Chuyên đề: Giới thiệu sách Giáo dục kỹ năng phòng chống bạo lực học đường và tệ nạn xã hội cho học sinh THCS
Chương 4. Kỹ năng phòng tránh bạo lực học đường và tệ nạn xã hội cho học sinh THCS.
1.Trang bị kiến thức cho các em.
Mỗi học sinh nên tự ý thức rèn luyện nhân cách bản thân và phát triển năng lực xã hội
Mỗi học sinh biết tự ý thức tu dưỡng bản thân thì hiện tượng bạo lực học đường chắc chắn sẽ giảm bớt. Thanh thiếu niên do nhận thức về bản thân còn hạn chế, thêm vào đó là sự thu hút của những trào lưu mới mẻ trong giới trẻ, những em có khuynh hướng bạo lực lại càng dễ tiếp cận với những người thường xuyên gây ra hành vi bạo lực. Bởi vậy, mỗi học sinh nên chủ động học tập và tích lũy một số những kiến thức cơ bản về pháp luật, tâm lý, xã hội, từ đó nâng cao nhận thức của bản thân về những nguy hại của hành vi bạo lực học đường, biết cách khống chế cảm xúc của bản thân, học cách nhẫn nhịn, biết yêu thương, chia sẻ với người khác, không ghen ghét đố kị hay khinh miệt những bạn có tính cách hoặc hoàn cảnh không giống mình, đồng thời đặt ra mục tiêu mình phải trở thành tấm gương cho những bạn khác, khi bạn mình có những hành vi hay động cơ xấu nên khuyên bạn hoặc tìm người can thiệp giúp bạn. Khi bản thân gặp khó khăn nên chủ động chia sẻ cùng thầy cô, cha mẹ hoặc cán bộ hỗ trợ tâm lý, không nên tự mình giải quyết hoặc nhẫn nhịn, im lặng.
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ČƯMGAR Trường THCS Đinh Tiên Hoàng CHUYÊN ĐỀ GIỚI THIỆU SÁCH (Thời gian thực hiện ngày 15 tháng 03 năm 2014) Stt Nội dung Người thực hiện Thời gian Ghi chú 1 Ổn định tổ chức Giáo viên, học sinh 7h30 ->7h45 2 Lí do tổ chức + Khai mạc CĐ Thư viện + BGH 7h45 ->8h15 3 Nội dung giới thiệu sách Thư viện 8h15 ->9h15 4 Phần trả lời tình huống Thư viện + học sinh 9h15 ->10h 5 Phần trả lời đố vui Thư viện + học sinh 10h -> 10h15 6 Bế mạc + góp ý chuyên đề Thư viện +BGH +GV 10h15->10h30 DUYỆT BAN GIÁM HIỆU NGƯỜI THỰC HIỆN Nguyễn Thị Tình A.PHẦN MỞ ĐẦU. 1 . Mục đích, ý nghĩa của tổ chức chuyên đề. Trong một vài năm trở lại đây, hiện tượng bạo lực học đường và tình trạng học sinh tham gia vào các tệ nạn xã hội ngày càng nhiều, mức độ ngày một nguy hiểm, đối tượng tham gia ngày càng đa dạng, với nhiều hình thức, kiểu loại. Đặc biệt, tình trạng học sinh đánh nhau theo nhóm, tổ chức đang có xu hướng gia tăng; tình trạng nữ sinh tham gia vào các vụ ẩu đả ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, nhiều em học sinh trong độ tuổi thiếu niên nhưng đã tham gia vào các tệ nạn xã hội ma túy, cờ bạc, trộm cắphành vi bạo lực và tham gia vào tệ nạn xã hội ở học sinh, đặc biệt ở lứa tuổi vị thành niên có thể do môi trường xã hội, hoàn cảnh gia đình, phim ảnh bạo lực,gamenhưng một nguyên nhân không thể không nhắc đến đó là do các em học sinh và gia đình chưa có sự chuẩn bị tốt để thích nghi trước những thay đổi về mặt tâm sinh lí một cách mạnh mẽ ở tuổi mới lớn. Trong những giai đoạn phát triển và trưởng thành của con người, lứa tuổi thiếu niên có một vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây là thời kỳ phát triển phức tạp nhất, và cũng là thời kỳ chuẩn bị quan trọng nhất cho những bước trưởng thành sau này. Vì vậy việc hiểu biết về những đặc điểm tâm sinh lứa tuổi này với các hành vi bạo lực và hành vi lệch chuẩn sẽ giúp cho những người làm giáo dục, cha mẹ và các em học sinh tìm ra được cách thức hữu hiệu để ứng phó với các tình huống bạo lực học đường và tệ nạn xã hội xảy ra trong nhà trường và ngoài xã hội. Thực tế của trường THCS Đinh Tiên Hoàng trong những năm gần đây cũng xảy ra ra nhiều vi phạm ảnh hưởng đến nề nếp dạy và học của nhà trường. Cụ thể năm học này 2013 – 2014: Hoc sinh Trần Hoàng Thiện lớp 8A5, mang súng nhựa vào trường học. Mặc dù là đồ chơi nhưng khi các em sử dụng sẽ gây tác hại rất lớn, có thể sẽ ảnh hưởng đến tính mạng các em. Phạm Văn Túy lớp 9A4 đánh nhau với bạn không chỉ một lần mà nhiều lần, nhà trường đã mời phụ huynh làm việc và xử lí cảnh cáo trước trường. Y Phônh Niê lớp 9A8 đánh nhau. Đặng Phương Nam lớp 8A5 đánh nhau. Ngô Anh Mạnh Dũng lớp 9A6 đánh nhau. Vương Thế Hiệp lớp 9A3 đánh nhau nhiều lần (4 lần). Y Thuin Ayun lớp 7A2 đánh nhau. Thiều Văn Hùng lớp 9A3 đánh nhau. Y Bé Niê lớp 8A7 đánh nhau. Nguyễn Ngọc Trường Luân lớp 9A3 đánh nhau. Phạm Ngọc Anh Niê mang nhị khúc(vũ khí cấm học sinh dùng) đi học đưa cho bạn đánh nhau. Đốt pháo trong trường. Nguyễn Văn Thái Học lớp 9A8 cúp tiết, nghỉ học nhiều. Ngoài những vi phạm nội quy của trường một số em học sinh nữ đang được nhà trường, gia đình vận động đi học nhưng lại trốn tránh và bỏ học để cưới chồng. Qua thống kê tình trạng nề nếp học sinh trong trường vừa qua chỉ trong một thời gian ngắn từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 1 năm 2014 đã xảy ra 11 vi phạm nề nếp trong trường ảnh hưởng đến nhà trường, gia đình. Hình thức vi phạm chủ yếu là đánh nhau. Nhằm giúp các nhà giáo dục,các bậc cha mẹ, và bản thân các em học sinh trung học cơ sở có thêm kiến thức, hiểu biết để phòng tránh bạo lực học đường và tệ nạn xã hội.Tác giả Phạm Mạnh Hà đã biên soạn cuốn sách ‘’Giáo dục kỹ năng phòng chống bạo lực học đường và tệ nạn xã hội cho học sinh trung học cơ sở’’. Để giúp cho quý thầy cô và các em hiểu chi tiết hơn về cuốn sách và có vốn hiểu biết hơn về bạo lực học đường, tệ nạn xã hội vận dụng vào cuộc sống công việc. Đó cũng là lí do của buổi tổ chức chuyên đề giới thiệu sách hôm nay. B. PHẦN NỘI DUNG Giới thiệu sách “Giáo dục kỹ năng phòng chống bạo lực học đường và tệ nạn xã hội cho học sinh trung học cơ sở’’. Chương 1. Những đặc điểm tâm sinh lý xã hội của học sinh trung học cơ sở. 1. Đặc điểm của học sinh trung học cơ sở. 2. Những biến đổi tâm sinh lý lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở. 3. Những ảnh hưởng của sự biến đổi tâm lý ở lứa tuổi thiếu niên đến các hành vi lệch chuẩn và hành vi nguy cơ. 4. Những lưu ý dành cho cha mẹ, thầy cô trong giao tiếp ứng xử với lứa tuổi học sinh trung học cơ sở. Chương 2: Hành vi bạo lực học đường và sự phát triển nhân cách học sinh trung học cơ sở. 1.Bạo lực, bạo lực học đường và những vấn đề liên quan. (Đưa một số hình ảnh bạo lực minh họa). Nêu khái niệm bạo lực học đường. Bạo lực học đường là một thuật ngữ chỉ những hành vi bạo lực diễn ra trong môi trường học đường, là hệ thống xâu chuỗi lời nói, hành vi mang tính miệt thị, đe dọa, khủng bố người khác, để lại thương tích trên cơ thể, thậm chí dẫn đến tử vong, đặc biệt là gây tổn thương đến tư tưởng, tình cảm, tạo cú sốc tinh thần cho những đối tượng trực tiếp tham gia vào quá trình giáo dục trong nhà trường, cũng như đối với những ai quan tâm đến sự nghiệp giáo dục. Bạo lực học đường không chỉ xảy ra giữa học sinh với học sinh mà còn xảy ra giữa học sinh với giáo viên hoặc cán bộ công nhân viên trong nhà trường, thậm chí là giữa cán bộ, giáo viên trong nhà trường với nhau. Biểu hiện, hành vi. Nguyên nhân->Tâm sinh lý. ->Môi trường:xã hội, gia đình,nhà trường. ->Phương tiện truyền thông internes,phim ảnh, game online Trong đó, những hoạt động văn hóa giải trí như phim ảnh, sách báo, truyện tranh, trò chơi online, mạng internet là một trong những nguyên nhân quan trọng của hành vi bạo lực học đường. Qua thống kê năm 2012.77% trò chơi game hiện nay là đánh nhau, giết người, 9% là cờ bạc, 14 % là trò chơi tích cực. Qua đó cũng đã điều tra về tỷ lệ chơi game của các cấp học:tiểu học có 2/3 số học sinh chơi game, THCS 81% và đại học là 75%.Ước tính mỗi ngày có khoảng 15 triệu người tham gia chơi game.Đây là yếu tố tạo nên xu hướng bạo lực. 2.Thực trạng bạo lực học đường ở Việt Nam. Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, năm học 2009 – 2010 trên toàn quốc đã xảy ra khoảng 1.598 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học, nhiều vụ có tính chất nguy hiểm, gây thương tích thậm chí tử vong (năm học 2009-2010 xảy ra 7 vụ, năm học 2010-2011 xảy ra 4 vụ học sinh đánh nhau dẫn đến chết người ở trong và ngoài trường học). Các nhà trường đã xử lý kỷ luật khiển trách 881 học sinh, cảnh cáo 1. 558 học sinh, buộc thôi học có thời hạn (3 ngày, 1 tuần, 1 năm học) 735 học sinh. Theo số lượng trường học và học sinh hiện nay thì cứ 5.260 học sinh lại xảy ra một vụ đánh nhau, và cứ 9 trường học lại xảy ra một vụ đánh nhau. Cứ 10.000 học sinh thì lại có 1 học sinh bị kỷ luật khiển trách, cứ 5.555 học sinh thì lại có 1 học sinh bị kỷ luật cảnh cáo vì đánh nhau, cứ 11.111 học sinh thì có 1 học sinh bị buộc thôi học có thời hạn vì đánh nhau Bạo lực học đường sẽ ảnh hưởng đến: Gia đình, nhà trường, xã hội. Chương 3. Tệ nạn xã hội và môi trường học đường. 1. Tệ nạn xã hội và ảnh hưởng của nó tới môi trường học đường. Khái niệm: Tệ nạn xã hội chỉ những hành vi mà các cá nhân trong xã hội thực hiện sai lệch với những giá trị chuẩn mực đạo đức, văn hóa, tôn giáo, pháp luật của xã hội. Một số tệ nạn xã hội: rượu chè, cờ bạc, ma túy, mại dâm, nghiện game on line (Đưa một số hình ảnh minh họa). 2.Ảnh hưởng tới sự phát triển nhân cách của học sinh, gia đình, xã hội. Chương 4. Kỹ năng phòng tránh bạo lực học đường và tệ nạn xã hội cho học sinh THCS. 1.Trang bị kiến thức cho các em. Mỗi học sinh nên tự ý thức rèn luyện nhân cách bản thân và phát triển năng lực xã hội Mỗi học sinh biết tự ý thức tu dưỡng bản thân thì hiện tượng bạo lực học đường chắc chắn sẽ giảm bớt. Thanh thiếu niên do nhận thức về bản thân còn hạn chế, thêm vào đó là sự thu hút của những trào lưu mới mẻ trong giới trẻ, những em có khuynh hướng bạo lực lại càng dễ tiếp cận với những người thường xuyên gây ra hành vi bạo lực. Bởi vậy, mỗi học sinh nên chủ động học tập và tích lũy một số những kiến thức cơ bản về pháp luật, tâm lý, xã hội, từ đó nâng cao nhận thức của bản thân về những nguy hại của hành vi bạo lực học đường, biết cách khống chế cảm xúc của bản thân, học cách nhẫn nhịn, biết yêu thương, chia sẻ với người khác, không ghen ghét đố kị hay khinh miệt những bạn có tính cách hoặc hoàn cảnh không giống mình, đồng thời đặt ra mục tiêu mình phải trở thành tấm gương cho những bạn khác, khi bạn mình có những hành vi hay động cơ xấu nên khuyên bạn hoặc tìm người can thiệp giúp bạn. Khi bản thân gặp khó khăn nên chủ động chia sẻ cùng thầy cô, cha mẹ hoặc cán bộ hỗ trợ tâm lý, không nên tự mình giải quyết hoặc nhẫn nhịn, im lặng. 2. Hoạt động thực tế giúp các em vui khỏe. Bên cạnh việc chú ý nâng cao thành tích học tập cho các em, nhà trường luôn tạo cho các em có cơ hội để thư giãn và giải tỏa những căng thẳng trong học tập. Ví dụ, tổ chức các cuộc thi văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, dã ngoại,Mục đích là chuyển hướng sự chú ý của các em đến với những thói quen lành mạnh, tạo ra động cơ học tập tích cực, làm phong phú đời sống tinh thần của nhà trường và tạo cơ hội cho các em được thể hiện mình, thực hành kỹ năng làm việc tập thể, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Tạo sân chơi lành mạnh để các em không sa vào các tệ nạn xã hội. Tóm lại: Trong việc phát hiện, ngăn chặn và giải quyết hành vi bạo lực học đường thì giáo dục nhà trường đóng vai trò chủ đạo, giáo dục gia đình đóng vai trò then chốt và sự cộng hưởng của xã hội giữ vai trò quan trọng. Phải tăng cường sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Trong đó, mỗi nhân tố cần làm tốt vai trò và trách nhiệm của mình, đặc biệt là giáo dục gia đình, vì mỗi gia đình là một đơn vị độc lập trong khi các nhà trường là một tập hợp có hệ thống, có chế tài quản lý và giám sát của các cơ quan chức năng, gia đình cũng chính là tế bào của xã hội. C. PHẦN TRẢ LỜI CÁC TÌNH HUỐNG THƯỜNG GẶP. Ban tổ chức sẽ đưa ra một số tình huống thường gặp, các em học sinh nghiên cứu trả lời theo hiểu biết của mình trong thời gian suy nghỉ 1 phút. Sau đó ban tổ chức sẽ đưa ra phần gợi ý trả lời để các em hiểu rõ vấn đề hơn. Tình huống 1: Bạn A là học sinh lớp 9 đã nghiện game online từ năm học lớp 8,kết quả học tập của bạn giảm sút rõ rệt. Từ một học sinh giỏi 2 năm 6,7 nhưng đến nay thì bạn A luôn nghỉ học,lì lợm không nghe lời bố mẹ thầy cô. Em là bạn của A, em sẽ có lời khuyên với bạn ấy thế nào để bạn ấy không còn sa vào game on line nữa. Gợi ý: Sau giờ học trên lớp, những lúc rảnh rỗi rủ bạn tham gia chơi thể thao, như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông Cùng nhau học nhóm trao đổi bài trước khi đến lớp. Giúp đỡ bố mẹ những công việc vừa sức của mình. Lên thư viện đọc báo,đọc sách. Tình huống 2: Bạn B là học sinh lớp của em, thời gian gần đây vì gia đình có chuyện buồn nên bạn B đã chơi với một nhóm bạn thường xuyên nghỉ học, tụ tập để hút thuốc uống rượu. Em là bạn trong lớp của B, em sẽ khuyên bạn ấy như thế nào để bạn ấy trở lại là một học sinh ngoan của lớp của trường. Gợi ý: Nhìn thấy B chơi với nhóm bạn xấu,phải báo ngay với nhà trường, cô giáo chu nhiệm để có biện pháp xử lí. Sau khi biết gia đình bạn B có chuyện thì em nên gần gũi, động viên chia sẽ với bạn nhiều hơn. Giúp bạn trong học tập, khuyên bạn không nên chơi với nhóm bạn xấu. Tình huống 3. Bạn C là là học sinh lớp 8, học kỳ 1 bạn rất ngoan và đạt học sinh tiên tiến. Tuy nhiên sang học kì 2 bạn thường xuyên nghỉ học và không chép bài. Cô giáo chủ nhiệm và các bạn trong lớp tìm hiểu nguyên nhân: Bạn C không muốn đi học và ở nhà để cưới chồng. Với cương vị là bạn của C em sẽ khuyên bạn như thế nào để bạn từ bỏ ý nghĩ cưới chồng và trở lại lớp. Gợi ý: Trước mắt chúng ta phải đặt việc học lên hàng đầu. Tương lai chúng ta sẽ tốt hơn nếu chúng ta cố gắng học tập tốt. Chúng ta chưa đủ 18 tuổi nên chưa thể kết hôn được, nêu lấy chồng sẽ vi phạm luật. Tình huống 4. Bạn D thường xuyên cúp tiết để đi chơi điện tử. Em là bạn của D, e sẽ khuyên bạn ấy như thế nào để bạn ấy học tốt hơn? Gợi ý. Khuyên bạn chỉ chơi sau những giờ học căng thẳng và chơi những trò chơi hữu ích,vui hài hước không mang tính bạo lực. Nếu bạn không nghe lời sẽ báo với giáo viên chủ nhiệm, gia đình và ban giám hiệu nhà trường xử lí. Tình huống 5. Trong giờ học ngữ văn cô giáo đang say sưa giảng bài, thì Nam ngồi giở truyện tranh ra đọc. Em nhìn thấy em sẽ làm gi? Gợi ý: A. Nhắc nhở Nam cất truyện vào cặp và chú ý nghe cô giáo giảng. B. Đứng dậy thưa với cô giáo. C. Cùng lén lút cúi xuống gầm đọc cùng Nam. D. ĐỐ VUI Câu 1. Có một tàu điện đi về hướng nam. Gió hướng tây bắc. Vậy khói từ con tàu sẽ theo hướng nào? Đáp án: Không theo hướng hướng nào vì tàu điện không có khói. Câu 2. Làm thế nào để không đụng phải ngón tay khi bạn đập búa vào một cái móng tay? Đáp án: Cầm búa cả hai tay. Câu 3. Nếu bạn nhìn thấy con chim đang đậu trên nhánh cây, làm sao để lấy nhánh cây mà không làm động con chim? Đáp án: Chờ khi nào con chim bay đi. Câu 4. Cái đầu giống mèo, chân giống mèo, và tai giống con mèo, nhưng không phải con mèo. Vậy là con gì? Đáp án : Con của con mèo Câu 5. Có ba quả táo trên bàn và bạn lấy đi hai quả. Hỏi bạn còn bao nhiêu quả táo? Đáp án: Hai quả táo Câu 6 . Bố mẹ có sáu người con trai, mỗi người con trai có một em gái. Hỏi gia đình đó có bao nhiêu người? Đáp án: Có 9 người. Câu 7 . Một kẻ giết người bị kết án tử hình. Hắn ta phải chọn một trong ba căn phòng: phòng thứ nhất lửa cháy dữ dội, phòng thứ hai đầy những kẻ ám sát đang giương súng, và phòng thứ ba đầy sư tử nhịn đói trong ba năm. Phòng nào an toàn nhất cho hắn? Đáp án: Phòng thứ ba Câu 8.Bệnh gì bác sỹ bó tay? Đáp án:Đó là bệnh...gãy tay! Câu 9. Một chú vịt đi 10 bước thì đẻ được 1 quả trứng. Hỏi chú đi 30 bước thì đẻ được bao nhiêu quả trứng? Đáp án: Không có quả nào vì chú vịt không đẻ được. Câu 10 .Bà đó bả chết bả bay lên trời. Hỏi bà ấy chết năm bao nhiêu tuổi và tại sao bà ấy chết? Đáp án: Bà đó là bò đá ---> bò đá bả chết, bả bay là bảy ba--> bà ấy chết năm bà ấy 73 tuổi! Câu 11.Có 1 đàn chim đậu trên cành, người thợ săn bắn cái rằm. Hỏi chết mấy con? Đáp án: rằm là 15 ---> chết 15 con Câu 12 .Con cua đỏ dài 10 cm chạy đua với con cua đen dài 15cm. Con nào về đích trước? Đáp án: Con cua đen, vì con cua đỏ đã bị luộc chín. E.PHẦN BẾ MẠC Ban tổ chức chuyên đề sẽ tổng kết lại nội dung, mời quý thầy cô góp ý.
File đính kèm:
- Giao_duc_ky_nang_phong_chong_bao_luc_hoc_duong_va_te_nan_xa_hoi_cho_hoc_sinh_trung_hoc_co_so.doc