Chuyên đề đề Âm nhạc Lớp 9 - Ứng dụng đổi mới phương pháp dạy học Âm nhạc lớp 9 với hình thức dạy học theo chủ đề năm học 2017 - 2018

2/ Khó khăn và thuận lợi:

 * Khó khăn:

 - Trình độ GV âm nhạc hiện nay chưa đồng đều, còn thiếu.

 - Cơ sở vật chất và trang thiết bị còn thiếu, chưa đáp ứng được cho giảng dạy bộ môn.

 - Thay đổi đánh giá kết quả học tập của học sinh: Việc thay đổi đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng nhận xét Đạt và Chưa đạt theo Thông tư 58 của Bộ GDĐT đã làm giảm áp lực đối với học sinh trong học tập, tuy nhiên nó lại đặt ra cho GV là phải thay đổi cách dạy như thế nào để thu hút HS.

 Mặt khác, theo cách đánh giá kết quả học tập môn Âm nhạc hiện nay bằng nhận xét 2 mức Đạt và Chưa Đạt đã nảy sinh những khó khăn nhất định cho GV, đồng thời không ít HS tỏ thái độ xem nhẹ môn học, thiếu tính thi đua cạnh tranh giữa các em.

Thuận lợi:

 - Trang thiết bị phục vụ cho bộ môn đã tương đối trải rộng, kịp thời, hỗ trợ tương đối hiệu quả trong giảng dạy cho môn Âm nhạc.

 - Đội ngũ GV đang lớn mạnh dần cả về chất và lượng.

 - Sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu chuyên sâu về sư phạm âm nhạc vẫn không ngừng tìm tòi xuất bản nhiều tài liệu quý giá, giúp GV có những cách lựa chọn trong việc giảng dạy phù hợp cho bộ môn theo từng địa phương

 

doc19 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 975 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề đề Âm nhạc Lớp 9 - Ứng dụng đổi mới phương pháp dạy học Âm nhạc lớp 9 với hình thức dạy học theo chủ đề năm học 2017 - 2018, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ố như: 
 - Những định hướng đổi mới của phương pháp dạy học
 -	Mục tiêu môn học
 -	Nội dung các bài học
 -	Thời lượng dạy học
 -	Thiết bị dạy học
 -	Đặc trưng môn học
 -	Phương pháp kiểm tra, đánh giá
 -	Các điều kiện dạy học
 -	Kinh nghiệm và khả năng dạy học của giáo viên.
b/ Những định hướng chính về đổi mới phương pháp dạy học môn Âm nhạc
 Phát huy cao độ tính tích cực chủ động, sáng tạo của HS trong quá trình lĩnh hội tri thức.
 Kết hợp một cách nhuần nhuyễn và sáng tạo các phương pháp dạy học khác nhau ( truyền thống và hiện đại) đảm bảo vừa đạt mục tiêu dạy học vừa phù hợp với đối tượng và điều kiện thực tiễn của từng trường.
- Phát triển khả năng tự học của HS
-Tăng cường rèn luyện kỹ năng âm nhạc thực hành qua tổ, nhóm, cá nhân.
 - Kết hợp nhiều nội dung âm nhạc trong mỗi bài học.
- Qua thực hành để giải thích lí thuyết, chú trọng sử dụng trực quan bằng âm thanh qua tiếng đàn hoặc tiếng hát của GV.
-Tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa về âm nhạc ( hoạt động biểu diễn âm nhạc, nghe nói chuyện về âm nhạc).
-Kết hợp chặt chẽ việc sử dụng các hình thức, phương tiện dạy học như: nhạc cụ, máy nghe, băng, đĩa nhạc, hình ảnh tranh vẽ, bảng và các nốt nhạc có nam châm
- Đổi mới cách thiết kế bài dạy, lập kế hoạch bài học và xây dựng mục tiêu bài học.
- Đổi mới qua đánh giá kết quả học tập của HS.
c/ Một số phương pháp dạy học bộ môn Âm nhạc
 1. Thuyết trình
 Giáo viên dùng lời, diễn giảng, giảng thuật, đặt các câu hỏi hướng dẫn học sinh nắm vững được nội dung, yêu cầu của bài học.
 2. Thực hành
 Giúp HS thực hành luyện tập, thực hành hát, tập đọc nhạc, gõ phách, gõ nhịp, đánh nhịp, thực hiện các trò chơi, các động tác vận động, nghe nhạcđể nâng cao năng lực và cảm thụ âm nhạc của mình.
3. Trực quan
 Giáo viên sử dụng nhạc cụ, các loại máy nghe, băng, đĩa nhạc, các nhạc cụ gõ, tranh ảnh và các phương tiện dạy học khácđể hướng dẫn HS tiếp thu bài học.
 4. Trình bày tác phẩm
 Đó là phương pháp dạy HS biết cách trình bày tác phẩm, biểu diễn các tác phẩm âm nhạc dưới các hình thức như: đơn ca, song ca, tam ca, tốp ca, đồng ca
d/ Đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Âm nhạc
	Phương pháp dạy học âm nhạc ở trường phổ thông tuy đang trên bước đường xây dựng và định hình nhưng vẫn không nằm ngoài mục tiêu của đổi mới PPDH. Vậy đổi mới PPDH nói chung và đổi mới PPDH môn Âm nhạc nói riêng như thế nào?
	Cần xác định rõ rằng ở trường phổ thông, dạy âm nhạc là dạy 3 phân môn gồm: Học hát, Nhạc lí- Tập đọc nhạc và Âm nhạc thường thức. Đây là nội dung chủ đạo xuyên suốt trong nhà trường phổ thông. Dạy âm nhạc trong nhà trường phổ thông tức là dạy đại trà cho tất cả học sinh. Bất kể mọi học sinh nào khi ngồi trên ghế của trường phổ thông đều phải được học âm nhạc, dù em đó có năng khiếu hay không có năng khiếu, có thích hay không thích học âm nhạc.
1. Dạy học theo hướng tích hợp
Khi giảng dạy, ngoài việc thuyết trình, diễn giảng, học sinh phải được thực hành liên tục theo sự hướng dẫn của GV. Ví dụ khi dạy hát, ngoài việc GV giới thiệu bài ( tác giả, tác phẩm, nội dung, đặc điểm âm nhạc) học sinh phải liên tục thực hành những câu hát mẫu do giáo viên hướng dẫn. Về tập đọc nhạc, học sinh không chỉ nghe giáo viên hướng dẫn, giải thích để nhận biết và hiểu các kí hiệu âm nhạc mà phải trực tiếp thực hành, trực tiếp đọc nhằm thực hiện bản nhạc bằng chính giọng hát của mình.
1. Dạy học theo hướng tích hợp (tt)
Khi học âm nhạc ở trường phổ thông người ta nghĩ tới nghe- hát- đọc– ghi và cảm thụ âm nhạc. Dạy học âm nhạc theo hướng tích hợp chính là sự phối hợp các hoạt động trong mỗi tiết học, mỗi bài học từ nội dung đến phương pháp giảng dạy, từ cách truyền thụ của thầy đến cách tiếp thu của trò.
2. Tăng cường trực quan trong dạy học
 Trực quan trong dạy học Âm nhạc là tiếng hát, tiếng đàn( nói chung là âm thanh âm nhạc). Ngoài ra trực quan còn thể hiện ở những tranh, ảnh liên quan đến bài hát, những nhạc cụ, những động tác phụ họa cho bài hát, những điệu múa, điệu nhảy liên quan đến tiết tấu và giai điệu âm nhạcBiết kết hợp và sử dụng những dụng cụ trực quan sẽ đem lại hiệu quả cao trong giờ học âm nhạc.
3/ Phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc(tt)
Cần phải cho các em được nghe âm nhạc, được hoạt động theo âm nhạc và được bày tỏ sự cảm nhận âm nhạc bằng trực giác.
	Không nên dạy những bài tập chỉ đơn thuần về kỹ thuật ( ngay cả trong các bài tập đọc nhạc) mà nên dùng những bài hát ngắn, đơn giản hoặc những trích đoạn âm nhạc ở các tác phẩm hay của Việt Nam và thế giới nhằm cung cấp những giai điệu hay, để nâng cao thẩm mĩ âm nhạc cho các em.
Phần II. Thiết kế kế hoạch HĐGD nên theo cấu trúc như sau:
 Tên/ chủ đề hoạt động.
 ( Thời lượng)
 I. Mục tiêu
 Mục tiêu cần xác định cụ thể những kiến thức, kĩ năng, thái độ HS cần đạt được sau các hoạt động trong toàn bộ chủ đề.
 II. Nội dung
 Ghi những tiêu đề chủ yếu trong chủ đề.
III. Chuẩn bị
Ghi những tài liệu, phương tiện cần thiết của GV và HS phục vụ cho việc các nội dung của chủ đề.
IV. Tiến trình hoạt động:
Quy trình này được vận dụng vào mỗi tiết hoặc một chủ đề. Nếu chủ đề có nhiều tiết nhưng chia ra nhiều thời điểm thực hiện nối tiếp cũng vẫn cần vận dụng quy trình này.
 Tiến trình hoạt động theo mô hình bao gồm các bước sau:
A. Hoạt động khởi động
Hoạt động này nhằm giúp học sinh huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội dung liên quan đến bài học mới.
	Giáo viên nêu các câu hỏi gợi mở hoặc yêu cầu HS đưa ra ý kiến nhận xét về các vấn đề liên quan đến nội dung kiến thức trong chủ đề.
A. Hoạt động khởi động(tt)
Cần hướng dẫn quá trình hoạt động khởi động của HS thông qua hoạt động cá nhân hoặc nhóm được tổ chức linh hoạt sao cho vừa giúp các em huy động kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân, vừa xây dựng được ý thức hợp tác, tinh thần học tập lẫn nhau trong HS. Việc trao đổi với GV có thể thực hiện sau khi đã kết thúc hoạt động nhóm.
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới
Hoạt động này giúp HS tìm hiểu nội dung kiến thức của chủ đề, rèn luyện năng lực cảm nhận, cung cấp cho HS cơ sở khoa học của những kiến thức được đề cập đến trong chủ đề.
 	Có thể đặt các loại câu hỏi để HS tìm hiểu kiến thức liên quan trực tiếp đến các nội dung trong chủ đề hoặc câu hỏi sáng tạo khuyến khích các em tìm hiểu thêm kiến thức liên quan ngoài nội dung trình bày trong chủ đề.
B. Hoạt động hình thành kiến thức mới(tt)
Cần nêu nhiệm vụ cụ thể và hướng dẫn HS hoạt động theo nhóm để thực hiện nhiệm vụ. Kết thúc hoạt động học sinh phải trình bày kết quả thảo luận với GV.
C. Hoạt động thực hành
Hoạt động này yêu cầu HS phải vận dụng những kiến thức vừa tiếp thu được ở bước 2( B ) để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể, qua đó GV xem HS đã nắm được kiến thức hay chưa và nắm được ở mức độ nào.
	Đây là những hoạt động như trình bày, luyện tập bài thực hànhgiúp cho các em thực hiện tất cả những hiểu biết ở trên lớp và biến những kiến thức thành kỹ năng.
C.Hoạt động thực hành(tt)
Hoạt động thực hành có thể thực hiện qua hoạt động cá nhân rồi đến hoạt động nhóm, để các em học tập lẫn nhau, tự sửa lỗi cho nhau, giúp cho quá trình học tập hiệu quả hơn.
D. Hoạt động ứng dụng
Hoạt động ứng dụng nhằm tạo cơ hội cho HS vận dụng những kiến thức, kĩ năng, thể nghiệm giá trị đã được học vào trong cuộc sống thực tiễn ở gia đình, nhà trường và cộng đồng. Với hoạt động này, HS có thể thực hiện cá nhân hoặc theo nhóm, có thể thực hiện với cha mẹ, bạn bè, thầy cô giáo, gia đình hoặc xã hội. Có những trường hợp hoạt động ứng dụng được thực hiện ngay ở lớp học hay trong nhà trường
E. Hoạt động bổ sung
 Hoạt động này khuyến khích HS tiếp tục tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức, để HS hiểu rằng ngoài kiến thức đã học trong nhà trường còn rất nhiều điều cần phải tiếp tục học hỏi khám phá.
 GV giao cho HS những nhiệm vụ nhằm bổ sung kiến thức và hướng dẫn các em tìm những nguồn tài liệu trên mạng để các em tự đọc thêm. 
E. Hoạt động bổ sung(tt) 
Phương thức hoạt động là làm việc cá nhân( hoặc theo nhóm), chủ yếu làm ở nhà, đồng thời yêu cầu HS làm các bài tập đánh giá năng lực.
Quy trình 5 bước hoạt động nêu trên không cứng nhắc mà có thể được thiết kế và thực hiện rất linh hoạt, mềm dẻo. Trong một số lĩnh vực/ trường hợp các hoạt động có thể kết hợp với nhau hoặc bớt đi một hai hoạt động tùy theo đặc trưng của từng lĩnh vực giáo dục, của từng chủ đề/ bài học, nhất là đối với một số loại hình mang tính đặc thù như Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục thể thao.
Về đánh giá năng lực học tập
	Việc tổ chức cho HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau là rất quan trọng để phát huy tính tự trọng, tự tin, kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng tư duy phê phánthường thì sau khi kết thúc mỗi hoạt động có việc đánh giá, các em tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau, GV sẽ là người đem ra đánh giá cuối cùng.
Như vậy, đánh giá năng lực của HS không chỉ đơn thuần là đánh giá kết quả nhận thức mà phải đánh giá dựa trên năng lực đáp ứng các hoạt động học tập trong và ngoài lớp học, ở trường và trong cộng đồng của mỗi em, trong đó chú ý phần thực hành và ứng dụng.
	Mức độ đánh giá có thể xếp thành 3 loại: Thấp,Trung bình, Cao ( tương đương với 3 mức độ chưa hoàn thành, hoàn thành, hoàn thành tốt).
	Phan Rang, ngày 9 tháng 03 nằm 2018
	Người viết 
	Trần Huỳnh Kim Hải
GIÁO ÁN THANH TRA TOÀN DIỆN ( 2017-2018)
 CHỦ ĐỀ : ĐOÀN KẾT THÂN ÁI 
(3 tiết)
	I – Mục tiêu : 
	- Học sinh hát đúng giai điệu bài hát “Nối vòng tay lớn”, biết hát kết hợp với gõ đệm, vận động theo nhạc, đánh nhịp...
 	- Biết trình bày bài hát nối vòng tay lớn theo hình thức đơn ca, song ca,tốp ca
	- Học sinh biết ý nghĩa của tình đoàn kết với bạn bè với mọi người đặc biệt là các dân tộc anh em sống chung trên đất nước Việt Nam.
 - Đọc đúng tên nốt nhạc và giai điệu bài TĐN số 3.Tập đọc kết hợp với gõ đệm 
	- Học sinh hiểu một số kiến thức về: Giọng pha trưởng.
	- Nêu những đóng góp tiêu biểu của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý và nêu cảm nhận về bài hát Mẹ yêu con. 
	II- NỘI DUNG 
	- Học hát bài : Nối vòng tay lớn
	- Ôn tập bài hát : Nối vòng tay lớn
	- Tập đọc nhạc : TĐN số 3 
	- Giọng Fa trưởng 
	- Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý và bài hát Mẹ yêu con.
	III- Chuẩn bị 
	Chuẩn bị của giáo viên: 
	- Nhạc cụ quen dùng
	- Đệm đàn bài hát Ca chiu sa và bài TĐN số 3.
	- Hát thuộc và đúng giai điệu bài hát Nối vòng tay lớn. 
	- Nhạc cụ gõ : Thanh phách 
	- Tranh ảnh minh họa cho bài hát.
	- Tranh ảnh minh họa về nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý 
	- Máy hát dĩa. 
	Chuẩn bị của học sinh: Sách vỡ nhạc, thanh phách.
Tuần 28 - Ngày soạn: 11/03/2018 	Ngày dạy: 13/03/2018
	Tiết ngày: 3 	- Lớp dạy: 9’3	- TPPCT: 8	
	GV dạy: Trần Huỳnh Kim Hải 
	Tiết (CĐ): 1 
HỌC HÁT : NỐI VÒNG TAY LỚN
	Nhạc và lời :Trịnh Công Sơn
TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
	A – HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
	Hoạt động cả lớp :
	- Học sinh nghe giai điệu và nhận biết một vài bài hát của cố nhạc sĩ Trịnh Công sơn, giới thiệu sơ lược tiểu sử nhạc sĩ. 
	- Xem một số hình ảnh về nhạc sĩ, hình ảnh về tình đoàn kết giữa quân và dân ta trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, hình ảnh về tình đoàn kết giữa các dân tộc anh em ( Giáo viên giới thiệu về ý nghĩa của tình đoàn kết lưu ý nêu tình đoàn kết các dân tộc anh em trong Tỉnh Ninh Thuận) 
	B – HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
	Hoạt động cả lớp : 
	- Học sinh nghe bài hát Ca chiu sa ( xem video hoặc nghe đĩa)
	- Hoạt động cá nhân 
	Học sinh tìm hiểu thông tin SGK để trả lời câu hỏi :
	- Nêu cảm nhận về giai điệu, nội dung bài hát ?
	- Bài hát được viết ở nhịp mấy? trong bài sử dụng ký hiệu âm nhạc nào?
	 (ký hiệu: dấu nhắc lại, dấu luyến dấu quay lại 
 khung thay đổi. 
	Lưu ý : chỗ nghịch phách 
	- Nêu trình tự cách hát của bài, thông qua các ký hiệu hướng dẫn? 
	- Chia câu, đánh dấu những chổ ngân, nghỉ lấy hơi: (cho học sinh tự chia câu) 
	+ Bài có 2 đoạn : 
	Đoạn 1 : Từ rừng núi dang tay ..... một vòng việt nam.
	Đoạn 2: cờ nối gió .... nối liền một vòng tử sinh. 	
 Đoạn 1 : chia làm 2 câu ( Câu 1: Rừng núi ... Sơn hà. Câu 2: Mặt đất .... Việt nam)
 Đoạn 2 : Chia làm 3 câu ( Câu 1: Cờ nối gió... Nối trên môi. Câu 2: Từ bắc vô nam .... hết núi đồi.câu 3 vượt thác.... một vòng tử sinh) 
	+ Trong mỗi câu có thể chia làm 2 câu nhỏ. 
	C- HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 
	 1 - Hoạt động cả lớp 
	- GV đàn cho học sinh luyện thanh : theo âm giai của giọng e-moll.
	- Tập hát từng câu : Theo lối móc xích
	Giáo viên đàn giai điệu vài lần học sinh nghe.
	- Gọi các nhân đứng lên trình bày bài hát, GV chỉnh sửa nếu hát sai, sau đó cho cả lớp cùng hát. ( tương tự tập các câu còn lại cho đến hết bài).
	2 - Hoạt động nhóm.
	- Tập hát cả bài kết hợp với đệm đàn.
	+ Cho các nhân xung phong trình bày bài hát kết hợp với đàn
	+ Cả lớp nhận xét Gv chỉnh sửa những chỗ hát sai, 
	+ Cho cả lớp hát đến khi hoàn thiện bài. 
	+ GV hướng dẫn học sinh thể hiện sắc thái tình cảm của bài hát. 
	+ Gọi một vài nhóm hoặc cá nhân lên trình bày kết quả trước lớp. Lớp nghe nhận xét, đánh giá. GV bổ sung, động viên, khen ngợi và đưa ra kết luận. 
	+ HS tập hát đối đáp, hòa giọng: 
Người hát
Câu hát
HS nam
Rừng núi dang tay ......sơn hà
HS nữ
Mặt đất ..... một vòng Việt Nam 
Cả lớp
Cờ nối gió ... Nối trên môi
Đoạn 2: đổi lại nữ hát trước nam hát sau.
	+ HS hát nối tiếp, hòa giọng
Người hát
Câu hát
Nhóm 1
Rừng núi dang tay ...... sơn hà
Nhóm 2
Mặt đất ..... một vòng Việt Nam 
Nhóm 3
Mặt đất ..... một vòng Việt Nam 
Nhóm 4
Cờ nối gió ... Nối trên 
Cả lớp
Từ bắc vô nam ..... nối liền một vòng tử sinh 
	D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG 
	* Hoạt động nhóm
	- HS học thuộc bài hát để hát trong các hoạt động của trường, lớp.
	- Hoạt động ứng dụng trong lớp; Gv hướng cho các em chọn 1 trong 2 hoạt động ứng dụng sau: 
	+ Hát bài hát kết hợp với gõ đệm hoặc vỗ tay theo phách(mạnh nhẹ); hát kết hợp võ tay theo nhịp.
	+ Hát kết hợp với vận động theo nhạc: Tìm động tác vận động phù hợp với từng câu hát; tập hát kết hợp với vận động theo nhạc. 
	- Hoạt động ứng dụng ngoài lớp: Hs hát bài hát trong các buổi sinh hoạt của lớp, của trường và sinh hoạt văn hóa tại cộng đồng. 
	E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG 
	* Hoạt động nhóm
	Các nhóm học sinh chọn 1 trong bốn hoạt động sau: 
	- Kể tên vài bài hát của cô nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
	- Vẽ một bức tranh minh họa cho bài hát nối vòng tay lớn
	- Trả lời câu hỏi: Vì sao chúng ta phải giữ gìn tình đoàn kết ? 
Tuần 29 - Ngày soạn:18/03/2018	- Ngày dạy: 20/03/2018
	- Tiết 2 (CĐ) 
NHẠC LÍ: GIỚI THIỆU VỀ DỊCH GIỌNG
TẬP ĐỌC NHAC: GIỌNG FA TRƯỞNG -TĐN SỐ 3 
TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
	I – Nội dung 1: Giới thiệu về dịch giọng
	A – HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
	Hoạt động cả lớp :
	- Trò chơi âm nhạc: Nghe giai điệu đoán câu hát.
	- GV đàn cho hs nghe giai điệu một vài câu trong các bài hát đã học và nối vòng tay lớn sau đó hs nhận biết và trình bày câu hát đó. 
	B – HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
	- Cho hs quan sát vd SGK/29
	- GV đàn lần lược 3 vd trong SGK cho học sinh nghe sau đó nêu nhận xét?
	- Với việc quan sát vd trong sgk và nghe gv đàn hs tự rút ra khái niệm . 
	C- HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 
	 * Hoạt động cả lớp 
	- Học sinh quan sát, lắng nghe lần lược các vd 
	? Giai điệu và tất tấu ntn? ( không thay đổi) 
	? Cao độ ra sao? ( thay đổi ) 
	- Học sinh tự rút ra khái niệm về dịch giọng
	+ KN: Dịch giọng là sự chuyển dịch độ cao thấp của một bản nhạc hay bài ha1tcho phù hợp với tầm cửa giọng của người hát. 
	* Lưu ý: dịch giọng cao độ bài hát thay đổi, giai điệ và tiết tấu không thay đổi
	D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG 
	* Hoạt động cả lớp
	- Xác định dịch giọng một vài câu hát trong các bài đã học. 
	E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG 
	* Hoạt động cá nhân 
	- GV đàn giai điệu của bài hát đã học với các giọng khác nhau, cho học sinh cảm nhận và phân biệt. 
	- Dịch giọng các bài hát đã học. 
	II – Nội dung 2 : Tập đọc nhạc : Giọng Fa trưởng - ĐTN số 3 
	1- Giọng Fa trưởng
	A – HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
	* Hoạt động cả lớp :
	- GV đàn cho hs nghe giai điệu gam F- dur 
	- nhắc lại cấu tạo cung và nửa cung của 7 âm bậc tự nhiên đã học.
	I II III IV V VI VII VIII
	B – HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
	* Hoạt động cả lớp 
	- HS dựa vào SGK để trả lời câu hỏi 
	Dựa vào cấu tạo cung và nửa cung của giọng trưởng thành lập giọng Fa trưởng
	P S L X Ñ R M P
	Quan sát cấu tạo giọng fa với giọng trưởng chúng ta thấy có sự khác biệt về cấu tạo cung giữa bậc 3 bậc 4 nên ta cần điều chỉnh bằng cách sử dụng dấu dáng ở vị trí nốt si
	- HS tự rút ra khái niệm cũng nhứ ghi nhớ cấu tạo cung và nửa cung gam Fa trưởng 	
	- Hs quan sát VD bài TĐN số 4 ( lớp 6 SGK) và bài TĐN số 8 vừa học để rút ra khái niệm của giọng trưởng.
	- GV hướng dẫn học sinh cách xác định những bài hát viết ớ giọng F - dur 
	C- HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 
	 * Hoạt động cả lớp 
	- Chép k/n F giọng trưởng vào vở. 
	- Chép cấu tạo cung và nửa cung gam trưởng và vd gam F – dur vào vở
	D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG 
	* Hoạt động nhóm 
	- Xác định giọng một số bài hát và TĐN đã học. 
	E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG 
	* Hoạt động cả lớp 
- GV đàn giai điệu của gam Fa trưởng, gam fa thứ cho học sinh cảm nhận phân biệt. 
- Sưu tầm các bài hát viết ở giọng Fa trưởng . 
	2. Tập đọc nhạc: TĐN số 3
	 LÁ XANH (Trích)
	Nhạc và lời : Hoàng Việt
	A – HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
	* Hoạt động cả lớp :
	- GV đàn giai điệu bài TĐN số 3, HS lắng nghe và quan sát bản nhạc.
	* Hoạt động cá nhân :
	HS nêu cảm nhận về bản nhạc.
	B – HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
	* Hoạt động cặp đôi
	- HS tìm hiểu thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi: 
	+ Bài TĐN được viết ở nhịp mấy? Giọng gì? 
	trong bài sử dụng ký hiệu âm nhạc nào?(Fa trưởng)
	+ Về cao độ sử dụng các nốt nào? ( fa sol la si đô rê mi không có si giáng)
	+ Về trường độ sử dụng các hình nốt nào? ( Móc đơn, đen, trắng)
	+ Nốt nào thấp nhất? nốt nào cao nhất? (là,đố) 
	+ HS chia câu : 4 câu
	C- HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 
	 * Hoạt động cả lớp
	Đọc tên nốt nhạc của bài.
	Luyện độc cao độ : 
	- Tập đọc từng câu:
	+ GV đàn giai điệu câu 1từ 2 đến 3 lần gọi cá nhân hoặc cặp đôi hs lên đọc, GV nhận xét, chỉnh sửa sau đó cho cả lớp đọc.
	+ Tập từng câu theo lối móc xích cho đến hết bài.
	- Tập đọc cả bài :
	+ GV đệm đàn cho hs đọc bài TĐN. GV chỉnh sửa những chỗ đọc sai
	+ HS đọc bài TĐN kết hợp với gõ phách. 
	+ Cho cá nhân, cặp đôi, nhóm hs xung phong đọc cả bài. Gõ phách.
	- Ghép lời ca: 
	+ GV đàn giai điệu, hs hát lời, vừa hát vừa gõ phách. Chỉnh sửa những chỗ sai
	+ cho cá nhân, cặp đôi xung phong hát lời. 
	- Củng cố, kiểm tra:
	+ GV đàn giai điệu, HS đọc nhạc và hát lời kết hợp với gõ phách
	+ Cho tổ nhóm : đọc nhạc, hát lời và gõ phách. 
	D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG 
	* Hoạt động nhóm
	- Tập đọc kết hợp với gõ đệm hoặc võ tay theo phách.
	- Các nhóm tự tập, sau đó 2 nhóm trình bày trước lớp: Một nhóm đọc nhạc, một nhóm gõ phách. Tiếp tục thay đổi 2 nhóm khác thực hiện. 
	E. HOẠT ĐỘNG BỔ SUNG 
	* Hoạt động cá nhân
	- Chép bài TĐN vào vở 
	- Đặt lời mới cho bài TĐN. 
 Tuần 30- Ngày soạn: 	25/03/2018	- Ngày dạy: 27/03/2018
	Tiết 3 
ÔN TẬP BÀI HÁT: NỐI VÒNG TAY LỚN
ÔN TẬP TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 3
ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC:Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý 
 và bài hát Mẹ yêu con 
I – Nội dung 1: Ôn tập bài hát: Nối vòng tay lớn
	A – HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG:
	Hoạt động cả lớp :
	- Trò chơi âm nhạc: Nghe giai điệu đoán câu hát.
	- GV đàn cho hs nghe giai điệu một vài câu trong các bài hát đã học và bài “Nối vòng tay lớn” sau đó hs nhận biết và trình bày câu hát đó. 
	B – HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
	( Nội dung ôn tập, không có kiến thức mới )
	C- HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH 
	 * Hoạt động cả lớp 
	- GV đàn cho học sinh luyện thanh : theo âm giai của giọng e-moll.
	- GV đệm đàn cho học sinh hát cả bài, hướng dẫn học sinh sửa lại nững chỗ hát sai về giai điệu và lời ca. Hướng dẫn các em phát âm chuẩn xác, rõ lời.
	- Trình bày bài hát nối vòng tay, thể hiện sắc thái tình cảm của bài hát. 
	- Tập hát đối đáp và hòa giọng.
	- Tập hát nối tiếp và hòa giọng. 
	- Tập hát có lĩnh xướng. 
	- Tập hát với số lượng người hát tăng dần. 
	D. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG 
	* Hoạt động cả lớp
	- Cá nhân, cặp đôi hoạc vài nhóm xung phong biểu diễn bài hát trước lớp. 
	+ Hát bài hát kết hợp với gõ đệm hoặc vỗ tay theo

File đính kèm:

  • docChuyen de nhac 9_12776309.doc