Chuyên đề Một số bài tập giúp nâng cao thành tích chạy 60m lớp 7

Thông qua thực tế chương trình giảng dạy của bộ môn thể dục ở bậc học THCS hiện nay đòi hỏi học sinh phải có một số tố chất cơ bản như sức nhanh, sức mạnh và sức bền, đó là một trong những tiêu chí để các em có thể đạt được tiêu chuẩn rèn luyện thân thể trong năm, vì vậy mỗi thầy giáo, cô giáo, chúng ta cần phải biết kết hợp cho tốt giữa việc đổi mới phương pháp và nội dung lên lớp sao cho phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh, để từ đó có thể phát huy tính tích cực, tự giác của các em trong học tập và rèn luyện góp phần làm cho giờ học trở nên sinh động, sôi nổi và hấp dẫn hơn. Mặt khác giáo viên cần phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, môi trường và sân bãi tập, để có thể gây được sự chú ý và lôi cuốn cho học sinh trong quá trình tập luyện, từ đó giúp cho các em có thái độ, động cơ học tập tốt góp phần nâng cao thành tích, chất lượng học tập môn thể dục, cũng như các hoạt động TDTT trong nhà trường ngày một đi lên, chúng tôi tiến hành thực nghiệm chuyên đề “Một số bài tập giúp nâng cao thành tích chạy 60m lớp 7”.

doc3 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 5748 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Một số bài tập giúp nâng cao thành tích chạy 60m lớp 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. TÊN CHUYÊN ĐỀ: MỘT SỐ BÀI TẬP GIÚP NÂNG CAO THÀNH TÍCH CHẠY 60M LỚP 7
II. ĐẶT VẤN ĐỀ
Để phù hợp với những nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học tích cực, phát huy tốt tính tích cực của học sinh trong học tập, chúng ta phải có nhiều cải tiến về nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy hơn nữa để phù hợp với tình hình thi đấu mới tại HKPĐ cấp huyện, tỉnh, bản thân tôi đã thâm nhập thực tế qua việc rèn luyện tố chất thể lực và môn chạy ngắn đối với học sinh lớp 7 và các em trong đội năng khiếu của trường THCS Nguyễn Bỉnh khiêm.
III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
 	1. Cơ sở lý luận
 	Theo mục tiêu của GDĐT hiện nay là đào tạo con người phát triển một cách toàn diện về Đức –Trí – Thể - Mĩ, muốn thực hiện được điều đó thì GDTC đóng một vai trò rất quan trọng trong việc rèn luyện tố chất thể lực cho học sinh, thông qua việc tập luyện thể dục thường xuyên thì sẽ góp phần nâng cao trí tuệ, sức khỏe, giúp cho tinh thần minh mẫn từ đó mới có thể trở thành những con người phát triển toàn diện theo xu thế phát triển của đất nước hiện nay. 
2. Cơ sở thực tiễn
Thông qua thực tế chương trình giảng dạy của bộ môn thể dục ở bậc học THCS hiện nay đòi hỏi học sinh phải có một số tố chất cơ bản như sức nhanh, sức mạnh và sức bền, đó là một trong những tiêu chí để các em có thể đạt được tiêu chuẩn rèn luyện thân thể trong năm, vì vậy mỗi thầy giáo, cô giáo, chúng ta cần phải biết kết hợp cho tốt giữa việc đổi mới phương pháp và nội dung lên lớp sao cho phù hợp với từng nhóm đối tượng học sinh, để từ đó có thể phát huy tính tích cực, tự giác của các em trong học tập và rèn luyện góp phần làm cho giờ học trở nên sinh động, sôi nổi và hấp dẫn hơn. Mặt khác giáo viên cần phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, môi trường và sân bãi tập, để có thể gây được sự chú ý và lôi cuốn cho học sinh trong quá trình tập luyện, từ đó giúp cho các em có thái độ, động cơ học tập tốt góp phần nâng cao thành tích, chất lượng học tập môn thể dục, cũng như các hoạt động TDTT trong nhà trường ngày một đi lên, chúng tôi tiến hành thực nghiệm chuyên đề “Một số bài tập giúp nâng cao thành tích chạy 60m lớp 7”.
a) Chạy biến tốc 
- Chuẩn bị; Vôi, còi
- Cách thực hiện; GV phân chia lớp thành 4 hàng để thực hiện
X .....chạy bước nhỏ.........--------chạy nhanh----------
X
X
X
Lưu ý; Chạy theo hiệu lệnh của người điều khiển
Chạy đạp sau
- Chuẩn bị; Vôi, còi
- Cách thực hiện; GV chia lớp thành 4 hàng để thực hiện
X .....chạy đạp sau cự ly 20m......... 
X ....................................................
X ....................................................
X ....................................................
Lưu ý: Chạy theo hiệu lệnh của người điều khiển
Chạy nâng cao đùi tại chỗ
- Chuẩn bị; còi
- Cách thực hiện; GV tập trung lớp đội hình 4 hàng ngang, cự ly một sãi tay.
 x x x x x x 
 x x x x x x
 x x x x x x
 x x x x x x
Lưu ý; GV hướng dẫn cho HS nâng cao đùi đúng kỹ thuật và tăng dần tốc độ
Chạy cầu thang ( chạy lên bậc)
- Chuẩn bị; còi, chọn cầu thang đảm bảo tránh gây chấn thương
 - Cách thực hiện; GV hướng dẫn chạy theo nhóm tùy theo cầu thang 
Chạy trên cát
- Chuẩn bị; còi, chọn địa điểm
- Cách thực hiện; GV hướng dẫn cho HS chạy theo nhóm từ 3-4 HS
 	 x x x x x x
 x x x x x x	30m
 	x x x x x x
 	x x x x x x
f) Chạy tốc độ cao 30m
- Chuẩn bị; còi, đường chạy, vôi, đồng hồ
- Cách thực hiện; GV hướng dẫn cho HS chạy theo nhóm thể lực
x x x x x x
 x x x x x x	30m
 	x x x x x x 
 	 x x x x x x
III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
 	- Qua việc vận dụng chuyên đề “Một số bài tập giúp nâng cao thành tích chạy 60m lớp 7” mà tôi tiến hành thực nghiệm trong thời gian qua không những nâng cao được chất lượng giảng dạy cho bộ môn chạy ngắn mà còn nâng cao được tố chất vận động như sức nhanh, sức mạnh, sức bền và rèn luyện thể lực cho học sinh thông qua giờ học thể dục. Từ đó đã thúc đẩy phong trào tập luyện thể dục thể thao của học sinh ngày một phát triển mạnh trong toàn trường, như phong trào tập luyện thể dục vào buổi sáng, đây cũng chính là đòn bẩy để thúc đẩy các hoạt động TDTT của nhà trường ngày càng đạt được những thành tích cao hơn;
- Để việc vận dụng các kinh nghiệm này vào thực tiễn giảng dạy, chúng tôi đã không ngừng tự học, tự nghiên cứu tài liệu có liên quan đến công tác giảng dạy và bồi dưỡng các đội học sinh năng khiếu, để tự tìm ra những giải pháp mới trong điều kiện thực tế của trường về CSVC, trang thiết bị dạy học, cũng như dựa vào trình độ năng lực của từng lứa tuổi, giới tính, đối tượng học sinh, từ đó đề ra các bài tập cũng như hình thức và phương pháp tập luyện hết sức phù hợp thông qua các giờ học trên lớp, để góp phần cho học sinh có thể thực hiện thành công được một số tiêu chí về giáo dục toàn diện trong nhà trường hiện nay.Việc vận dụng đề tài này vào giảng dạy, chúng tôi nhận thấy rằng đây là việc làm thiết thực, phù hợp với chương trình đổi mới theo hướng tích cực hoá cho người học hiện nay, bên cạnh đó luôn luôn giúp cho người học chủ động, sáng tạo trong luyện tập TDTT, góp phần nâng cao thể lực, sức khoẻ để lao động và học tập ngày một tốt hơn;
 - Tóm lại hoạt động TDTT là một hoạt động phải được duy trì, tập luyện thường xuyên và liên tục có như vậy mới làm cho các em phát triển đầy đủ các tố chất thể lực ngày càng hoàn thiện hơn;
 	- Trên đây là một số ít kinh nghiệm mà tôi đã tích luỹ được trong những năm qua.Vì vậy khi xem xét chuyên đề này tôi kính mong Anh(Chị) đồng nghiệp hãy giúp đỡ thêm để cho tôi có thể thực hiện và nâng cao phong trào r GDTC trong nhà trường ngày càng đi lên.
 	Xin chân thành cám ơn!
 Duy Vinh, ngày 25 tháng 09 năm 2014
 Người thực hiện
 Lê Đinh Vân 

File đính kèm:

  • docChuyen de mon The duc.doc