Chuyên đề Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về trung thực, trách nhiệm; gắn bó với nhân dân; đoàn kết, xây dựng đảng trong sạch, vững mạnh

- Trong thời gian hoạt động ở Pháp, lần đầu tiên Hồ Chí Minh tham gia hoạt động trong một đảng chính trị, đó là Đảng Xã hội Pháp. Qua đó dần dần Người hiểu về vai trò của đảng chính trị không chỉ trong cuộc đấu tranh giai cấp mà cả trong đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Từ nhận thức đó, Người đã đồng tình với bộ phận tiên tiến trong Đảng Xã hội Pháp, tham gia Quốc tế cộng sản, tách khỏi Đảng Xã hội, thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Đến với chủ nghĩa V. I. Lênin, Người nhận thức rõ hơn vai trò và những điều kiện tiền đề để đảng cộng sản ra đời, nhất là trong điều kiện của một nước thuộc địa, giai cấp công nhân còn nhỏ bé. Toàn bộ hoạt động cách mạng của Người từ 1924 đến năm 1930 là để chuẩn bị cho sự ra đời của đảng cộng sản ở Việt Nam.

doc18 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 930 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về trung thực, trách nhiệm; gắn bó với nhân dân; đoàn kết, xây dựng đảng trong sạch, vững mạnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i cán bộ, đảng viên, công chức phải :
+ “Nhận rõ phải, trái. Giữ gìn lập trường. Tận trung với nước. Tận hiếu với dân. Mọi việc thành hay bại là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay là không”.
+ Cán bộ của Đảng, Nhà nước “cần phải xung phong, gương mẫu trong sản xuất và trong công tác, hết lòng hết sức phục vụ Nhân dân, luôn luôn trau dồi đạo đức cách mạng, cần kiệm, liêm chính”.
+ Với mỗi đảng viên “Bất kỳ khó khăn đến mức nào cũng kiên quyết làm đúng chính sách và nghị quyết của Đảng, làm gương cho quần chúng. Mọi đảng viên phải nâng cao tinh thần trách nhiệm trước Nhân dân, trước Đảng, phải kiên quyết chống lại chủ nghĩa cá nhân”;
+ “Vô luận trong hoàn cảnh nào, người đảng viên cũng phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết. Nếu lợi ích của Đảng và lợi ích cá nhân mâu thuẫn với nhau, thì lợi ích cá nhân phải tuyệt đối phục tùng lợi ích Đảng”.
+ "Cán bộ đảng viên phải nâng cao tinh thần phụ trách trước Đảng và trước quần chúng, hết lòng, hết sức phục vụ Nhân dân. Phải kính yêu Nhân dân. Phải tôn trọng thật sự quyền làm chủ của Nhân dân. Tuyệt đối không được “kiêu ngạo, công thần, tự cao, tự đại"... Người dạy: "Cơm của chúng ta ăn, áo của chúng ta mặc, vật liệu chúng ta dùng đều là mồ hôi, nước mắt của Nhân dân mà ra. Vì vậy chúng ta phải đền ơn xứng đáng cho Nhân dân. Chớ vác mặt làm quan cách mạng để dân ghét, dân khinh, dân không ủng hộ".
2.2. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh suốt đời gắn bó với Nhân dân
- Sinh ra trong một gia đình nho nghèo, cùng sống với các tầng lớp Nhân dân lao động, Hồ Chí Minh đã sớm có quan niệm và lối sống gắn bó với Nhân dân. Khi còn đang là học sinh trường Quốc học Huế, Người đã xuống đường hòa vào dòng người biểu tình chống thuế, giúp đỡ những người nông dân thể hiện các yêu sách của mình bằng tiếng Pháp.
- Rời trường học, Người bắt đầu cuộc đời lao động kiếm sống và hoạt động cách mạng. Làm giáo viên trường Dục Thanh (Bình Thuận), người gắn bó với thanh niên học sinh, truyền cảm hứng cho họ về lòng yêu nước và trách nhiệm của người dân, đặc biệt thanh niên với Tổ quốc. Tiếp đó, Người đã học nghề và làm việc tại xưởng tàu với vai trò của người công nhân, trước khi xuống tàu ra nước ngoài “xem người ta làm thế nào để về giúp nước”.
- Bôn ba qua nhiều nơi trên thế giới trong gần 10 năm đầu tiên sống ở nước ngoài, Người đã làm đủ nghề để kiếm sống và để hoạt động cách mạng. Làm phụ bếp trên tàu thủy, Người chia sẻ những nỗi vất vả, nguy hiểm của thủy thủ, khuyên nhủ họ dành tiền giúp gia đình. Làm bồi bàn, người gói những miếng bánh mỳ còn nguyên vẹn khi dọn các bàn ăn, dành để cho những người vô gia cư ở Luân Đôn sau khi hết buổi làm. Người gần gũi và trở thành đồng chí với các nhà cách mạng châu Á, châu Phi, châu Mỹ La tinh, trong Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa
- Sự gắn bó với Nhân dân trong những năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài và sau khi về nước không chỉ thể hiện quan điểm xuyên suốt gần dân, gắn bó với dân của Hồ Chí Minh, mà còn là một trong những nguyên nhân thành công trong sự nghiệp cách mạng rất phong phú và không hiếm gian nan của Người. Hai lần bị bắt, bị giam trong tù, Người chia sẻ những nỗi đau của bạn tù cùng cảnh ngộ và nhận được sự giúp đỡ của mọi người. Trong những năm đấu tranh giành chính quyền, kháng chiến chống Pháp, Người sống trong dân, được giúp đỡ, chở che, và dân luôn ở bên Người, là nguồn lực, niềm tin của Người.
- Khi trở thành lãnh tụ cao nhất của Đảng và Nhà nước, Người vẫn muốn sống cuộc sống bình thường, ở trong ngôi nhà dành cho những người lao động. Dù bận giải quyết nhiều công việc hệ trọng, Người vẫn không quên theo dõi cuộc sống hàng ngày của các tầng lớp Nhân dân, phát hiện và thưởng hơn 5.000 huy hiệu Hồ Chí Minh cho những người tốt, việc tốt. Trong 10 năm 1959-1969, với độ tuổi 70, Người đã có trên 700 lần đi xuống cơ sở thăm và tìm hiểu tình cảnh của Nhân dân
- Sự quan tâm đến con người, đến mọi tầng lớp Nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện tập trung trong bản Di chúc, lời dặn và sự “tâm nguyện” của Người. Điều đầu tiên Người muốn nói về con người. Trong những lời dặn lại, Người yêu cầu sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đến mọi tầng lớp Nhân dân, không quên một ai, kể cả những người “lầm đường, lạc lối” hay những người là “hậu quả của chế độ cũ để lại”. Người dặn Đảng,  Nhà nước phải dựa và dân để xây dựng đất nước, xây dựng xã hội mới, bởi đây là “cuộc chiến khổng lồ”, chỉ có thể thực hiện được  khi dựa vào dân.
Tấm gương suốt đời gắn bó với Nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện một tư tưởng lớn, một nhân cách lớn của một anh hùng giải phóng dân tộc, chiến sỹ lỗi lạc của phong trào cách mạng thế giới, một  nhà văn hóa kiệt xuất của nhân loại.
3. Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh
3.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết
- Trong các tác phẩm của mình, Hồ Chí Minh  có tới trên 405 bài nói và viết về đoàn kết. Tư tưởng đoàn kết nổi bật là:  “Đoàn kết làm ra sức mạnh”, “Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta”; “Đoàn kết là thắng lợi”; “ Đoàn kết là then chốt của thành công”. “Đoàn kết” là điểm mẹ. Điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt ”. “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”.
- Theo Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc là một mục tiêu, một nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng; phải được quán triệt trong mọi đường lối, chủ trương của của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong mọi giai đoạn cách mạng.
 Hồ Chí Minh khẳng định, đại đoàn kết toàn dân là mục đích phấn đấu của Đảng Cộng sản. Ngày 3-3-1951, trong “Lời kết thúc buổi ra mắt của Đảng Lao động Việt Nam”, Hồ Chí Minh thay mặt Đảng tuyên bố trước toàn dân tộc: “Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam có thể gồm 8 chữ là “ đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc”.
Ngày 31-8-1963: nói chuyện với cán bộ tuyên huấn miền núi về cách mạng xã hội chủ nghĩa, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Trước cách mạng Tháng Tám và trong kháng chiến, thì nhiệm vụ tuyên huấn là làm sao cho đồng bào các dân tộc hiểu được mấy việc. Một là đoàn kết. Hai là làm cách mạng hay kháng chiến để đòi độc lập. Chỉ đơn giản thế thôi. Bây giờ mục đích tuyên truyền huấn luyện là: “Một là đoàn kết. Hai là xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ba là đấu tranh thống nhất nước nhà".
- Theo Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân. Khái niệm dân, Nhân dân, đồng bào là một tập hợp đông đảo quần chúng, là “mọi con dân nước Việt”,“mỗi một người con Rồng cháu Tiên”, không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, “già, trẻ, gái trai, giàu nghèo, quý tiện”.
Đại đoàn kết dân tộc là tập hợp được mọi người dân vào cuộc đấu tranh chung. Hồ Chí Minh nhiều lần nêu rõ: “Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc; ta còn đoàn kết để xây dựng nước nhà. Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phục vụ Nhân dân thì ta đoàn kết với họ”.
- Đại đoàn kết toàn dân thì phải kế thừa truyền thống yêu nước - nhân nghĩa - đoàn kết của dân tộc. Hồ Chí Minh “Tha thiết kêu gọi tất cả những người thật thà yêu nước, không phân biệt tầng lớp nào, tín ngưỡng nào, chính kiến nào và trước đây đứng về phe nào; chúng ta hãy thật thà cộng tác vì dân vì nước”. Người căn dặn: “Cần xoá bỏ hết thành kiến, cần phải thật thà đoàn kết với nhau, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ để phục vụ Nhân dân”.
- Đại đoàn kết dân tộc dựa trên  nền tảng của khối liên minh công nông, tập hợp trong Mặt trận dân tộc thống nhất. Hồ Chí Minh viết “Lực lượng chủ yếu trong khối đoàn kết dân tộc là công nông, cho nên liên minh công nông là nền tảng của Mặt trận dân tộc thống nhất”. Mặt trận hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, lấy việc thống nhất lợi ích tối cao của dân tộc với lợi ích của các tầng lớp Nhân dân làm cơ sở để củng cố và không ngừng mở rộng.
- Đoàn kết toàn dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh là đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thật sự, chân thành, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Với phương châm “cầu đồng tồn dị”, Người nêu rõ: “Chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ các tầng lớp Nhân dân.. .; phải đoàn kết tốt các đảng phái, các đoàn thể, các nhân sĩ trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thực hiện hợp tác lâu dài, giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau tiến bộ; phải đoàn kết các dân tộc anh em, cùng nhau xây dựng Tổ quốc.. .; phải đoàn kết chặt chẽ đồng bào lương và đồng bào các tôn giáo, cùng nhau xây dựng đời sống hoà thuận, ấm no, xây dựng Tổ quốc”.
“Đoàn kết thật sự nghĩa là mục đích phải nhất trí và lập trường cũng phải nhất trí. Đoàn kết thật sự nghĩa là vừa đoàn kết vừa đấu tranh, học những cái tốt của nhau, phê bình những cái sai của nhau, phê bình trên lập trường thân ái, vì nước, vì dân”.
- Đảng Cộng sản vừa là thành viên của Mặt trận dân tộc thống nhất, vừa là lực lượng lãnh đạo Mặt trận, có trách nhiệm xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng vững chắc.
Hồ Chí Minh khẳng định: Đảng Cộng sản Việt Nam vừa là của giai cấp công nhân, vừa là của Nhân dân lao động và của cả dân tộc. Vì vậy, “đại đoàn kết dân tộc.. . thành vấn đề máu thịt của Đảng”. Muốn quy tụ được cả dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam phải: “Vừa là đạo đức, vừa là văn minh”; “Đảng Cộng sản phải tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc và thời đại”; “Đảng phải thực sự đoàn kết nhất trí”; “được Nhân dân thừa nhận”.
Người viết: “Đảng không thể thừa nhận quyền lãnh đạo của mình, mà phải tỏ ra là một bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhất và chân thực nhất. Chỉ trong đấu tranh và công tác hàng ngày, khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng, thì Đảng mới giành được địa vị lãnh đạo”.
“Trong quá trình xây dựng, củng cố và phát triển Mặt trận dân tộc thống nhất, Đảng ta luôn luôn đấu tranh trên hai mặt trận chống khuynh hướng cô độc, hẹp hòi, coi nhẹ việc tranh thủ tất cả những lực lượng có thể tranh thủ được; đồng thời chống khuynh hướng đoàn kết một chiều, đoàn kết mà không có đấu tranh đúng mức trong nội bộ Mặt trận”.
3.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh
3.2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng
- Trong thời gian hoạt động ở Pháp, lần đầu tiên Hồ Chí Minh tham gia hoạt động trong một đảng chính trị, đó là Đảng Xã hội Pháp. Qua đó dần dần Người hiểu về vai trò của đảng chính trị không chỉ trong cuộc đấu tranh giai cấp mà cả trong đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Từ nhận thức đó, Người đã đồng tình với bộ phận tiên tiến trong Đảng Xã hội Pháp, tham gia Quốc tế cộng sản, tách khỏi Đảng Xã hội, thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Đến với chủ nghĩa V. I. Lênin, Người nhận thức rõ hơn vai trò và những điều kiện tiền đề để đảng cộng sản ra đời, nhất là trong điều kiện của một nước thuộc địa, giai cấp công nhân còn nhỏ bé. Toàn bộ hoạt động cách mạng của Người từ 1924 đến năm 1930 là để chuẩn bị cho sự ra đời của đảng cộng sản ở Việt Nam.
- Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, công tác xây dựng Đảng chiếm một vị trí quan trọng. Người luôn khẳng định, trong sự nghiệp đấu tranh giành và bảo vệ nền độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ đất nước luôn luôn đòi hỏi một đảng trong sạch, vững mạnh, có tầm cao trí tuệ, sức chiến đấu, gắn bó với Nhân dân, đủ năng lực lãnh đạo Nhân dân trong mọi giai đoạn của cách mạng.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh có nhiều bài nói, bài viết về công tác xây dựng Đảng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng rất phong phú, trong đó tập trung vào những điểm chủ yếu sau:
Một là, cách mạng cần có đảng. Cách mạng Việt Nam muốn thắng lợi  "trước hết phải có đảng cách mệnh". “Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt".  "Chủ nghĩa" mà Người đề cập ở đây là chủ nghĩa Mác - Lênin.
Hai là, xây dựng Đảng là phải thực hiện tốt các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng. Vận dụng và phát triển những nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng vô sản kiểu mới do V.I.Lênin đề ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu các nguyên tắc chủ yếu là: Nguyên tắc tập trung dân chủ; Nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách;  Nguyên tắc tự phê bình và phê bình; Kỷ luật nghiêm minh, tự giác.
Ba là, quan tâm xây dựng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên có đức, có tài để Đảng xứng đáng "là đạo đức, là văn minh".
Đây là sự phát triển sáng tạo của Hồ Chí Minh học thuyết của V.I.Lênin về đảng kiểu mới của giai cấp vô sản. Để đảng thực sự"là đạo đức, là văn minh" phải quan tâm xây dựng đội ngũ đảng viên của Đảng có phẩm chất, tư cách và năng lực hoạt động.
Bốn là, tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với dân.
- Đảng ta gắn bó với dân vì "Đảng là con nòi của dân tộc"; mục đích của Đảng là "Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ quốc". Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của Nhân dân. Mỗi đảng viên phải bằng hành động thực tế của mình để có niềm tin yêu của Nhân dân, chứ không phải "dán lên trán hai chữ cộng sản" là được dân tin, dân yêu, dân kính, dân phục. Đảng thường xuyên lắng nghe ý kiến của Nhân dân, hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân; tổ chức và vận động Nhân dân tham gia xây dựng Đảng.
Đảng phải nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với dân; phải “không ngừng nâng cao đời sống của Nhân dân”.
Năm là, Đảng phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn.
Theo Hồ Chí Minh, thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn bản thân Đảng là yêu cầu của sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Trong điều kiện cách mạng chuyển sang giai đoạn mới càng cần quan tâm đến công tác xây dựng Đảng; “việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng...".
3.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết trong công tác xây dựng Đảng
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết xây dựng Đảng bắt nguồn từ tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc; từ vai trò của Đảng trong đại đoàn kết toàn dân và các nguyên tắc xây dựng Đảng. Từ quan niệm “Đoàn kết là then chốt của thành công”, Người xác định phải xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất và Đảng Cộng sản phải là hạt nhân của đại đoàn kết trong Mặt trận. Muốn làm được viết đó, Đảng phải thực sự là “đạo đức, là văn minh”; phải đoàn kết trong Đảng, làm gương và thúc đẩy đoàn kết toàn dân.
- Trong công tác xây dựng Đảng, Hồ Chí Minh khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của đoàn kết. Điều đó thể hiện rất rõ trong những lời dạy của Người về xây dựng Đảng, lời dặn về việc làm đầu tiên trong Di chúc. Nội dung đoàn kết xây dựng Đảng trong tư tưởng Hồ Chí Minh tập trung lại gồm các điểm sau:
+ Vấn đề đoàn kết có tầm quan trọng hàng đầu của công tác xây dựng Đảng. Những thắng lợi của cách mạng Việt Nam trước hết là do sự đoàn kết trong Đảng đem lại, bởi từ đoàn kết trong Đảng dẫn tới đại đoàn kết toàn dân. Người viết: "Nhờ đoàn kết chặt chẽ" mà "Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo Nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác".
+ Đoàn kết là là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân tộc ta. Khi đã trở thành truyền thống thì mọi thế hệ cách mạng đều phải có  trách nhiệm duy trì và bảo vệ. Trong Di chúc, Người tâm huyết căn dặn: "Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình".
+ Để thực hiện đoàn kết, thống nhất trong Đảng, Hồ Chí Minh yêu cầu phải thực hiện các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt của Đảng, đặc biệt là dân chủ và phê bình, tự phê bình. Người căn dặn: "Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình". Theo Người, đó là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng.
+ Để đoàn kết, không chỉ là thực hiện nguyên tắc, bản lĩnh, lý trí mà rất cần cả tình thương yêu, sự đồng cảm và chia sẻ với nhau. Năm 1967, Người bổ sung vào trong bản Di chúc cụm từ: "trong Đảng phải có tình đồng chí, thương yêu lẫn nhau".
+ Trong điều kiện đảng cầm quyền, Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh yếu tố đạo đức của Đảng, chống lại các căn bệnh “quan liêu”, “tham nhũng, lãng phí”, “xa dân”.  Theo Người, đảng cầm quyền có nhiệm vụ to lớn là lãnh đạo Nhân dân xây dựng xã hội mới, một “cuộc chiến đấu khổng lồ, xóa đi những gì cũ kỹ hư hỏng, xây dựng những cái mới mẻ, tốt tươi”. Để hoàn thành sứ mạng đó, Đảng ta phải "là đạo đức, là văn minh". Trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: "Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của Nhân dân". 
3.3. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về đoàn kết, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh
3.3.1.Tấm gương suốt đời phấn đấu cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, quan tâm lãnh đạo, rèn luyện Đảng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh
- Trong quá trình chuẩn bị các điều kiện thành lập Đảng, Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm đến việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, mà còn rất quan tâm giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ nòng cốt của Đảng về đạo đức, tư cách người cách mạng.
Trong 23 điểm nêu trong cuốn Đường Kách mệnh, từ năm 1927 Hồ Chí Minh đã chỉ ra nhiều phẩm chất đạo đức cần có đối với người cách mang, như: Cần kiệm; Hoà mà không tư; Cả quyết sửa lỗi mình; Cẩn thận mà không nhút nhát; Nhẫn nại (chịu khó); Vị công vong tư; Không hiếu danh, không kiêu ngạo; Nói thì phải làm; Hy sinh; Ít lòng tham muốn về vật chất; Khoan thứ; Có lòng bày vẽ cho người; Trực mà không táo bạo; Quyết đoán; Dũng cảm
- Hồ Chí Minh đã xác định đúng ngay từ đầu đường lối, chiến lược giải phóng dân tộc để Đảng hoàn thành nhiệm vụ lãnh đạo Nhân dân đấu tranh lật đổ ách thống trị của thực dân, phong kiến, xây dựng chính quyền dân chủ Nhân dân. Trong giai đoạn 1930-1945, Người đã kiên định thực hiện đường lối chiến lược đó, mang lại thắng lợi của các mạng Tháng Tám, giành lại nền độc lập cho dân tộc. Sau khi thành lập chính quyền dân chủ Nhân dân, với cương vị người đứng đầu, Người cùng với Đảng chèo lái con thuyền cách mạng trong những điều kiện cực kỳ khó khăn, phức tạp những năm 1945-1946, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền cách mạng.
- Người đã xác định đường lối "kháng chiến, kiến quốc"; "thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược"; lãnh đạo Nhân dân ta đánh thắng chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, xây dựng và bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, hoàn thành sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ Nhân dân trong phạm vi cả nước; cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Trong cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ đó, có lúc Đảng gặp sai lầm, Hồ Chí Minh đã nhận trách nhiệm trước Đảng, trước dân. Trong thư gửi Nhân dân về kết quả cải cách ruộng đất, Người thay mặt Đảng, Chính phủ xin lỗi Nhân dân, hứa sửa chữa, khắc phục...
Trong cuộc đấu tranh đó, Hồ Chí Minh tự đặt mình trong tập thể, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, như Người viết “cả khi phải ẩn nấp nơi núi non, ra vào nơi tù tội không bao giờ xa rời mục tiêu đó” và “nguyện đi cùng với đồng bào, dù phải hy sinh tính mạng cũng không nề”
3.3.2.Tấm gương mẫu mực về phẩm chất, tư cách của một đảng viên, luôn luôn phấn đấu làm tròn mọi nhiệm vụ được Đảng giao phó
Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng, mẫu  mực của một đảng viên suốt đời phấn đấu, hy sinh cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nổi bật nhất ở các điểm sau:
Một là, tấm gương tuân thủ các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng.
Là người thành lập, rèn luyện và lãnh đạo cao nhất của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn  gương mẫu, thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng, coi kỷ luật của Đảng là kỷ luật nghiêm minh và tự giác. Quan tâm đến việc mở rộng và thực hành dân chủ trong Đảng, Người đã gương mẫu thực hiện dân chủ đầy đủ và tích cực nhất trong sinh hoạt Đảng. Người xác định rõ trách nhiệm cá nhân, nêu cao tinh thần “phụ trách” trước Đảng, trước dân tộc và Nhân dân.
Hai là, tấm gương luôn luôn tự rèn luyện, trau dồi phẩm chất, năng lực, đạo đức, lối sống, tác phong của một đảng viên.
- Đó là tấm gương luôn luôn giữ vững và rèn luyện ý chí, quyết tâm thực hiện với tinh thần “Không có gì quý hơn độc lập, tự do!"; với trách nhiệm trung thành với Đảng, với nước, hiếu với dân.
- Tấm gương khổ luyện, tiếp thu các giá trị văn hóa, tự hoàn thiện nhân cách, không ngừng học tập để có tri thức, nâng cao tầm trí tuệ. Hồ Chí Minh đã được UNESCO tôn vinh là anh hùng giải phóng dân tộc, N

File đính kèm:

  • docChuyen_de_hoc_tap_va_lam_theo_tam_guong_dao_duc_Ho_Chi_Minh_nam_2015.doc
Giáo án liên quan