Chương trình môn học: Vật liệu cơ khí

Chương 2: Gang và thép.

Mục tiêu: Học xong chương này người học có khả năng:

- Phát biểu được khái niệm, phân loại về gang và các yếu tố ảnh hưởng đến tính chất của gang.

- Phát biểu được khái niệm, phân loại và các yếu tố ảnh hưởng đến tính chất của thép.

- Trình bày được lý thuyết chung về quan sát tổ chức tế vi của gang và thép

- Sử dụng được kính hiển vi quang học hoặc điện tử có độ phóng đại lớn để quan sát cấu trúc tế vi của gang và thép.

- Nhận biết được tổ chưc tế vi của gang và thép bằng các giác quan qua màu sắc, tỷ trọng, độ nhám mịn, nghe âm thanh khi gõ.

- Hiểu được giản đồ trạng thái Fe - C, các điểm và đường giới hạn xảy ra chuyển biến giữa các pha.

 

docx8 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 3796 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chương trình môn học: Vật liệu cơ khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC: VẬT LIỆU CƠ KHÍ
Mã số môn học: MH 10
Thời gian của môn học: 30 h 	 (Lý thuyết: 30 h; Thực hành: 0 h)
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC :
- Vị trí của môn học: Môn học được bố trí ở học kỳ I của khóa học, có thể bố trí dạy song song với các môn học, mô-đun sau: Giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng, cơ kỹ thuật, vẽ kỹ thuật, ngoại ngữ, TH nguội cơ bản, TH Hàn cơ bản, kỹ thuật chung về ô tô.
- Tính chất của môn học: là môn cơ sở nghề bắt buộc.
II. MỤC TIÊU MÔN HỌC:
Học xong môn học này học viên có khả năng: 
+ Trình bày được đặc điểm, tính chất, ký hiệu và phạm vi ứng dụng của một số vật liệu thường dùng: gang, thép các bon, thép hợp kim, hợp kim cứng, kim loại màu, vật liệu bôi trơn và làm mát, nhiên liệu dùng cho động cơ ô tô.
+ Nhận biết được vật liệu bằng các giác quan, màu sắc, tỷ trọng, độ nhám mịn, nghe âm thanh khi gõ, đập búa, mài xem tia lửa.
III. NỘI DUNG MÔN HỌC:
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
Số TT
Tên chương mục
Thời gian
Tổng số
Lý thuyết
Thực hành
 Bài tập
Kiểm tra*
(LT hoặc TH)
I
Kim loại và hợp kim.
06
06
Khái niệm về vật liệu cơ khí.
2
2
Cấu tạo của kim loại và hợp kim.
2
2
Tính chất chung của kim loại và hợp kim.
2
2
II
Gang và thép.
15
14
01
Gang và các loại gang thường dùng.
2
2
Thép và các loại thép thường dùng.
2
2
Quan sát tổ chức tế vi của gang và thép.
3
3
Thép hợp kim.
2
2
Hợp kim cứng.
2
2
Kim loại màu và hợp kim màu.
2
2
Giản đồ trạng thái fe - C.
2
1
1
III
Vật liệu phi kim loại.
09
09
Chất dẻo.
2
2
Cao su - amiăng - compozit.
2
2
Vật liệu bôi trơn và làm mát.
2
2
Nhiên liệu ô tô.
3
3
Tổng cộng
30
29
01
*Ghi chú: Thời gian kiểm tra lý thuyết được tính vào giờ lý thuyết, kiểm tra thực hành được tính vào giờ thực hành.
2. Nội dung chi tiết:
Chương 1: Kim loại và hợp kim.
Mục tiêu: Học xong chương này người học có khả năng:
- Phát biểu đúng khái niệm của vật liệu cơ khí.
- Trình bày được khái niệm, đặc điểm, cấu tạo của kim loại và hợp kim.
Nội dung:	
 Thời gian: 6 h (LT:6 h; TH:0 h)
1. Khái niệm về vật liệu cơ khí.	
1.1. Khái niệm về vật liệu cơ khí.
- Vật liệu kim loại
- Vật liệu Polyme.
- Vật liệu Ceramic.
1.2. Vai trò của vật liệu trong cuộc sống.
1.3. Khái quát quá trình phát triển ngành vật liệu.	
Thời gian:2h
2. Cấu tạo của kim loại và hợp kim.	
2.1. Kim loại.
- Khái niệm về kim loại.
- Cấu tạo của kim loại.
2.2. Hợp kim.
- Khái niệm về hợp kim.
- Đặc tính của hợp kim
2.3. Các dạng cấu tạo của hợp kim.	
Thời gian:2h	
3. Tính chất chung của kim loại và hợp kim.	
3.1. Tính chất vật lý.
- Trọng lượng riêng
- Nhiệt độ nóng chảy
- Tính giãn nở
- Tính dẫn điên.
- Tính dẫn nhiệt.
- Tính nhiễm từ
3.2. Tính chất hoá học.	
3.3. Tính chất cơ học.
- Độ bền.
- Độ cứng.
- Độ đàn hồi
- Tính biến hình
3.4. Tính công nghệ.
- Tính cắt gọt.
- Tính hàn.
- Tính đúc.
- Tính rèn dập
 - Tính nhiệt luyện	
Thời gian:2h	
Chương 2: Gang và thép.
Mục tiêu: Học xong chương này người học có khả năng:
- Phát biểu được khái niệm, phân loại về gang và các yếu tố ảnh hưởng đến tính chất của gang.
- Phát biểu được khái niệm, phân loại và các yếu tố ảnh hưởng đến tính chất của thép.
- Trình bày được lý thuyết chung về quan sát tổ chức tế vi của gang và thép
- Sử dụng được kính hiển vi quang học hoặc điện tử có độ phóng đại lớn để quan sát cấu trúc tế vi của gang và thép.
- Nhận biết được tổ chưc tế vi của gang và thép bằng các giác quan qua màu sắc, tỷ trọng, độ nhám mịn, nghe âm thanh khi gõ.
- Hiểu được giản đồ trạng thái Fe - C, các điểm và đường giới hạn xảy ra chuyển biến giữa các pha.
Nội dung:
Thời gian: 15 h(LT: 15 h; TH: 0h)
Gang và các loại gang thường dùng.	
Giới thiệu chung về gang.
- Khái niệm
- Thành phần của gang.
- Tính chất của gang
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tính chất của gang.
1.2. Các loại gang thường dùng:
- Gang trắng.
- Gang xám.
1.3. Gang cầu.
1.4. Gang dẻo
Thời gian:2h
2. Thép và các loại thép thường dùng.	
2.1. Thép Cacbon.
- Khái niệm.
- Phân loại.
2.2. Tính chất chung của thép Cacbon.
2.3. Các loại thép Cácbon.
- Thép Cacbon chất lượng thường.
- Thép Cacbon kết cấu.
- Thép Cacbon dụng cụ.	
Thời gian:2h
Quan sát tổ chức tế vi của gang và thép.	
Lý thuyết chung.
- Chọn mẫu.
- Chế tạo mẫu để quan sát.
- Quan sát các mẫu.
3.2. Kính hiển vi kim loại học.
- Độ phóng đại Z.
- Khẩu số của kính vật.
- Khả năng phân ly của kính hiển vi.
3.3. Quan sát tổ chức tế vi của gang và thép.	
Thời gian:3h
4. Thép hợp kim.	
4.1. Thép hợp kim.
- Khái niệm.
- Những đặc tính của thép hợp kim.
- Phân loại.
- Ký hiệu thép hợp kim.
4.2. Các loại thép hợp kim.
- Thép hợp kim kết cấu.
- Thép hợp kim dụng cụ.
4.3. Thép hợp kim đặc biệt.
Thép hợp kim làm khuôn.	
Thời gian:2h
5. Hợp kim cứng.	
5.1. Khái niệm và nguyên lý chế tạo hợp kim cứng.
 - Khái niệm.
 - Nguyên lý chế tạo hợp kim cứng.
5.2. Phân loại và phạm vi ứng dụng.
- Phân loại.
- Phạm vi ứng dụng.	
Thời gian:2h
6. Kim loại màu và hợp kim màu.
6.1. Đồng và hợp kim của đồng.
- Tính chất của đồng nguyên chất.
- Hợp kim đồng.
6.2. Nhôm và hợp kim nhôm.
- Tính chất của nhôm nguyên chất.
- Hợp kim nhôm.
6.3. Hợp kim thiếc, chì, kẽm, babit:
- Thiếc và hợp kim của thiếc.
- Chì và hợp kim của chì.
- Kẽm và hợp kim của kẽm.
6.4. Babit.	
Thời gian:2h
7. Giản đồ trạng thái fe - C.	
7.1. Khái niệm về giản đồ pha.
7.2. Giản đồ trạng thái Fe - C.	
Thời gian:2h
Chương 3: Vật liệu phi kim loại.
Mục tiêu: Học xong chương này người học có khả năng:	
- Trình bày được định nghĩa, tính chất và phạm vi ứng dụng của một số chất dẻo thông thường.
- Trình bày được công dụng, tính chất, phân loại dầu, mỡ bôi trơn dùng trên ô tô.
- Trình bày được yêu cầu, thành phần của dung dịch làm nguội 
- Phát biểu được thành phần, tính chất của xăng, dầu điêzen dùng trên động cơ ô tô
Nội dung:	
Thời gian: 9h (LT:9 h; TH: 0 h)
1. Chất dẻo.
1.1. Định nghĩa.
1.2. Tính chất.
1.3. Các loại chất dẻo cơ bản.
- Polyme tự nhiên.
 - Polyme nhân tạo.	
Thời gian:2h	
2. Cao su - amiăng - compozit.	
2.1. Cao su.
- Phân loại
- Tính chất.
- Công dụng.
2.2. Amiăng.
- Tính chất.
- Công dụng.
2.3. Compozit.
- Đặc điểm 
- Tính chất.
 - Một số vật liệu Compozit thông dụng.	
Thời gian:2h	
3. Vật liệu bôi trơn và làm mát.	
3.1. Dầu bôi trơn.
- Công dụng
- Tính chất
- Phân loại
3.2. Mỡ bôi trơn.
- Đặc điểm
- Tính chất
- Phân loại
3.3. Chất làm nguội động cơ.
- Khái niệm
 - Thành phần	
Thời gian:2h	
4. Nhiên liệu ô tô.	
4.1. Xăng
- Thành phần
- Tính chất
- Ký hiệu 
4.2. Dầu điêden
- Thành phần	
- Tính chất
4.3. Ký hiệu 	
Thời gian:3h	
IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH:
- Vật liệu:
+ Các loại vật liệu tiêu chuẩn để thực hành thí nghiệm.
+ Bảng sưu tầm các loại vật liệu kim loại.
+ Bảng sưu tầm các loại vật liệu phi kim loại.
+ Giấy viết, sổ ghi chép, bút.
- Dụng cụ và trang thiết bị:
+ Máy máy vi tính.
+ Máy chiếu qua đầu.
+ Máy chiếu đa phương tiện.
+ Bảng phụ lục về tiêu chuẩn các mác vật liệu.
+ Các thiết bị khảo nghiệm tính chất của vật liệu.
- Học liệu:
+ Nguyễn Hoành Sơn - Vật liệu cơ khí - NXB Giáo Dục - 2000.
+ Phạm Thị Minh Phương và Tạ Văn Thất - Công nghệ nhiệt luyện - NXB Giáo Dục - 2000.
- Nguồn lực khác:
+ Phòng học vật liệu cơ khí.
+ Phòng thí nghiệm vật liệu cơ khí.
V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ:
Phương pháp kiểm tra, đánh giá khi thực hiện: Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra, vấn đáp hoặc trắc nghiệm, tự luận, thực hành trong quá trình thực hiện các bài học có trong môn học về kiến thức, kỹ năng và thái độ.
Nội dung kiểm tra, đánh giá khi thực hiện: 
- Về Kiến thức: 
Trình bày đầy đủ các khái niệm, đặc điểm, tính chất, ký hiệu và phạm vi ứng dụng của các loại vật liệu, kim loại thường dùng trong ô tô
Các bài kiểm tra viết và trắc nghiệm điền khuyết đạt yêu cầu 60%
Qua sự đánh giá của giáo viên, quan sát viên và tập thể giáo viên
- Về kỹ năng: 
Nhận dạng chính xác các loại kim loại và vật liệu thường dùng trong sửa chữa ô tô
Sử dụng đúng, hợp lý các thiết bị kiểm tra tính chất của kim loại và các loại vật liệu đảm bảo đúng chính xác và an toàn.
Kết quả kiểm tra kỹ năng đạt yêu cầu 70%.
- Về thái độ:
Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và tiết kiệm trong kiểm tra và thử vầt liệu.
Yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm hoàn thành công việc đảm bảo chất lượng và đúng thời gian.
Cẩn thận, chu đáo trong công việc luôn quan tâm đúng, đủ không để xảy ra sai sót.
VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH:
1. Phạm vi áp dụng chương trình:
- Chương trình môn học vật liệu cơ khí được sử dụng để giảng dạy cho trình độ trung cấp nghề và cao đẳng nghề.
2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy môn học:
- Sử dụng các trang thiết bị và hình ảnh để minh họa trực quan trong giờ học lý thuyết.
- Môn học không đi sâu vào kỹ năng thực hành, tuy nhiên sau mỗi bài học học sinh cần có kỹ năng nhận dạng được các mẫu vật liệu liên quan..
- Chú ý rèn luyện kỹ năng nhận dạng chính xác các loại dung dich làm mát, dầu bôi trơn và nhiên liệu dùng trên ô tô.
- Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào chương trình khung và điều kiện thực tế tại trường để chuẩn bị chương trình chi tiết và nội dung giảng dạy đầy đủ, phù hợp để đảm bảo chất lượng dạy và học.
- Phần thực hành của môn học được thực hiện ở dạng các bài tập về nhà.
3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý:
- Nội dung trọng tâm: khái niệm, đặc điểm, tính chất, ký hiệu và phạm vi ứng dụng của các loại vật liệu, kim loại thường dùng trong ô tô
4. Tài liệu cần tham khảo:
- Giáo trình môn học Vật liệu cơ khí do Tổng cục dạy nghề ban hành.
- Nguyễn Hoành Sơn - Vật liệu cơ khí - NXB Giáo Dục - 2000.
- Phạm Thị Minh Phương và Tạ Văn Thất - Công nghệ nhiệt luyện - NXB Giáo Dục - 2000.

File đính kèm:

  • docxtham_khao_20150727_104519.docx