Chuyên đề: Phương pháp dạy học tích cực - Mã mô đun THPT 18

 Một số dạng bài tập rèn luyện kĩ năng lập luận cho học sinh

 a1. Dạng 1: Xác định luận điểm, luận cứ, phương pháp lập luận trong một đoạn văn, bài văn

 GV có thể cho HS xác định hệ thống luận điểm, luận cứ, phương pháp lập luận trong nhiều đoạn văn, bài văn khác nhau. Chẳng hạn, chúng tôi đưa ra một số bài tập cụ thể như sau:

 1. Xác định luận điểm, luận cứ trong bài Tựa "Trích diễm thi tập" của Hoàng Đức Lương (Ngữ văn 10, tập 2).

 2. Chỉ ra hệ thống luận điểm trong tác phẩm Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi.

 

doc19 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1084 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề: Phương pháp dạy học tích cực - Mã mô đun THPT 18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tin, tự hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất.
Bản chất
Truyền thụ tri thức, truyền thụ và chứng minh chân lí của giáo viên.
Tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh. Dạy học sinh cách tìm ra chân lí.
Mục tiêu
Chú trọng cung cấp tri thức, kĩ năng, kĩ xảo. Học để đối phó với thi cử. Sau khi thi xong những điều đã học thường bị bỏ quên hoặc ít dùng đến.
Chú trọng hình thành các năng lực (sáng tạo, hợp tác,) dạy phương pháp và kĩ thuật lao động khoa học, dạy cách học. Học để đáp ứng những yêu cầu của cuộc sống hiện tại và tương lai. Những điều đã học cần thiết, bổ ích cho bản thân học sinh và cho sự phát triển xã hội.
Nội dung
Từ sách giáo khoa + giáo viên
Từ nhiều nguồn khác nhau: SGK, GV, các tài liệu khoa học phù hợp, thí nghiệm, bảng tàng, thực tế: gắn với:
- Vốn hiểu biết, kinh nghiệm và nhu cầu của HS.
- Tình huống thực tế, bối cảnh và môi trường địa phương
- Những vấn đề học sinh quan tâm.
Phương pháp
Các phương pháp diễn giảng, truyền thụ kiến thức một chiều.
Các phương pháp tìm tòi, điều tra, giải quyết vấn đề; dạy học tương tác.
Hình thức tổ chức
Cố định: Giới hạn trong 4 bức tường của lớp học, giáo viên đối diện với cả lớp.
Cơ động, linh hoạt: Học ở lớp, ở phòng thí nghiệm, ở hiện trường, trong thực tế, học cá nhân, học đôi bạn, học theo cả nhóm, cả lớp đối diện với giáo viên.
II. Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực
1. Phương pháp gợi mở - vấn đáp
a. Bản chất
- Là quá trình tương tác giữa giáo viên và học sinh được thực hiện qua hệ thống câu hỏi và câu trả lời tương ứng về một chủ đề nhất định.
- Giáo viên không trực tiếp đưa ra những kiến thức hoàn chỉnh mà hướng dẫn học sinh tư duy từng bước để tìm ra kiến thức mới
- Căn cứ vào tính chất hoạt động nhận thức, người ta phân biệt các loại phương pháp vấn đáp:
+ Vấn đáp tái hiện: giáo viên đặt câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh nhớ lại kiến thức đã 
biết và trả lời dựa vào trí nhớ, không cần suy luận. Vấn đáp tái hiện không được xem là phương pháp có giá trị sư phạm. Đó là biện pháp được dùng khi cần đặt mối liên hệ giữa các kiến thức vừa mới học.
+ Vấn đáp giải thích – minh hoạ : Nhằm mục đích làm sáng tỏ một đề tài nào đó, giáo viên lần lượt nêu ra những câu hỏi kèm theo những ví dụ minh hoạ để học sinh dễ hiểu, dễ nhớ. Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả khi có sự hỗ trợ của các phương tiện nghe – nhìn. 
+ Vấn đáp tìm tòi (Đàm thoại Ơxrixtic): giáo viên dùng một hệ thống câu hỏi được 
sắp xếp hợp lý để hướng học sinh từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật, tính 
quy luật của hiện tượng đang tìm hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết. Giáoviên tổ chức sự trao đổi ý kiến – kể cả tranh luận – giữa thầy với cả lớp, có khi giữa trò với trò, nhằm giải quyết một vấn đề xác định. Trong vấn đáp tìm tòi, giáo viên giống như người tổ chức sự tìm tòi, còn học sinh giống như người tự lực phát hiện kiến thức mới. Vì vậy, khi kết thúc cuộc đàm thoại, học sinh có được niềm vui của sự khám phá trưởng thành thêm một bước về trình độ tư duy.
b. Quy trình thực hiện
- Trước giờ học: xác định nội dung bài dạy, đối tượng học sinh xây dựng hệ thống câu hỏi cho bài học. Đồng thời cũng dự kiến những tình huống và câu hỏi phụ để gợi ý cho HS
- Trong giờ học: Sử dụng hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị và thu nhận thông tin phản hồi từ học sinh
- Sau giờ học: Rút kinh nghiệm về hệ thống câu hỏi đã sử dụng
c. Một số lưu ý
- Câu hỏi phải chính xác, rõ ràng, sát yêu cầu đề bài
- Câu hỏi phải phù hợp với từng đối tượng
- Cùng một nội dung, giáo viên có thể sử dụng nhiều dạng câu hỏi
d. Ví dụ minh họa
- Khi dạy bài “Vợ nhặt” (Tiết 1) để hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tình huống truyện, GV xây dựng hệ thống câu hỏi như sau:
+ Truyện “Vợ nhặt” xoay quanh sự kiện nào?
+ Sự kiện ấy tác động đến tâm lí các nhân vật ra sao (người dân, lũ trả, bà cụ Tứ, Tràng)?
+ Tại sao việc Tràng lấy vợ lại nhận được sự quan tâm đặc biệt của người dân xóm ngụ cư?
+ Em nhận xét gì về tình huống trong tác phẩm này?
+ Ý nghĩa của tình huống truyện trong tác phẩm “Vợ nhặt”?
2. Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề
a. Khái niệm
- Vấn đề là những câu hỏi hay nhiệm vụ đặt ra mà việc giải quyết chúng chưa có quy luật sẵn cũng như những tri thức, kỹ năng sẵn có chưa đủ giải quyết mà còn khó khăn, cản trở cần vượt qua. 
- Một vấn đề được đặc trưng bởi ba thành phần:
 Trạng thái xuất phát: không mong muốn
 Trạng thái đích: Trạng thái mong muốn
 Sự cản trở 
- Tình huống có vấn đề xuất hiện khi một cá nhân đứng trước một mục đích muốn đạt tới, nhận biết một nhiệm vụ cần giải quyết nhưng chưa biết bằng cách nào, chưa đủ phương tiện (tri thức, kỹ năng) để giải quyết.
- Dạy học giải quyết vấn đề:
+ Dạy học giải quyết vấn đề dựa trên cơ sở lý thuyết nhận thức. Giải quyết vấn đề có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc phát triển tư duy và nhận thức của con người. „Tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề“ (Rubinstein). 
+ DHGQVĐ là một QĐ DH nhằm phát triển năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. Học sinh được đặt trong một tình huống có vấn đề, thông qua việc giải quyết vấn đề giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức. 
b. Một số lưu ý
- Tri thức và kĩ năng HS thu được trong quá trình PH&GQVĐ sẽ giúp hình thành những cấu trúc đặc biệt của tư duy. Nhờ những tri thức đó, tất cả những tri thức khác sẽ được chủ thể chỉnh đốn lại, cấu trúc lại. 
- Tỉ trọng các vấn đề người học PH & GQVĐ so với chương trình tuỳ thuộc vào đặc điểm của môn học, vào đối tượng HS và hoàn cảnh cụ thể. Không nên yêu cầu HS tự khám phá tất các các tri thức qui định trong chương trình.
Cho HS PH & GQVĐ đối với một bộ phận nội dung học tập, có thể có sự giúp đỡ của GV với mức độ nhiều ít khác nhau. HS được học không chỉ kết quả mà điều quan trọng hơn là cả quá trình PH & GQVĐ
c. Ví dụ minh họa
- Khi dạy bài “Tấm Cám” (Lớp 10), GV nêu ra vấn đề: Nếu em là cô Tấm, em có giết chết Cám bằng cách dội nước sôi như trong truyện không? Vì sao?
è Học sinh suy nghĩ, giải quyết giả thuyết để rút ra đặc trưng của thi pháp truyện cổ tích.
- Khi dạy bài “Chiếc thuyền ngoài xa” (Lớp 12), GV nêu vấn đề: Theo me, nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn này đáng thương hay đáng trách? Vì sao?
- Khi dạy bài “Vợ nhặt”, Gv nêu vấn đề: bài học nhân sinh rút ra từ truyện ngắn này?
3. Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ
a. Khái niệm
 Lớp học được chia thành từng nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Tuỳ mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy trì ổn định hay thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau. 
 Nhóm tự bầu nhóm trưởng nếu thấy cần. Trong nhóm có thể phân công mỗi người một phần việc. Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực, không thể ỷ lại vào một vài người hiểu bết và năng động hơn. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiêu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp. Để trình bày kết quả làm việc của nhóm trước toàn lớp, nhóm có thể cử ra một đại diện hoặc phân công mỗi thành viên trình bày một phần nếu nhiệm vụ giao cho nhóm là khá phức tạp. 
Phương pháp hoạt động nhóm có thể tiến hành : 
* Làm việc chung cả lớp :
- Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức 
- Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ 
- Hướng dẫn cách làm việc trong nhóm
* Làm việc theo nhóm 
- Phân công trong nhóm 
- Cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi hoặc tổ chức thảo luận trong nhóm 
- Cử đại diện hoặc phân công trình bày kết quả làm việc theo nhóm 
* Tổng kết trước lớp 
- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả 
- Thảo luận chung 
- Giáo viên tổng kết, đặt vấn đề cho bài tiếp theo, hoặc vấn đề tiếp theo trong bài 
Phương pháp hoạt động nhóm giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên. Thành công của bài học phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của mọi thành viên, vì vậy phương pháp này còn gọi là phương pháp cùng tham gia. Tuy nhiên, phương pháp này bị hạn chế bởi không gian chật hẹp của lớp học, bởi thời gian hạn định của tiết học, cho nên giáo viên phải biết tổ chức hợp lý và học sinh đã khá quen với phương pháp này thì mới có kết quả. Cần nhớ rằng, trong hoạt động nhóm, tư duy tích cực của học sinh phải được phát huy và ý nghĩa quan trọng của phương pháp này là rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức lao động.Cần tránh khuynh hướng hình thưc và đề phòng lạm dụng, cho rằng tổ chức hoạt động nhóm là dấu hiệu tiêu biểu nhất của đổi mới PPDH và hoạt động nhóm càng nhiều thì chứng tỏ phương pháp dạy học càng đổi mới. 
b. Quy trình thực hiện
Bước 1: Làm việc chung cả lớp:
- Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức
- Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm
- Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm.
Bước 2: Làm việc theo nhóm
- Phân công trong nhóm, từng cá nhân làm việc độc lập
 - Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm
- Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm.
Bước 3: Thảo luận, tổng kết trước toàn lớp
- Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả
- Thảo luận chung
 - GV tổng kết, đặt vấn đề cho bài tiếp theo hoặc vấn đề tiếp theo
c. Ví dụ minh họa
- Khi dạy bài « Người lái đò sông Đà », GV chia nhóm cho HS tìm hiểu hình tượng sông Đà hung bạo :
* Nhóm 1: Dưới ngòi bút Nguyễn Tuân, những vách đá sông Đà, quãng mặt ghềnh Hát Loóng được miêu tả như thế nào (liệt kê chi tiết, nghệ thuật miêu tả, tác dụng)?
* Nhóm 2: Hình ảnh hút nước, thác nước và thạch trận sông Đà được miêu tr có gì đặc sắc (liệt kê chi tiết, nghệ thuật miêu tả, tác dụng)?
*Nhóm 3: Nhà văn Nguyễn Tuân có dụng ý gì khi miêu tả sông Đà hung bạo?
* Nhóm 4: Phong cách Nguyễn Tuân được thể hiện như thế nào trong những trang văn miêu tả sông Đà hung bạo (thể loại, ngôn từ, hình ảnh, biện pháp tu từ,)?
- Khi dạy bài « Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận », GV cho học sinh thảo luận nhóm :
+ Nhóm 1, 3: Suy nghĩ của em về câu nói Học đi đôi với hành.
+ Nhóm 2, 4: Giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự) của Lê Hữu Trác.
4. Phương pháp trực quan
a. Quy trình thực hiện 
- GV treo những đồ dùng trực quan hoặc giới thiệu về các vật dụng thí nghiệm, các thiết bị kỹ thuậtNêu yêu cầu định hướng cho sự quan sát của HS.
- GV trình bày các nội dung trong lược đồ, sơ đồ, bản đồ tiến hành làm thí nghiệm, trình chiếu các thiết bị kỹ thuật, phim đèn chiếu, phim điện ảnh
- Yêu cầu HS trình bày lại, giải thích nội dung sơ đồ, biểu đồ, trình bày những gì thu nhận được qua thí nghiệm hoặc qua những phương tiện kỹ thuật, phim đèn chiếu, phim điện ảnh.
- Từ những chi tiết, thông tin HS thu được từ phương tiện trực quan, GV nêu câu hỏi yêu cầu HS rút ra kết luận khái quát về vấn đề mà phương tiện trực quan cần chuyển tải. 
b. Một số lưu ý khi sử dụng PP trực quan:
- Phải căn cứ vào nội dung, yêu cầu GD của bài học để lựa chọn đồ dùng trực quan tương ứng thích hợp. 
- Có PP thích hợp đối với việc sử dụng mỗi loại đồ dùng trực quan. 
- HS phải quan sát đầy đủ đồ dùng trực quan. Phát huy tính tích cực của HS khi sử dụng đồ dùng trực quan.
- Đảm bảo kết hợp lời nói sinh động với việc trình bày các đồ dùng trực quan.
- Tuỳ theo yêu cầu của bài học và loại hình đồ dùng trực quan mà có các cách sử dụng khác nhau. 
- Cần xác định đúng thời điểm để đưa đồ dùng trực quan. 
- Sử dụng các đồ dùng trực quan cần theo một quy trình hợp lí. Cần chuẩn bị câu hỏi/ hệ thống câu hỏi dẫn dắt HS quan sát và tự khai thác kiến thức.
c. Ví dụ minh họa
- Khi dạy bài “Vợ nhặt” (Lớp 12), GV sử dụng sơ đồ sau để học sinh quan sát và tóm tắt tác phẩm
Trẻ con
Ngýời dân
Bà cụ Tứ
Anh Tràng
Sáng hôm sau
Chiều hôm trýớc
- Khi dạy bài  Người lái đò sông Đà , Gv có thể cho HS xem một số hình ảnh sông Đà ở thượng nguồn để HS hình dung
- Khi dạy bài Những đứa con trong gia đình, GV có thể sử dụng bảng so sánh sau để giúp học sinh nhận ra điểm nhìn trần thuật của tác phẩm
Trình tự các sự việc đã xảy ra với “những đứa con trong gia đình”
Trình tự các sự việc được kể lại trong truyện
- Chú Năm và cuốn sổ gia đình
- Việt bị thương, nằm ở bệnh viện viết thư cho chị Chiến. Anh hồi tưởng lại cảnh trận đánh.
- Ba Việt hi sinh, má Việt chèo chống nuôi gia đình, tham gia đấu tranh, bị bom đạn của giặc giết hại
- Việt tỉnh dậy lần thứ nhất, bò đi tìm đồng đội.
- Việt và Chiến tranh nhau đi tòng quân, sắp xếp việc nhà để lên đường
- Việt tỉnh dậy lần thứ hai, anh nhớ lại chuyện đi soi ếch hồi ở nhà, chuyện chú Năm và cuốn sổ gia đình
-Việt tham gia chiến đấu, bị thương, lạc đồng đội
- Việt tỉnh dậy lần thứ ba, anh nhớ chuyện cái ná thun, chuyện hi sinh của ba, chuyện về má
- Ba ngày sau, anh Tánh tìm thấy Việt, đưa vào bệnh viện và giục Việt viết thư cho chị Chiến
- Việt tỉnh dậy lần thứ tư, anh nhớ lại chuyện đi bộ đội của mình và chị Chiến
Anh Tánh cùng đồng đội tìm thấy Việt, đưa về bệnh viện và giục Việt viết thư cho chị Chiến.
5. Phương pháp dạy học luyện tập và thực hành
a. Bản chất
- Luyện tập, thực hành nhằm củng cố, bổ sung, làm vững chắc thêm các kiến thức lí thuyết. Trong luyện tập và thực hành, hướng đến việc vận dụng tri thức linh hoạt và hiệu quả.
b. Quy trình thực hiện
- Xác định tài liệu cho luyện tập và thực hành
- Giới thiệu mô hình luyện tập hoặc thực hành
- Thực hành hoặc luyện tập sơ bộ
- Thực hành đa dạng
c. Ví dụ minh họa
 Một số dạng bài tập rèn luyện kĩ năng lập luận cho học sinh
	a1. Dạng 1: Xác định luận điểm, luận cứ, phương pháp lập luận trong một đoạn văn, bài văn
	GV có thể cho HS xác định hệ thống luận điểm, luận cứ, phương pháp lập luận trong nhiều đoạn văn, bài văn khác nhau. Chẳng hạn, chúng tôi đưa ra một số bài tập cụ thể như sau:
	1. Xác định luận điểm, luận cứ trong bài Tựa "Trích diễm thi tập" của Hoàng Đức Lương (Ngữ văn 10, tập 2).
	2. Chỉ ra hệ thống luận điểm trong tác phẩm Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi.
	3. Chỉ ra luận điểm, luận cứ và phương pháp lập luận trong đoạn văn sau:
	Nét đặc sắc của bút pháp hùng biện Nguyễn Trãi còn có thể tìm hiểu ở nhiều phương diện rất tinh vi. Chẳng hạn, việc dùng nhiều biện pháp tu từ, kết hợp giữa ngôn ngữ chính luận và ngôn ngữ hình ảnh để tăng thêm tính truyền cảm, hấp dẫn, sinh động và cụ thể của lời văn, ý văn. Chẳng hạn, tính logic chặt chẽ làm cho lập luận, phân tích, chứng minh cố kết thành một khối thống nhất có sức mạnh thuyết phục không sao cưỡng lại được. Chẳng hạn, việc viện dẫn kinh điển Nho gia hoặc những lí lẽ kinh nghiệm phổ biến làm nguyên lí xuất phát, làm chỗ dựa, làm minh chứng cho lập luận của mình đã tăng thêm tính uyên bác, tính hàm súc, tinh mật, điển nhã, hiệu quả chiến đấu chinh phục của bài văn. Chẳng hạn, sự kết hợp tài tình giữa phương thức chính luận, phương thức tự sự và có khi cả phương thức trữ tình, tạo thành sự hài hòa tuyệt diệu, làm cho bài văn vẫn có cái dõng dạc hùng hồn mà lại thiết tha, nóng bỏng như chính những tác phẩm đầy cảm hứng sáng tạo vậy.
	(Bùi Duy Tân)
	4. Hãy xác định các luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong đoạn trích sau:
	Viết về tác dụng của một làn dân ca, một nét dân nhạc, Nguyễn Trãi có những phát hiện như sau:
	Ngư ca tam xướng, yên hồ khoát,
	Mục địch nhất thanh, thiên nguyệt cao,
	 (Thơ chữ Hán: Chu trung ngẫu thành, bài 2)
	Ông chài hát lên ba lần thì mặt hồ phủ khói lại rộng thêm ra; chú chăn trâu thổi lên một tiếng sáo thì mặt trăng trong bầu trời được đẩy cao hơn. Hồ rộng thêm vì làn dân ca tỏa ra trên mặt nước, lan dần ra, man mác, vô biên. Trăng vọt lên cao vì tiếng sáo vút thẳng trong bầu trời, không biết dừng lại ở đâu. Tả lời hát, tả tiếng sáo, đồng thời tả cảm giác của người ta khi nghe ca, nghe nhạc, ý tứ thật là hàm súc sâu xa. Không gian rộng thêm ra, cao thêm lên mà chính cũng là tâm hồn con người mở rộng ra, lớn thêm lên. Văn nghệ có thể và phải nâng con người lên một tầm vóc cao đẹp hơn là thế.
	(Đinh Gia Khánh)
	a2. Dạng 2: Từ một số câu văn cho sẵn viết thành một đoạn văn có luận điểm, luận cứ hợp lí, theo một phương pháp lập luận được yêu cầu
	Chúng tôi đưa ra một số bài tập cụ thể như sau:
	1. Cho các câu văn gợi ý sau, hãy viết thành một đoạn văn theo phương pháp quy nạp:
	- Ca dao than thân thường là lời của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
	- Trong kho tàng ca dao Việt Nam, có rất nhiều bài mở đầu bằng mô típ "Thân em".
	2. Từ các câu văn gợi ý sau em hãy viết thành một đoạn văn theo phương pháp nêu phản đề:
	- Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại rất phong phú và đa dạng.
	- Khi các nhà văn viết về những thế lực tàn bạo chà đạp con người thì đó có cũng chính là một biểu hiện của lòng nhân đạo.
	- Yêu thương con người là truyền thống quý báu của dân tộc ta.
	3. Hãy viết một đoạn văn theo phương pháp diễn dịch từ các câu văn gợi ý sau:
	- Cha ông ta có câu "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". 
	- Con người có thể tích lũy rất nhiều vốn sống, kinh nghiệm từ những trải nghiệm thực tế.
	- Gắn bó với thực tế là một con đường đúng đắn để đến với kho tàng tri thức của nhân loại.
	a3. Dạng 3: Sửa lỗi lập luận trong các đoạn văn cho sẵn
	Ở dạng bài tập này, GV đưa ra các đoạn văn mà trong đó lí lẽ không logic, lập luận chưa thuyết phục để HS sửa lỗi. Với dạng bài tập này, chúng tôi thường lấy từ các bài làm của HS. Điều này sẽ giúp các em nhận rõ những hạn chế, khuyết điểm trong bài làm của mình để rút kinh nghiệm trong các bài viết tiếp theo. Chẳng hạn như các đoạn văn sau:
	1. Trọng đạo là chúng ta phải biết tôn trọng mọi người. Thì chúng ta cũng sẽ được mọi người nể trọng, kính phục. Trong cuộc sống có những đạo lí mà chúng ta cần tôn trọng. Vì những đạo lí đó khuyên chúng ta sống theo lẽ phải. Không vì những danh lợi mà bán rẻ lương tâm của mình. Những người như vậy sẽ không được mọi người tôn trọng, ngược lại còn bị khinh rẻ. Trọng đạo không đủ để hoàn thiện con người mà nó cần kết hợp với tôn sư. Vì vậy, mới có câu tục ngữ "Tôn sư trọng đạo".
	2. Xay hết lò than đã rực hồng, hình ảnh ngọn lửa hồng đỏ rực cho thấy trời đã tối đi nhiều. Khi cô gái xay hết thì trời đã tối sẫm đi chỉ còn ngọn lửa đỏ rực lên thể hiện sự vất vả của người con gái cũng như người dân phải cực khổ. Qua hình ảnh đó, Bác ước mơ đất nước mình được giải phóng thoát khỏi áp bức bóc lột, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
6. Phương pháp dạy học bằng bản đồ tư duy
a. Khái niệm
	Theo Tony Buzan, người đầu tiên tìm hiểu và sáng tạo ra bản đồ tư duy thì bản đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Ở giữa bản đồ là một ý tưởng hay một hình ảnh trung tâm. Ý tưởng hay hình ảnh trung tâm này sẽ được phát triển bằng các nhánh tượng trưng cho các ý chính và đều được nối với các ý trung tâm. Với phương thức tiến dần từ trung tâm ra xung quanh, bản đồ tư duy khiến tư duy con người cũng phải hoạt động tương tự. Từ đó các ý tưởng của con người sẽ phát triển.
b. Phương thức tạo lập
	- Bước 1: Vẽ chủ đề ở trung tâm trên một mảnh giấy (đặt nằm ngang)
	+ Người vẽ sẽ bắt đầu từ trung tâm với hình ảnh của chủ đề. Hình ảnh có thể thay thế cho cả ngàn từ và giúp chúng ta sử dụng tốt hơn trí tưởng tượng của mình. Sau đó có thể bổ sung từ ngữ vào hình vẽ chủ đề nếu chủ đề không rõ ràng.
	+ Nên sử dụng màu sắc vì màu sắc có tác dụng kích thích não như hình ảnh. 
	+ Có thể dùng từ khóa, kí hiệu, câu danh ngôn, câu nói nào đó gợi ấn tượng sâu sắc về chủ đề.
	- Bước 2: Vẽ thêm các tiêu đề phụ vào chủ đề trung tâm
	+ Tiêu đề phụ có thể viết bằng chữ in hoa nằm trên các nhánh to để làm nổi bật.
	+ Tiêu đề phụ được gắn với trung tâm.
	+ Tiêu đề phụ nên được vẽ chéo góc để nhiều nhánh phụ khác có thể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng.
	 - Bước 3: Trong từng tiêu đề phụ vẽ thêm các ý chính và các chi tiết hỗ trợ
	+ Khi vẽ các ý chính và các chi tiết hỗ trợ chỉ nên tận dụng các từ khóa và hì

File đính kèm:

  • docBAI_THU_HOACH_MODUL_18_MON_VAN.doc
Giáo án liên quan