Giáo án Âm nhạc 9

Kể, trình bày trích đoạn

Trích hát những bài HS chưa hát được

* Giới thiệu về bài hát: Bài hát sáng tác trước năm 1975, khoảng 1972 khi đất nước còn bị chia cắt. Bài hát rất phổ biến trong phong trào Học sinh – Sinh viên “Hát cho đồng bào tôi nghe”. Trong các cuộc biểu tình phản đối chế độ Mĩ - Nguỵ, những thanh niên Việt Nam cùng xuống đường biểu tình, cất cao lời hát thúc giục động viên nhân dân đồng lòng chống Mĩ. Âm nhạc và lời ca là tiếng gọi tha thiết để mọi người cùng nắm tay, sát cánh đấu tranh cho ngày đất nước thống nhất.

- Nhiều năm nay, bài hát vẫn phổ biến rộng rãi trong phong trào thanh niên và thường vang lên trong các buổi sinh hoạt, dạ hội và liên hoan văn nghệ thanh niên

- Mở đĩa cho HS nghe bài hát 1 lần

Bài hát sử dụng kí hiệu gì, kết bài ở đâu?

Có dấu hồi (dấu quay lại). Kết ở “một vòng Việt Nam”

Bài được viết theo cấu trúc a-b-a’.

+ Đoạn a: “Rừng núi .Việt Nam”

+ Đoạnb : “Cờ nối gió . trên môi”

+ Đoạn a’: “Từ Bắc vô Nam . tử sinh”

Hãy nói những điểm cần lưu ý ở nhịp của bài hát?

Nhịp 2/4, ô nhịp đầu lấy đà vì thiếu 1 phách

Khắc sâu qua bài hát: giọng Emoll hoà thanh (Rê#)

- Nghe lại bài hát 1 lần

- Khởi động giọng theo mẫu.

Dạy hát từng câu (đàn giai điệu – hát mẫu – HS hát)

 

doc56 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 3010 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Âm nhạc 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
S ghi vào vở
- Giới thiệu nước Nga: phía Đông châu Âu, trải dài từ Âu sang Á; là đất nước của thi ca, nhạc hoạ; có nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà soạn nhạc vĩ đại…
- Giới thiệu chân dung của nhạc sĩ (SGK) và tóm tắt sự nghiệp âm nhạc của Trai-côp-xki cũng như các tác phẩm qua đĩa nhạc
Cho HS nghe đĩa nhạc một số tác phẩm của nhạc sĩ Trai-côp-xki và hát cho HS nghe bài “ Cô gái miền đồng cỏ”
Hãy nói cảm nhận của em sau khi nghe bài hát?
- Nhấn mạnh sau câu trả lời của HS: Niềm tin vĩnh hằng vào tình yêu tha thiết đến một ngày quê hương được giải phóng; không còn biệt li, xa cách
- Cho HS nghe một lần nữa bài hát 
1. Ôn tập TĐN số 2 (13'):
 “Nghệ sĩ với cây đàn”
(Trích bài hát trong phim “Tiếng hát trái tim”)
Nhạc Nga
2. Nhạc lí: Sơ lược về hợp âm (11’):
* Hợp âm: là sự vang lên đồng thời của 3, 4 hoặc 5 âm cách nhau một quãng 3
 F G7
* Một số hợp âm thường dùng:
- Hợp âm 3: gồm 3 âm, các âm cách nhau 1 quãng 3; 2 âm ngoài cùng cách nhau 1 quãng 5
 C E
 C D
- Hợp âm 7: gồm 4 âm, các âm cách nhau 1 quãng 3; 2 âm ngoài cùng cách nhau 1 quãng 7
 G7 F7
3. Âm nhạc thường thức (15’):
Nhạc sĩ Trai - Cốp – Xki
- Pi-ôt I-lich Trai-côp-xki (02/4/1840 – 25/11/1893) tại Xanh Pê-tec-bua
- Tác phẩm: Vũ kịch Hồ thiên nga; nhạc kịch Ep-ghê-nhi Ô-nhê-ghin; bản giao hưởng số 6... “ Cô gái miền đồng cỏ”...
 3. Củng cố, luyện tập (4’): 
 - 2 HS lên viết hợp âm 3T bắt đầu từ Son; 3t bắt đầu từ Si; hợp âm 7 bắt đầu từ Mi, La.
 - GV sửa sai (nếu có) và khắc sâu kiến thức cho HS.
 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1'):
 Học thuộc bài hát, TĐN từ đầu năm; nắm chắc khái niệm về quãng, hợp âm; xác định giọng Gdur, Emoll
	---------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 26/02/2014	 Ngày giảng: 27/02/2014 TIẾT 7. ÔN TẬP 
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức: - HS hát đúng giai điệu, lời ca của hai bài hát “Bóng dáng một ngôi trường” và “Nụ cười”. Biết hát kết hợp gõ đệm. Biết trình bày bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca ...
 - HS biết về quãng và hợp âm
 - HS đọc đúng giai điệu, hát được lời bài TĐN số 1 và 2 kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp.
 2. Kĩ năng: Luyện đọc nhạc kết hợp gõ đệm và biểu diễn âm nhạc; biết xác định giọng Gdur và Emoll; 2 giọng đó là 2 giọng song song
* Tích hợp giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:
Chủ đề: Công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do cho Tổ quốc.
 3. Thái độ: Qua bài giáo dục học sinh thêm yêu thích văn nghệ, tình đoàn kết, thân ái bạn bè và có ý thức tu dưỡng làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
 1. Chuẩn bị của GV: - Nội dung ôn tập, hình thức kiểm tra
 - Hát thuộc bài “Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh”
 - Đàn, đài, đĩa nhạc có bài hát trên
 2. Chuẩn bị của HS: - Tự chọn nhóm và biểu diễn
 - Học thuộc TĐN số 1,2
 - Thanh phách
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
 1. Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra).
* Đặt vấn đề vào bài mới (1’): 
Từ đầu năm các em đã được làm quen 2 giọng mới song song qua 2 bài TĐN số 1,2 và được học 2 bài hát. Tiết này, các em cùng ôn lại chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra lấy điểm 1 tiết.
 2. Dạy nội dung bài mới: 
Hoạt động của GV và HS
Phần ghi bảng
GV
HS
GV
HS
GV
?
HS
GV
HS
?
HS
GV
HS
?
HS
HS
?
HS
?
HS
HS
GV
Cho HS nghe lại bài hát:
Bài 1: Chú ý sắc thái của từng đoạn: Đoạn a sôi nổi, nhiệt tình, tươi trẻ và khoẻ khoắn. Đoạn b tha thiết, đượm chút lưu luyến, bâng khuâng.
- Cả lớp thể hiện bài hát.
- 1 nhóm thực hiện bài hát ở hình thức lĩnh xướng.
Bài 2: Yêu cầu: Thuộc lời, hát to, rõ lời, hát diễn cảm.
- Cả lớp hát lại bài hát theo chỉ huy.
- 1 HS nữ lĩnh xướng đoạn a lời 1- HS nam lĩnh xướng đoạn a lời 2. Đoạn b cả lớp hát.
Kiểm tra 1 nhóm kết hợp hát lĩnh xướng và sửa sai cho HS (nếu có)
Thế nào là quãng?
Quãng là khoảng cách về cao độ giữa 2 âm thanh đi liền bậc hoặc cách bậc.
Đưa ra bài tập:
- Cho âm gốc là D tìm âm ngọn để có quãng 3,5,7,9? 
- Cho âm ngọn là E tìm âm gốc tạo thành quãng 4,6,8.
Lên bảng thực hiện (3 nhóm)
Thế nào là hợp âm? 
Hợp âm là sự vang lên đồng thời 3,4 hoặc 5 âm, các âm cách nhau một quãng 3.
Đưa ra bài tập: Hãy viết các hợp âm F#moll, Hdur, Hmoll, C#moll, Edur trên khuông nhạc. 
Thực hiện theo nhóm, đại diện nhóm lên trình bày
Dấu hiệu nào cho biết bài viết ở giọng Gdur? 
Hoá biểu có dấu hoá là Pha #, và âm chủ là G.
- Cả lớp đọc lại thang âm, trục âm Gdur
- Đàn giai điệu lại bài TĐN số 1
- Cả lớp đọc bài TĐN hoàn chỉnh.
Thế nào là giọng song song?
Là 1 giọng trưởng và 1 giọng thứ có cùng hoá biểu nhưng khác âm chủ.
Giọng Emoll // với giọng nào? tại sao?
- Giọng // với giọng Gdur vì Emoll có cùng hoá biểu với Gdur là Pha #
- Đọc thang âm Emoll. Sau đó đọc bài TĐN số 2.
- Tập đọc nhạc và hát lời 2 bài TĐN đúng tính chất của nhịp
- Tập hát theo nhóm của mình
Giúp đỡ HS đọc đúng và góp ý cách trình bày bài hát (nhận xét, cho điểm hệ số 1 – không hạn chế nếu HS đọc và hát tốt)
I. Ôn tập (25’):
1. Ôn tập bài hát (10’):
"Bóng dáng một ngôi trường" 
 - Hoàng Lân -
 "Nụ cười " 
 (Nhạc Nga - Phỏng dịch lời Việt: Phạm Tuyên)
2. Ôn tập nhạc lí (5'):
Quãng - Hợp âm
(HS ghi nhận)
3. Ôn tập TĐN số 1, 2 (10')
 Gdur
 Emoll
II. Luyện tập (15’):
 3. Củng cố, luyện tập (Đã củng cố và luyện tập trong bài học).
 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (4’):
 * - GV hướng dẫn đọc bài đọc thêm Nhạc sĩ Xuân Hồng và bài hát “Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh” và hát (hoặc mở đĩa) cho HS nghe 1 lần.
	- HS trả lời câu hỏi: Em có cảm nhận gì khi nghe bài hát? theo ý mình.
* GV nhấn mạnh; liên hệ lồng ghép, giáo dục HS học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Bài hát “Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh” của nhạc sĩ Xuân Hồng thể hiện niềm xúc động chân thành của những người chiễn sĩ chiến thắng về Sài Gòn trong ngày Tổ quốc hoàn toàn thống nhất. Thành phố Sài Gòn nơi đây ngót 100 năm, từ bến cảng Nhà Rồng, Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước. Ngày chiến thăng, trong niềm vui hân hoan của dân tộc, Bác đã không còn nữa. Để ghi nhớ công lao của Bác trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thành phố Sài Gòn được vinh dự mang tên Bác Hồ kính yêu: Thành phố Hồ Chí Minh.
(Đọc, tìm hiểu và ghi nhớ: thân thế, sự nghiệp và đóng góp của nhạc sĩ cho nền âm nhạc Việt Nam)
 * Nắm chắc các nội dung vừa ôn tập – tiết sau kiểm tra lấy điểm hệ số 2
	-------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 26/02/2014 Ngày kiểm tra: 06/3/2014 TIẾT 8. KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU BÀI KIỂM TRA
 1. Kiến thức: Giúp HS nắm vững các kiến thức âm nhạc đã học qua các bài TĐN và các bài hát cũng như kiến thức nhạc lí từ nửa đầu kì II. Đánh giá việc học của HS.
 2. Kĩ năng: Nâng cao kĩ năng cảm thụ âm nhạc và viết kí hiệu âm nhạc.
 3. Thái độ: HS yêu thích môn học.
II. NỘI DUNG ĐỀ
 1. Ma trận đề: 
 Cấp độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Học hát
Hát đúng, đều, to rõ ràng thể hiện được nội dung, sắc thái và tình cảm của bài hát
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %:
1
 2
1 2
 20%
Nhạc lí
Nhận biết các giọng đã học 
Viết được các hợp âm thông dụng
Nắm được cách tìm các quãng đơn giản
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %:
1
 2
1
 2
1
 1
3
 5
 50%
Tập đọc nhạc
Đọc đúng cao độ, trường độ và hát đúng lời ca theo giai điệu bài TĐN
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %:
1 
 2 
1 2
 20% 
Âm nhạc thường thức
Biết tên quốc gia ứng với nhạc sĩ nổi tiếng thế giới
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ %:
1 
 1 
1 1 
 10% 
Tổng số câu:
Tổng số điểm:
Tỉ lệ %:
2 
 3 30% 
1 
 2 
 20% 
1 
 1 
10% 
1 
 2 
 20% 
1 
 2
 20% 
6 
 10 100% 
 2. Đề kiểm tra:
2.1. Đề kiểm tra lí thuyết (10’): (Yêu cầu làm ra giấy kiểm tra)
Câu 1: Chọn đáp án đúng cho câu hỏi sau (bằng cách khoanh vào đáp án A, B hoặc C):
- Bản nhạc viết ở giọng Gdur là bản nhạc:
A. Không có hóa biểu và kết thúc ở nốt Son.
B. Có hóa biểu một dấu b và kết thúc ở nốt Son.
C. Có hóa biểu một dấu # và kết thúc ở nốt Son.
- Bản nhạc viết ở giọng Emoll là bản nhạc:
A. Có hóa biểu một dấu # và kết thúc ở nốt Mi.
B. Có hóa biểu một dấu # và kết thúc ở nốt Son.
C. Không có hóa biểu và kết thúc ở nốt Mi.
Câu 2: Nhạc sĩ Trai-côp-xki là người nước nào?
A. Pháp. B. Ba Lan. C. Nga.
Câu 3: Cho âm gốc là “Mi”, tìm âm ngọn để có quãng 3,5,7 ?
Câu 4: Viết hợp âm Cdur và Amoll trên khuông nhạc?
*2. Đề kiểm tra thực hành (30’):
(HS bốc thăm đề kiểm tra: Phần TĐN thực hiện cá nhân, phần hát theo nhóm của mình)
Phiếu 1: Hát bài hát “Nụ cười” và đọc bài TĐN số1.
Phiếu 2: Hát bài hát “Bóng dáng một ngôi trường” và đọc bài TĐN số 2.
III. ĐÁP ÁN
* Phần kiểm tra lí thuyết (5 điểm): 
Câu 1 (2 điểm): 
	- Đáp án: C.
	- Đáp án: A.
Câu 2 (1 điểm): 
Đáp án: C.
Câu 3 (1 điểm): 
- Quãng 3: Mi – Son 
- Quãng 5: Mi – Si 
- Quãng 7: Mi – Rế 
Câu 4 (2 điểm): 
* Phần kiểm tra thực hành (5 điểm):
Câu 5 (2 điểm): 
- Hát đúng, đều, to rõ ràng thể hiện được nội dung, sắc thái và tình cảm của bài hát (2 điểm)
Câu 6 (2 điểm): 
- Đọc đúng cao độ, trường độ và hát đúng lời ca theo giai điệu bài TĐN (2 điểm)
-------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 11/3/2014 Ngày giảng: 13/3/2014
TIẾT 9. BÀI 3. HỌC HÁT: BÀI “NỐI VÒNG TAY LỚN”
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức: - HS biết bài hát “ Nối vòng tay lớn” do nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác, nội dung bài hát kêu gọi sự đoàn kết của mọi người vì đất nước độc lập, thống nhất.
 - HS hát đúng giai điệu và lời ca của bài hát. Biết cách lấy hơi, hát rõ lời, diễn cảm.
 2. Kĩ năng: HS tập hát với khí thế hào hứng, sôi nổi thể hiện rõ tính chất hành khúc của bài hát và trình bày bằng hình thức hoà giọng, lĩnh xướng và nối tiếp.
 3. Thái độ: Qua nội dung bài hát, giáo dục học sinh tinh thần đoàn kết, thân ái, cùng hướng tới một lí tưởng cao đẹp xây dựng Tổ quốc Việt Nam thống nhất, hoà bình.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
 1. Chuẩn bị của GV: - Tư liệu và bài hát của Trịnh Công Sơn
	 - Hát thuộc bài hát “ Nối vòng tay lớn”
 - Bảng phụ chép bài hát
 - Đàn, đài, đĩa nhạc 9
 2. Chuẩn bị của HS: - Sưu tầm các bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
 - Thanh phách.
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 
 1. Kiểm tra bài cũ (Không kiểm tra).
* Đặt vấn đề vào bài mới (2’): 
 Trong các hoạt động tập thể của các em, một nội dung không thể thiếu được đó là lời ca tiếng hát. Những bài hát thường được hát trong các buổi sinh hoạt là những bài hát sôi nổi, vui tươi và đầy tính chiến đấu. Những ca khúc như vậy là những ca khúc thuộc dòng “Âm nhạc cộng đồng”: là những bài hát viết cho cộng đồng có ý nghĩa sâu sắc và tác động lớn, thúc đẩy mọi người đến với những điều tốt đẹp và chính nghĩa. Bài “Nối vòng tay lớn” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn hôm nay chúng ta học được coi như ca khúc mở màn cho dòng âm nhạc này.
 2. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Phần ghi bảng
GV
?
HS
GV
?
HS
GV
?
HS
GV
?
HS
GV
HS
GV
HS
?
HS
GV
HS
?
HS
GV
HS
GV
HS
Treo bảng chép bài hát
* Giới thiệu về tác giả:
Em hãy nói đôi nét về nhạc sĩ Trịnh Công Sơn?
Trả lời bài cũ lớp 7, 8
- Khắc sâu kiến thức cho HS: Là tác giả hơn 600 ca khúc. Mở đầu: “Ướt mi”; những khúc tình ca: “Huyền thoại mẹ”, “Hạ trắng”, “Quỳnh hương”… (trích hát cho HS nghe)
- Bài hát thiếu nhi là một góc trong sáng tác của ông nhưng được các bạn trẻ và các em thiếu nhi rất yêu thích.
Em đã được học tác phẩm nào của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn?
Kể, trình bày trích đoạn
Trích hát những bài HS chưa hát được
* Giới thiệu về bài hát: Bài hát sáng tác trước năm 1975, khoảng 1972 khi đất nước còn bị chia cắt. Bài hát rất phổ biến trong phong trào Học sinh – Sinh viên “Hát cho đồng bào tôi nghe”. Trong các cuộc biểu tình phản đối chế độ Mĩ - Nguỵ, những thanh niên Việt Nam cùng xuống đường biểu tình, cất cao lời hát thúc giục động viên nhân dân đồng lòng chống Mĩ. Âm nhạc và lời ca là tiếng gọi tha thiết để mọi người cùng nắm tay, sát cánh đấu tranh cho ngày đất nước thống nhất.
- Nhiều năm nay, bài hát vẫn phổ biến rộng rãi trong phong trào thanh niên và thường vang lên trong các buổi sinh hoạt, dạ hội và liên hoan văn nghệ thanh niên
- Mở đĩa cho HS nghe bài hát 1 lần
Bài hát sử dụng kí hiệu gì, kết bài ở đâu?
Có dấu hồi (dấu quay lại). Kết ở “một vòng Việt Nam”
Bài được viết theo cấu trúc a-b-a’.
+ Đoạn a: “Rừng núi ...Việt Nam”
+ Đoạnb : “Cờ nối gió ... trên môi”
+ Đoạn a’: “Từ Bắc vô Nam ... tử sinh”
Hãy nói những điểm cần lưu ý ở nhịp của bài hát?
Nhịp 2/4, ô nhịp đầu lấy đà vì thiếu 1 phách
Khắc sâu qua bài hát: giọng Emoll hoà thanh (Rê#)
- Nghe lại bài hát 1 lần
- Khởi động giọng theo mẫu.
Dạy hát từng câu (đàn giai điệu – hát mẫu – HS hát)
Hát theo yêu cầu và hướng dẫn của GV
Đoạn a:
C1: “ Rừng núi dang tay ... sơn hà”
 Luyến 2: “để”
 Luyến giật: “nối”, “biển”, “sơn”
C2: “ Mặt đất bao la ... Việt Nam”
 Luyến 2: “quay”, “nối”
=> Ghép C1+2 (đoạn a): sau mỗi câu ngân 3 phách
Đoạn b:
C3: “ Cờ nối gió ... ngày mới”
C4: “ Thành phố ... trên môi”
 Hát giật: “nối trên môi”
=> Ghép C3+4 (đoạn b)
 Ghép cả đoạn a+b
Đoạn a và a’ có điểm gì giống nhau?
Giống giai điệu
Chỉ định 1 đến 2 HS khá hát và chỉnh sửa những chỗ cần thiết
- Hát cả đoạn a’
- Hát đoạn a – b – a’ => hát lại đoạn a, riêng câu “Bàn tay ta nắm nối tròn một vòng Việt Nam” hát 2 lần để về kết bài
Nội dung bài hát nói lên điều gì?
Trả lời theo cảm nhận
Nhấn mạnh: Là tiếng nói, tình cảm của người Việt Nam yêu nước mong muốn cùng nắm tay, kề vai sát cánh bên nhau làm cho cuộc sống yên vui, thanh bình => Mục tiêu cao cả vì một đất nước Việt Nam thống nhất, độc lập, hoà bình, hạnh phúc
Đứng hát thể hiện sự nhiệt tình, cháy bỏng, tha thiết
Chia lớp thành 2 dãy nam nữ: hát đối đáp, lĩnh xướng
- Giọng nam: “ Rừng núi ... sơn hà”
- Giọng nữ: “ Mặt đất ... Việt Nam”
- Cả lớp: “ Cờ nối gió ... trên môi”
- Lĩnh xướng (HS nữ): “Từ Bắc vô Nam ... núi đồi”
- Cả lớp: “Vượt thác ... tử sinh” và quay lại một lần đoạn a để kết bài.
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm (5’): 
- Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (1939 - 2001); quê: Huế
- Tác phẩm: “Huyền thoại mẹ”, “Quỳnh hương”, “Em là bông hồng nhỏ”...
- Bài hát “Nối vòng tay lớn” sáng tác khoảng 1972 
2. Học hát (31’):
 3. Củng cố, luyện tập (6’): 
 - HS trả lời câu hỏi: “Phát biểu cảm nghĩ của mình sau khi được học bài hát ”? theo suy nghĩ chủ quan của mình
 - GV ghi nhận, hướng các em đến nhiệm vụ của mình với đất nước: trách nhiệm góp sức trẻ vào giữ gìn cuộc sống hoà bình ngày nay => Hứa?
 + Những bài hát thuộc dòng “Âm nhạc cộng đồng” được các nhạc sĩ sáng tác nhiều: “Khát vọng tuổi trẻ”, “Mùa hè vanh”...(Vũ Hoàng: “Viết cho cảm xúc cá nhân thì dễ nhưng viết cho nhiều người rất khó”)
 + Đọc cho HS nghe “Nhạc sĩ Văn Cao viết về Trịnh Công Sơn” nếu còn thời gian và giới thiệu (trích hát) một số bài khác của Trịnh Công Sơn.
 - HS hát lại bài hát 1 lần nữa (nếu còn thời gian).
 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1’):
 - Về nhà các em học thuộc bài hát, tập hát kết hợp gõ theo nhịp của bài hát; nghe bài hát “Lá xanh” của nhạc sĩ Hoàng Việt
 - Nắm chắc thứ tự xuất hiện các dấu #, b ở hoá biểu.
Ngày soạn: 18/3/2014	 Ngày giảng: 20/3/2014
TIẾT 10. BÀI 3. NHẠC LÍ: GIỚI THIỆU VỀ DỊCH GIỌNG
TẬP ĐỌC NHẠC: GIỌNG PHA TRƯỞNG – TẬP ĐỌC NHẠC SỐ 3
I. MỤC TIÊU
 1. Kiến thức: - HS biết khái niệm về dịch giọng, đặc điểm vủa dịch giọng.
 - HS biết công thức cấu tạo của giọng Pha dur
 - HS biết bài TĐN số 3 – “Lá xanh” là sáng tác của nhạc sĩ Hoàng Việt, được viết ở giọng Fdur. Nói đúng tên nốt nhạc, đọc đúng giai điệu, hát lời ca kết hợp gõ đệm hoặc đánh nhịp.
 2. Kĩ năng: Luyện đọc nhạc, xác định giọng.
 3. Thái độ: Qua bài giúp học sinh có thêm cảm nhận về âm nhạc.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
 1. Chuẩn bị của GV: 
- Bảng phụ chép TĐN số 3 và các ví dụ về dịch giọng
- Đài, đàn, đĩa nhạc có bài hát “Lá xanh” và một số bài khác của Hoàng Việt
 2. Chuẩn bị của HS: 
- Nắm chắc thứ tự xuất hiện các dấu #, b ở hoá biểu.
- Thanh phách
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
 1. Kiểm tra bài cũ (không kiểm tra).
* Đặt vấn đề vào bài mới (1’):
Trong các em ngồi đây, có bạn có giọng thanh (cao), bạn giọng trầm (thấp). Vì vậy, khi hát các bài hát phải được người hát nâng lên hoặc hạ thấp xuống mới phù hợp cữ giọng của mình. Tiết này, các em cùng tìm hiểu cách nâng hay hạ giọng của bản nhạc qua phần nhạc lí của bài...
 2. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Phần ghi bảng
GV
GV
?
HS
GV
?
HS
GV
HS
GV
?
HS
GV
?
HS
GV
?
HS
GV
?
HS
GV
Đưa ra khái niệm dịch giọng và giải thích:
- Dịch giọng có thể thực hiện khi hát hoặc trên bản nhạc
- Treo ví dụ SGK, bài hát “Nụ cười”:
 Cdur
 Fdur
 Adur
* Nếu thực hiện khi hát: Đàn giai điệu ở giọng Cdur, sau đó đàn lại nhưng ở giọng Fdur và Adur.
Giai điệu và cữ âm như thế nào?
Giai điệu giữ nguyên (giống nhau) nhưng khác nhau về tầm cữ âm: cao hơn (F) và thấp hơn (A)
* Nếu thực hiện trên bản nhạc (phân tích trên ví dụ)
- Bản gốc: Cdur
- Khi dịch cao lên 1 quãng 4 (C-F) => Fdur
- Khi dịch thấp xuống 1 quãng 3 (C-A) => Adur
- Treo ví dụ dịch bài “Nối vòng tay lớn” (Trịnh Công Sơn)
(Bản gốc: giọng Emoll; bản mới: giọng Dmoll; bản mới: giọng Gmoll)
- Đàn ở 3 giọng khác nhau để HS so sánh
Khi đọc, hát tên nốt nhạc có thay đổi như thế nào nếu dịch giọng?
Khi dịch giọng chỉ thay đổi cao độ các nốt nhạc, còn giai điệu, lời ca, tính chất không thay đổi.
Bổ sung: 
- Thay đổi cả hoá biểu; dịch từ âm chủ 
- Tính chất dur hay moll không thay đổi
Làm bài tập theo nhóm
- Nội dung: dịch giọng từ nhịp 1 đến nhịp 5 bài “Quê hương” – TĐN số 7 (lớp 7) và đọc bản dịch
- Yêu cầu: + Tổ 1: giọng Cmoll
 + Tổ 2: giọng Dmoll
 + Tổ 3: giọng Gmoll
 + Tổ 4: giọng Emoll
- Treo bảng chép bài TĐN số 7 cho HS làm bài và nhận xét, sửa sai 1 số bài; tổ nào có HS đọc đúng bản dịch cho điểm hệ số 1
- Yêu cầu về tập dịch cả bài
Em hãy nhắc lại công thức gam dur?
1c – 1c – 1/2c – 1c – 1c – 1c – 1/2c
 Xây dựng gam Fdur dựa trên công thức gam dur:
và chủ âm là nốt Pha:
Pha – Son – La – Sib – Đô – Rê – Mi – Pha 
Để có gam Fdur Sib phải như thế nào?
Hoá suốt
Nhấn mạnh: Bản nhạc viết ở Fdur: hoá biểu có 1 dấu b Si, kết bài là Pha => Giọng Fdur
Và điền các bậc trong gam Fdur lên khuông nhạc:
 I III V (I)
Như vậy muốn biết được bản nhạc viết ở giọng Fdur: hóa biểu có 1 dấu b Si, kết bài ở Pha.
Ví dụ: “Bóng dáng một ngôi trường” (Hoàng Lân)
“Dâng Người tiếng hát mùa xuân” (Nguyễn Văn Thương) ...
Hãy so sánh gam Fdur và Cdur?
Giống ở công thức cung và nửa cung; còn khác là ở thứ tự các âm và âm chủ (cao độ khác nhau).
Đàn gam Cdur cho HS đọc chuẩn, đàn tiếp gam Fdur cho HS đọc gam và âm trụ.
So sánh với cách đọc gam Cdur và mối quan hệ của âm trụ 2 giọng?
Âm trụ của F la âm trụ 2 của C
Treo bảng chép bài TĐN số 3 
1. Nhạc lí (8’): 
Giới thiệu về dịch giọng
 Dịch giọng là sự chuyển dịch độ cao - thấp của bài hát cho phù hợp với tầm cữ giọng của người hát.
2. Tập đọc nhạc (32’):
a) Giọng Pha trưởng (Fdur) (5’):
Giọng Pha trưởng có âm chủ là Pha, hóa biểu có 1 dấu giáng (Si b)
 I III V (I)
 Pha trưởng (Fdur)
b) Tập đọc nhạc: TĐN Số 3 (27’):
GV
?
GV
GV
?
HS
?
HS
GV
HS
GV
HS
Khắc sâu kiến thức: Giọng Fdur vì hoá biểu có b Si, âm chủ là âm Pha.
Em hãy nhắc lại vài nét về nhạc sĩ Hoàng Việt?
- Nhấn mạnh sau khi HS trả lời: Hoàng Việt (1928-1967), tác giả bản giao hưởng đầu tiên của Việt Nam “Quê hương”; là tác giả ca khúc hay “Nhạc rừng”, “Lên ngàn”, “Tình ca”... (trích hát)
- Bài TĐN số 3 là đoạn trích trong bài “Lá xanh” – sáng tác 1950: khí thế sục sôi của nhân dân ta trong kháng chiến chống Pháp nói chung và thế hệ trẻ nói riêng – đại diện đó là các thanh niên được gọi rất thân mật “Anh trai làng”
Mở đĩa cho HS nghe cả bài hát 
Giai điệu bài TĐN được xây dựng trên mấy âm?
Phát hiện: 6 âm không có b Si
Bài TĐN có mấy câu? Mỗi câu mấy nhịp?
4 câu, 4 nhịp
Phân tích tiết tấu của bài: đơn giản...
- Đọc lại gam Fdur với sự trợ giúp của GV
- Đọc cao độ của bài
- Đọc cao độ + trường độ (gõ đúng tính chất nhịp 2/4)
Lưu ý HS: nốt hoa mĩ chỉ sử dụng khi hát lời
- Nửa 

File đính kèm:

  • docNhac 9 tron bo.doc
Giáo án liên quan