Chuyên đề Luyện viết chữ đẹp

Cách sắp xếp các chữ cái có hình dáng tương tự vào bài dạy xuất phát từ quan niệm muốn dùng thao tác tương đồng để dạy chữ cái và dạy viết theo thứ tự từ đơn giản đến phức tạp xét về cấu tạo nét chữ.

 Nhóm 1: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong: c, o, ô, ơ, e, ê , x.

 Nhóm 2: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong phối hợp với nét móc( hoặc nét thẳng) a, ă, â, d, đ, g.

 

doc6 trang | Chia sẻ: rimokato | Lượt xem: 4595 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Luyện viết chữ đẹp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD – ĐT ĐẦM DƠI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH CÁI KEO Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Chuyên đề luyện viết chữ đẹp
A. Mục đích:
 - Thực tế hiện nay, chữ viết của các em học sinh trường ta đa số viết chưa được đẹp, chưa đúng mẫu, sự liên kết giữa các nét chữ hoặc liên kết giữa các chữ cái chưa chuẩn, tốc độ viết còn chậm, các em sử dụng nhiều màu mực và nhiều loại bút khác nhau nên việc giữ gìn “vở sạch – chữ đẹp” còn nhiều hạn chế.
 Qua thăm lớp, dự giờ tối thấy có giáo viên chưa nắm vững tên gọi các nét cơ bản, độ cao của con chữ, khoảng cách, các nét nối để viết liền mạch.
 Qua nhiều trăn trở tôi mạnh dạn viết chuyên đề: luyện viết chữ đẹp để cho các đồng nghiệp của trường tôi tham khảo. Nâng cao chất lượng giờ dạy và để học sinh viết đúng, viết nhanh, viết đẹp thì phong trào giữ gìn “vở sạch – chữ đẹp” mới đạt hiệu quả cao.
 B. Nội dung:
 - Muốn nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh, người giáo viên cần năm vững những yêu cầu cơ bản sau đây:
 + Kiến thức: Giúp học sinh có được những hiểu biết về đường kẻ, dòng kẻ, độ cao, cỡ chữ, hình dáng, tên gọi các nét chữ, cấu tạo chữ cái, khoảng cách giữa các chữ, chữ ghi tiếng, cách viết các chữ viết thường, đặt dấu thanh đúng vị trí và chữ số.
 + Kỹ năng: Viết đúng quy trình, viết chữ cái và liên kết các chữ cái tạo thành chữ ghi tiếng theo quy trình liền mạch. Viết phải thẳng hàng các chữ trên dòng kẻ, Ngoài ra còn phải rèn cho các em các kĩ năng như: Tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách để vở…
 Muốn có thói quen viết chữ nhẹ nhàng, thoải mái, trước hết giáo viên phải chú ý hướng dẫn học sinh kỹ thuật cầm bút, Cầm bút bằng ba ngón tay( ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa), bàn tay phải có điểm tựa là mép cùi của bàn tay. Khi cầm bút phải tự nhiên, nếu cầm quá chặt sẽ khó vận động, nếu cầm lỏng quá sẽ không điều khiển được bút.
 - Nếu các em cầm bút sai kĩ thuật bằng 4 đến 5 ngón tay, khi viết các em sẽ mau mệt mỏi, kết quả chữ viết sẽ không đúng và nhanh được.
 1. Cấu tạo chữ viết:
 a. Xác định tọa độ và chiều hướng chữ 
 Tọa độ chữ được xác định trên đường kẻ ngang của vở tập viết. Mỗi đơn vị dòng kẻ trong vở gồm có 4 dòng kẻ ngang ( 1 dòng đầu đậm và 3 dòng còn lại được in nhạt hơn). Ta kí hiệu đường kẻ trên là số 1 các đường khác là 2,3,4 đếm từ dưới lên.
 à Đường kẻ ngang
 * Đường kẻ dọc
 Cách xác định tọa độ trong khung chữ phải dựa vào đường kẻ dọc, đường kẻ ngang và các ô vuông làm định hướng. Đây là những điều kiện để dạy chữ viết thành một quy trình.
 a. Điểm đặt bút: Là điểm bắt đầu khi viết một nét trong chữ cái. Điểm đặt bút có thể nằm trên đường kẻ ngang hoặc không nằm trên đường kẻ ngang. 
 b. Điểm dừng bút: Là vị trí kết thúc của nét chữ trong một chữ cái. Điểm dừng bút có thể trùng với điểm đặt bút hoặc không nằm trên đường kẻ ngang.
 c. Tọa độ điểm đặt bút hoặc dừng bút: Về cơ bản, tọa độ này thống nhất ở vị trí 1/3 đơn vị chiều cao chữ cái, có thể ở vị trí trên đường kẻ ngang hoặc dưới đường kẻ ngang.
 d. Viết liền mạch: Là thao tác đưa ngòi bút liên tục từ điểm kết thúc của nét đứng trước tới điểm bắt đầu của nét đứng sau.
 Ví dụ: e nối với m à em em 
 x nối với inh à xinh xinh 
 + Các nét viết liền mạch khi viết không nên nhấc bút.
 1. Kỹ thuật khi lia bút:
 Để đảm bảo tốc độ trong quá trình viết một chữ cái hay viết nối các chữ cái với nhau, nét bút được thể hiện liên tục nhưng dụng cụ viết ( đầu ngòi bút, phấn) không chạm vào mặt phẳng viết ( giấy, bảng). Thao tác đưa bút trên không gọi là lia bút.
 Ví dụ: h nối với o à ho ho 
 => Vì từ h nối sang o không viết liền nét được ta viết chữ h sau đó lia bút sau đó lia bút sang điểm bắt đầu của chữ o.
 2. Kỹ thuật rê bút: Đó là trường hợp viết đè lên theo hướng ngược lại với nét chữ vừa viết. Ở đây xảy ra trường hợp dụng cụ viết ( đầu ngòi bút, phấn) chạy nhẹ từ điểm kết thúc của nét đứng trước đến điểm bắt đầu của nét liền sau.
 Ví dụ: Khi viết chữ p phải viết nét thẳng của chữ sau đó không nhấc bút để viết mà rê ngước bút lên đường kẻ ngang thứ hai để viết nét móc hai đầu.
 p 
** Cấu tạo của chữ cái Tiếng Việt:
 Các nét cơ bản hệ thống Tiếng Việt gồm 2 loại:
 * Nét thẳng: thẳng đứng | , nét ngang __ , nét xiên \ , / 
 * Nét cong: cong hở ( cong hở phái C, cong hở trái , cong khép kín O.
 Tuy nhiên trong hệ thống chữ La tinh ghi âm vị Tiếng Việt ngoài ra các nét cơ bả
trong cấu tạo chữ viết còn có các nét dư, những nét dư thừa này có chức năng tạo sự liên kết giữa các nét trong từng chữ cái và giữa các chữ với nhau.
 Việc cải tiến chữ cái ( kiểu chữ CCGD) bằng cách lượt bỏ các nét dư thừa đã làm mờ khu biệt cần thiết giữa các chữ cái và gây trở ngại trong giao tiếp, mặt khác các chữ này khi viết sẽ không liền mạch, không đẹp và tốc độ viết chậm. Ví dụ: anh, 
 * Nét phối hợp: Trên cở sở lấy nét chữ cơ bản làm nền, tính từ điểm xuất phát kéo dài nét đó cho đến khi không cần thết kéo dài được nữa ( đến đây đã đủ nét và nếu cứ tiếp tục kéo dài thì sẽ trùng với nét khác hoặc dư thừa nét) thì chấm dứt. Loại nét này gọi là nét phối hợp. Nhờ các quan niệm như vậy, các nét cấu tạo chữ cái không bị cắt vụn. Chẳng hạn chữ cái “a” ta phân tích thành 2 nét nét cong kín (O)và nét móc phải ( )
 Với cách xác định chữ như trên, việc phân tích các chữ trở nên gọn và dễ hiểu. 
 Sau đây là các nét phối hợp cần được thống nhất để dạy viết nét và viết chữ cái tiếng Việt.
 1. Nét móc: - Nét móc xuôi
 - Nét móc ngược
 - Nét móc hai đầu
 2. Nét cong: - Nét cong hở trái
 - Nét cong hở phải
 - Nét cong kín
 3. Nét thắt: - Nét thắt trên
 - Nét thắt giữa
 4. Nét khuyết: - Nét khuyết trên
 - Nét khuyết dưới
 Cách sắp xếp các chữ cái có hình dáng tương tự vào bài dạy xuất phát từ quan niệm muốn dùng thao tác tương đồng để dạy chữ cái và dạy viết theo thứ tự từ đơn giản đến phức tạp xét về cấu tạo nét chữ.
 Nhóm 1: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong: c, o, ô, ơ, e, ê , x.
 Nhóm 2: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét cong phối hợp với nét móc( hoặc nét thẳng) a, ă, â, d, đ, g.
 Nhóm 3: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét móc: i, t, u,ư, p, n, m.
 Nhóm 4: Nhóm chữ cái có nét cơ bản là nét khuyết ( Hoặc nét cong có nét phối hợp với nét móc): l, h, k, b, y, g .
 Nhóm 5: nhóm chữ cái có nét phối hợp là nét thắt: s, r, v.
 Về cơ bản cách sắp xếp này cũng theo sát các nhóm bài luyện tập viết trong vở.
4. Phương pháp dạy tập viết:
 1. Phương pháp trực quan:
 Giáo viên khắc sâu biểu tượng về chữ cho các em bằng nhiều con đường: kết hợp mắt nhìn, tai nghe, tay luyện tập. điều này giúp các em chủ động phân tích hình dáng, kích thước và hình dáng theo mẫu chữ, tìm sự giống nhau và khác nhau của chữ cái đã học trước đó trong cùng một nhóm tương đồng.
 Chữ mẫu là hình thức trực quan ở các bài tập viết. Đây là điều kiện đầu tiên để các em viết đúng. Có nhiều hình thức chữ mẫu, chữ mẫu in sẵn trong vở tập viết, Hộp chữ mẫu …Tiêu chuẩn của chữ mẫu là phải đúng mẫu chữ quy định, rõ ràng và đẹp.
 Chữ mẫu có tác dụng:
 - Chữ mẫu phóng to trên bảng sẽ giúp học sinh dễ quan sát, từ đó tạo điều kiện để các em phân tích hình dáng và các nét cơ bản, cấu tạo chữ cái cần viết trong bài học.
 - Chữ mẫu của giáo viên viết trên bảng sẽ giúp học sinh nắm được thứ tự các nét chữ của từng chữ cái, cách nối chữ cái trong một chữ nhằm đảm bảo yêu cầu viết liền mạch viết nhanh
 - Chữ của giáo viên khi chữa bài, chấm bài cũng được học sinh quan sát coi như là loại chữ mẫu, vì thế giáo viên cần ý thức viết chữ đẹp, đúng mẫu, rõ ràng.
 Ngoài ra, để việc dạy chữ không đơn điệu, giáo viên cần coi trọng việc xứ lý trong quan hệ giữa âm và chữ, tức là giữa đọc và viết. Do đó trong tiến trình dạy tập viết, nhất là những âm mà địa phương hay lẫn, giáo viên cần đọc mẫu. Việc viết đúng củng cố việc đọc đúng và đọc đúng đóng góp vai trò quan trọng để đảm bảo viết đúng.
 2. Phương pháp đàm thoại gợi mở:
 Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở giai doạn đầu của tiết học. Giáo viên dẫn dắt học sinh tiếp xúc với các chữ cái bằng một hệ thống câu hỏi, từ việc hỏi về các nét cấu tạo chữ cái, độ cao, kích thước đến so sánh sự giông nhau và nét khác biệt giữa các chữ cái đã học với chữ cái đã phân tích.
 3. Phương pháp luyện tập:
 Khi học sinh luyện tập viết, giáo viên cần luôn luôn uốn nắn cách ngồi viết.
 + Tập viết chữ ( chữ cái, chữ số, tữ ngữ, câu) trên bảng lớp.
 * Cách để vở, xê dịch vở khi viết: Khi viết chữ đứng, học sinh cần để vở ngay ngắn trước mặt. nếu tập viết chữ nghiêng, cần để vở hơi nghiêng sao cho mép vở phía dưới cùng với mép bàn tạo thành một góc 15 độ. Khi viết độ nghiêng của nét xcungf với mép bàn sẽ tạo thành một góc vuông 90 độ. Như vậy, dù viết theo kiểu chữ đứng hay chữ nghiêng, nét chữ luôn thẳng đứng trước mặt( chỉ khác nhau về cách để vở).
 * Cách trình bày bài: Học sinh nhìn và viết đúng theo mẫu trong vở tập viết, viết theo yêu cầu được giáo viên hướng dẫn tránh viết dở dang chữ ghi tiếng hoặc viết chòi ra mép rkhoong có dòng kẻ ô li, khi viết sai chữ, không được tẩy xóa mà cần để cách một khoảng ngắn rồi viết lại.
 **Cách nhận xét bài trên bảng con:
 Khi nhận xét chữ viết của học sinh trên bảng con, bảng lớp, giáo viên nên (dùng phấn màu sửa chữ viết sai hoặc chưa đúng mẫu) Sau đó gợi ý để học sinh tự sửa chữ đã viết sai và giơ bảng lên cho giáo viên kiểm tra ( giáo viên nên động viên kịp thời những học sinh viết đúng, viết đẹp).
5. Rèn nếp chữ viết rõ ràng sạch đẹp:
 Chất lượng về chữ viết của học sinh Không chỉ phụ thuộc vào điều kiện chủ quan ( năng lực cá nhân, sự luyện tập kiên trì, trình độ sư phạm của giáo viên…) mà còn có sự tác độngcủa những yếu tố khách quan( điều kiện, phương tiện phục vụ cho việc dạy và học tập viết). Do vậy, muốn rèn cho học sinh chữ viết rõ ràng, sạch đẹp, giáo viên cần quan tâm hướng dẫn, nhắc nhở các em thường xuyên về các mặt chủ yếu dưới đây:
A. Chuẩn bị và sử dụng đồ dùng học tập:
 Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh được thực hành luyện viết thông qua 2 hình thức: viết trên bảng( bảng lớp, bảng con) bằng phấn, bằng viết trong vở tập viết( but chì hoặc bút mực).Do vậy để thực hành luyện viết đạt kết quả tót, học sinh cần có ý thức chuẩn bị và sử dụng có hiệu quả một số đồ dùng học tập thiết yếu sau:
 a. Bảng con có kẻ ô li, phấn trắng, khăn lau. Giáo viên phải hướng dẫn học sinh sử dụng khăn lau bảng, khăn lau bảng phải ẩm, giúp cho việc xóa bảng đảm bảo vệ sinh, vừa không ảnh hửng đến chữ viết. Để việc sử dụng các đồ dùng học tập nói treentrong giờ tập viết đạt hiệu quả tốt, giáo viên cần hướng dẫn học sinh thực hiện một số điểm sau:
 Chuẩn bị bảng con, khăn lau đúng quy định:
 + Bảng con có dòng kẻ đồng dạng với dòng kẻ ô li trong vở tập viết.
 + Phấn viết có độ dài vừa phải.
 + Khăn lau sạch.
 Sử dụng bảng con hợp lí đảm bảo hợp vệ sinh.
 + Ngồi viết đúng tư thế.
 + Cầm và điều khiển viên phấn đúng cách.
 + Viết xong cần kiểm tra lại. Tự nhận xét và bổ sung chỗ còn thiếu, giơ bảng ngay ngắn để giáo viên kiểm tra nhận xét.
 + Đọc lại chữ viết trước khi xóa bảng.
 b. Vở tập viết, bút chì, bút mực:
 Vở tập viết cần được giữ sạch sẽ, không để quăn góc hoặc giây bẩn, giáo viên lớp 1 nên cho học sinh sử dụng bút chì ở 5 tuần đầu, đầu bút chì không được vuốt quá nhọn hay dày quá.
Về bút mực nên cho các em viết bằng bút mực nước hoặc bút có ngòi viết được nét thanh nét đậm, không nên sử dụng bút bi.
 c. Thực hiện quy định khi viết chữ:	
 + Tư thế ngồi viết
 + Cách cầm bút
 + Cách để vở
 + Cách trình bày bài
* Hướng dẫn học sinh viết:
 Giáo viên giới thiệu nội dung viết, viết chữ cái, viết ứng dụng: sau đó gợi ý cho học sinh hiểu ý nghĩa từ ứng dụng sẽ viết.
 - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét về cách viết ứng dụng ( độ cao các chữ cái quy trình viết liền mạch, nối chữ, khoảng cách giữa các chữ cái, chữ ghi tiếng, đặt dấu thanh…)
 - Giáo viên viết mẫu minh họa cách nối chữ cho học sinh theo dõi.
 - Học sinh quan sát và nêu lại cách viết rồi viết vào bảng con, Viết vào vở tập viết. 
Rèn viết chữ hoa cho học sinh
1. Luyện viết chữ hoa theo các nhóm:
 Đối với chữ hoa ta cần rèn theo các nhóm nét sau:
 Nhóm 1: U, Ư, Y, V, X, N, M.
 Khi rèn cần tập trung luyện kĩ nét móc hai đầu( chú ý có biến điệu ở các chữ X, N, M), cần phải hướng dẫn các em điều khiển nét bút có phần cong sao cho mềm mại.( chữ N, M là chữ cái có viết hoa kiểu 2).
 Nhóm 2: A, Ă, Â, N, M.
 Trọng tâm rèn ở nhóm này là nét móc ngược ( có biến điệu ở chữ N, M kiểu 1). Phải chú ý đưa bút đúng quy trình ( nét 1 viết từ dưới lên).
 Nhóm 3: C, G, E, Ê, T.
 Trọng ở nhóm này là phải luyện cách điều khiển đầu bút để tạo được những nét cong cho đúng. Chú ý: Chữ cái C, E tương đối khó viết, cần phải được tập luyện nhiều lần cho thành thạo.
 Nhóm 4: P, R, B, D, Đ, I, K, H, S, L, V.
 Đối với nhóm này nên bắt đầu luyện tập bằng nét thẳng đứng sau đó mới chuyển sang nét móc nét móc ngược trái có biến điệu.
 Nhóm 5: O, Ô, Ơ, Q, A, ( Q, A chữ hoa kiểu 2)
 Trong nhóm này phải rèn chữ O thật nhiều, viết chữ O đẹp thì viết những chữ còn lại sẽ đẹp.
 Khi rèn viết từng nhóm chữ xong rồi thì tập cho các em nối chữ bằng cách cho viết các bài 
 thơ ngắn.
 2. Cách đánh dấu thanh:
 Dấu thanh chỉ được đặt trên hoặc dưới chữ ghi nguyên âm ( âm chính), không đặt giữa hai chữ cái. Trường hợp âm chính là nguyên âm đôi, vị trí của dấu thanh sẽ được xác định tùy thuộc vào viết âm tiết, có âm cuối hay không. Nếu âm tiết không có âm cuối vần thì thì dấu thanh được đặt ở trên hoặc dưới con chữ thứ nhất của nguyên âm đôi.
 Ví dụ: Mía, Lúa, Lụa, Sửa, Cửa…
 - Nếu âm tiết có âm cuối vần thì đấu thanh được đặt ở trên hoặc dưới con chữ thứ nhất của nguyên âm đôi.
 Ví dụ: Khướu, Nướng, Uống, Yểng, Viết…
 3. Cách đánh dấu phụ:
 - Dấu phụ ở chữ cái ă, â, e, ê, ô đặt ở vị trí phía trên đầu các chữ cái. Điểm cao nhất của dấu không qua 1/3 đơn vị chữ, điểm thấp nhất của dấu không chạm vào đầu phần nét cơ bản của các chữ cái, chiều ngang của dấu bằng 1/3 dơn vị chữ.
 - Dấu phụ của chữ ư, ơ là một dấu như hình lưỡi câu đặt hơi nghiêng về bên phải của thân chữ, độ cao không quá 1/3 đơn vi chữ, ở chữ ư, điểm dừng bút của nét phụ chạm vào đầu của nét móc thứ hai, ở chữ ơ, điểm dừng bút của nét phụ chạm vào điểm dừng bút của nét cong kín.
 Qua thời gian áp dụng tôi thấy học sinh lớp tôi có nhiều chuyển biến rõ rệt về chữ viết. viết nắn nót, cẩn thận là thói quen của học sinh. Các em luôn luôn tự giác trong học tập, sách vở luôn sạch đẹp. Phong trào luyện viết chữ đẹp của lớp luôn đạt hiệu quả cao. Khi thấy vở của các em sạch đẹp tôi cũng thấy say sưa trong việc rèn chữ viết cho các em.

File đính kèm:

  • docchuyen de viet chu dep.doc
Giáo án liên quan