Chuyên đề: Cách đọc hiểu môn Tiếng Anh 9

1.Trước khi đọc ( pre – reading).

Đây là hoạt động không thể thiếu được trong một tiết đọc. Phần này giúp học sjnh sẽ đọc hiểu bài một cách dễ dàng hơn, giúp các em tập chung được vào vấn đề mình sẽ đọc gì.

 a, Giới thiệu từ mới:

 Chúng ta không cần thiết phải giới thiệu tất cả các từ mới trong bài đọc trước khi học sinh đọc bài. Các em có thể đoán nghĩa của từ vựng phụ thuộc vào văn cảnh. Giáo viên chỉ cần dạy những từ quan trọng trong bài liên quan trực tiếp đến nội dung của bài đọc.

b, Giới thiệu bài đọc:

 Giới thiệu bài đọc giúp học sinh hiểu được chủ đế của bài đọc, giúp học sinh có hứng thú với bài đọc, có tư duy về chủ đề đó và khiến cho các em có ý thức muốn đọc bài.

c, Câu hỏi dẫn dắt:

 Giáo viên nêu yêu cầu, nhiệm vụ của bài đọc để các em dự đoán trước (prediction), tạo lý do cần thiết để đọc khi có chủ định. Phần này nhất thiết giáo viên phải yêu cầu học sinh phải gấp sách lại. Một số dạng bài tập trước khi đọc:

- Ordering statements / pictures.

- True / False statements prediction.

- Pre questions.

- Open prediction

- Picture dictation / Listen and draw.

- Jigsaw dictation.

 

doc5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 880 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề: Cách đọc hiểu môn Tiếng Anh 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chuyền đề:
 CÁCH ĐỌC HIỂU MÔN TIẾNG ANH 9
I. Lý do chọn đề tài.
1. Cơ sở lý luận.
 Tiếng Anh là một môn học khó đối với người Việt Nam nói chung và học sinh phổ thông nói riêng. Trong tiến trình hòa nhập thế giới. Tiếng Anh được coi là một công cụ hữu hiệu, là cầu nối giữa các nước trên thế giới cùng nhau phát triển cả về kinh tế chính trị văn hóa và xã hội.
 Đọc là một trong bốn kỹ năng của việc dạy và học Tiếng Anh ( nghe, nói, đọc, viết). 
 Mục đích của việc dạy đọc là giúp học sinh phát triển kỹ năng đọc hiểu, có khă năng đọc hiểu sách, báo, tài liệu bằng tiếng anh với những nội dung phù hợp với trình độ và lứa tuổi của học sinh; giúp học sinh có điều kiện thu nhận thông tin, nâng cao trính độ Tiếng Anh và có hiểu biết thêm về xã hội.
 Kỹ năng đọc được xem là một kỹ năng khó, vì vậy để cải thiện từng bước về vấn đề này đòi hỏi sự nỗ lực của đội ngũ giáo viên trong việc đổi mới phương pháp dạy, đáp ứng được yêu cầu đạo tạo của ngành giáo dục của toàn xã hội.
2. Cơ sở thực tiễn. 
 Nếu ở các cuốn sách lớp 6 và lớp 7, cả bốn kỹ năng được dạy phối hợp trong các bước luyện tập khác nhau thì ở các cuốn lớp 8 và lớp 9, kỹ năng đọc đã được dạy tách biệt. Vì vậy dạy một tiết đọc thế nào để đạt hiệu quả cũng là một vấn đề cần phải bàn và tranh luận trong các buổi sinh hoạt chuyên môn. Do vậy trường THCS Lệ Xá đã tổ chức chuyên đề “Cách dạy đọc hiểu ở môn Tiếng Anh” nhằm trao đổi, rút kinh nghiệm đi tới thống nhất một phương pháp mang tính cụ thể để giải quyết các vấn đề trên.
II. Nội dung, phương pháp. 
 Một tiết luyện kỹ năng đọc hiểu được chia ra làm 3 phần: Pre- reading, while-reading and post- reading.
 Mỗi phần có các mục đích rõ ràng , các phương pháp cụ thể được liên kết chặt chẽvới nhau nhằm mục đích hưỡng dẫn học sinhkỹ năng đọc có tập chung. Điều này giúp người đọc hướng được sự chú ý vào đúng nội dung cần thiết, do vậy thường nắm được vấn đề một cách chính xác hơn. Trong phương pháp dạy đọc hiểu, đọc to được xem là một phương pháp không có hiệu quả bởi vì khi đọc to thành tiếng, người đọc chỉ tập trung vào việc pháp âm của từ và sự trôi trảy của câu chữ, do đó khó có thể tập trung vào nội dung của bài đọc. Phương pháp đọc mà chúng ta hướng dẫn học sinh trong tiết đọc hiểu chính là đọc thầm. Khi đọc thầm tất cả học sinh có thể đọc vơi tốc độ của chính bản thân mình. Nếu các em không hiểu được một đoạn hoặc một câu, các em có thể đọc đi đọc lại cho đến khi hiểu mới thôi. Các hoạt động đọc trong môi trường học tiếng chủ yếu là đọc tập trung, nhằm phát triển các kỹ năng đọc khác nhau:
Đọc để khẳng định những phỏng đoán trước đó.
Đọc để nắm bắt được trọng tâm ngôn ngữ.
Đọc để tìm những thông tin cần thiết.
Đọc để thực hiện các nhiệm vụ giao tiếp được đặt ra.
Đọc chi tiết.
Các kỹ năng đọc tiến hành qua 3 giai đoạn sau:
1.Trước khi đọc ( pre – reading).
Đây là hoạt động không thể thiếu được trong một tiết đọc. Phần này giúp học sjnh sẽ đọc hiểu bài một cách dễ dàng hơn, giúp các em tập chung được vào vấn đề mình sẽ đọc gì.
 a, Giới thiệu từ mới:
 Chúng ta không cần thiết phải giới thiệu tất cả các từ mới trong bài đọc trước khi học sinh đọc bài. Các em có thể đoán nghĩa của từ vựng phụ thuộc vào văn cảnh. Giáo viên chỉ cần dạy những từ quan trọng trong bài liên quan trực tiếp đến nội dung của bài đọc.
b, Giới thiệu bài đọc:
 Giới thiệu bài đọc giúp học sinh hiểu được chủ đế của bài đọc, giúp học sinh có hứng thú với bài đọc, có tư duy về chủ đề đó và khiến cho các em có ý thức muốn đọc bài.
c, Câu hỏi dẫn dắt: 
 Giáo viên nêu yêu cầu, nhiệm vụ của bài đọc để các em dự đoán trước (prediction), tạo lý do cần thiết để đọc khi có chủ định. Phần này nhất thiết giáo viên phải yêu cầu học sinh phải gấp sách lại. Một số dạng bài tập trước khi đọc: 
Ordering statements / pictures.
True / False statements prediction.
Pre questions.
Open prediction
Picture dictation / Listen and draw.
Jigsaw dictation.
2. Trong khi đọc (while- reading).
Học sinh đọc thầm với các mục đích khác nhau: 
Read to check their prediction.
Read then do the task.
Sau mỗi phần đọc, học sinh có sự so sánh với partner.
Tùy theo mục đích và nội dung cụ thể của từng bài đọc, sẽ có những dạng câu hỏi và bài tập khác nhau.
Dưới đây là một số dạng bài tập thường dược sử dụng trong khi đọc: 
True / False statement.
Answers given.
Comprehension questions.
Multiple choice
Gap fill.
Grids or Forms.
Matching.
Ordering
3. Sau khi đọc (post – reading).
 Sau khi đọc, giáo viên tiếp tục cho học sinh tiến hành các bài tập nhằm kiểm tra mức độ hiểu bài của học sinh, khả năng vận dụng vào thực tiễn cuộc sống và khả năng tưởng tượng cả các em.
 Các hình thức bài tập có thể là: 
Discussion
Role play
Rewirte
Gap fill
Survey
III. Unit 3: Lesson 3: Read (p.25)
I. Objectives:
By the end of the lesson , Ss will be able to know more about the country life in the USA and some farming words : grow maize , grocery story , feed the chickens , collect eggs ..
 II . Preparations 
Textbooks , chalk , flashcards , stereo
III.Proceduce
 1. Warmer:
 2. New lessson:
I. Pre - reading 
- Introduce “ Today we will study about the life on a farm of an American family .”
* Vocabulary : 
+ Grow maize (v) : Translation trồng ngô
+ Work part – time (v) : Explanation làm việc ½ ngày
+ Grocery store ( n ) : Explanation cửa hàng tạp phẩm
+ Collect eggs ( Picture ) thu lượm trứng
+ Exchange student ( n ) : Translation HS trao đổi
*/ Practice vocab 
Checking technique :R. O . R 
*/ Match the words in column A with the word or groups of words in column B having the same meaning
 A B
1. Maize a. bring things together 
2. Feed b where people buy food 
 and small things 
3. Grocery store c. give food to eat 
4. Part – time d. corn 
5. Collect e. shorter or less than standard time 
II. While - reading : 
- Now you read the text and do exercise a )
* Check statements : Keys
1-d 2-c 3-b 4-e 5-a
Answer questions:
1 .Where is the Parker family,s farm?
2. How many children do Mr and Mrs Parker have ? 
3. What does Van do in the afternoon ?
4. What do the whole family do on Saturday afternoons ?
*Givefeedback
1. It is 100 Km outside Columbus Ohio .
2. They have two children : Peter and Sam 
3. He feeds the chicken and collects their eggs .
4. Peter plays baseball , the Parker family and Van eat humbuggers and hot dogs . 
*/ Complete the summary.Use information from the passage. 
+ asks students to do pair works
1. Ohio 2. farmer 3. works part – time 4. Peter 
5. Sam 6. after 7. farm 8. they watch 9. baseball 10. member 
-Compare the answer 
-Read the complete passage again 
III. Post reading 
Ask Sts to role play Van to talk about himself 
Eg : Hello . I’m Van . I’m an exchange student . I’m studying in the USA and I’m staying with the Parkers 
..
3. Homework 
Ask Sts to study at home:- vocab..
 -Rewrite the text to role play Van to talk about himself. 
Tân Bình , ngày 19 tháng 11 năm 2015
Người báo cáo.
 	 Nguyễn Thi Kim Hương
III. Kết quả sau khi dạy thực nghiệm.
1. Trước khi tổ chức chuyên đề.
 - Học sinh: Các em ngại giờ học đọc, vì nhiều từ mới. Học sinh học một cách thụ động, đọc kém dẫn tới các khả nghe, nói, đọc, viết cũng kém.
 - Thầy: Vất vả trong việc quản lý lớp, không đảm bảo tốt nội dung của tiết học theo yêu cầu.
2. Sau khi tổ chức chuyên đề. 
 - Học sinh: Tích cực, hào hứng khi chuẩn bị vào tiết học đọc. Các em có kỹ năng đọc tập trung tốt vì đã được chuẩn bị kỹ ở phần pre – reading. Các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết được hỗ trợ đáng kể. Đặc biệt, các em được rèn luyện thói quen đọc sách, báo, tìm hiểu thông tin, nâng cao trình độ Tiếng Anh và có hiểu biết thêm về xã hội.
 - Thầy: Xác định được rõ hơn những gì phải tiến hành trên lớp đối với một tiết đọc, lựa chọn được nhưng thủ thật dạy học phù hợp với yêu cầu của bài, phát huy được tính tích cực của học sinh.
- Vận dụng theo đúng ý tưởng và phương pháp của bài dạy.- Nêu bật được nội dung cần đạt- Học sinh đã dựa vào bài kể về mình
 - Phần 3 cần cho học sinh hoạt động nhóm nhiều hơn.
IV. Kết luận chung.
 Đọc là một trong bốn kỹ năng mà học sinh cần được rèn luyện theo phương pháp giao tiếp. Đọc giúp học sinh mở rộng vốn kiến thức về thế giới xung quanh, cung cấp kinh nghiệm trong một số lĩnh vực như văn hóa, khoa học kỹ thuật đồng thời giúp học sinh nắm và ghi nhớ kiến thức ngôn ngữ và rèn luyện các kỹ năng ngôn ngữ. Ngoài ra, đọc còn tạo cho học sinh có thói quen và lòng ham mê đọc sách. Chính vì vậy, chúng ta cần phải tìm ra những thủ thật dạy thật hấp dẫn, thích hợp để giúp cho việc dạy đọc có hiệu quả.
 Lệ Xá,ngày tháng.. năm 2011
 Người thực hiện
 Bùi Thị Sáng

File đính kèm:

  • docchuyen de cach doc hieu mon tieng anh.doc
Giáo án liên quan