Chuyên đề Hình ảnh người phụ nữ trong thơ Nguyễn Du

 *Khắc họa tính cách nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại

Khi vừa trông thấy Hoạn Thư, Thúy Kiều Thuý đã cất tiếng chào mỉa mai:

"Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!"

Tiếp theo lời chào mỉa mai là những lời mắng nhiếc, xỉ vả:

 "Đàn bà dễ có mấy tay,

 Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan!

 Dễ dàng là thói hồng nhan,

 Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều".

Với một kẻ như Hoạn Thư:

"Bề ngoài thơn thớt nói cười,

Bề trong nham hiểm giết người không dao".

Trước những lời nói mỉa mai của Kiều, Lúc đầu, "Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu", nhưng sau đó "Hoạn Thư đã liệu điều kêu ca". Trước hết Hoạn Thư gỡ tội cho mình bằng cách dựa vào tâm lý thường tình của người phụ nữ:

"Rằng: tôi chút phận đàn bà,

Ghen tuông thì cũng người ta thường tình".

 

docx101 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 7900 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên đề Hình ảnh người phụ nữ trong thơ Nguyễn Du, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g” với “sắc đẹp uyển chuyển làm rung động sáu khu trong thành”. Nguyễn Du cảm nhận ở nàng vẻ đáng yêu, mong manh đến huyền diệu của một cành hoa lạc xuống từ tiên giới. Ông cũng chú ý miêu tả khả năng rung động lòng người của nhan sắc người ca nữ. Bút pháp phóng đại “làm rung động sáu khu trong thành” là sự học tập cách nói xưa“mỹ nhân khuynh thành”, có mục đích nhấn mạnh vẻ đẹp tuyệt diệu của người con gái.
 Nhan sắc của người ca nữ trong Long thành cầm giả ca lại không mang vẻ mong manh quý phái như thế. Ngoại hình cô Cầm dường như bộc lộ rõ cốt cách tài tử, chất men trong máu người nghệ sĩ:
“Áo hồng ánh lên khuôn mặt hoa đào
Má đỏ vì rượu, vẻ ngây thơ, rất dễ thương”
                Cái nhìn của tác giả ở đây thật biết bao trìu mến, mê say. Người ca nữ say vì rượu, còn Nguyễn Du thì như đang say đắm trước vẻ ngây thơ đầy chất nghệ sĩ của nàng.
 Trong các bài thơ khác, dù ít dù nhiều, Nguyễn Du đều nhắc tới vẻ đẹp ngoại hình nhân vật với thái độ ngợi ca. Trong Dương phi cố lý, chỉ cần tác giả miêu tả cảnh đẹp trên quê cũ của Dương Quý Phi cũng đã khiến ta liên tưởng đến một nhan sắc khuynh thành: 
“Mây núi thưa thớt, hoa trên bờ sông rực rỡ
Nghe nói Dương phi sinh ở đất này.”
Hay chỉ sắc áo hồng của người hát cũ hiện lên trong hồi tưởng của nhà thơ trong bài Ngộ gia đệ cựu ca cơ cũng khiến ta xốn xang rung động. 
“Hồng tụ tằng văn ca uyển chuyển”
(Ta từng nghe giọng ca uyển chuyển của nàng lúc xưa mặc áo hồng).
                Như vậy, rõ ràng Nguyễn Du rất chú ý miêu tả vẻ đẹp ngoại hình nhân vật và miêu tả với đầy sự trân trọng, say mê. Đó là biểu hiện của cảm hứng nhân văn dào dạt, mới mẻ. Sự miêu tả đó không phải là ngẫu nhiên, vô cớ. Tác giả có dụng ý đối lập những nhan sắc kia với cái bất hạnh, oái oăm của cuộc đời để thể hiện triết lý “hồng nhan bạc phận”.
2.Xã hội phong kiến xưa không đề cao tài năng của người phụ nữ. Đặng Thanh Lê khẳng định: “người phụ nữ phong kiến lí tưởng phải là con người công dung ngôn hạnh toàn vẹn và cũng chỉ cần có như vậy. Ý thức hệ phong kiến không khẳng định khả năng lao động sáng tạo nói chung và khả năng trí tuệ nói riêng của người phụ nữ.”
 Vậy nhưng Nguyễn Du lại rất đề cao phương diện này. Trong Truyện Kiều, ông đã miêu tả tài năng của Kiều về nhiều mặt: tài đàn, tài thơ, tài ứng xử khéo léo. Trong thơ chữ Hán, hình ảnh những người phụ nữ có tài cũng ám ảnh nhà thơ, khiến Nguyễn Du viết nên những vần thơ đầy niềm cảm phục và yêu mến.
               Tài năng của nàng Tiểu Thanh trong “Độc Tiểu Thanh kí” là tài văn chương. Văn thơ Tiểu Thanh làm rung động tâm hồn Tố Như. Những bút tích của người con gái bạc mệnh còn lại với đời làm nhà thơ đau nhói khi nghĩ tới lẽ tài mệnh tương đố:
“Văn chương vô mệnh lụy phần dư”.
                Người hát cũ của nhà em trai Nguyễn Du lại được miêu tả về tài hát xướng. Sự miêu tả của Nguyễn Du ngắn gọn nhưng vô cùng gợi cảm: 
“Hồng tụ tằng văn ca uyển chuyển”
(Ta từng nghe tiếng ca uyển chuyển của nàng khi xưa, lúc mặc áo hồng).
Dù chỉ hiện lên trong hồi tưởng của nhà thơ, tiếng hát vẫn thật sống động, có hồn. Dường như Nguyễn Du chưa bao giờ quên cái buổi hội ngộ được nghe tiếng hát khi xưa dù đã nhiều năm tháng trôi qua, dù đến nay đã bạc đầu hai người mới gặp lại. Tiếng ca và màu áo hồng ngày đó như tương giao tạo nên một ấn tượng đẹp, dịu êm, mơ màng, không dễ nguôi quên trong tâm hồn tác giả.
                 Trong Truyện Kiều cũng như trong thơ chữ Hán, cứ đến chỗ miêu tả tiếng đàn thì người ta lại thấy ngòi bút Nguyễn Du say mê kì lạ và trở nên tài hoa, thần tình hơn hẳn. Bằng ngôn từ, nhà thơ muốn chuyển tải toàn bộ sự hấp dẫn của âm thanh tiếng đàn cũng như thể hiện trọn vẹn tình cảm của mình lên trang giấy. Hãy cùng lắng nghe tiếng đàn của cô Cầm đất Long thành để cảm nhận tài năng của nàng:
“Hoãn như sơ phong độ tùng lâm
Thanh như song hạc minh tại âm
Liệt như Tiến Phúc bi đầu toái tích lịch
Ai như Trang Tích bệnh trung vi Việt ngâm
Thính giả mĩ mĩ bất tri quyện”
Dịch:
(Tiếng khoan như gió thoảng qua rừng thông
Tiếng trong như đôi chim hạc kêu nơi xa thẳm
Tiếng mạnh như sét đánh tan bia Tiến Phúc
Tiếng buồn như Trang Tích lúc ốm ngâm rên tiếng Việt
Người nghe say sưa không biết mệt)
                 Tiếng đàn cô Cầm có rất nhiều cung bậc, thể hiện nhiều sắc thái tình cảm của con người. Khi nhẹ nhàng thoảng qua như gió, khi mạnh như sấm sét. Khi xa vắng, lúc buồn thương. Tác giả đã sử dụng những hình ảnh độc đáo, giàu sức gợi khiến phép so sánh hấp dẫn hơn: gió thoảng qua rừng thông, đôi chim hạc kêu nơi xa thẳm, sét đánh tan bia Tiến Phúc, Trang Tích lúc ốm ngâm rên tiếng Việt. Những hình ảnh trên không chỉ gợi âm thanh mà còn dồi dào sức biểu cảm. Đoạn thơ miêu tả những sắc thái khác nhau của tiếng đàn nhưng sao tất cả chỉ gợi một nỗi buồn thương da diết, dường như không có âm điệu vui nào trên phím nhạc của người ca nữ. Gió thoảng trong rừng thông hoang vu như chất chứa niềm bơ vơ lạc lõng. Đôi chim hạc rát họng kêu từ phía trời xa sao mà nghe ai oán, xót thương. Rồi thì sét đánh tan bia Tiến Phúc, Trang Tích ốm rên ngâm tiếng Việt, đó chẳng phải là sự mất mát, đổ vỡ và nỗi niềm li tán, nhớ thương xa vời hay sao? Tiếng đàn phải chăng chính là lời dự báo số mệnh con người? Và như thế, nghệ thuật của người ca nữ chắc chắn không phải là một thứ nghệ thuật tầm thường; nó có hồn, có thần, như đạt tới mức huyền bí thực sự.
3.Hồng nhan bạc phận, tài mệnh tương đố, tình là dây oan. Người phụ nữ mà hội đủ cả sắc, tài, tình thì số phận chắc chắn không thể hạnh phúc. Đó là quan niệm của Nguyễn Du. Bởi thế ông dành sự quan tâm lớn và niềm cảm thương chân thành cho những người phụ nữ tài sắc. Qua những gì được trải nghiệm, ông rút ra một điều thật cay đắng:
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.
Vậy các nhân vật tài nữ, giai nhân trong thơ chữ Hán Nguyễn Du “bạc mệnh” như thế nào?
Ví như người ca nữ La Thành cũng là một kiếp hồng nhan ngắn ngủi. Bi kịch của nàng giống với bi kịch của Đạm Tiên trong Truyện Kiều. Điều đáng nói là những người phụ nữ này lúc sống đã đau khổ, nhục nhã, không được xem trọng, lại phải chết trẻ khi còn đang xuân sắc, chưa được hưởng hạnh phúc một ngày. Cái bất hạnh của Tiểu Thanh cũng gần như thế, chỉ có điều nỗi đau khi còn sống của nàng là nỗi đau bị hắt hủi, phải sống trong sự cô đơn và ghẻ lạnh. Cả cuộc đời người ca nữ La Thành, nàng Tiểu Thanh là một bi kịch lớn, bi kịch cả khi còn sống lẫn khi đã chết.
4.Ngoài ra, thơ Nguyễn Du còn mang cái nhìn rất mới mẻ, tiến bộ về phẩm chất của những người phụ nữ đó là lòng nhân đạo. Ví như dù bị rơi vào lầu xanh của Tú Bà, Kiều phải sống một cuộc đời nhơ nhớp. Có lần nàng toan tự tử để mong thoát khỏi kiếp sống đọa đày đó. Nhưng khi Thúc Sinh ngỏ lời cầu hôn, Kiều không coi đấy là cơ may phải chớp lấy. Điều đầu tiên Kiều nghĩ đến là hạnh phúc của Hoạn Thư, người vợ hiện tại của Thúc Sinh. Nếu như nàng lấy chàng Thúc, một hiện thực không thể tránh khỏi cho Hoạn Thư là “Thêm người, người cũng bớt lòng riêng tây”.
          Rõ ràng, người bị thiệt thòi trước hết là Hoạn Thư. Tình cảm vợ chồng của Hoạn Thư sẽ bị chia sẻ. Kiều không đang tâm. Rồi khi được quan phủ và Thúc ông tác thành cho lấy Thúc Sinh, có thể nói, đó là lúc Kiều được sống trong hạnh phúc ấm êm. Nhưng nàng không giành giật hạnh phúc cho riêng mình. Nàng nghĩ đến sự cô đơn, thiệt thòi của Hoạn Thư, do đó nàng chủ động nài nỉ chàng Thúc trở về thăm vợ:
“Xin chàng hãy trở lại nhà.
Trước người đẹp ý, sau ta biết tình”.
          Làm việc này, Kiều hoàn toàn dự cảm được điều gì đang đợi mình sau chuyến viếng thăm vợ của chàng Thúc. Nàng nói:
“Dù khi sóng gió bất bình
Lớn ra phận lớn, tôi đành phận tôi”.
          Biết hi sinh mình cho người là một trong những đức tính của Kiều nói riêng và của các nhân vật phụ nữ trong văn học Việt Nam thế kỉ XVI - đầu XIX nói chung. Cùng với lòng vị tha, tấm tình thủy chung son sắt cũng là một trong những phẩm chất nổi bật của người phụ nữ.
5.So sánh:
Cùng thời với Nguyễn Du có Đoàn Nguyễn Tuấn, Trịnh Hoài Đức cũng viết về giai nhân, tài nữ. Nhưng như tác giả Nguyễn Thị Nương nhận xét:“Không thể nói  các nhà thơ  ấy không dành cho các nhân vật của mình cái nhìn cái nhìn nâng niu, trân trọng. Nhưng các tác giả đều chưa nhìn vào thế giới tâm hồn để nói lên nỗi lòng sâu kín của những kiếp cầm ca.”
              Quả đúng như thế. Viết về người tài nữ, các nhà thơ như Đoàn Nguyễn Tuấn vẫn thiên về ước lệ:
“Bách chuyển oanh hầu xảo lộng ca
Khả lân mĩ mục quán thu ba
Tiêu sơ lư xá trì ti, trúc
Uyển diễm kiều nương cưỡng ỷ la”
(Giọng oanh trăm chiều khéo lựa lời ca
Mắt đẹp đáng yêu thường gợn sóng thu
Nhà cửa thanh nhã, tay nâng đàn sáo
Dáng đẹp yêu kiều gượng mang gấm vóc)
(Hòe nhai ca nữ)
                Còn Trịnh Hoài Đức luôn nói đến vẻ kiều diễm của người con gái. Đó là một cái nhìn “nhẹ nhõm, mang tính thưởng thức” (Nguyễn Thị Nương).
                So sánh như vậy là để thấy rằng, Nguyễn Du đã dành những rung động chân thành nhất của con tim để viết về những người phụ nữ tài sắc mà bất hạnh. Chính nhờ thế, qua những hình tượng này, ta có thể khái quát khá chính xác một phần diện mạo tinh thần nhà thơ.
Như vậy là chúng ta vừa tìm hiểu những tâm sự của Nguyễn Du qua thơ viết về người phụ nữ tài sắc. Qua đây ta thấy được cốt cách đa tình mà nhân hậu của nhà thơ, cũng như nhận ra khuynh hướng nhân văn mới mẻ, rất riêng của ông thông qua hình tượng người phụ nữ xưa. Hy vọng rằng, trên hành trình khám phá vẻ đẹp thơ Nguyễn Du, sẽ ngày càng có nhiều hơn những người tri âm với nhà thơ như mong muốn của Tố Như lúc sinh thời:
“ Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”
(Không biết ba trăm năm lẻ nữa
Người đời ai khóc Tố Như chăng?)
(Độc Tiểu Thanh kí)
	3.NGHEÄ THUAÄT XAÂY DÖÏNG HÌNH TÖÔÏNG NGÖÔØI PHUÏ NÖÕ TRONG THÔ NGUYEÃN DU
Những bức chân dung của người phụ nữ trong thơ Nguyễn Du đã hiện lên với những vẻ đẹp tuyệt mĩ, hoàn hảo về cả ngoại hình lẫn nhân cách. Đó là nhờ vào nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật người phụ nữ điêu luyện của đại thi hào Nguyễn Du qua từng tác phẩm.
Nhìn chung, Nguyễn Du đã sử dụng một số nghệ thuật để vẽ nên những bức tranh của những tuyệt sắc giai nhân trong tác phẩm của mình. Trong đó có thể kể đến nghệ thuật xây dựng nhân vật từ việc khắc họa ngoại hình đến tài năng và số phận. Điều đầu tiên để lại dấu ấn trong lòng độc giả về những người phụ nữ chính là nhan sắc mặn mà, kiều diễm của họ. Nguyễn Du đã xây dựng ngoại hình của họ thật xuất sắc. Từ nàng Cầm ở Long Thành với nét đẹp “diễm kiều lả lướt”:
 “Tuổi hăm mốt nõn nà lộng lẫy
Gió xuân êm hây hẩy bông đào”
“Dạo khúc xuân diễm kiều lả lướt
Băm sáu cung thánh thót xinh xinh”
Đến nàng ca nữ đất La Thành có sắc đẹp như hoa cõi tiên bồng:
“Một cành hoa đẹp cõi tiên bồng,
Xuân sắc hương lan vọng sáu thành”.
(Viếng người ca nữ đất La thành)
Hay nàng Kiều với nét đẹp sắc sảo, “hoa ghen liễu hờn”:
“Làn thu thủy, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành họa hai”.
Sau vẻ duyên dáng, thướt tha, lộng lẫy của những nhan sắc “nghiêng nước nghiêng thành” là những tài năng kiệt xuất thiên hạ. Tài đàn hát vang danh một thời khắp thành Thăng Long xưa của nàng Cầm tài sắc:
“Đàn cầm thánh thoát mấy dây
Khắp thành quen miệng gọi ngay
Nàng Cầm “Cung Phụng Khúc” xưa ngâm trong Nội
Phổ nên chương tiếng nổi một thời”.
Hay tiếng đàn như ai oán của nàng Kiều xinh đẹp khiến người người phải chau mày, thán phục:
 “Trong như tiếng hạc bay qua,
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời
Tiếng khoan như gió thoảng ngoài,
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa”.
Những người phụ nữ đó còn được ông xây dựng gắn liền với hai chữ bạc mệnh, mỗi người là một tấn bi kịch đau thương. Bi kịch phải quên tình riêng, bán mình chuộc cha, 15 năm trời trôi nổi khắp chân trời góc bể đến thân xác rã rời của Kiều:
“Cỗi xuân tuổi hạc càng cao
Một cây gánh vác biết bao nhiêu cành
Lòng tơ dù chẳng dứt tình
Gió mưa âu hẳn tan tành nước non
Thà rằng liều một thân con,
Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây”.
“Phận sao phân bạc như vôi?
Đã đành nươc chảy hoa trôi lỡ làng”
Hay tấn bi kịch cuộc đời đầy sóng gió, bị chôn vùi, lãng quên sau 20 năm biến loạn của nàng Cầm:
	“Một nàng đầu tốc hình dung bơ phờ
	Mình gầy võ mày thưa duyên nhạt
	Ai biết nàng oanh liệt xưa kia”.
Đồng thời, trong mỗi tác phẩm của ông đều có những nghệ thuật xây dựng hình tượng phụ nữ rất riêng, rất độc đáo qua đó thể hiện tài năng kiệt xuất của đại thi hào. Trong “Độc Tiểu Thanh ký” - Nguyễn Du cảm xúc trước cuộc đời tài hoa mà mệnh bạc của Tiểu Thanh, nghệ thuật tái hiện đã được ông sử dụng để phản ánh cuộc đời đầy bất hạnh của Tiểu Thanh đã thể hiện qua hai câu thơ:
“Son phấn có thần chôn văn hận.
Văn chương không mệnh đốt còn vương”.
Nhà thơ mượn hai hình ảnh “son phấn” và “văn chương” để thể hiện cuộc đời của Tiểu Thanh.Hình ảnh “văn chương” thể hiện tài năng của nàng Tiểu Thanh. Còn hình ảnh “son phấn” nhằm chỉ Tiểu Thanh, mang linh hồn của nàng vì gắn với mục đích làm đẹp cho phụ nữ. Cả hai câu thơ cùng nhằm nhắc lại bi kịch trong cuộc đời Tiểu Thanh, một cuộc đời bi thảm, cô đơn của kiếp hồng nhan bạc mệnh, chỉ còn biết gửi gắm bao tâm sự vào văn chương để nguôi ngoai nỗi bất hạnh của mình. 
Mượn vật thể để nói về người. Gắn với những vật vô tri vô giác là những từ ngữ chỉ cho tính cách, số phận con người như “thần” và “mệnh”. Lối nhân cách hóa thể hiện rõ cảm xúc xót xa của nhà thơ về những bất hạnh của kiếp người qua số phận của Tiểu Thanh. Kết cục bi thảm của Tiểu Thanh xuất phát từ sự ghen tuông, lòng đố kỵ tài năng của người đời. Dù chỉ là những đồ vật vô tri vô giác thì chúng cũng phải chịu số phận đáng thương như chủ nhân : son phấn bẽ bàng, văn chương đốt dở. Hai câu thơ đã gợi lên sự tàn nhẫn của bọn người vô nhân trước những con người tài hoa. Đồng thời, cũng thể hiện nhận thức của Nguyễn Du vốn rất nhạy cảm trước cuộc đời của khách “hồng nhan bạc phận”, gắn với quan niệm “tài mệnh tương đố” của Nho gia. Vật còn như thế, huống chi ngưòi! Vượt lên trên những ảnh hưởng của thuyết thiên mệnh là cả tấm lòng giàu cảm thương của Nguyễn Du. 
*Miêu tả bằng bút pháp tương trưng, ước lệ.
Trong đoạn trích "Chị em Thuý Kiều", trước khi miêu tả vẻ đẹp của từng người, Nguyễn Du đem đến cho chúng ta những cảm nhận chung về vẻ đẹp của hai chị em. Đúng là những trang tuyệt sắc giai nhân:
 "Đầu lòng hai ả tố nga,
 Thuý Kiều là chị em là Thuý Vân.
 Mai cốt cách tuyết tinh thần,
 Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười".
Bút pháp ở đây mang tính ước lệ, tượng trưng, tác giả mượn vẻ đẹp của tự nhiên để nói lên vẻ đẹp của con người, cả hai chị em đều có vóc dáng thanh tao, ngoại hình xinh đẹp nhưng ở đây ông lại miêu tả Thúy Vân trước
"Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da."
Không chỉ tươi tắn trẻ trung mà còn kiều diễm. Nguyễn Du lấy thiên nhiên làm tiêu chuẩn cho sắc đẹp của con người. Ở đây, Thuý Vân được so sánh với trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc - những biểu tượng của thiên nhiên. Thuý Vân khuôn mặt tròn trịa, đầy đặn, sáng đẹp như trăng rằm, tiếng nói trong như ngọc, mái tóc mượt mà óng ả hơn mây, da trắng hơn tuyết. Đó là vẻ đẹp của một cô gái phúc hậu, đoan trang, một vẻ đẹp khiến thiên nhiên phải nhún nhường, phải chịu thua bức chân dung đẹp và có hồn, vừa bộc lộ tính cách, vừa dự báo số phận nhân vật: một tương lai êm đềm, hạnh phúc sẽ đến với Thuý Vân, chỉ có thể có được ở con người mắt nhìn người sâu sắc và nghệ thuật miêu tả bậc thầy của Nguyễn Du.
Việc miêu tả Thúy Vân trước cũng là dụng ý của Nguyễn Du, ông đã sử dụng nghệ thuật đòn bẩy, lấy vẻ đẹp của Thúy Vân để làm nền cho Thúy kiều. do đó ông đã miêu tả Thúy Kiều sau.
"Kiều càng sắc sảo mặn mà,
So về tài sắc lại là phần hơn.
Làn thu thuỷ nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh".
Thuý Vân đã được miêu tả như một cô gái đẹp hoàn hảo. Thuý Kiều vượt lên trên cái đẹp hoàn hảo ấy để trở thành một người hoàn hảo hơn. Vẫn bằng bút pháp ước lệ, tượng trưng, khi tả Thuý Kiều thì Nguyễn Du tập trung miêu tả đôi mắt và đôi chân mày:
	"Làn thu thuỷ nét xuân sơn,
	Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh".
Đôi mắt Kiều được ví như " làn nước mùa thu", làn nước mùa thu vừa trong sáng, vừa long lanh, vừa dợn sóng, lại được ẩn dưới nét lông mày thanh tú, mềm mại như dẫy núi mùa xuân, càng thêm cái hài hoà kiều diễm. Quả là, Kiều có vẻ đẹp "sắc sảo mặn mà" nàng không chỉ là bậc mĩ nhân có thể khiến cho"thành nghiêng nước đổ " nàng còn có sự sắc sảo về trí tuệ, mặn mà về tâm hồn. Nếu vẻ đẹp của Thuý Vân khiến cho thiên nhiên phải nhường nàng, thì vẻ đẹp của Thuý Kiều làm cho hoa cũng phải "ghen", liễu cũng phải "hờn".
*Miêu tả nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại:
Điều này đã thể hiện rõ nét nhất qua trích đoạn Kiều ở lầu Ngưng Bích. Đoạn trích đã khắc họa thành công tâm trạng buồn tủi, nhung nhớ về người yêu, người thân của mình. Trong trích doạn có hai câu:
 "Tưởng người dưới Nguyệt chén đồng,
Tin sương luống những rầy trông mai chờ".
Có thể thấy người đầu tiên xuất hiện trong nỗi nhớ của Kiều là chàng Kim Trọng nàng tưởng nhớ hình ảnh hai người uống rượu thề nguyện dưới đêm trăng mới hôm nào, trước đó:
"Vầng trăng vằng vặc giữa trời,
Đinh ninh hai miệng một lời song song".
Rồi sau khi nhớ về người yêu thì nàng lại nhớ về cha mẹ của mình:
	"Xót người tựa cửa hôm mai,
	Quạt nồng ấm lạnh những ai đó giờ?
	Sân lai cánh mấy nắng mưa,
	Có khi gốc tử đã vừa người ôm".
Kiều đã hình dung ra cảnh tượng sớm hôm cha mẹ tựa cửa ngóng trông tin tức của nàng. Nàng lại day dứt không nguôi là giờ đây ai là người phụng dưỡng cha mẹ đang ngày một già yếu.
Chỉ bốn câu thơ độc thoại nội tâm, Nguyễn Du đã khắc hoạ được tấm lòng hiếu thảo của Thuý Kiều đối với cha mẹ.
Có thể nói với những yếu tố ngôn ngữ độc thoại như trên, Kiều hiện lên thật đẹp, dù chốn lầu xanh đen tối nàng vẫn nghĩ về tình yêu với Kim Trọng, nghĩ về mẹ cha ->Nguyễn Du thành công trong việc khai thác nội tâm của người phụ nữ.
 *Khắc họa tính cách nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại
Khi vừa trông thấy Hoạn Thư, Thúy Kiều Thuý đã cất tiếng chào mỉa mai: 
"Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!"
Tiếp theo lời chào mỉa mai là những lời mắng nhiếc, xỉ vả: 
	"Đàn bà dễ có mấy tay,
	Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan!
	Dễ dàng là thói hồng nhan,
	Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều".
Với một kẻ như Hoạn Thư:
"Bề ngoài thơn thớt nói cười,
Bề trong nham hiểm giết người không dao".
Trước những lời nói mỉa mai của Kiều, Lúc đầu, "Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu", nhưng sau đó "Hoạn Thư đã liệu điều kêu ca". Trước hết Hoạn Thư gỡ tội cho mình bằng cách dựa vào tâm lý thường tình của người phụ nữ:
"Rằng: tôi chút phận đàn bà,
Ghen tuông thì cũng người ta thường tình".
Hoạn Thư nói rằng tội của tôi là tội ghen tuông, mà tội ấy thì ở người đàn bà nào mà chẳng có. Vậy là, đã đánh thức được ở Kiều lòng thông cảm với người cùng giới. từ đó cho thấy Hoạn Thư là người rất khôn ngoan, khéo léo trong ăn nói.
Cuối cùng Hoạn Thư tự nhận tội của mình và xin Kiều rộng lòng tha thứ:
"Trót lòng gây việc chông gai,
Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng?"
Lời gỡ tội của Hoạn Thư vừa có lí, vừa có tình. Lời cầu xin đúng mực, chân thành, Kiều đã phải thừa nhận cái thông minh, giảo hoạt của Hoạn Thư và ban một lời khen:
"Khen cho: thật đã nên rằng,
Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời".
Không thể là người "nhỏ nhen" Kiều đã tha tội cho Hoạn Thư:
"Đã lòng tri quá thì nên,
Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay".
Bằng nghệ thật sử dụng những ngôn ngữ độc thoại, Lời thoại rất gọn mà sắc đã làm nổi bật tâm lý, Nguyễn Du đã xây dựng thành công nhân vật Hoạn Thư là một người khôn ngoan sắc sảo và góp phần làm tô đẹp thêm hình ảnh của nhân vật Thúy Kiều, nàng rất cao thượng và vị tha.
Thông qua những tác phẩm của Nguyễn Du đã toát lên những vẻ đẹp rạng ngời của người phụ nữ xưa. Đó là những nét đẹp hiện lên từ chính ngoại hình và tài năng của họ. Những hình tượng người phụ nữ đó đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc hàng mấy thế kỉ. Điều đó chứng tỏ tài 

File đính kèm:

  • docxchuyen_de_Nguyen_Du_20150725_041434.docx