Chuyên đề: Một vài biện pháp để dạy tốt phân môn thủ công lớp 3
IV.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU:
- Quan sát: vật mẫu, tranh quy trình, GV làm mẫu.
- Đàm thoại dùng ngôn ngữ (trực quan và sử dụng ngôn ngữ)
- Thực hành (là pp đặc trưng của môn học Thủ công này)
- Làm mẫu: GV làm, HS khá giỏi làm.
- Huấn luyện, luyện tập (thực hành)
-Việc sử dụng và kết hợp các phương pháp dạy học phải tùy thuộc vào từng loại bài và nội dung của từng hoạt động dạy học chủ yếu ở mỗi bài học. Giáo viên nên chủ động, linh hoạt trong khi lựa chọn phương pháp giảng dạy để phù hợp với từng đối tượng học sinh của lớp.
Chuyên đề: MỘT VÀI BIỆN PHÁP ĐỂ DẠY TỐT PHÂN MÔN THỦ CÔNG LỚP 3. I. ĐẶT VẤN ĐỀ: a)Tầm quan trọng của môn Thủ công: Môn Thủ công ở Tiểu học tuy không được coi là môn học chính nhưng nó cũng có vị trí, tầm quan trọng không kém các môn học khác. Bởi qua môn học này kích thích tư duy sáng tạo, khả năng thẩm mỹ, lòng say mê tiềm tàn ở HS mà chúng ta khó nhận biết ở những môn học khác. Nó còn giúp HS nâng cao khả năng thực hành, óc quan sát nhạy bén. Biết biến những ngôn ngữ, hình ảnh trừu tượng thành những thao tác cụ thể. Tăng cường khả năng hoạt động trí óc, lẫn tay chân cho hs. Do vậy mà tính tích cực chủ động sáng tạo, phát triển kiến thức, kĩ năng, kĩ thuật ở HS là rất cần thiết để nâng cao hiệu quả học tập góp phần vào nhiệm vụ giáo dục toàn diện cho HS trong nhà trường. b)Thực trạng của HS: Đối với học sinh Tiểu học, nhất là HS các lớp 1,2,3 ý thức của các em còn non nớt và chưa được như HS lớp 4, 5 nên các em cho là môn học này không quan trọng, dẫn đến lơ là, chủ quan, ít tập trung nên kết quả học tập chưa cao. c) Lí do chọn chuyên đề : Nhận thức được tầm quan trọng của môn học này và thực trạng HS trong nhà trường, qua thời gian giảng dạy bắt gặp nhiều khó khăn tôi đã suy nghĩ chọn chuyên đề: Một vài biện pháp để dạy tốt phân môn Thủ công lớp 3. I. Đặc thù môn học: Là môn nghệ thuật mang tính thực hành cao, đòi hỏi độ chính xác, khéo léo và tư duy sáng tạo cái mới, phát triển với những HS yêu thích môn học và có năng khiếu. II. NỘI DUNG: Nội dung ở môn thủ công 3 là kĩ thuật gấp, cắt, dán hình, Cắt, dán chữ cái đơn giản; Đan nan và làm đồ chơi. III. HÌNH THỨC DẠY: Thường là dạy học trên lớp với các hình thức hoạt động nhóm, cá nhân, cả lớp. IV.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU: - Quan sát: vật mẫu, tranh quy trình, GV làm mẫu. - Đàm thoại dùng ngôn ngữ (trực quan và sử dụng ngôn ngữ) - Thực hành (là pp đặc trưng của môn học Thủ công này) - Làm mẫu: GV làm, HS khá giỏi làm. - Huấn luyện, luyện tập (thực hành) -Việc sử dụng và kết hợp các phương pháp dạy học phải tùy thuộc vào từng loại bài và nội dung của từng hoạt động dạy học chủ yếu ở mỗi bài học. Giáo viên nên chủ động, linh hoạt trong khi lựa chọn phương pháp giảng dạy để phù hợp với từng đối tượng học sinh của lớp. 1. PP Quan sát mẫu - Muốn tiết học thực sự sôi động thì người giáo viên cần chuẩn bị thật chu đáo về bài mẫu để tổ chức cho học sinh quan sát. Bài mẫu,vật mẫu dùng để cho học sinh quan sát cần rõ ràng (không to quá hay nhỏ quá), màu sắc hài hòa, thực tế. 2. PP làm mẫu - Để phát huy tính tích cực của học sinh, giáo viên nên sử dụng phương pháp làm mẫu trong khi dạy bài mới: +Khi giáo viên làm mẫu nên thực hiện với tốc độ chậm vừa phải từng thao tác mẫu, theo quy trình kỹ thuật.Nên kết hợp khéo léo giữa hướng dẫn thao tác mẫu với sử dụng tranh quy trình. +Tập trung hướng dẫn những thao tác khó, thao tác mới trong bài học. +Làm mẫu lần thứ hai với tốc độ bình thường để học sinh ghi nhớ từng bước. +Trong trường hợp học sinh chưa hiểu hoặc chưa nắm rõ các thao tác, giáo viên cần hướng dẫn lại giúp học sinh hiểu rõ và làm bài được. +Khi tất cả các học sinh đã nắm vững các thao tác kỹ thuật thì giáo viên mới tiến hành tổ chức cho học sinh thực hành. 3/. PP thực hành: +Có thể tổ chức cho học sinh thực hành dưới nhiều hình thức như: Thực hành cá nhân, thực hành theo cặp, thực hành theo nhóm, tổ.. +Trong lúc học sinh thực hành, giáo viên nên đến từng bàn, từng nhóm ngay từ khi học sinh bắt đầu thực hành để vừa kiểm tra,vừa giám sát tốc độ thực hành của học sinh. +Giáo viên nên thường xuyên cổ vũ, khen ngợi hoặc động viên học sinh trong quá trình học sinh thực hành. +Sau đó tổ chức cho học sinh trưng bày sản phẩm thực hành nhằm tạo không khí thi đua học tập, tăng sự yêu thích của học sinh đối với môn học. -Trước khi thực hành , bằng phương pháp trực quan kết hợp đàm thoại, giáo viên cần làm cho học sinh hiểu rõ mục đích công việc, cách thực hiện các thao tác trong quy trình kĩ thuật.Tạo điều kiện cho học sinh quan sát, tìm tòi, sáng tạo khi thực hành trang trí và trưng bày sản phẩm.Tập trung hướng dẫn kĩ những thao tác khó để học sinh hiểu cách làm và làm được sản phẩm ngay tại lớp. - Để tạo không khí thoải mái thích thú trong giờ học, giáo viên nên tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm .Thông qua hoạt động nhóm , học sinh có cơ hội bày tỏ được khả năng sáng tạo của mình.Cùng nhau xây dựng, cùng nhau thực hiện để hoàn thành sản phẩm chung của nhóm .Qua đó, giúp các em biết đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. - Giáo viên cần có một kế hoạch rõ ràng (trưng bày theo nhóm,tổ,hoặc cá nhân) để học sinh tiến hành trưng bày sản phẩm sau khi đã hoàn thành. - Giáo viên nên tôn trọng ý tưởng sáng tạo của học sinh trong khi thực hành hay trong lúc trưng bày sản phẩm.Không tạo sự gò bó, khuôn mẫu hoặc hối thúc học sinh trong lúc các em thực hành .Giáo viên cần gợi ý cho học trang trí sản phẩm theo sự sáng tạo, nhưng cần có tính thẩm mĩ . - Kết quả học tập Thủ công được đánh giá chủ yếu qua sản phẩm thực hành của học sinh, không cho điểm.-Đối với những học sinh có kết quả thực hành tốt, thể hiện được tính tích cực, sáng tạo trong giờ học.Giáo viên cần biểu dương, khen ngợi kịp thời nhằm động viên, khuyến khích học sinh học tập.Với những học sinh chưa hoàn thành sản phẩm thì giáo viên cần quan tâm, giúp đỡ, động viên để các em tiếp tục thích thú với bài học mà hoàn thành sản phẩm . - Giáo dục học sinh yêu thích lao động, có thói quen lao động theo quy trình, làm việc có kế hoạch, ngăn nắp, trật tự, tiết kiệm vật liệu, biết giữ vệ sinh, an toàn lao động và quý trọng sản phẩm của bản thân cũng như của mọi người. V/. QUY TRÌNH DẠY HỌC: Kiểm tra bài cũ: Nêu lại qui trình đã học ở tiết trước Kiểm tra đồ dùng học tập II. Bài mới: * HĐ 1: Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét vật mẫu. - Khi giới thiệu GV cần định hướng sự chú ý của HS vào việc quan sát và đưa ra những câu hỏi gợi ý để HS nhận xét, tự tìm ra cách thực hiện. * HĐ 2: HD mẫu: GV làm mẫu từng bước theo quy trình (Kết hợp sử dụng hệ thống câu hỏi giúp HS nắm bắt quy trình thực hiện.) * HĐ 3: HS thực hành (Đây là HĐ trọng tâm nhằm làm cho HS rèn luyện kĩ năng thực hành, hoàn thành sản phẩm ngay tại lớp.) * HĐ 4: Trình bày sản phẩm ( trang trí, trưng bày sản phẩm) * HĐ 5: Nhận xét đánh giá. II.Củng cố, dặn dò: * Tóm lại : Để giúp GV thành công trong việc giảng dạy môn học này,GV cần: - Xác định đúng mục tiêu bài học. - Lập kế hoạch bài dạy cụ thể với một hệ thống câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu, gợi mở, tập trung vào nội dung trọng tâm, mới, khó của bài. - GV cần chú trọng sử dụng PP thực hành - Có phương tiện dạy học đầy đủ và đảm bảo yêu cầu. Có nhiều đồ dùng gợi trí sáng tạo cho HS. - Tạo được các tổ, nhóm học tập có nhiều trình độ, biết quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau. - Biết động viên và khuyến khích kịp thời những cá nhân, tập thể có hoạt động học tập tốt . * Đặc biệt lưu ý tuyên dương những bài làm mang tính sáng tạo, dù là những ý tưởng sáng tạo nhỏ. Trên đây là một số biện pháp giúp HS phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong môn Thủ công lớp 3. Mong đồng nghiệp tham khảo và góp ý để cùng nhau học hỏi , rút kinh nghiệm. Chân thành cảm ơn. Đại Quang, ngày 22 tháng 4 năm 2015 Người viết Trương Thị Liễu
File đính kèm:
- chuyen_de_thu_cong.doc