Chuyên đề Halogen

Bài 8. Từ KCl, H2SO4 đặc, MnO2, Fe, CuO, Zn, hãy điều chế FeCl3, CuCl2, ZnCl2.

Bài 9. Từ NaCl, H2O, Fe và các thiết bị cần thiết, hãy điều chế FeCl3, FeCl2, Fe(OH)2, Fe(OH)3.

Bài 10. Nhận biết các dung dịch mất nhãn sau bằng phương pháp hóa học:

 a. KOH, K2SO4 , KCl, K2SO4 , KNO3

 b. HCl, NaOH, Ba(OH)2 , Na2SO4

 c. HCl, HNO3 , H2SO4 , HBr

 d. KCl, K2SO4 , KNO3 , KI

 e. BaCl2 , K2SO4 , Al(NO3)3 , Na2CO3

Bài 11. Nhận biết các dung dịch sau bằng phương pháp hóa học:

 a. NaNO3 , NaCl, HCl.

 b. NaCl, HCl, H2SO4

 

doc2 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2386 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Halogen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HALOGEN. CLO 
Bài 1. Nêu điểm giống và khác nhau giữa các Halogen về cấu tạo và hóa tính.
Bài 2. Từ cấu tạo của nguyên tử clo, hãy nêu tính chất hóa học đặc trưng và viết các phản ứng minh họa.
Bài 3. Vì sao clo ẩm có tính tẩy trắng còn clo khô thì không?
Bài 4. Viết 3 phương trình phản ứng chứng tỏ clo có tính oxi hóa, 2 phương trình phản ứng chứng tỏ clo có tính khử.
Bài 5. Clo có thể tác dụng với chất nào sau đây? Viết phương trình phản ứng xảy ra: Al (to) ; Fe (to) ; H2O ; KOH ; KBr; Au (tO) ; NaI ; dung dịch SO2
Bài 6. Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:
a) MnO2 ® Cl2 ® HCl ® Cl2 ® CaCl2 ® Ca(OH)2 ®Clorua vôi
b) KMnO4 ® Cl2 ® KCl ® Cl2 ® axit hipoclorơ
 	 ® NaClO ® NaCl ® Cl2 ® FeCl3
 ® HClO ® HCl ® NaCl
c) Cl2 ® Br2 ® I2 
 ® HCl ® FeCl2 ® Fe(OH)2 
Bài 7. Cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử sau:
	a) KMnO4 + HCl ® KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O
	b) KClO3 + HCl ® KCl + Cl2 + H2O	
	c) KOH + Cl2 ® KCl + KClO3 + H2O
	d) Cl2 + SO2 + H2O ® HCl + H2SO4 
	e) Fe3O4 + HCl ® FeCl2 + FeCl3 + H2O
	f) CrO3 + HCl ® CrCl3 + Cl2 + H2O
	g) Cl2 + Ca(OH)2 ® CaCl2 + Ca(OCl)2 + H2O
Bài 8. 	a. Từ MnO2, HCl đặc, Fe hãy viết các phương trình phản ứng điều chế Cl2, FeCl2 và FeCl3. 	
b. Từ muối ăn, nước và các thiết bị cần thiết, hãy viết các phương trình phản ứng điều chế Cl2 , HCl và nước Javel .
Bài 9. Đốt nhôm trong bình đựng khí clo thì thu được 26,7 (g) muối. Tìm khối lượng clo và nhôm đã tham gia phản ứng? ĐS: 21,3 (g) ; 5,4 (g)
Bài 10. Tính thể tích clo thu được (đkc) khi cho 15,8 (g) kali pemanganat (KMnO4) tác dụng axit clohiđric đậm đặc. ĐS: 5,6 (l)
Bài 11. Điều chế một dung dịch axit clohiđric bằng cách hòa tan 2 (mol) hiđro clorua vào nước. Đun axit thu được với mangan đioxit có dư. Hỏi khí clo thu được sau phản ứng có đủ tác dụng với 28 (g) sắt hay không? ĐS: Không
Bài 12. Gây nổ hỗn hợp ba khí A, B, C trong bình kín. Khí A điều chế bằng cách cho axit HCl dư tác dụng 21,45 (g) Zn. Khí B thu được khi phân hủy 25,5 (g) natri nitrat (2NaNO3 NaNO2 + O2). Khí C thu được do axit HCl dư tác dụng 2,61 (g) mangan đioxit. Tính nồng độ phần trăm của chất trong dung dịch thu được sau khi gây nổ. ĐS: 28,85%
Bài 13. Cho 3,9 gam kali tác dụng hoàn toàn với clo. Sản phẩm thu được hòa tan vào nước thành 250 gam dung dịch.
	a. Tính thể tích clo đã phản ứng (đktc).
	b. Tính nồng độ phần trăm dung dịch thu được. ĐS: a) 1,12 (l) ; b) 2,98%
Bài 14. Cho 10,44 gam MnO2 tác dụng axit HCl đặc. Khí sinh ra (đktc) cho tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 2M. 
	a. Tính thể tích khí sinh ra (đktc).
	b. Tính thể tích dung dịch NaOH đã phản ứng và nồng độ (mol/l) các chất trong dung dịch thu được. ĐS: a) 2,688 (l) ; b) 0,12 (l) ; 1 (M) ; 1 (M)
HIĐRO CLORUA-AXIT CLOHIĐRIC-MUỐI CLORUA
Bài 1. Hãy viết các phương trình phản ứng chứng minh rằng axit clohiđric có đầy đủ tính chất hóa học của một axit.
Bài 2. Viết 1 phương trình phản ứng chứng tỏ axit HCl có tính oxi hóa, 1 phương trình phản ứng chúng tỏ HCl có tính khử.
Bài 3. Cho các chất sau: KCl, CaCl2, MnO2, H2SO4 đặc. Trộn 2 hoặc 3 chất với nhau. Trộn như thế nào để tạo thành hiđro clorua? Trộn như thế nào để tạo thành clo? Viết phương trình phản ứng.
Bài 4. Viết 3 phương trình phản ứng điều chế sắt (III) clorua.
Bài 5. Nêu hiện tượng xảy ra khi đưa ra ngoài ánh sáng ống nghiệm chứa bạc clorua có nhỏ thêm ít giọt dung dịch quỳ tím. Giải thích.
Bài 6. Axit HCl có thể tác dụng những chất nào sau đây? Viết phản ứng xảy ra: 
Al, Mg(OH)2, Na2SO4, FeS, Fe2O3, Ag2SO4, K2O, CaCO3, Mg(NO3)2 . 
Bài 7. Viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho lần lượt các chất trong nhóm A (HCl, Cl2) tác dụng với lần lượt các chất trong nhóm B (Cu, AgNO3, NaOH, CaCO3).
Bài 8. Từ KCl, H2SO4 đặc, MnO2, Fe, CuO, Zn, hãy điều chế FeCl3, CuCl2, ZnCl2.
Bài 9. Từ NaCl, H2O, Fe và các thiết bị cần thiết, hãy điều chế FeCl3, FeCl2, Fe(OH)2, Fe(OH)3.
Bài 10. Nhận biết các dung dịch mất nhãn sau bằng phương pháp hóa học:
	a. KOH, K2SO4 , KCl, K2SO4 , KNO3
	b. HCl, NaOH, Ba(OH)2 , Na2SO4
	c. HCl, HNO3 , H2SO4 , HBr
	d. KCl, K2SO4 , KNO3 , KI
	e. BaCl2 , K2SO4 , Al(NO3)3 , Na2CO3
Bài 11. Nhận biết các dung dịch sau bằng phương pháp hóa học:
	a. NaNO3 , NaCl, HCl.
	b. NaCl, HCl, H2SO4
Bài 12. Hòa tan 1 (mol) hiđro clorua vào nước rồi cho vào dung dịch đó 300 (g) dung dịch NaOH 10%. Dung dịch thu được có phản ứng gì? Axit, bazơ hay trung hòa?
ĐS: Tính axit
Bài 13. Cho axit H2SO4 đặc tác dụng hết với 58,5 (g) NaCl, đun nóng. Hòa tan khí tạo thành vào 146 (g) nước. Tính C% dung dịch thu được.
ĐS: 33,3%
Bài 14. Có một dung dịch chứa đồng thời HCl và H2SO4 . Cho 200 (g) dung dịch đó tác dụng dung dịch BaCl2 dư tạo được 46,6 (g) kết tủa. Lọc kết tủa, trung hoà nước lọc phải dùng 500 (ml) dung dịch NaOH 1,6 (M). Tính C% mỗi axit trong dung dịch đầu.
ĐS: H2SO4 9,8% ; HCl 7,3%
Bài 15. Điền các hợp chất chứa clo vào các ký tự A, B cho phù hợp:
	a. A1 + H2SO4 B1 + Na2SO4
	b. A2 + CuO B2 + CuCl2
	c. A3 + CuSO4 B3 + BaSO4
	d. A4 + AgNO3 B4 + HNO3
	e. A5 + Na2S B5 + H2S
	f. A6 + Pb(NO3)2 B6 + KNO3
	g. A7 + Mg(OH)2 B7 + H2O
	h. A8 + CaCO3 B8 + H2O + CO2 
	i. A9 + FeS B9 + H2S
Bài 16. Thực hiện chuỗi phản ứng sau:
a) NaCl ® HCl ® Cl2 ® HClO ® HCl
 ¯ ¯ 
 AgCl ® Ag CuCl2 ® HCl 	
b) KMnO4 ® Cl2 ® CuCl2 ® FeCl2 ® HCl
 ¯ 
 HCl ® CaCl2 ® Ca(OH)2 
c) KCl ® HCl ® Cl2 ® Br2 ® I2
 ¯ 
 FeCl3 ® AgCl ® Ag
Bài 17. Hòa tan 31,2 (g) hỗn hợp A gồm Na2CO3 và CaCO3 vào dung dịch HCl dư thu được 6,72 (l) CO2 (đkc). Tính khối lượng từng chất trong A.
ĐS: 21,2 (g) Na2CO3; 10 (g) CaCO3
Bài 18. Cho 27,8 (g) hỗn hợp B gồm Al và Fe tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 15,68 (l) H2 (đkc). Tính % khối lượng từng chất trong B.
	ĐS: 19,42% Al; 80,58% Fe
Bài 19. Cho 24 (g) hỗn hợp G gồm Mg và MgCO3 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 11,2 (l) hỗn hợp khí gồm H2 và CO2 (đkc). Tính % khối lượng từng chất trong G. ĐS: 30% Mg ; 70% MgCO3
Bài 20. Hòa tan 34 (g) hỗn hợp G gồm MgO và Zn vào dung dịch HCl dư thu được 73,4 (g) hỗn hợp muối G’. Tính % khối lượng từng chất trong G.
	ĐS: 23,53% MgO ; 76,47% Zn
Bài 21. Cho 31,4 (g) hỗn hợp G gồm Al và Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 2 (M) thu được 15,68 (l) H2 (đkc).
a. Tính % khối lượng từng chất trong G.
b. Tính thể tích HCl đã dùng. ĐS: 17,20% Al ; 82,80% Zn
Bài 22. Hòa tan 64 (g) hỗn hợp X gồm CuO và Fe2O3 vào dung dịch HCl 20%. Sau phản ứng, cô cạn dung dịch thu được 124,5 (g) hỗn hợp muối khan G’.
a. Tính % khối lượng từng chất trong X.
b. Tính khối lượng dung dịch HCl đã dùng. ĐS: 75% ; 25% ; 219 (g)
Bài 23. Cho 11,9 (g) hỗn hợp G gồm Al và Zn tác dụng vừa đủ với 400 (ml) dung dịch HCl 2 (M) thu được m (g) hỗn hợp muối G’và V (l) khí (đkc).
a. Tính khối lượng từng chất trong G.
b. Tính thể tích khí thoát ra (đkc).
c. Tính khối lượng hỗn hợp muối G’. ĐS: 5,4 (g); 6,5 (g); 8,96 (l); 40,3g
Bài 24. Cho a (g) hỗn hợp A gồm CaO và CaCO3 tác dụng vừa đủ với 300 (ml) dung dịch HCl thu được 33,3 (g) muối CaCl2 và 4480 (ml) khí CO2 (đktc).
a. Tính khối lượng hỗn hợp A.
b. Tính nồng độ HCl đã dùng. ĐS: 25,6 (g) ; 2 (M)
Bài 25. Hòa tan hoàn toàn 20 (g) hỗn hợp Y gồm Zn và Cu vào một lượng vừa đủ dung dịch HCl 0,5 (M) thu được 4,48 (l) H2 (đkc). Tính % khối lượng từng chất trong Y và thể tích axit đã dùng. ĐS: 65% Zn ; 35% Cu ; 800 (ml)
Bài 26. Cho 13,6 (g) hỗn hợp X gồm Fe và Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 91,25 (g) dung dịch HCl 20%.
a. Tính % khối lượng từng chất trong X.
b. Tính nồng độ % dung dịch sau phản ứng. ĐS: 41,18%Fe; 58,82%Fe2O3
Bài 27. Có 26,6 (g) hỗn hợp gồm hai muối KCl và NaCl. Hòa tan hỗn hợp vào nước thành 500 (g) dung dịch. Cho dung dịch tác dụng với AgNO3 vừa đủ thì tạo thành 57,4 (g) kết tủa. Tính nồng độ % mỗi muối trong dung dịch đầu.
	ĐS: KCl 2,98% ; NaCl 2,34%

File đính kèm:

  • docchuyen_de_haogen_20150726_100407.doc
Giáo án liên quan