Chuyên đề: Dạy học tích cực theo chuẩn kiến thức kĩ năng, dạy ứng dụng công nghệ thông tin lồng ghép giáo dục kỹ năng sống –bảo vệ môi trường thông qua tiết dạy Địa lý 9

Để thấy được giá trị thực tiễn của chuyên đề dạy Tuần 13 - Tiết 25-bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ là một ví dụ minh họa

Tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin nên mới vào bài, giáo viên đã đưa lược đồ: “Các vùng kinh tế Việt Nam” có hiệu ứng riêng vùng Bắc Trung bộ. Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và dựa vào kiến thức hiểu biết của mình để giới thiệu bài mới của tiết học hôm nay. Như vậy ngay từ đầu tiết dạy giáo viên đã định hướng nhận thức học tập của học sinh,tạo sự chú ý, tích cực chủ động trong học tập của học sinh . Hoặc ở mục I: “Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ”, bằng trực giác quan sát, mọi đối tượng học sinh có thể sử dụng phương pháp dùng lời để mô tả ngắn gọn hình dạng,giới hạn và vị trí địa lí của vùng Bắc Trung Bộ.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1441 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề: Dạy học tích cực theo chuẩn kiến thức kĩ năng, dạy ứng dụng công nghệ thông tin lồng ghép giáo dục kỹ năng sống –bảo vệ môi trường thông qua tiết dạy Địa lý 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHUYÊN ĐỀ :
DẠY HỌC TÍCH CỰC THEO CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG ,DẠY  ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG –BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THÔNG QUA TIẾT DẠY ĐỊA LÝ 9
I. Đặt vấn đề:
Trong những năm học gần đây việc đổi mới cách dạy của thầy và cách học của trò đã đang diễn ra ở hầu hết các trường trong nhiều cấp học. Để thay đổi cách dạy, cách học không còn cách nào khác phải đổi mới phương pháp theo hướng tích cực dạy-học của thầy và trò, “dạy cách tự học” cho mọi đối tượng học sinh. Như vậy phương pháp dạy học được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, từng trường học mà cốt lõi của nó là hướng đến mục đích cho học sinh là: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định mình và học để cùng chung sống.
Từ quan điểm nêu trên, chuyên đề “.Dạy học tích cực theo chuẩn kiến thức kĩ năng,dạy ứng dụng công nghệ thông tin lồng ghép giáo dục kỹ năng sống - Bảo vệ môi trường thông qua tiết dạy địa lý 9” một lần nữa khẳng định tính cần thiết của việc dạy học tích cực trong nhà trường phổ thông có tầm quan trọng như thế nào?
II. Giải quyết vấn đề:
Ngày nay trong giảng dạy các môn học nói chung và môn địa lí nói riêng, chúng ta có nhiều cơ hội lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học tích cực phù hợp với ý đồ sư phạm của người dạy . Dạy học tích cực theo chuẩn kiến thức kỹ năng , dạy học tích cực rèn luyện kĩ năng sống lồng ghép với bảo vệ môi trường hay đẩy mạnh công nghệ thông tin trong dạy học tích cực,... Đa dạng hóa các hình thức dạy học: cá nhân, theo nhóm, dạy trên lớp, hay thực địa hay trên các hình ảnh trực quan, ...cũng sẽ góp phần dạy học tích cực đạt hiệu quả. Ở học sinh sẽ hình thành và phát triển khả năng tự học, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn để giải thích, khả năng tự suy nghĩ độc lập hay khả năng hợp tác, giao tiếp tự tin,...từ đó sẽ tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, sự hứng thú trong học tập. Còn đối với giáo viên phải tích cực nghiên cứu, suy nghĩ tìm ra các cách vận dụng, cách phối hợp các phương pháp dạy học tích cực sao cho linh hoạt nhằm khơi dạy tính tích cực, chủ động học tập của học sinh.
Để thấy được giá trị thực tiễn của chuyên đề dạy Tuần 13 - Tiết 25-bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ là một ví dụ minh họa   
Tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin nên mới vào bài, giáo viên đã đưa lược đồ: “Các vùng kinh tế Việt Nam” có hiệu ứng riêng vùng Bắc Trung  bộ. Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát và dựa vào kiến thức hiểu biết của mình để giới thiệu bài mới của tiết học hôm nay. Như vậy ngay từ đầu tiết dạy giáo viên đã định hướng nhận thức học tập của học sinh,tạo sự chú ý, tích cực chủ động trong học tập của học sinh . Hoặc ở mục I: “Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ”, bằng trực giác quan sát, mọi đối tượng học sinh có thể sử dụng phương pháp dùng lời để mô tả ngắn gọn hình dạng,giới hạn và vị trí địa lí của vùng Bắc Trung Bộ.
 Hay ở mục II để hình thành khả năng hợp tác, khả năng giao tiếp tự tin ,giáo viên đặt câu hỏi để học sinh thảo luận nhóm:
Quan sát hình 23.2 và 23.1 các nhóm lẻ tìm hiểu các đặc điểm tài nguyên khoáng sản, rừng, du lịch ở phía Bắc Hoành Sơn. Các nhóm chẵn tìm hiểu các đặc điểm tài nguyên khoáng sản, rừng, du lịch ở  ở phía Nam Hoàng Sơn.
Trên cơ sở báo cáo kết quả của hai nhóm giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh tự suy nghĩ độc lập: Em có so sánh gì về các nguồn tài nguyên giữa phía Bắc và Nam Hoành Sơn ?
Hoặc sau khi học sinh phân tích, thảo luận và xem một số tranh ảnh giữa phía Bắc và Nam Hoành Sơn giáo viên hình thành khả năng tự đánh giá của học sinh: Nêu những thuận lợi, khó khăn của tài nguyên và điều kiện tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ ?
Cũng ở trong mục II này, giáo viên đưa một số thiên tai là khó khăn của vùng yêu cầu học sinh đưa ra và chọn  các giải pháp nào là thích hợp? Như vậy với bài tập này giáo viên đã hình thành cho học sinh các kĩ năng sống, kĩ năng thích nghi và ứng phó tích cực trước các tình huống khó khăn trong cuộc sống,...
III. Kết thúc vấn đề:
Nói tóm lại việc áp dụng các phương pháp dạy học tích cực không có nghĩa là gạt bỏ các phương pháp dạy học truyền thống. Ngay cả những PP như thuyết trình, giảng giải, biểu diễn các phương tiện trực quan để minh họa lời giảng ... vẫn rất cần thiết trong quá trình dạy học, để học sinh có thể học tích cực.
Vì vậy, cần kế thừa, phát triển những mặt tích cực trong hệ thống các phương pháp dạy học đã quen thuộc, đồng thời phải học hỏi, vận dụng một số phương pháp dạy học mới, phù hợp với hoàn cảnh điều kiện dạy và học ở mỗi trường học .Tất cả điều đó đều trông cậy vào sự sáng tạo, tìm tòi của mỗi  thầy giáo,cô giáo.
  Thực hiện 
 Lê Định Quyền 

File đính kèm:

  • docPP DAY HOC GDKNS -BVMT TRO TIET DAY LOP 9 03.doc