Chuyên đề bài tập vật lý lớp 11: Đề ôn luyện tổng hợp phần Quang học – số 4

Câu13. Trong các kết quả sau, kết quả nào Đúng khi nói về ảnh S1 của S qua thấu kính L1?

A. S1 là ảnh ảo, nằm trên trục chính, trước L1, cách L1 34 cm

B. S1 là ảnh ảo, nằm trên trục chính, trước L1, cách L1 24cm

C. S1 là ảnh thật, nằm trên trục chính, trước L1, cách L1 24cm

D. S1 là ảnh ảo, nằm trên trục chính, trước L1, cách L1 14cm

Câu14. Độ tụ của thấu kính L2 có giá trị bao nhiêu để chùm sáng xuất phát từ S1, sau khi đi

qua hệ hai thấu kính trở thành chùm sáng song song với trục chính? Chọn kết quả Đúng trong

các kết quả dưới đây?

A. D = -2,78đp; B. D = 2,5đp; C. D = 2,78đp; D. Một kết quả khác

pdf5 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1250 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề bài tập vật lý lớp 11: Đề ôn luyện tổng hợp phần Quang học – số 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 - ĐT: 01689.996.187 Website, Diễn đàn:  - vuhoangbg@gmail.com 
ĐỀ SỐ 39. ĐỀ ÔN LUYỆN TỔNG HỢP: PHẦN QUANG HỌC – SỐ 4 
Họ và tên:Trường:THPT 
ðỀ SỐ 4: 
Câu1. Điều nào sau đây là Sai khi nói về lăng kính và đường đi của một tia sáng qua lăng 
kính? 
A. Tiết diện thẳng của lăng kính là một tam giác cân. 
B. Lăng kính là một khối chất trong suốt hình lăng trụ đứng, có tiết diện thẳng là một hình 
tam giác. 
C. Mọi tia sáng khi qua lăng kính đều khúc xạ và cho tia ló ra khỏi lăng kính 
D. A và C sai. 
Trả lời các câu hỏi 2 và 3 nhờ sử dụng dữ kiện sau: 
Một lăng kính có góc chiết quang A = 600, chiết suất n = 2 . Chiếu một tia tới, nằm trong 
một tiết diện thẳng, vào một mặt bên dưới góc tới i1 = 45
0. 
Câu2. Các góc r1, r2, i2 có thể lần lượt nhận những giá trị nào trong các giá trị sau? Chọn kết 
quả Đúng. 
A. 300, 300, 450 B. 300, 450, 300 C. 450, 300, 300 D. Một kết quả khác 
Câu3. Kết luận nào sau đây là Sai khi nói về góc lệch D? 
A. D = 300, góc lệch là cực đại B. D = 450, góc lệch là cực tiểu 
C. D = 300, góc lệch là cực tiểu C. D = 450, góc lệch là cực đại 
Câu4. Điều nào sau đây là Đúng khi nói về thấu kính? 
A. Thấu kính là một khối chất trong suốt giới hạn bởi hai mặt cong, thường là hai mặt cầu. 
Một trong hai mặt có thể là mặt phẳng. 
B. Thấu kính mỏng là thấu kính có bán kính các mặt cầu rất nhỏ. 
C. Thấu kính hội tụ là thấu kính có hai mặt cầu có bán kính bằng nhau. 
D. A,B và C đều đúng 
Trả lời câu 5 và 6 nhờ sử dụng dữ kiện sau: 
Gọi O là quang tâm, F là tiêu điểm vật, F' là tiêu điểm ảnh của một thấu kính hội tụ. 
Câu5. Điều nào sau đây là Đúng khi nói về sự tương quan giữa ảnh và vật qua thấu kính hội 
tụ? 
A. Vật thật nằm ngoài đoạn OF cho ảnh thật ngược chiều với vật. 
B. Vật thật nằm trong đoạn OF cho ảnh ảo cùng chiều với vật 
C. Vật thật nằm tại tiêu điểm F cho ảnh ở vô cùng 
D. A,B và C đều đúng 
Câu6. Điều nào sau đây là Sai khi nói về sự tương quan giữa ảnh và vật qua thấu kính hội tụ? 
A. Vật thật và ảnh thật luôn nằm về hai phía của thấu kính 
B. Vật thật và ảnh ảo luôn nằm về cùng một phía của thấu kính 
C. Vật thật cho ảnh ảo luôn ngược chiều nhau 
D. A,B và C đều sai 
Trả lời câu hỏi 7 và 8 nhờ sử dụng dữ kiện sau: 
Gọi O và quang tâm, F là tiêu điểm vật, F' là tiêu điểm ảnh của một thấu kính phân kì. 
ðỀ ÔN LUYỆN TỔNG HỢP: PHẦN QUANG HỌC – SỐ 4 39 
 - ĐT: 01689.996.187 Website, Diễn đàn:  - vuhoangbg@gmail.com 
ĐỀ SỐ 39. ĐỀ ÔN LUYỆN TỔNG HỢP: PHẦN QUANG HỌC – SỐ 4 
Câu7. Điều nào sau đây là Đúng khi nói về sự tương quan giữa ảnh và vật qua thấu kính phân 
kì? 
A. Vật thật luôn luôn cho ảnh ảo 
B. Vật thật có thể cho ảnh thật tùy vào vị trí của vật đối với thấu kính 
C. Vật ảo luôn luôn cho ảnh thật 
D. Vật ảo luôn luôn cho ảnh ảo. 
Câu8. Điều nào sau đây là Sai khi nói về sự tương quan giữa ảnh và vật qua thấu kính phân 
kì? 
A. Vật thật luôn luôn cho ảnh ảo cùng chiều và nhỏ hơn vật 
B. Vật thật luôn luôn cho ảnh ảo cùng chiều và lớn hơn vật 
C. Vật ảo nằm trong đoạn OF luôn cho ảnh thật cùng chiều và lớn hơn vật. 
D. A,B và C đều sai 
Câu9. Một thấu kính hội tụ làm bằng thủy tinh, chiết suất n = 1,5, tiêu cự f = 20 cm. Thấu 
kính có một mặt lồi và một mặt lõm. Biết bán kính của mặt nọ lớn gấp đôi bán kính của mặt 
kia. Bán kính hai mặt của thấu kính nhận những giá trị Đúng nào trong các giá trị sau? 
A. 5cm và 10 cm ; B. 5cm và -10 cm ; C. -5cm và 10 cm ; D. Một kết quả khác 
Câu10. Một thấu kính bằng thủy tinh, chiết suất n = 1,5 khi đặt trong không khí có độ tụ là +4 
điôp. Khi nhúng vào trong nước có chiết suất n’ = 4/3, tiêu cự của thấu kính nhận giá trị nào 
trong các giá trị sau? 
A. f = 100cm B. f = 120 cm C. f = 80cm D. Một kết quả khác 
Câu11. Một vật sáng AB = 3cm nằm vuông góc với trục chính và cách thấu kính hội tụ một 
khoảng 30cm. Thấu kính có tiêu cự 20cm. Kết luận nào trong các kết luận sau đây là Đúng 
khi nói về vị trí, tính chất và độ phóng đại của ảnh A’B’ của AB? 
A. d’ = -60cm, ảnh ảo, k = -2 B. d’ = 60cm, ảnh thật, k = -2 
C. d’ = 60cm, ảnh thật, k = - 4 D. A,B và C đều sai 
Câu12. Đặt một vật phẳng AB vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ, cách thấu 
kính một khoảng 20cm. Nhìn qua thấu kính ta thấy có một ảnh cùng chiều với AB cao gấo 2 
lần AB. Tiêu cự của thấu kính có thể nhận giá trị nào trong các giá trị sau? Chọn kết quả 
Đúng? 
A. f = 40cm; B. f = 20cm; C. f = 45cm; D. f = 60cm 
Sử dụng dữ kiện sau để trả lời các câu hỏi 13 và 14: 
Cho một hệ thấu kính L1 và L2 có cùng trục chính. L1 là thấu kính hội tụ có tiêu cự f1 = 12cm. 
Thấu kính L2 đặt tại tiêu diện sau của L1. Trên trục chính, trước L1 đặt một điểm sáng S cách 
L1 là 8cm. 
Câu13. Trong các kết quả sau, kết quả nào Đúng khi nói về ảnh S1 của S qua thấu kính L1? 
A. S1 là ảnh ảo, nằm trên trục chính, trước L1, cách L1 34 cm 
B. S1 là ảnh ảo, nằm trên trục chính, trước L1, cách L1 24cm 
C. S1 là ảnh thật, nằm trên trục chính, trước L1, cách L1 24cm 
D. S1 là ảnh ảo, nằm trên trục chính, trước L1, cách L1 14cm 
Câu14. Độ tụ của thấu kính L2 có giá trị bao nhiêu để chùm sáng xuất phát từ S1, sau khi đi 
qua hệ hai thấu kính trở thành chùm sáng song song với trục chính? Chọn kết quả Đúng trong 
các kết quả dưới đây? 
A. D = -2,78đp; B. D = 2,5đp; C. D = 2,78đp; D. Một kết quả khác 
Câu15. Để cho ảnh của vật cần chụp hiện rõ nét trên phim người ta làm thế nào? Chọn cách 
làm đúng? 
 - ĐT: 01689.996.187 Website, Diễn đàn:  - vuhoangbg@gmail.com 
ĐỀ SỐ 39. ĐỀ ÔN LUYỆN TỔNG HỢP: PHẦN QUANG HỌC – SỐ 4 
A. Giữ phim cố định, điều chỉnh độ tụ của vật kính 
B. Giữ phim cố định, thay đổi vị trí của vật kính 
C. Giữ vật cố định, thay đổi vị trí phim 
D. Dịch chuyển cả vật kính lẫn phim 
Sử dụng dữ kiện sau ñể trả lời các câu hỏi 16,17,18 
Một máy ảnh có vật kính là một thấu kính hội tụ mỏng, tiêu cự f = 10cm. Người ta dùng máy 
ảnh này để chụp ảnh một máy bay dài 25m ở khoảng cách 5km. 
Câu16. Phải điều chỉnh phim cách vật kính một khoảng bao nhiêu để chụp vật ở xa máy? 
Chọn kết quả Đúng trong các kết quả sau: 
A. d = 12cm B. d = 8cm C. d = 10,5cm D. d = 10cm 
Câu17. Độ dài của ảnh máy bay trên phim có thể nhận giá trị Đúng nào trong các giá trị sau? 
A. 0,5mm B. 0,5m; C. 0,5cm; D. Một giá trị khác 
Câu18. Kết luận nào trong các kết luận sau là Sai khi nói về ảnh của vật cần chụp trên phim 
A. ảnh thật, cùng chiều với vật B. ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật 
C. ảnh ảo, cùng chiều với vật D. A,B và C đều sai 
Câu19. Từ trên một máy bay ở độ cao h = 3km muốn chụp ảnh một vùng trên mặt đất với tỉ lệ 
xích 1:6000 thì phải dùng máy ảnh mà vật kính có tiêu cự là bao nhiêu? 
Chọn kết quả Đúng trong các kết quả sau: A. 0,5cm; B. 0,5m; C. 5m; D. 0,15m 
Câu 20. Điều nào sau đây là Sai khi nói về cấu tạo và đặc điểm của mắt? 
A. Về phương diện quang hình học, mắt giống như một máy ảnh. 
B. Thủy tinh thể của mắt tương tự như vật kính của máy ảnh tức không thể thay đổi được tiêu 
cự. 
C. Bất kì mắt nào ( mắt bình thường hay bị tật cận thị hay viễn thị) đều có hai điểm đặc trưng 
gọi là điểm cực cận và điểm cực viễn. 
D. Đối với mắt không có tật, điểm cực viễn của mắt ở vô cùng. 
Câu 21. Kết luận nào sau đây là Sai khi so sánh mắt và máy ảnh? 
A. Thủy tinh thể có vai trò giống như vật kính 
B. Con ngươi có vai trò giống như màn chắn có lỗ nhỏ 
C. Giác mạc có vai trò giống như phim 
D. Ảnh thu được trên phim của máy ảnh và trên võng mạc của mắt có tính chất giống nhau. 
Câu22. Điều nào sau đây là Đúng khi nói về kính sửa tật cận thị? 
A. Mắt cận thị đeo thấu kính phân kì để nhìn rõ vật ở xa vô cùng như mắt không bị tật 
B. Mắt cận thị đeo thấu kính hội tụ để nhìn rõ vật ở xa vô cùng như mắt không bị tật 
C. Mắt cận thị đeo thấu kính phân kì để nhìn rõ vật ở gần như mắt không bị tật 
D. Mắt cận thị đeo thấu kính hội tụ để nhìn rõ vật ở gần như mắt không bị tật 
Câu23. Điều nào sau đây là Đúng nhất khi nói về kính sửa tật viễn thị trong thực tế? 
A. Mắt viễn thị đeo thấu kính phân kì để nhìn rõ vật ở xa vô cùng như mắt không có tật. 
B. Mắt viễn thị đeo thấu kính hội tụ để nhìn rõ vật ở xa vô cùng như mắt không có tật. 
C. Mắt viễn thị đeo thấu kính phân kì để nhìn rõ vật ở gần mắt giống như mắt không có tật. 
D. Mắt viễn thị đeo thấu kính hội tụ để nhìn rõ vật ở gần mắt giống như mắt không có tật. 
Câu24. Một người viễn thị có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 50cm. Độ tụ của kính phải đeo (sát 
mắt) phải có giá trị nào để có thể đọc được vài dòng chữ nămg cách mắt là 30cm? Chọn kết 
quả Đúng. 
 - ĐT: 01689.996.187 Website, Diễn đàn:  - vuhoangbg@gmail.com 
ĐỀ SỐ 39. ĐỀ ÔN LUYỆN TỔNG HỢP: PHẦN QUANG HỌC – SỐ 4 
A. D = 4,86 điôp; B. D = 3,56 điôp; C. D = 2,86 điôp; D.Một giá trị khác 
Trả lời các câu hỏi 25, 26, 27 nhờ sử dụng dữ kiện sau: 
Một người cận thị phải đeo sát mắt một kính có độ tụ -2 điôp mới nhìn rõ được các vật nằm 
cách mắt từ 20cm đến vô cực. 
Câu25. Khoảng nhìn rõ ngắn nhất có thể nhận giá trị Đúng nào trong các giá trị sau: 
A.
17
100 cm B.
7
50 cm C.
7
10 cm D. Một giá trị khác 
Câu26. Khoảng cách từ điểm cực viễn đến mắt có thể nhận giá trị Đúng nào trong các giá trị 
sau: 
A. OCv = 100cm B. OCv = 50cm C. OCv = 25cm D. OCv = 150cm 
Câu27. Kết quả nào dưới đây Đúng với giới hạn thấy rõ của mắt? 
A. Từ 
7
10 cm đến 50cm B. Từ
17
100 cm đến 150 cm 
C. Từ
7
100 cm đến 50 cm D. Từ
7
100 cm đến 100 cm 
Câu28. Trên vành của một kính lúp có ghi X10. Kết quả nào sau đây là Đúng khi nói về tiêu 
cự của kính lúp? 
A. f = 5cm; B. f = 2,5cm; C. f = 0,5cm; D. f = 25cm. 
Câu29. Điều nào sau đây là Đúng khi nói về kính hiển vi và cách sử dụng kính hiển vi? 
A. Kính hiển vi là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt làm tăng góc trông ảnh của những vật 
rất nhỏ, với độ bội giác lớn hơn rất nhiều so với độ bội giác cúa kính lúp. 
B. Khi sử dụng, người ta điều chỉnh kính bằng cách thay đổi khoảng cách từ vật kính đến thị 
kính. 
C. Để khi quan sát đỡ mỏi mắt, người ta thường ngắm chừng ở điểm cực cận 
D. A, B và C đều đúng 
Câu30. Một kính thiên văn có tiêu cự của vật kính, thị kính lần lượt là f1, f2. Điều nào sau đây 
là Sai khi nói về trường hợp ngắm chừng vô cực của kính? 
A. Vật ở vô cực qua kính cho ảnh ở vô cực 
B. Độ bội giác G =
2
1
f
f
C. Khoảng cách giữa vật kính và thị kính là a = f1 + f2 
D. Khi quan sát, mắt bình thường đặt sát và sau thị kính phải điều tiết tối đa. 
Trả lời các câu hỏi 31, 32, 33 và 34 nhờ sử dụng dữ kiện sau: 
Một người mắt không có tật và có khoảng nhìn rõ ngắn nhất là 20cm, quan sát một vật nhỏ 
qua một kínhlúp, kính có độ tụ 10 điôp và được đặt sát mắt. 
Câu31. Dùng kính trên có thể quan sát được vật gần mắt nhất là bao nhiêu? 
Chọn kết quả Đúng trong các kết quả sau: 
A. ;
3
40
cm B. cm
3
10 C. cm
3
20 D. cm
3
25 
Câu32. Dùng kính trên có thể quan sát được vật xa mắt nhất là bao nhiêu? Chọn kết quả Đúng 
trong các kết quả sau: 
A. 15cm; B. 10cm; C. 8cm; D.10,8cm 
Câu33. Dùng kính trên có thể quan sát được vật nằm trong khoảng nào trước mắt? Chọn kết 
quả Đúng trong các kết quả sau: 
 - ĐT: 01689.996.187 Website, Diễn đàn:  - vuhoangbg@gmail.com 
ĐỀ SỐ 39. ĐỀ ÔN LUYỆN TỔNG HỢP: PHẦN QUANG HỌC – SỐ 4 
A. 6,67cm ≤ d ≤ 15cm; B. 4,67cm ≤ d ≤ 10cm; 
C. 6,67cm ≤ d ≤ 10cm; D. Một kết quả khác 
Câu34. Độ bội giác của ảnh khi người ấy ngắm chừng ở cực cận có thể nhận giá trị Đúng nào 
trong các giá trị sau? 
A. GC = 3 B. GC =5; C. GC = 1,3; D. GC = 4,5. 
Câu 35. Năng suất phân ly là góc trông nhỏ nhất giữa 2 điểm A, B mà ảnh của chúng: 
A. Hiện lên trên cùng 1 tế bào nhạy sáng 
B. Hiện lên trên 2 tế bào nhạy sáng bất kỳ 
C. Hiện lên trên 2 tế bào nhạy sáng sát cạnh nhau 
D. Hiện lên tại điểm vàng 
Câu 36. Kính thiên văn có vật kính f1 = 1,2 m; thị kính f2 = 4 cm, khi ngắm chừng ở vô cực thì : 
A. O1O2 = 124 cm và G = 30 lần B. O1O2 = 120 cm và G = 30 
C. O1O2 = 104 cm , G = 30 lần D. O1O2 = 124 cm, G = 40 
Câu 37. Điều nào sau đây là đúng khi so sánh cấu tạo của kính hiển vi và kính thiên văn ? 
A.Tiêu cự vật kính của thiên văn lớn hơn 
B.Thị kính của 2 kính giống nhau 
C.Có thể biến đổi kính thiên văn thành kính hiển vi bằng cách hoán đổi vật kính và thị kính. 
D. A, B đúng 
Trả lời các câu hỏi 38, 39, nhờ sử dụng dữ kiện sau: 
Một thấu kính hội tụ f = 2 cm dùng làm kính lúp với người quan sát có mắt không tật, có 
điểm cực cận cách mắt 20 cm và đặt mắt ở tiêu điểm ảnh của kính : 
Câu 38. Phải đặt vật trong khoảng nào trước kính: 
A. Từ 1,2 cm đến 2 cm B. Từ 1,2 cm đến 1,8 cm 
C.Từ 1,8 cm đến 2 cm D. Từ 1,6 cm đến 2 cm 
Câu 39. Độ bội giác của kính có giá trị là: 
A. 8 B. 10 C. 12,5 D. 12 
Câu 40. Một người có tật viễn thị, điểm cực cận cách mắt 50 cm. Phải đeo thấu kính hội tụ có 
D = 2 đp để nhìn rõ vật ở vô cực mà không cần điều tiết. Kính xem như sát mắt. Vị trí điểm 
cực viễn là : 
A. Cực viễn là 1 điểm ảo, ở cách mắt 50 cm về phía sau 
B. Cực viễn là 1 điểm ảo, ở cách mắt 100 cm về phía sau 
C. Cực viễn ở trước mắt, cách mắt 200 cm 
D. Cực viễn ở vô cực 
ðÁP ÁN ðỀ ÔN LUYỆN TỔNG HỢP: PHẦN QUANG HỌC – SỐ 4 
 1. D 2. C 3. C 4. A 5. D 6. C 7. A 8. B 9. B 10. A 
 11. B 12. A 13. B 14. C 15. B 16. D 17. C 18. D 19. B 20.B 
 21. C 22. A 23. D 24. C 25. D 26. B 27. C 28. B 29. A 30. D 
 31. C 32. B 33.C 34. A 35.C 36. A 37. D 38. C 39. B 40. A 

File đính kèm:

  • pdfĐỀ SỐ 39. ĐỀ ÔN LUYỆN TỔNG HỢP PHẦN QUANG HỌC – SỐ 4.pdf