Chuyên đề Nâng cao năng lực sáng tạo khoa học kĩ thuật cho học sinh THCS qua hoạt động dạy học và nghiên cứu khoa học kĩ thuật

 Biết được tầm quan trọng vấn đề này, trong những năm qua, Đảng, nhà nước, các ban ngành và xã hội đã tạo ra nhiều chính sách, chủ trương và sân chơi khoa học để thúc đẩy phong trào NCKH của học sinh phổ thông ngày càng mạnh mẽ và hiệu quả. Nhìn chung các hoạt động này đều nhằm nâng cao năng lực sáng tạo khoa học kĩ thuật cho các em qua việc nghiên cứu khoa học kĩ thuật và nó cũng đã đáp ứng được nhu cầu cần có một sân chơi khoa học lý thú, hấp dẫn, đồng thời có tác động tích cực đến phong trào NCKH trong các nhà trường, góp phần thúc đẩy việc thay đổi phương pháp dạy học theo hướng tích cực hiện nay; bồi dưỡng cho học sinh kể cả giáo viên kỹ năng phương pháp NCKH; hỗ trợ tích cực cho hoạt động chuyên môn trong nhà trường, giúp học sinh biết vận dụng kiến thức trong sách vở vào giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống, làm quen sớm với NCKH, giúp chúng ta nhận rõ hơn điểm yếu của học sinh từ đó có hướng bồi dưỡng, hỗ trợ.

doc3 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1328 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Nâng cao năng lực sáng tạo khoa học kĩ thuật cho học sinh THCS qua hoạt động dạy học và nghiên cứu khoa học kĩ thuật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG 2:
NÂNG CAO NĂNG LỰC SÁNG TẠO KHOA HỌC KĨ THUẬT
CHO HỌC SINH THCS QUA HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KĨ THUẬT
 Nghiên cứu khoa học (NCKH) là quá trình nhận thức khoa học, là hoạt động trí tuệ đặc thù bằng những phương pháp nghiên cứu nhất định để tìm ra một cách chính xác và có mục đích những điều mà con người chưa biết đến hoặc biết chưa đầy đủ, tức là tạo ra sản phẩm mới dưới dạng tri thức mới về nhận thức hoặc phương pháp. Trong tiến trình đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo hiện nay thì đổi mới giáo dục phổ thông đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu hoạt động của nghiên cứu khoa học kĩ thuật.
Thông qua những bài dạy trên lớp thầy cô sẽ hướng các em tìm ra những ý tưởng hay, độc đáo để dần dần nâng cao năng cao năng lực sáng tạo khoa học kĩ thuật cho các em đặc biệt là các môn học vật lý, hóa học,...Vì đặc thù những môn học này đòi hỏi mức độ thực hành nhiều.
Từ đó khuyến khích các em mạnh dạn trình bày ý tưởng của mình và sau đó giáo viên sẽ bổ sung, sửa chữa những thiếu sót và hướng các em thực hiện thành sản phẩm. Dù kết quả có như thế nào thì cũng cần sự động viên, khích lệ rất lớn từ người thầy vì đây là bước đầu cho sự sáng tạo, tìm tòi qua nhũng gì mà các em đã học được.
 Nghiên cứu khoa học kĩ thuật giúp học sinh học tập tốt hơn, năng động hơn, nâng cao năng lực sáng tạo khoa học kĩ thuật của bản thân đồng thời đây còn giúp các em áp dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống, học đi đôi với hành; tiếp cận, làm quen với phương pháp, kỹ năng NCKH, tạo đà cho các bậc học tiếp theo; tạo sự tự tin, tìm tòi và sáng tạo; rèn luyện cách làm việc tự lực, làm việc nhóm, tính tích cực, chủ động, hứng thú trong học tập và sinh hoạt. Từ đó phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu cho học sinh ở một số môn học có liên quan, phát hiện các tài năng để bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Không những thế, NCKH trong nhà trường là một trong những nội dung được đẩy mạnh, nhằm thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục. Để phát huy những lợi ích trên, hoạt động NCKH phải được chú trọng ngay trong độ tuổi học trò, thông qua quá trình dạy học có như vậy mới có cơ sở xây dựng và phát triển được đội ngũ nhân lực chất lượng cao cho xã hội.
 Biết được tầm quan trọng vấn đề này, trong những năm qua, Đảng, nhà nước, các ban ngành và xã hội đã tạo ra nhiều chính sách, chủ trương và sân chơi khoa học để thúc đẩy phong trào NCKH của học sinh phổ thông ngày càng mạnh mẽ và hiệu quả. Nhìn chung các hoạt động này đều nhằm nâng cao năng lực sáng tạo khoa học kĩ thuật cho các em qua việc nghiên cứu khoa học kĩ thuật và nó cũng đã đáp ứng được nhu cầu cần có một sân chơi khoa học lý thú, hấp dẫn, đồng thời có tác động tích cực đến phong trào NCKH trong các nhà trường, góp phần thúc đẩy việc thay đổi phương pháp dạy học theo hướng tích cực hiện nay; bồi dưỡng cho học sinh kể cả giáo viên kỹ năng phương pháp NCKH; hỗ trợ tích cực cho hoạt động chuyên môn trong nhà trường, giúp học sinh biết vận dụng kiến thức trong sách vở vào giải quyết các vấn đề thực tiễn cuộc sống, làm quen sớm với NCKH, giúp chúng ta nhận rõ hơn điểm yếu của học sinh từ đó có hướng bồi dưỡng, hỗ trợ.
 Tuy vậy, đây vẫn là vấn đề rất khó khăn đối với các trường phổ thông một phần do ảnh hưởng của thực trạng nền giáo dục hiện tại quá đặt nặng việc học và thi cử, phần lớn các em tập trung việc học là chính, trong khi một số trường chưa thật quan tâm và xem công tác NCKH là nền tảng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Chế độ chính sách chưa đủ sức thu hút giáo viên, học sinh tham gia NCKH; các trường chưa có chiến lược cho việc hình thành và phát triển phong trào NCKH của học sinh. Ngoài ra, một số giáo viên còn hạn chế về kỹ năng, phương pháp NCKH từ đó dẫn đến tâm lý ngại hướng dẫn NCKH cho học sinh, thiếu niềm tin vào công tác NCKH của các em; Thiếu các cơ chế, chính sách tạo động lực và nguồn tài chính hỗ trợ cho hoạt động NCKH của học sinh; Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của các trường chưa đáp ứng cho hoạt động NCKH; Tâm lý một số phụ huynh không muốn cho con em mình tham gia hoạt động NCKH vì sợ sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập nên thiếu sự ủng hộ và động viên khuyến khích.
 Để nâng cao chất lượng cũng như năng lực NCKH sáng tạo kĩ thuật cho học sinh tại các trường phổ thông cần đẩy mạnh phong trào tổ chức các cuộc thi sáng tạo khoa học kĩ thuật tại trường.
 Nâng cao năng lực nghiên cứu cho học sinh và giáo viên: Tổ chức các hoạt động hội thảo, tập huấn bồi dưỡng cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh về phương pháp, kỹ năng NCKH; tạo điều kiện, khuyến khích để học sinh, giáo viên tham gia hội nghị, hội thảo khoa học và triển khai áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn. 
 Cần có chế độ ưu tiên, khuyến khích đối với giáo viên, người hướng dẫn NCKH, học sinh đoạt giải; người có nhiều đóng góp tích cực trong hoạt động nghiên cứu, kịp thời khích lệ, động viên, khuyến khích những học sinh có thành tích trong các Cuộc thi khoa học và kỹ thuật, ý tưởng sáng tạo. Từng bước đầu tư hạ tầng kỹ thuật và trang thiết bị phục vụ dạy học và nghiên cứu, đồng thời cần có kế hoạch để xây dựng hoạt động học tập gắn kết với phong trào NCKH của học sinh.
 Tranh thủ mọi nguồn lực để hỗ trợ cho hoạt động NCKH và tổ chức các Cuộc thi cấp cơ sở. Quan trọng hơn, lãnh đạo các bộ, ngành, cần quan tâm đầu tư nguồn lực cho giáo dục để hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy; cần có cơ chế khuyến khích phát triển những ý tưởng khoa học hay và triển khai ứng dụng vào phục vụ vào thực tế cuộc sống từ các đơn vị quản lý nhà nước, các cơ sở sản xuất, kinh doanh và doanh nghiệp.
 Qua việc học tập và nghiên cứu về “ Nâng cao năng lực sáng tạo khoa học kĩ thuật cho hoc sinh thông qua hoạt động dạy học và nghiên cứu khoa học kĩ thuật ”. bản thân tự nhận thấy nó giúp ích rất nhiều trong quá trình dạy học và cần được phát huy hơn nữa để chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao.
	Người thực hiện

File đính kèm:

  • docBAI THU HOACH BDTX nd2.doc