Chuyên đề Ma túy và các giải pháp can thiệp
Cai nghiện tại gia đình, cộng đồng: Cơ quan chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động cai nghiện tại gia đình là UBND cấp xã. Giúp việc cho UBND cấp xã là Tổ công tác cai nghiện ma túy với thành viên gồm đại diện lãnh đạo UBND, cán bộ y tế, công an, cán sự xã hội và một số ban ngành, đoàn thể liên quan cấp xã. Cán bộ y tế xã kết hợp với gia đình người nghiện hay người giám hộ lập hồ sơ bệnh án, lập kế hoạch điều trị cắt cơn, giải độc theo hướng dẫn của Bộ Y tế; kết hợp điều trị cắt cơn giải độc với tư vấn tâm lý và các biện pháp trị liệu khác. Tổ công tác cai nghiện phân công người thường xuyên hướng dẫn gia đình theo dõi, quản lý, chăm sóc người nghiện. UBND xã có trách nhiệm tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và các hoạt động xã hội khác; tạo điều kiện cho người đã cai nghiện học nghề, tìm việc làm, vay vốn, tiếp cận với các dịch vụ sản xuất, kinh doanh; huy động các tổ chức, cá nhân giúp đỡ người đã cai nghiện để tái hòa nhập cộng đồng.
chủ yếu cocaine cho thị trường rộng lớn ở Bắc mỹ và Tây âu - 70%, thì trong khi đó Tam giác vàng ở Đông nam á là: "Trung tâm kinh tế thuốc phiện" lớn nhất thế giới. Sản xuất 2.000 tấn/năm b. Ma túy Buôn bán ma túy là có lợi nhuận cao nhất. Hiện nay giá 1kg heroine tại Tam giác vàng là 150 - 200 USD, nhưng tại Mỹ là 200.000 USDTheo số liệu của Liên Hiệp Quốc thu nhập do buôn lậu ma túy trên thế giới hằng năm 400 - 500 tỉ USD (trong đó, heroine 200 tỉ USD, cocaine 150 tỉ USD). Giá 1kg cocaine sạch đem lại 50.000 USD tiền lời tại Ý, và 25.000 - 30.000 tại Đức và Mỹ. Cho nên các đường dây buôn lậu ma túy hầu như có mặt khắp nơi trên thế giới và hoạt động chằng chịt. Interpol ước tính rằng có ít nhất chính phủ của 12 nước nằm dưới sự kiểm soát của Mafia. Các băng đảng này có số vốn lưu động là 400 - 500 tỉ USD. Hàng năm, cảnh sát chỉ phá được 5 . Trong khi Mỹ la tinh sản xuất ma túy nhiều nhất, thì Mỹ lại là thị trường tiêu thụ lớn nhất, 60% khối lượng ma túy toàn cầu và mỗi năm chi khoảng 175 tỉ USD. Theo cục đấu tranh phòng chống ma túy ở Hoa kỳ( DEA ) cho biết: Hiện nay tại Mỹ có 6 triệu người nghiện cocaine (150 - 200 USD/tuần/người), cần sa có 19 triệu người thường xuyên dùng nó. Riêng tại Thành phố NewYork là 300.000 người. Chỉ tính riêng 6 triệu người nghiện cocaine ở Hoa kỳ thôi thì mỗi năm đã tiêu hết 43 tỉ 200 triệu USD/năm (46.800 triệu USD) = 648.000 tỉ VND. 2.Việt Nam Theo đánh giá của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm: -Đến cuối tháng 9/2014, cả nước có 204.377 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý (trên thực tế số người sử dụng ma túy còn lớn hơn rất nhiều). Kết quả thống kê cho thấy số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý đã tăng gần 4 lần trong 20 năm kể từ năm 1994 đến nay (năm 1994 là 55.445 người, trung bình mỗi năm tăng khoảng 7.000 người). Những năm gần đây số người nghiện ma túy của Việt Nam luôn gia tăng, mức tăng trung bình mỗi năm khoảng 6% (Năm 2000, có khoảng 60.000 người nghiện thì năm 2014 có trên 200.000 người nghiện). -Người nghiện ma túy đã có ở 100% các tỉnh, thành phố, gần 90% quận, huyện và khoảng 70% số xã, phường, thị trấn. Người nghiện cũng đã xuất hiện ở mọi thành phần trong xã hội: học sinh, sinh viên, cán bộ công chức, viên chức, người lao động Trong số người nghiện ma túy: 96% là nam giới, 4% là nữ giới, 74% ở độ tuổi 18-35, có 1% dưới 18 tuổi. Người nghiện sử dụng heroin là 72% và có xu hướng giảm dần, tỷ lệ người sử dụng ma túy tổng hợp nhóm kích thích dạng Amphetamin (ATS) ngày càng gia tăng (2,5% năm 2005, 14,5 % đến tháng 9/2014). Tại một số địa phương, tỷ lệ học viên trong Trung tâm Chữa bệnh- Giáo dục- Lao động xã hội (Trung tâm) đã từng sử dụng ma túy tổng hợp cao như: Đà Nẵng 74%, Tây Ninh 61%, Trà Vinh 49%. Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh Xã hội, mỗi người nghiện ma túy mỗi ngày sử dụng khoảng 230.000đ thì số thiệt hại là rất lớn. Đến tháng 9/2014, cả nước có 142 Trung tâm cai nghiện ma túy, trong đó có 123 Trung tâm nhà nước quản lý và 19 Trung tâm do các tổ chức và cá nhân thành lập (49 Trung tâm cai nghiện; 58 Trung tâm vừa cai nghiện và quản lý sau cai; 16 Trung tâm quản lý sau cai nghiện ma túy), đang quản lý và cai nghiện cho khoảng 32.200 người (giảm 3.737 người người so với cùng kỳ 2013). Trong 9 tháng đầu năm 2014, các Trung tâm đã tiếp nhận cai nghiện cho 3.946 người, chủ yếu là những người đã có quyết định trước khi Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực. Theo quy định, hầu hết các học viên đều phải chấp hành đủ 24 tháng cai nghiện tại Trung tâm. Tại các Trung tâm cai nghiện bắt buộc, sau giai đoạn cắt cơn, các học viên được chăm sóc sức khỏe, điều trị các bệnh cơ hội, tư vấn tâm lý, được tổ chức học nghề, tạo việc làm và nhiều hoạt động khác; Tuy nhiên, do cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề thiếu thốn; nên hầu hết các Trung tâm chỉ có thể dạy các nghề đơn giản như: may, mộc, khâu bóng, làm lông mi giả Do vậy nhiều học viên khi về với gia đình cũng không sử dụng được các nghề đã học trong Trung tâm, cơ hội tìm và tạo việc làm khó khăn; tỷ lệ tái nghiện sau khi về cộng đồng là rất cao. Về cai nghiện tại cộng đồng và quản lý sau cai nghiện, trong 9 tháng đầu năm 2014, đã có 2.902 người được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng, tương đương với 1,4% số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý; trong đó, số cai tại gia đình là 1.567 người và số cai tại cộng đồng là 1.335 người. Công tác cai nghiện tại gia đình và cộng đồng chưa được đầu tư và hỗ trợ đúng mức về kinh phí, cơ sở vật chất và nhân lực nên nhiều địa phương chưa tổ chức triển khai thực hiện. Hơn nữa, hiệu quả cai nghiện không cao do khó khăn trong quản lý địa bàn, quản lý người nghiện, thực tế việc tổ chức cai nghiện tại gia đình, tại cộng đồng đang được coi là công đoạn đầu tiên để đủ điều kiện đưa vào cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm. Cũng tính đến tháng 9/2014 có 20.024 người nghiện chất dạng thuốc phiện đang được điều trị thay thế bằng Methadone tại 114 cơ sở thuộc 38 tỉnh, thành phố trong cả nước. Phần lớn các cơ sở này đang được các tổ chức quốc tế tài trợ thông qua các dự án quốc tế và chỉ có 5 cơ sở Methadone điều trị cho 1.039 người nghiện theo phương thức xã hội hóa thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Hải Phòng, Lào Cai, Yên Bái, Thanh Hóa và TP.HCM. III, Các biện pháp can thiệp ma túy 1.Đối với người chưa sử dụng ma túy Ma túy là một tệ nạn xã hội làm ảnh hưởng đến mọi gia đình, người thân của người nghiện ma túy và toàn xã hội; tệ nạn ma túy và các hoạt động mua bán, hút chích ma túy ngày càng diễn ra phức tạp với nhiều hình thức và thủ đoạn tinh vi. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai cũng dễ bị lôi kéo, dụ dỗ sa ngã vào con đường ma túy nếu gia đình, xã hội biết chung tay phòng chống và mỗi cá nhân tự ý thức được tác hại của ma túy và có kiến thức phòng tránh ma túy. Vậy gia đình, nhà trường và xã hội cần làm gì để con em mình không nghiện ma túy? 1.1. Về phía gia đình: Bố mẹ phải làm gương tốt trong lối sống, cách ứng xử, tránh để xảy ra xung đột trước mặt trẻ con. Nếu gia đình hoà thuận sẽ tạo cho trẻ ổn định về mặt tâm lý, hình thành nhân cách tốt cho trẻ. Không những thế, các bậc phụ huynh phải có những giải pháp đúng đắn để định hướng cho đứa trẻ ngay từ khi còn ở tuổi chưa đi học. Tức là, giáo dục cho đứa trẻ biết quan điểm của cha mẹ về cái gì ''tốt'' cái gì ''xấu''. Phải xây dựng được mối liên kết chặt chẽ của lòng tin và sự thương yêu. Tăng cường lòng tự tin, tính tự lập của đứa trẻ, không để cho chúng có cảm giác bị lệ thuộc, mất tự do bằng cách hướng cho con cái tự chọn cho mình những cái mình thích (tất nhiên vẫn trong khuôn khổ - tự do trong khuôn khổ điều này sẽ làm cho việc chối từ ma tuý trở nên dễ dàng hơn trong những năm tiếp theo). Khi đến tuổi đến trường, bố mẹ hãy quan tâm chăm sóc đến khẩu vị, cách ăn uống của con cái, hạn chế sự ăn uống bừa bãi của trẻ. Mặc dù vị thành niên có thể không quan tâm nhưng cha mẹ luôn giúp chúng định hình sâu sắc những lựa chọn của con cái mình với ma tuý. Hãy tận dụng mọi cơ hội để chỉ ra cho chúng biết những tác hại của ma tuý. Nhất là khi đứa trẻ bước sang tuổi dậy thì, bố mẹ nên quan tâm đến đời tư của con cái để hướng cho con cái cách định hướng đúng trong các mối quan hệ. Cần phải biết con mình quan hệ với ai, bạn bè tốt hay xấu. Đứa trẻ nào có bạn bè đều dùng ma tuý thì có khả năng chính chúng sẽ dùng ma tuý. Nên có sự qua lại giữa các phụ huynh với nhau, bằng cách làm quen với cha mẹ của bạn bè chúng để có hỗ trợ cho nhau, ngăn chặn con cái mình sa đà. Phải làm sao gần gũi với cuộc sống hàng ngày của con cái mình hơn. Song song với việc quan tâm đến con cái để kịp thời uốn nắn, ngăn chặn những thói hư tật xấu của chúng thì việc khen ngợi, khuyến khích con em mình làm những việc tốt cũng rất cần thiết vì nó sẽ tạo ra cho đứa trẻ hưng phấn và lòng tự tin, quên đi những cảm giác bị ràng buộc, mất tự do, ngăn chặn những ''bột phát'' của đứa trẻ. Cần phải biết rằng, những đứa trẻ bỏ học khi còn nhỏ, hay không có điều kiện tiếp tục cắp sách đến trường thì nguy cơ nghiện ma tuý dễ dàng hơn. Vì trong khi còn học tập tại nhà trường, trẻ em sẽ có điều kiện tìm hiểu về ma tuý. Vì lẽ đó, mọi gia đình hãy hết sức quan tâm đến sự nghiệp học tập của con em mình không để chúng bỏ học giữa chừng. Đối với những thanh niên chưa có công ăn việc làm hoặc việc làm không ổn định thì gia đình cũng vẫn cần phải tiếp tục quan tâm để động viên san sẻ những khó khăn, giúp họ vượt lên, hướng tới tương lại tốt đẹp. Sự tác động của gia đình là một trong những yếu tố quan trọng nhất để hạn chế thanh thiếu niên nghiện ma tuý. 1.2. Về phía nhà trường và xã hội: Cần phải tạo điều kiện cho con trẻ tham gia các tổ chức như Đội thiếu niên, nhi đồng, Đoàn thanh niên để thanh thiếu niên có điều kiện tiếp xúc, hoà nhập với nhóm bạn tốt, sống có lý tưởng. Kết hợp học tập nội khoá với tuyên truyền, giáo dục tác hại của ma tuý, nội dung tuyên truyền phải dễ hiểu và thiết thực, kèm theo những hình thức hấp dẫn như: phim ảnh, báo tường, thi tìm hiểu có thưởng... để thanh thiếu niên tìm hiểu và có nhận thức nghiêm túc với tệ nạn ma tuý. Với những học sinh có biểu hiện học sút, kém cần phải kết hợp với phụ huynh học sinh đó để theo dõi, ngăn chặn không cho trẻ em nhiễm thói hư tật xấu dẫn đến nghiện ma tuý. Với những học sinh đã mắc nghiện ở mức độ nhẹ, cần phát hiện kịp thời để phân công bạn bè và cùng gia đình kịp thời giúp các em ngăn chặn không cho tiếp tục nghiện, rồi tiến tới cai nghiện. Nhà trường cũng nên nhận học trở lại những em học sinh, sinh viên đã phải nghỉ học để cai nghiện để động viên khuyến khích các em khác quyết tâm cai nghiện. Sau đó sử dụng chính những em này làm lực lượng tuyên truyền vận động chống nghiện ma tuý. Nhà trường và địa phương cần tạo ra những sân chơi hợp lý, những cuộc chơi thật sự bổ ích và lý thú để lôi kéo thanh thiếu niên, tạo niềm hứng thú say mê lành mạnh cho thanh thiếu niên. Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội nơi thanh thiếu niên sinh sống để tạo nên sức mạnh tổng hợp, cuốn hút thanh thiếu niên không để họ bị ma tuý lôi kéo. Những hàng rong, những quán bán hàng xung quanh khu vực trường học rất dễ bị bọn người xấu lợi dụng để làm các tụ điểm phát tán ma tuý, vì vậy phải được kiểm tra chặt chẽ. Nếu thấy cần thiết thì kết hợp giữa nhà trường và các cơ quan chức năng khác kiên quyết dẹp bỏ tình trạng bán hàng rong xung quanh khu vực trường học. Với những thanh niên chưa có công ăn việc làm cần có kế hoạch đào tạo, dạy nghề và bố trí công ăn việc làm để hạn chế sự tự do vô kỷ luật. Với đội ngũ này cần phải kết hợp các cơ quan đoàn thể xung quanh nơi họ đang sống để theo dõi, vận động không để họ bị ma tuý lôi kéo. Ảnh minh họa (nguồn Internet) Phòng chống tệ nạn ma túy không phải là trách nhiệm của riêng ai, riêng cơ quan nào mà cần một phong trào quần chúng rộng rãi, phải có tính xã hội cao. Vậy, để công tác phòng chống ma túy đạt hiệu quả cần phải có sự chung tay của cả hệ thống chính trị, chính quyền các cấp, cộng đồng xã hội và đặc biệt là vai trò, trách nhiệm của gia đình trong việc quản lý giáo dục thành viên trong gia đình, thân nhân về tác hại của ma túy và thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy; các phương tiện truyền thông cần tiếp tục tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền với nhiều hình thức, nội dung thiết thực; các cơ quan báo đài phát huy lợi thế của mình để đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền phòng chống ma túy, khai thác tuyên truyền có hiệu quả trên hệ thống đài truyền thanh tại các phường, xã, thị trấn; thông qua hoạt động của các đoàn thể góp phần tạo bước chuyển biến tích cực, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các ngành, các cấp, các tầng lớp nhân dân trong công tác đấu tranh phòng, chống ma túy và tác hại của ma túy nhằm làm giảm tệ nạn ma túy trong đời sống xã hội; gắn tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma túy với các nội dung xây dựng gia đình văn hóa, xây dựng khóm, ấp văn hóa xây dựng xã, phường không tệ nạn xã hội. 2.Đối với người nghiện ma túy. Theo quy định pháp luật hiện hành , người nghiện ma túy phải tự khai báo về tình trạng nghiện ma túy của bản thân và đăng ký hình thức cai nghiện với chính quyền cơ sở. Việc tiếp nhận người vào cai nghiện phải có đủ tiêu chuẩn chẩn đoán trạng thái nghiện và hội chứng cai. Người nghiện phải được x ác định tình trạng nghiện và mức độ lệ thuộc vào các chất gây nghiện dạng thuốc phiện thực hiện theo quy định tại Quyết định số 5075/QĐ-BYT ngày 12/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Các hình thức cai nghiện ma túy được pháp luật quy định gồm: 2.1.Cai nghiện tại gia đình, cộng đồng: Cơ quan chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động cai nghiện tại gia đình là UBND cấp xã. Giúp việc cho UBND cấp xã là Tổ công tác cai nghiện ma túy với thành viên gồm đại diện lãnh đạo UBND, cán bộ y tế, công an, cán sự xã hội và một số ban ngành, đoàn thể liên quan cấp xã. Cán bộ y tế xã kết hợp với gia đình người nghiện hay người giám hộ lập hồ sơ bệnh án, lập kế hoạch điều trị cắt cơn, giải độc theo hướng dẫn của Bộ Y tế; kết hợp điều trị cắt cơn giải độc với tư vấn tâm lý và các biện pháp trị liệu khác. Tổ công tác cai nghiện phân công người thường xuyên hướng dẫn gia đình theo dõi, quản lý, chăm sóc người nghiện. UBND xã có trách nhiệm tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao và các hoạt động xã hội khác; tạo điều kiện cho người đã cai nghiện học nghề, tìm việc làm, vay vốn, tiếp cận với các dịch vụ sản xuất, kinh doanh; huy động các tổ chức, cá nhân giúp đỡ người đã cai nghiện để tái hòa nhập cộng đồng. 2.2.Cai nghiện tự nguyện tại Trung tâm: được áp dụng đối với người nghiện ma túy không thuộc diện cai nghiện bắt buộc xin cai nghiện tự nguyện tại Trung tâm. Đối với trường hợp người tự nguyện là người chưa thành niên phải có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ. Thời gian cai nghiện do người nghiện hoặc gia đình của người nghiện quyết định nhưng không được thấp hơn 6 tháng. 2.3.Cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm: Đưa đi cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm là một biện pháp được áp dụng đối với người nghiện đã lệ thuộc quá nhiều vào ma túy, cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã cai tại trung tâm không có kết quả, tái nghiện nhiều lần. Đây là biện pháp mang tính nhân văn, nhằm giúp người nghiện có thời gian tránh xa ma túy, vượt qua chính mình và nhận thức được tác hại của sự lệ thuộc vào ma túy, đồng thời, cung cấp cho họ các kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp để tìm việc làm, ổn định cuộc sống. Quan điểm này của Nhà nước Việt Nam cũng phù hợp với một trong những Nguyên tắc điều trị nghiện ma túy hiệu quả mà Viện nghiên cứu quốc gia về lạm dụng ma túy (NIDA) thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ con người Hoa Kỳ (USDHHS) đã đưa ra và được Cơ quan Phòng chống tội phạm và ma túy của Liên hợp quốc (UNODC), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tán thành là: “Điều trị nghiện không nhất thiết phải tự nguyện để có hiệu quả” (Nguyên tắc số 10). Thẩm quyền ra quyết định đưa đi cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm thuộc Chủ tịch UBND cấp huyện. Mặc dù việc đưa người nghiện đi cai nghiện bắt buộc không phải là phán quyết của cơ quan Tư pháp như ở một số nước nhưng với những quy định hết sức chặt chẽ về thẩm quyền, thủ tục và trình tự tiến hành đã đảm bảo tính độc lập, khách quan của Chủ tịch UBND cấp huyện trong việc ra quyết định, đúng đối tượng, thể hiện tính thống nhất của pháp luật và đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý của người có hành vi vi phạm. Điều đó thể hiện ở một số điểm sau: Việc áp dụng biện pháp đưa vào Cơ sở chữa bệnh phải được tiến hành theo các thủ tục pháp lý được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật: (Mục 4, Chương VI, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành, Nghị định số 135/2004/NĐ-CP, Nghị định số 61/2011/NĐ-CP, Thông tư liên tịch số 22/2004/TTLT/BLĐTBXH-BCA); Hồ sơ đưa người vào cơ sở chữa bệnh phải do cơ quan công an cấp xã lập, thẩm định theo mẫu được ban hành; Chủ tịch UBND cấp huyện khi quyết định áp dụng biện pháp đưa vào Cơ sở chữa bệnh phải căn cứ trên cơ sở đề nghị của Hội đồng Tư vấn, gồm 4 thành viên: Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Trưởng phòng Tư pháp, Trưởng Công an huyện, Chủ tịch Hội phụ nữ cấp huyện. Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội là thường trực Hội đồng Tư vấn; Người được áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh được quyền khiếu nại hoặc khởi kiện ra trước toà hành chính về quyết định của Chủ tịch UBND cấp huyện; Việc thi hành Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính được giám sát bởi Hội đồng Dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, và được kiểm tra bởi các cơ quan Chính phủ. 2.4.Cai nghiện tại các cơ sở dân lập: Nhằm đẩy mạnh xã hội hóa công tác cai nghiện, khuyến khích các cá nhân, tổ chức đoàn thể xã hội, doanh nghiệp, người dân tham gia vào công tác cai nghiện, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 147/2003/NĐ-CP ngày 02/12/2003 quy định về điều kiện, thủ tục cấp giấy phép và quản lý hoạt động cai nghiện của các cơ sở cai nghiện ma tuý tự nguyện. Hiện nay trên địa bàn cả nước có 19 cơ sở cai nghiện dân lập, có khả năng cai nghiện cho khoảng 3.000 người nghiện. Các cơ sở cai nghiện dân lập thu hút người tự nguyện vào cai, chủ yếu là người nghiện nhẹ và có khả năng đóng góp đầy đủ các chi phí theo chế độ hạch toán lấy thu bù chi của các cơ sở này. Thời gian điều trị cai nghiện ở các cơ sở dân lập thường từ 3- 6 tháng, ngắn hơn các ở các trung tâm do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý. Quy trình cai nghiện: Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 41/2010/TTLT-BLĐTBXH-BYT của liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế về hướng dẫn quy trình cai nghiện, cho người nghiện ma túy tại các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội và cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện, quy trình cai nghiện cho người nghiện tại Trung tâm được chia làm 5 giai đoạn, bao gồm: 1) Giai đoạn tiếp nhận, phân loại, điều trị cắt cơn, giải độc (5% thời gian); 2) Giai đoạn điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội (5%); 3) Giai đoạn giáo dục, tư vấn, phục hồi hành vi nhân cách (30%); 4) Giai đoạn lao động học nghề (40%); 5) Giai đoạn phòng chống tái nghiện, chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng (20%). Thời gian thực hiện quy trình từ 1- 2 năm tùy theo mức độ lệ thuộc ma túy của người nghiện. Sau khi cai nghiện thành công thì bạn phải chuẩn bị tâm lý đối phó với tái nghiện: -Tự xác định những tình huống nguy cơ cao: bạn càng dễ tái nghiện hơn nếu bạn có chuyện phiền muộn, bực bội hay vì hoàn cảnh xung quanh khuyến khích bạn dùng ma túy trở lại, vì vậy bạn cần xác định những tình huống nào có thể dẫn bạn đến tái nghiện, bạn cần trả lời trung thực những câu hỏi sau: + Khi gặp người nào, nơi nào hoặc điều gì khiến bạn cảm thấy không thoải mái? + Ở những tình huống nào bạn cảm thấy có nguy cơ cao dùng lại ma túy? + Ở những cảm xúc nào khiến bạn cảm thấy khó kiểm soát ham muốn sử dụng ma túy? Khi đã xác định được những nguy cơ dẫn đến tái nghiện, bạn hãy chú tâm lựa chọn giải pháp hạn chế những tình huống nguy cơ cao như: + Tránh không đi lại con đường cũ, tới những địa điểm cũ, gặp gở những người cũ có thể khiến bạn thèm nhớ ma túy. + Tích cực tham gia các cuộc họp nhóm, câu lạc bộ,... + Có những suy nghĩ, hành động tích cực để giải quyết các vấn đề cá nhân, quan hệ hay công việc. - Bạn hãy kiên nhẫn thực hiện những điều sau: + Tự chăm sóc bản thân, một người có vẻ ngoài tươm tất sẽ chiếm được cảm tình của nhiều người hơn. + Sinh hoạt điều độ theo thời gian biểu. + Chủ động tham gia vào công việc của gia đình. + Nếu bạn cảm thấy buồn chán hay giận dữ là hoàn toàn bình thường, hãy thể hiện cảm xúc của mình một cách cởi mở, điềm tỉnh thay vì giữ trong lòng. + Nếu bạn đã hứa điều gì thì hãy cố gắng thực hiện, hạn chế tối đa những rắc rối hay hiểm lầm có liên quan đến tiền bạc và vật chất. + Nói với người thân về những dự định của bạn, rằng bạn mong muốn trở thành một người có ích và bạn cần họ giúp đỡ cụ thể thực hiện được điều đó. + Bạn có thể nhờ những người có uy tín trong dòng họ, cộng đồng hoặc các nhân viên tư vấn nói chuyện với người thân và gia đình bạn. + Cùng gia đình lập kế hoạch nhỏ cho từng ngày, từng tuần và
File đính kèm:
- chuyen_de_can_thiep_ma_tuy_20150727_022031.docx