Chương trình giảng dạy Địa lý THPT

Si-ca-gô, Xan Phran-xi-xcô, Lôt An-giơ-let.

- Biểu hiện trong lưu thông dịch vụ, hàng hoá, tiền tệ, lao động; hợp tác trong sản xuất và dịch vụ.

- Số liệu biểu hiện sự phát triển và vị trí của Đức trong nền kinh tế thế giới.

 

doc51 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1341 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chương trình giảng dạy Địa lý THPT, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh tế phân theo khu vực của các nhóm nước.
- Bùng nổ công nghệ cao với 4 ngành công nghệ chính là công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng và công nghệ thông tin.
- Ngành mới: sản xuất phần mềm, thực phẩm biển đổi gen.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỉ trọng của dịch vụ, giảm tỉ trọng của công nghiệp và nông nghiệp.
- Nền kinh tế tri thức: nền kinh tế với các ngành kĩ thuật, công nghệ cao phát triển dựa trên tri thức.
- Phát triển thương mại quốc tế; Tổ chức thương mại thế giới WTO; tăng đầu tư quốc tế; mở rộng thị trường tài chính, tăng vai trò của các công ty xuyên quốc gia.
- Kinh tế tăng trưởng; tăng cường hợp tác kinh tế và hệ quả; tăng khoảng cách giữa nước giàu, nước nghèo.
- Liên kết kinh tế khu vực và hệ quả; tự do hoá thương mại, hình thành thị trường khu vực; vấn đề tự chủ kinh tế.
- Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN), Khu vực hơp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dương (APEC); Liên minh Châu Âu (EU),...
- Quy mô dân số, tốc độ gia tăng dân số, cơ cấu dân số theo nhóm tuổi.
- Dân số trẻ, dân số già; nguồn nhân lực và vấn đề chất lượng cuộc sống.
- Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo, khủng bố.
- Tiềm năng về tài nguyên, khoáng sản, về nguồn lực con người.
- Một số vấn đề của Châu Phi:
+ Chiến tranh và xung đột sắc tộc.
+ Chất lượng cuộc sống (giải quyết vấn đề dân số).
- Một số vấn đề của châu Mĩ La-tinh:
+ Nợ nước ngoài.
+ Vai trò của các công ty tư bản nước ngoài.
- Một số vấn đề của khu vực Trung á và Tây Nam á. 
+ Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo, khủng bố.
+ Vai trò cung cấp dầu mỏ đối với nền kinh tế thế giới.
- Địa danh: Nam Phi, A-ma-dôn , Jê-ru-sa-lem , A-rập.
B. Địa lý khu vực và quốc gia
1. Hoa Kì
2. Liên minh châu Âu (EU)
3. Liên bang Nga
4. Nhật Bản
5. Trung Quốc
6. Đông Nam á 
7. Ô-xtrây-li-a
Kiến thức
- Biết được vị trí, phạm vi lãnh thổ Hoa Kì.
- Trình bày được một số đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế.
- Trình bày được các đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng đối với phát triển kinh tế.
- Trình bày và giải thích được đặc điểm kinh tế - xã hội Hoa Kì, vai trò của một số ngành kinh tế chủ chốt, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và sự phân hoá lãnh thổ của nền kinh tế Hoa Kì.
Kỹ năng
- Sử dụng bản đồ Hoa Kì để nhận biết đặc điểm địa hình và sự phân bố khoáng sản, dân cư, các ngành kinh tế và các vùng kinh tế.
- Phân tích số liệu, tư liệu về đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế Hoa Kì; so sánh sự khác biệt giữa các vùng.
- Xác định được một số địa danh trên bản đồ.
Kiến thức
- Trình bày được lí do hình thành, quy mô, vị trí, mục tiêu, thể chế hoạt động của EU và biểu hiện của mối liên kết toàn diện giữa các nước trong EU.
- Phân tích được vai trò của EU trong nền kinh tế thế giới: trung tâm kinh tế và tổ chức thương mại hàng đầu thế giới.
- Phân tích CHLB Đức như một ví dụ về thành viên có nền kinh tế thị trường và xã hội phát triển: vị thế của CHLB Đức trong EU và trên thế giới.
Kỹ năng
- Sử dụng bản đồ để nhận biết các thành viên EU, phân tích liên kết vùng ở châu Âu.
- Phân tích số liệu, tư liệu để thấy được ý nghĩa của EU thống nhất, vai trò của EU trong nền kinh tế thế giới; vai trò của CHLB Đức trong EU và nền kinh tế thế giới.
- Xác định được một số địa danh trên bản đồ.
Kiến thức
- Biết vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Liên bang Nga; hiểu được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và phân tích được thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế.
- Phân tích được các đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế.
- Trình bày và giải thích được tình hình phát triển kinh tế của Liên bang Nga; vai trò của Liên bang Nga đối với Liên Xô trước đây, những khó khăn và những thành quả của sự chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường; một số ngành kinh tế chủ chốt và sự phân hoá lãnh thổ kinh tế Nga.
- Biết quan hệ đa dạng giữa Nga và Việt Nam.
- So sánh đặc trưng của một số vùng kinh tế tập trung của Nga; vùng Trung ương, vùng Trung tâm đất đen, vùng U-ran, vùng Viễn Đông.
Kỹ năng
- Sử dụng bản đồ để nhận biết và phân tích đặc điểm tự nhiên, phân bố dân cư, một số ngành và vùng kinh tế của Nga.
- Phân tích số liệu, tư liệu và biến động dân cư, về tình hình phát triển kinh tế của Liên bang Nga.
- Xác định được một số địa danh trên bản đồ
Kiến thức
- Biết vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Nhật Bản; hiểu đặc điểm tự nhiên và phân tích được những đặc điểm thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế.
- Trình bày được các đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng đối với kinh tế.
- Trình bày và giải thích được sự phát triển và phân bố của những ngành kinh tế chủ chốt.
- Trình bày và giải thích được sự phân bố một số ngành sản xuất ở đảo Hôn-su và Kiu-xiu.
Kỹ năng
- Sử dụng bản đồ để nhận biết và trình bày một số đặc điểm địa hình, tài nguyên khoáng sản, sự phân bố một số ngành công nghiệp, nông nghiệp của Nhật Bản.
- Nhận xét các số liệu, tư liệu về thành tựu phát triển kinh tế của Nhật Bản.
- Xác định được một số địa danh trên bản đồ
Kiến thức
- Biết được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Trung Quốc; hiểu đặc điểm tự nhiên và phân tích được những thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế.
- Trình bày được các đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng đối với kinh tế.
- Hiểu và phân tích được đặc điểm phát triển kinh tế, một số ngành kinh tế chủ chốt và vị thế của nền kinh tế Trung Quốc trên thế giới; phân tích được nguyên nhân phát triển kinh tế.
- Giải thích được sự phân bố của các ngành và trung tâm kinh tế Trung Quốc; sự tập trung các đặc khu kinh tế tại vùng duyên hải.
- Biết được quan hệ đa dạng giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Kỹ năng
- Sử dụng bản đồ để nhận biết và trình bày sự khác biệt về tự nhiên, về sự phân bố dân cư và kinh tế giữa miền Đông và miền Tây của Trung Quốc.
- Phân tích các số liệu, tư liệu về thành tựu phát triển kinh tế của Trung Quốc.
- Xác định được một số địa danh trên bản đồ.
Kiến thức
- Biết được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ khu vực Đông Nam á; hiểu đặc điểm tự nhiên và phân tích được những thuận lợi, khó khăn của điều kiẹn tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế.
- Trình bày được các đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế.
- Trình bày và giải thích một số đặc điểm kinh tế.
- Hiểu được mục tiêu của Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN); cơ chế hoạt động, một số hợp tác cụ thể trong kinh tế, văn hoá; thành tựu và thách thức của các nước thành viên.
- Hiểu được sự hợp tác đa dạng của Việt Nam với các nước trong Hiệp hội.
Kỹ năng
- Sử dụng bản đồ để nhận biết và trình bày được vị trí các nước thành viên, đặc điểm chung về địa hình, khoáng sản, phân bố một số ngành kinh tế của các nước ASEAN.
- Nhận xét các số liệu, tư liệu và kết quả phát triển kinh tế của các nước ASEAN.
- Xác định được một số địa danh trên bản đồ
Kiến thức
- Biết được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ Ô-xtrây-li-a; hiểu được các đặc điểm tự nhiên và phân tích được những thuận lợi, khó khăn của chúng đối với sự phát triển kinh tế.
- Trình bày được các đặc điểm dân cư và ảnh hưởng của chúng tới kinh tế.
- Hiểu và chứng minh được sự phát triển năng động của nền kinh tế; trình độ phát triển kinh tế cao, chú ý phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
Kỹ năng
- Sử dụng bản đồ Ô-xtrây-li-a để trình bày vị tí địa lí, đặc điểm tự nhiên, phân bố dân cư và kinh tế.
- Nhận xét các số liệu, tư liệu về vấn đề dân cư của Ô-xtrây-li-a
- Xác định được một số địa danh trên bản đồ
- Hoa Kì nằm ở Tây bán cầu, không bị chiến tranh thế giới tàn phá, đất nước rộng lớn với các miền địa hình khác biệt từ Tây sang Đông, nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng.
- Phần lớn là dân nhập cư, trình độ dân trí và khoa học cao, mật độ dân số thấp; vấn đề của người nhập cư da màu.
- Cường quốc kinh tế, GDP lớn nhất thế giới.
- Địa danh: dãy A-pa-lat, Coo-đi-e, sông Mi-xi-xi-pi, Hồ Lớn; thủ đô Oa-sinh-tơn, Niu I-ooc, Si-ca-gô, Xan Phran-xi-xcô, Lôt An-giơ-let.
- Biểu hiện trong lưu thông dịch vụ, hàng hoá, tiền tệ, lao động; hợp tác trong sản xuất và dịch vụ.
- Số liệu biểu hiện sự phát triển và vị trí của Đức trong nền kinh tế thế giới.
- Địa danh: Luân Đôn, Bec - Lin, vùng Maxơ-Rainơ, biển Măng-sơ.
- Diện tích trên 17 triệu km2, lớn nhất thế giới, nằm ở cả hai châu lục, thiên nhiên đa dạng, có sự khác nhau giữa các khu vực phía tây và phía đông dãy U-ran; các sông, hồ lớn; các kiểu khí hậu; giàu tài nguyên với trữ lượng lớn: than, dầu mỏ, quặng sắt, thuỷ năng; thiên nhiên khắc nghiệt.
- Dân số khá đông, tập trung ở phần đông Âu, dân số đang già đi; cường quốc văn hoá và khoa học kĩ thuật.
- Một số ngành kinh tế của Liên bang Nga đã có vai trò quyết định trong nền kinh tế Liên Xô (cũ).
- Quan hệ hợp tác, bình đẳng trong quá khứ và hiện tại giữa Nga và Việt Nam.
- Địa danh: Dãy U-ran, biên giới á-Âu; vùng Xi-bia, sông Vôn-ga; hồ Bai-can, thủ đồ Mat-xcơ-va, TP. Xanh Pê-tec-bua.
- Đất nước quần đảo, dễ giao lưu với nước ngoài, địa hình núi trung bình và thấp, khí hậu gió mùa, nghèo tài nguyên, lắm thiên tai: núi lửa, động đất, sóng thần.
- Đông dân, dân số đang già đi, phần lớn dân cư tập trung ở thành phố và đồng bằng ven biển, trình độ dân trí và khoa học cao.
- Người dân lao động cần cù, đạt hiệu quả cao.
- Khu vực dịch vụ: thương mại, tài chính
- Công nghiệp nặng, công nghiệp điện tử, công nghiệp xây dựng, công nghiệp dệt.
- Thương mại, tài chính.
- Nguyên nhân: Thuận lợi của vị trí địa lí, nhân công lao động có trình độ, đầu tư nước ngoài, chính sách phát triển đất nước.
- Địa danh: Đảo Hôn-su, núi Phú Sĩ, thủ đô Tô-ki-ô, TP. Cô-bê, Ô-xa-ca, Y-ô-cô-ha-ma, Na-ga-xa-ki, Hi-rô-si-ma.
- Nước láng giềng Việt Nam, chiếm phần lớn Đông á và Trung á.
- Diện tích lớn với duyên hải mở rộng, thuận lợi cho giao lưu với nước ngoài; miền Đông và miền Tây có sự khác biệt lớn về khí hậu, sông hồ, nguồn khoáng sản; tài nguyên thiên nhiên đa dạng song cũng nhiều thiên tai (bão cát, lũ lụt).
- Dân số đông nhất thế giới tạo nên nguồn lao động và thị trường tiêu thụ lớn; có truyền thống lao động; dân cư tập trung chủ yếu ở miền Đông.
- Kinh tế phát triển mạnh, liên tục trong nhiều năm, cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo hướng hiện đại, có vai trò ngày càng lớn trong nền kinh tế thế giới
- Nguyên nhân: ổn định chính trị, khai thác nguồn lực trong, ngoài nước; phát triển và vận dụng khoa học, kĩ thuật.
- Một số ngành sản xuất chiếm thị phần lớn trong nền kinh tế thế giới.
- Hợp tác hữu nghị, ổn định lâu dài.
- Địa danh: Các đồng bằng Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam; sông Hoàng Hà, Trường Giang; thủ đô Bắc Kinh, TP. Thượng Hải, Hồng Công, khu chế xuất Thâm Quyến.
- Những điểm chung và riêng trong tự nhiên của khu vực lục địa và khu vực hải đảo, thiên nhiên nhiệt đới gió mùa, khá giàu khoáng sản, nhiều thiên tai (động đất, núi lửa, bão, sóng thần, cháy rừng).
- Dân số trẻ, gia tăng dân số tương đối nhanh, nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.
- Nông nghiệp nhiệt đới, ngành thuỷ, hải sản có vai trò quan trọng, phát triển công nghiệp và dịch vụ; cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch; các khu kinh tế phát triển ở vùng duyên hải.
- Hợp tác khai thác các lợi thế để phát triển các quốc gia trong khu vực, xây dựng hoà bình khu vực, ổn định.
- Biểu hiện và kết quả của sự hợp tác đa dạng: trao đổi hàng hoá, hợp tác trong văn hoá, giáo dục, thể thao, du lịch.
- Địa danh: tên 11 quốc gia ở Đông Nam á.
- Đất nước chiếm cả một lục địa ở bán cầu Nam, thiên nhiên đa dạng; giàu tài nguyên nhưng phần lớn lãnh thổ rất khô hạn.
- Gia tăng dân số cơ giới, sự đan xen của nhiều dân tộc đền từ các quốc gia, mức độ đô thị hoá cao.
- Các ngành công nghệ cao, nông nghiệp hiện đại, thương mại và dịch vụ.
- Bảo vệ môi trường (động vật quý hiếm).
- Địa danh: Hoang mạc Vich-to-ri-a, đảo Ta-xma-ni-a, thủ đô Can-be-ra, Xit-nây, Men-bơn.
Lớp 12
1,5 tiết/tuần ´ 32 tuần = 48 tiết
Chủ đề
Mức độ cần đạt
Ghi chú
Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập
I. Địa lí tự nhiên
1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
- Nhận biết được công cuộc Đổi mới ở nước ta là một cuộc cải cách toàn diện về kinh tế – xã hội; một số định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới.
- Nhận biết được bối cảnh và công cuộc hội nhập quốc tế và khu vực của nước ta.
- Trình bày được những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới và hội nhập ở nước ta.
Kiến thức 
- Trình bày vị trí địa lí, giới hạn phạm vi lãnh thổ Việt Nam: các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của phần đất liền; phạm vi vùng đất, vùng biển, vùng trời và diện tích lãnh thổ.
- Phân tích được ảnh hưởng của vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ đối với tự nhiên, kinh tế – xã hội và quốc phòng. 
Kỹ năng 
- Biết đọc lược đồ phạm vi lãnh thổ nước ta.
- Biết vẽ lược đồ Việt Nam. 
- Tốc độ tăng trưởng.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Vùng lãnh thổ bao gồm đất liền và hải đảo. Vùng biển với các giới hạn quy định chủ quyền có diện tích khoảng 1 triệu km2.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa; tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú; nhiều thiên tai.
- Vẽ hình dạng lãnh thổ tương đối chính xác.
2. Lịch sử hình thành và phát triển lãnh thổ 
Kiến thức 
- Trình bày được khái quát ba giai đoạn phát triển của tự nhiên 
Việt Nam : 
+ Tiền Cambri - hình thành nền móng lãnh thổ.
+ Cổ kiến tạo - vận động chính tạo địa hình cơ bản.
+ Tân kiến tạo - một số tác động chính đã định hình lãnh thổ 
Việt Nam ngày nay.
- Biết được mối quan hệ giữa lịch sử địa chất với các điều kiện địa lí hiện tại của nước ta.
 Kỹ năng 
- Đọc lược đồ cấu trúc địa chất Việt Nam.
- Đặc điểm về thời gian, các vận động chính, khí hậu và một số nét về thiên nhiên của từng giai đoạn.
3. Đặc điểm chung của
tự nhiên
Kiến thức
- Phân tích các thành phần tự nhiên để thấy được các đặc điểm cơ bản của tự nhiên Việt Nam :
+ Đất nước nhiều đồi núi.
+ Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của Biển Đông.
+ Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Thiên nhiên phân hoá đa dạng.
 - Trình bày được đặc điểm cơ bản của ba miền tự nhiên ở nước ta: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
Kỹ năng 
- Sử dụng bản đồ Tự nhiên Việt Nam hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để trình bày các đặc điểm nổi bật về địa hình, khí hậu, sông ngòi, 
đất đai, thực động vật và nhận xét mối quan hệ tác động qua lại 
giữa chúng. 
- Vẽ và phân tích biểu đồ khí hậu, thuỷ chế sông ngòi.
- Sử dụng bản đồ và kiến thức đã học để trình bày các đặc điểm cơ bản của ba miền tự nhiên.
- Các thành phần tự nhiên: địa hình, khí hậu, thuỷ văn, thổ nhưỡng và sinh vật.
- Với mỗi đặc điểm cần nắm được:
+ biểu hiện
+ ý nghĩa.
- Điền chính xác trên lược đồ: dãy Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan-xi-păng, Trường Sơn, Tây Nguyên; các sông: Hồng, Thái Bình, Mã, Đồng Nai, Tiền, Hậu. 
-Về địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, sinh vật. 
4. Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên
Kiến thức 
- Nhận biết được sự suy thoái tài nguyên rừng, đa dạng sinh học, đất; một số nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm, cạn kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường. 
- Biết được chiến lược, chính sách về tài nguyên và môi trường của Việt Nam.
- Trình bày được một số tác động tiêu cực do thiên nhiên gây ra đã phá hoại sản xuất, gây thiệt hại về người và của.
Kỹ năng 
- Phân tích các bảng số liệu về sự biến động của tài nguyên rừng, sự đa dạng sinh học và đất ở nước ta.
- Vận dụng được một số biện pháp bảo vệ tự nhiên và phòng chống thiên tai ở địa phương.
- Biểu hiện.
- Nguyên nhân.
- Biện pháp khắc phục.
- Bão, lũ, ngập úng, hạn hán, động đất. 
II. Địa lí dân cư
1. Đặc điểm dân số và phân bố dân cư
Kiến thức
- Phân tích được một số đặc điểm dân số và phân bố dân cư Việt Nam. 
- Phân tích được nguyên nhân và hậu quả của dân đông, gia tăng nhanh, sự phân bố dân cư chưa hợp lí.
- Biết được chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động và tài nguyên của nước ta.
Kỹ năng 
- Phân tích bảng số liệu thống kê, biểu đồ về dân số Việt Nam. 
- Sử dụng bản đồ Dân cư, dân tộc và Atlat Địa lí Việt Nam để nhận biết và trình bày đặc điểm dân số.
- Đông dân có nhiều thành phần dân tộc, gia tăng dân số còn nhanh, dân số trẻ, phân bố dân cư chưa hợp lí và đang có sự thay đổi.
- Nguyên nhân tự nhiên, kinh tế – xã hội và lịch sử. Hậu quả: ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, tài nguyên môi trường, chất lượng cuộc sống
2. Lao động và việc làm
Kiến thức 
- Trình bày được một số đặc điểm của nguồn lao động và việc sử dụng lao động ở nước ta.
- Hiểu được việc làm đang là vấn đề kinh tế - xã hội lớn của nước ta và hướng giải quyết.
Kỹ năng
- Phân tích số liệu thống kê, biểu đồ về nguồn lao động, sử dụng lao động, việc làm. 
- Lao động dồi dào; chất lượng lao động và năng suất lao động chưa cao; cơ cấu sử dụng lao động có sự thay đổi.
- Quan hệ dân số - lao động - việc làm.
3. Đô thị hoá
Kiến thức
- Trình bày được một số đặc điểm đô thị hoá ở Việt Nam.
- Biết được sự phân bố mạng lưới đô thị ở nước ta.
- Nhận biết được ảnh hưởng của đô thị hoá đến sự phát triển 
kinh tế - xã hội nước ta.
Kỹ năng 
- Sử dụng bản đồ và Atlat Địa lí Việt Nam để nhận xét mạng lưới các đô thị lớn.
- Vẽ và phân tích biểu đồ, số liệu thống kê về tình hình đô thị hoá ở Việt Nam.
- Liên hệ với việc gia tăng dân số nhanh.
4. Chất lượng cuộc sống
Kiến thức
- Nhận biết được mức sống của nhân dân ta ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, vẫn có sự phân hoá về mức sống giữa các vùng.
Kỹ năng 
- Vẽ và phân tích biểu đồ về sự phân hoá thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng. 
III. Địa lí các ngành kinh tế
1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 
Kiến thức 
- Trình bày được ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với sự phát triển kinh tế nước ta.
- Nêu được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế: theo ngành, theo thành phần kinh tế và theo lãnh thổ ở nước ta.
Kỹ năng 
- Vẽ và phân tích biểu đồ, phân tích số liệu thống kê liên quan đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam.
- Hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thập niên vừa qua, nguyên nhân.
2. Một số vấn đề phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản
a) Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới
Kiến thức 
- Trình bày được các đặc điểm chính của nền nông nghiệp nước ta:
+ Nền nông nghiệp nhiệt đới.
+ Nền nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hoá.
+ Cơ cấu kinh tế nông thôn có sự chuyển dịch rõ nét.
Kỹ năng 
- Sử dụng bản đồ, Atlat Địa lí Việt Nam để nhận xét về sự phân bố nông nghiệp. 
- Vẽ và phân tích biểu đồ, số liệu thống kê về sự thay đổi trong sản xuất nông nghiệp.
- Tính hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng.
b) Cơ cấu ngành nông
 nghiệp 
Kiến thức 
- Trình bày được cơ cấu của ngành nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi; tình hình phát triển và phân bố một số cây trồng, vật nuôi chính của nước ta.
- Chứng minh được xu hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. 
Kỹ năng 
- Sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam để trình bày được cơ cấu nông nghiệp và sự phân bố các cây trồng, vật nuôi chủ yếu.
- Viết báo cáo ngắn về chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp dựa trên các bảng số liệu và biểu đồ cho trước.
- Xu hướng chuyển dịch:
+ Giữa ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi.
+ Giữa cây lương thực và cây công nghiệp.
+ Giữa chăn nuôi chăn thả và chăn nuôi trang trại, sản xuất hàng hoá.
c) Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp
d) Vấn đề phát triển thuỷ sản và lâm nghiệp
Kiến thức 
- Trình bày được một số nhân tố chính ảnh hưởng tới tổ chức lãnh thổ nông nghiệp (tự nhiên, kinh tế - xã hội, kĩ thuật, lịch sử).
- Hiểu và trình bày được những đặc điểm chính của 7 vùng nông nghiệp: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
- Trình bày được xu hướng thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp: phát triển trang trại và vùng chuyên canh để sản xuất 
hàng hoá. 
Kỹ năng 
- Sử dụng bản đồ Nông nghiệp Việt Nam để trình bày về phân bố một số ngành sản xuất nông nghiệp, vùng chuyên canh lớn.
- Phân tích bảng thống kê và biểu đồ để thấy rõ xu hướng thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.
Kiến thức 
- Trình bày được điều kiện, tình hình phát triển, phân bố ngành thuỷ sản và một

File đính kèm:

  • docBai_1_Viet_Nam_tren_duong_doi_moi_va_hoi_nhap_20150726_042521.doc