lên đời sống sinh vật. 2. Chương II. Hệ sinh thái - Nêu được định nghĩa quần thể, quần xã, hệ sinh thái, chuỗi và lưới thức ăn - Nêu được một số đặc trưng của quần thể: mật độ, tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi. - Viết được các chuỗi thức ăn trong lưới thức ăn. - Đề xuất những biện pháp khắc phục hiện tượng tăng dân số nhanh và mục đích của nó. - Vận dụng kiến thức vai trò của thực vật vào thực tiễn bảo vệ đất và nguồn nước. - Biết đọc sơ đồ 1 chuỗi thức ăn cho trước - Thấy được mối quan hệ qua lại giữa rừng với động vật và đời sống con người. + Phát triển kỹ năng quan sát tranh, biểu đồ, tháp dân số tìm kiến thức, khái quát, liên hệ thực tế. 5. Hệ thống câu hỏi/bài tập – thực hành thí nghiệm theo các mức độ đã mô tả: 1. CHƯƠNG I: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG * Tự luận: 1.1. Có mấy nhóm nhân tố sinh thái chính? Kể ra? Trong đó nhóm nhân tố sinh thái nào là quan trong hơn cả? 1.2. Ánh sáng có ảnh hưởng tới động vật như thế nào? 1.3. Nguồn năng lượng khởi nguyên cho cho sự sống của sinh vật trên trái đất được lấy từ đâu? 1.4. Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa cá thể sinh vật, làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng? 1.5. Thế nào là môi trường sống của sinh vật? Có những loại môi trường nào? Kể tên một số sinh vật sống ở các môi trường đó? 1.6. Nắm được ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái và giới hạn sinh thái có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp? Nắm được ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái và giới hạn sinh thái có ý nghĩa như thế nào đối với sản xuất nông nghiệp? 1.7. Khi ta đem một cây phong lan từ trong rừng rậm về trồng ở vườn nhà những nhân tố sinh thái của môi trường tác động lên cây phong lan thay đổi. Hãy cho biết những thay đổi của các nhân tố sinh thái đó? 1.8. Khi trồng thanh long người ta có biện pháp kĩ thuật gì để tăng năng suất? Trong chăn nuôi người ta có biện pháp kĩ thuật gì để tăng năng suất? 1.9. Nguồn năng lượng ánh sáng có vai trò như thế nào đối với đời sống của động thực vật? Vai trò của nguồn năng lượng mặt trời đối với đời sống con người thể hiện như thế nào? 1.10. Giả sử có các sinh vật sau: cá, trâu, giun đất, ve, sán lá gan. a. Hãy cho biết môi trường sống của các loài sinh vật kể trên. Từ đó cho biết môi trường sống là gì? Có những loại môi trường nào b. Con người tác động lên sinh vật theo những hướng nào? Cho ví dụ 1.11. Cây thông mọc riêng rẽ nơi quang đãng thường có tán như thế nào so với cây thông mọc xen nhau trong rừng? Vì sao? 1.12. Trong chương trình sinh học lớp 6, em đã được học quá trình quang hợp và hô hấp của cây chỉ có thể diễn ra bình thường ở nhiệt độ môi trường như thế nào? 1.13. Em hãy đề ra những biện pháp cụ thể để chống lại sự tăng nhiệt độ của trái đất đang diễn ra ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh vật? Em hãy liên hệ việc tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng ở gia đình em? * Trắc nghiệm: 1.14.. Nếu ánh sáng tác động vào cây xanh từ một phía nhất định, sau một thời gian cây mọc như thế nào? A. Cây vẫn mọc thẳng. B. Ngọn cây sẽ mọc cong về phía có nguồn sáng. C. Cây luôn quay về phía mặt trời. 1.15. Theo khả năng thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau của động vật, người ta chia động vật thành các nhóm nào sau đây? A. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa tối. B. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa bóng. C. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa khô. 1.16. Các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống khác của môi trường là đặc điểm của mối quan hệ khác loài nào sau đây? A. Cộng sinh. B Cạnh tranh. C. Kí sinh. 1.17. Con hổ và con thỏ trong rừng có thể có mối quan hệ trực tiếp nào sau đây: A. Cạnh tranh về thức ăn và nơi ở. B. Cộng sinh. C. Vật ăn thịt và con mồi. 2. CHƯƠNG II: HỆ SINH THÁI Thông tin 2.1. Em hãy đề xuất những biện pháp làm giảm tỉ lệ tăng dân số? Thực hiện những biện pháp đó nhằm mục đích gì? 2.2. Cho lưới thức ăn sau đây: (2đ) Gà Chồn Cây xanh Thỏ Hổ Vi sinh vật Chuột Cầy a. Hãy viết ra các chuỗi thức ăn của lưới thức ăn? b. Trừ cây xanh và vi khuẩn, hãy nêu tên của các mắt xích chung trong lưới thức ăn 2.3. Vì sao quần thể người lại có một đặc trưng mà các quần thể khác không có? 2.4. Ý nghĩa của việc phát triền dân số hợp lý của mỗi quốc gia là gì? 2.5. Hãy cho ví dụ về một hệ sinh thái? Phân tích các thành phần chính trong hệ sinh thái đó? 2.6. VN đã có biện pháp gì để giảm sự gia tăng dân số và nâng cao chất lượng cuộc sống? 2.7 Muốn thoát khỏi cảnh đói nghèo ta cần phải làm gì? 2.8. Quần thể người có một số đặc trưng riêng nào mà quần thể sinh vật khác không có? Do đâu có sự khác nhau đó? * Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chữ (a,b,c,d) chỉ ý trả lời đúng nhất trong các câu sau: 2.9. Vào các tháng mùa mưa trong năm, số lượng muỗi tăng nhiều. Đây là dạng biến động số lượng: A. Theo chu kỳ ngày đêm B. Theo chu kỳ nhiều năm C. Theo chu kỳ mùa D. Không theo chu kỳ 2.10. Tăng dân số nhanh có thể dẫn đến tình trạng nào sau đây: A. Thiếu nơi ở, ô nhiễm môi trường, nhưng làm cho kinh tế phát triển mạnh ảnh hưởng tốt đến người lao động B. Lực lượng lao động tăng , khai thác triệt để nguồn tài nguyên làm năng suất lao động cũng tăng. C. Thiếu nơi ở, nguồn thức ăn, nước uống , ô nhiễm môi trường, tàn phá rừng và các tài nguyên khác. ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH I . Ma trận đề kiểm tra: Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao 1. SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG Chương I. Sinh vật và môi trường - Nêu được khái niệm về môi trường và các loại môi trường sống của sinh vật, cho ví dụ sinh vật sống ở môi trường đó - Xác định được ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái vô sinh (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm ) đến sinh vật - Xác định được những mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài và khác loài. 50% = 5 điểm 60% = 3 điểm 40% = 2. điểm 2. Chương II. Hệ sinh thái - Nêu được hậu quả của tăng dân số nhanh - Nhận biết những yếu tố ảnh hưởng đến mật độ quần thể. - Nêu tên của các mắt xích chung trong lưới thức ăn - Viết được các chuỗi thức ăn trong lưới thức ăn. - Đề xuất những biện pháp khắc phục hiện tượng tăng dân số nhanh và mục đích của nó. 50% = 5 điểm 40% = 2 điểm 20% = 1đ 40% = 2 điểm Tổng số câu Tổng số điểm 100% = 10 điểm 4 câu 5 điểm 50% = 5 điểm 4 câu 3 điểm 30% = 3 điểm 1 câu 2 điểm 20% = 2 điểm II. Đề kiểm tra: A/ Trắc nghiệm: (3 điểm) * Khoanh tròn vào chữ (a,b,c,d) chỉ ý trả lời đúng nhất trong các câu sau: Câu.1. Nếu ánh sáng tác động vào cây xanh từ một phía nhất định, sau một thời gian cây mọc như thế nào? A. Cây vẫn mọc thẳng. B. Ngọn cây sẽ mọc cong về phía có nguồn sáng. C. Cây luôn quay về phía mặt trời. Câu 2. Theo khả năng thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau của động vật, người ta chia động vật thành các nhóm nào sau đây? A. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa tối. B. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa bóng. C. Nhóm động vật ưa sáng, nhóm động vật ưa khô. Câu.3. Các sinh vật khác loài tranh giành nhau thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống khác của môi trường là đặc điểm của mối quan hệ khác loài nào sau đây? A. Cộng sinh. B Cạnh tranh. C. Kí sinh. Câu.4. Con hổ và con thỏ trong rừng có thể có mối quan hệ trực tiếp nào sau đây: A. Cạnh tranh về thức ăn và nơi ở. B. Cộng sinh. C. Vật ăn thịt và con mồi. Câu 5. Vào các tháng mùa mưa trong năm, số lượng muỗi tăng nhiều. Đây là dạng biến động số lượng: A. Theo chu kỳ ngày đêm B. Theo chu kỳ nhiều năm C. Theo chu kỳ mùa D. Không theo chu kỳ Câu 6. Tăng dân số nhanh có thể dẫn đến tình trạng nào sau đây: A. Thiếu nơi ở, ô nhiễm môi trường, nhưng làm cho kinh tế phát triển mạnh ảnh hưởng tốt đến người lao động B. Lực lượng lao động tăng , khai thác triệt để nguồn tài nguyên làm năng suất lao động cũng tăng. C. Thiếu nơi ở, nguồn thức ăn, nước uống , ô nhiễm môi trường, tàn phá rừng và các tài nguyên khác. B. Tự luận: (7 điểm) Câu 7. Thế nào là môi trường sống của sinh vật? Có những loại môi trường nào? Kể tên một số sinh vật sống ở các môi trường đó. (3đ) Câu 8. Em hãy đề xuất những biện pháp làm giảm tỉ lệ tăng dân số? Thực hiện những biện pháp đó nhằm mục đích gì? (2đ) Câu 9.Cho lưới thức ăn sau đây: (2đ) Gà Chồn Cây xanh Thỏ Hổ Vi sinh vật Chuột Cầy a. Hãy viết ra các chuỗi thức ăn của lưới thức ăn? b. Trừ cây xanh và vi khuẩn, hãy nêu tên của các mắt xích chung trong lưới thức ăn III. Đáp án: Câu Hướng dẫn chấm Điểm A. Trắc nghiệm khách quan: Câu 1 B 0,5 đ Câu 2 A 0,5 đ Câu 3 B 0,5 đ Câu 4 C 0,5 đ Câu 5 C 0,5 đ Câu 6 C 0,5 đ B. Tự luận Câu 7 - Môi trường sống của sinh vật là: Là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng. - Có những loại môi trường và kể tên một số sinh vật sống ở các môi trường đó: + Môi trường đất – không khí: cây bàng + Môi trường nước: cá + Môi trường trong đất: giun đất + Môi trường sinh vật: bọ chét 1 đ 2 đ Câu 8 Đề xuất những biện pháp làm giảm tỉ lệ tăng dân số (HS tự đề xuất 1 số biện pháp). Thưc hiện những biện pháp đó nhằm: bảo đảm chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã hội. 1 đ 1 đ Câu 9 a. Các chuỗi thức ăn của lưới thức ăn + Cây xanh àGà à Chồn à Vi sinh vật + Cây xanh àGà à Chồn à Hổ à Vi sinh vật + Cây xanh à Thỏ à Chồn à Hổ à Vi sinh vật + Cây xanh à Thỏ à Hổ à Vi sinh vật + Cây xanh à Thỏ à Chồn à Vi sinh vật + Cây xanh à Thỏ à Cầy à Hổ à Vi sinh vật + Cây xanh à Thỏ à Cầy à Vi sinh vật + Cây xanh à Chuột à Cầy à Vi sinh vật + Cây xanh à Chuột à Cầy àHổ à Vi sinh vật b. Trừ cây xanh và vi khuẩn, các mắt xích chung trong lưới thức ăn là: thỏ, chồn, hổ, cầy 1đ 1 đ
File đính kèm:
- DE_KT_THEO_NL_MON_SINH.doc