Chuẩn kiến thức Lịch sử 7
- Biết được sức mạnh quân sự của quân Mông - Nguyên và quyết tâm xâm lược Đại Việt của chúng qua những tư liệu lịch sử cụ thể.
- Những nét chính về diễn biến ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên của quân dân nhà Trần theo lược đồ : những trận đánh quyết định như Đông Bộ Đầu (kháng chiến lần thứ nhất) ; Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương (kháng chiến lần thứ hai) và Vân Đồn, Bạch Đằng (kháng chiến lần thứ ba).
Tinh thần toàn dân đoàn kết, quyết tâm kháng chiến của quân dân thời Trần qua các sự kiện, nhân vật lịch sử cụ thể, tiêu biểu.
- Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên dưới thời Trần.
i Việt. - Sau hai lần xâm lược Đại Việt bị thất bại, vua Nguyên ra lệnh đình chỉ cuộc tấn công Nhật Bản, tập trung mọi lực lượng kể cả ý đồ đánh lâu dài để đánh Đại Việt lần thứ ba để trả thù. Cuối tháng 12 năm 1287, 30 vạn quân thuỷ, bộ tiến đánh Đại Việt. 2. Sự chuẩn bị kháng chiến của nhà Trần Biết và hiểu về sự chuẩn bị kháng chiến của nhà Trần: - Cuối năm l257, khi được tin quân Mông Cổ chuẩn bị xâm lược, nhà Trần đã ban lệnh cho cả nước sắm sửa vũ khí, các đội dân binh được thành lập, ngày đêm luyện tập... - Thái độ kiên quyết của nhà Trần trong việc bắt giam sứ giả Mông Cổ, ban lệnh cho cả nước chuẩn bị chống quân xâm lược. - Chủ trương đánh giặc đúng đắn của nhà Trần (thể hiện qua việc huy động toàn dân tham gia kháng chiến). 3. Các chiến thắng tiêu biểu Trình bày trên lược đồ nét chính diễn biến ba lần kháng chiến chống Mông - Nguyên ; hiểu được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử : a) Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân Mông Cổ (1258) - Tháng l - l258, 3 vạn quân Mông Cổ, do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, tiến vào xâm lước Đại Việt. Quân giặc theo đường sông Thao tiến xuống Bạch Hạc (Phú Thọ) rồi tiến đến vùng Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) thì bị chặn lại ở phòng tuyến do vua Trần Thái Tông chỉ huy. - Để bảo toàn lực lượng, nhà Trần chủ trương cho quân rút khỏi kinh thành Thăng Long, thực hiện ''vườn không nhà trống”. Giặc vào kinh thành không một bóng người và lương thực. Chúng dã điên cuồng tàn phá kinh thành. Thiếu lương thực, lại bị quân dân ta chống trả chưa đầy một tháng lực lương chúng bị tiêu hao dần. - Nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu (bến sông Hồng, ở phố Hàng Than - Hà Nội ngày nay). Ngày 29 - l – 1258 quân Mông Cổ thua trận phải rút chạy về nước. Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược Mông Cổ kết thúc thắng lơi. b) Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên (1285) - Sau khi biết tin quân Nguyên đánh Cham-pa, vua Trần triệu tập các vương hầu, quan lại họp ở Bình Than (Chí Linh - Hải Dương) để bàn kế đánh giặc. Trần Quốc Tuấn được vua giao cho chỉ huy cuộc kháng chiến. Ông soạn Hịch tướng sĩ để động viên tinh thần chiến đấu. - Đầu năm l285, vua Trần mời các vị bô lão họp Hội nghị Diên Hồng ở Thăng Long để bàn kế đánh giặc. - Cả nước được lệnh chuẩn bị sẵn sàng, quân đội tập trận lớn ở Đông Bộ Đầu. - Cuối tháng l- l285, Thoát Hoan chỉ huy 50 vạn quân tiến công Đại Việt. Quân ta do Trần Hưng Đạo chỉ huy, sau một số trận chiến ở biên giới đã chủ động rút về Vạn Kiếp (Chí Linh - Hải Dương). Giặc đến, ta rút về Thăng Long thực hiện “vườn không nhà trống'', rồi rút về Thiên Trường (Nam Định). Quân Nguyên tuy chiếm được Thăng Long, nhưng chỉ dám đóng quân ở phía bắc sông Nhị (sông Hồng). Toa Đô từ Cham-pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hoá. Thoát Hoan mở cuộc tấn công xuống phía nam tạo thế ''gọng kìm'' hi vọng tiêu diệt chủ lực ta và bắt sống vua Trần. Quân ta chiến đấu dũng cảm, Thoát Hoan phải rút quân về Thăng Long. Quân Nguyên lâm vào tình thế bị động, thiếu lương thực trầm trọng. - Từ tháng 5 - l285, quân ta bắt đầu phản công, nhiều trận đánh lớn như : Tây Kết, Hàm Tử (Khoái Châu - Hưng Yên), Chương Dương Thường Tín - Hà Tây). Quân ta tiến vào Thăng Long. Quân Nguyên tháo chạy. Sau hơn 2 tháng phản công, quân ta đã đánh tan hơn 50 vạn quân Nguyên, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân Nguyên. - Sử dụng lược đồ, kênh hình, tài liệu tham khảo, nêu nhận xét về nghệ thuật đánh giặc của thà Trần (lấy yếu đánh mạnh, lấy ít đánh nhiều...) - Tìm hiểu về Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản, Hội nghị Diên Hồng. c) Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân xâm lược Nguyên (1287-1288) - Đứng trước nguy cơ bị xâm lược, nhà Trần khẩn trương chuẩn bị, tăng cường quân ở những nơi hiểm yếu, nhất là vùng biên giới và vùng biển. - Cuối tháng l2 – l287, quân Nguyên tiến vào nước ta. Cánh quân bộ do Thoát Hoan chỉ huy vượt biên giới đánh vào Lạng Sơn, Bắc Giang rồi kéo về Vạn Kiếp. Cánh quân thuỷ do Ô Mã Nhi chỉ huy theo đường biển tiến vào sông Bạch Đằng rồi tiến về Vạn Kiếp. - Tại Vân Đồn, Trần Khánh Dư chỉ huy quân mai phục, khi đoàn thuyền của Trương Văn Hổ đến, quân ta đánh dữ dội. Phần lớn thuyền lương của giặc bị đắm, số còn lai bị ta chiếm. - Cuối tháng l-1288, Thoát Hoan vào thành Thăng Long trống vắng. Sau trận Vân Đồn, tình thế quân Nguyên ngày càng khó khăn, nhiều nơi xung yếu bị quân ta tấn công chiếm lại, lương thực ngày càng cạn kiệt, Thăng Long có nguy cơ bị cô lập. Thoát Hoan quyết định rút quân về Vạn Kiếp và từ đây rút quân về nước theo hai đường thuỷ, bộ. - Nhà Trần mở cuộc phản công ở cả hai mặt trận thuỷ, bộ. Tháng 4-1288, đoàn thuyền của Ô Mã Nhi đã lọt vào trận địa bãi cọc trên sông Bạch Đằng do quân ta bố trận từ trước, cuộc chiến đấu ác liệt diễn ra, Ô Mã Nhi bị bắt sống. Trên bộ, Thoát Hoan dẫn quân từ Vạn Kiếp theo hướng Lạng Sơn rút về Trung Quốc, bị quân dân ta liên tục chặn đánh. - Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân Nguyên đã kết thúc thắng lơi vẻ vang. - Sử dụng lược đồ, tranh ảnh, tài liệu tham khảo, nêu nhận xét về cách đánh của quân ta thắng trận Bạch Đằng. - So sánh với cách đánh giặc trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền năm 938. d) Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử - Nguyên nhân thắng lợi : + Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân. + Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt, nhà Trần rất quan tâm chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân. + Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội. + Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của vương triều Trần đặc biệt là của vua Trần Nhân Tông, các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi. - Ý nghĩa lịch sử : + Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông - Nguyên, bảo vệ được độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc. + Thể hiện sức mạnh của dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược (góp phần nâng cao lòng tự hào dân tộc, củng cố niềm tin cho nhân dân...) + Góp phần xây dựng truyền thống dân tộc, xây dựng học thuyết quân sự, để lại nhiều bài học cho đời sau trong cuộc đấu tranh chống xâm lược. 4. Sự phát triển kinh tế, văn hóa thời Trần Trình bày được nét chính sự phát triển kinh tế, văn hóa thời Trần: - Kinh tế : + Nông nghiệp : công cuộc khai khẩn đất hoang, thành lập làng xã được mở rộng, đê điều được củng cố. Các vương hầu, quý tộc chiêu tập dân nghèo đi khai hoang lập điền trang. Nhà Trần ban thái ấp cho quý tộc. Hình thành các khái niệm ''điền trang'', ''thái ấp'', ''vương hầu” “quý tộc”. Nhận xét về nguyên nhân sự phát triển nông nghiệp (các biện pháp khuyến nông : đắp đê, khai hoang, lập ấp...). + Thủ công nghiệp : Thủ công nghiệp do nhà nước trực tiếp quản lí rất phát triển và mở rộng nhiều ngành nghề : làm đồ gốm tráng men, dệt vải, chế tạo vũ khí, đóng thuyền đi biển... - Quan sát kênh hình 35 - Thạp gốm hoa nâu (thế kỉ XIII – XIV và hình 36 - Gạch đất nung chạm khắc nổi (thế kỉ XIII - XIV) trong SGK và nhận xét về sự phát triển của nghề thủ công thời Trần. - Văn hoá : + Tín ngưỡng cổ truyền được duy trì và có phần phát triển hơn như tục thờ cúng tổ tiên và các anh hùng dân tộc... + Đạo Phật tuy vẫn phát triển nhưng không bằng thời Lý. + Nho giáo ngày càng phát triển, địa vị Nho giáo ngày càng cao và được trọng dụng. + Các hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian : ca hát, nhảy múa, chèo tuồng, các trò chơi...vẫn duy trì, phát triển. - Văn học : Nền văn học (bao gồm cả văn học chữ Hán, chữ Nôm) phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, chứa đựng sâu sắc lòng yêu nước, tự hào dân tộc, được phát triển mạnh ở thời Trần, làm rạng rỡ cho nền văn hoá Đại Việt. Nhớ một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu đã học : Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu... - Giáo dục và khoa học - kĩ thuật : + Quốc tử giám được mở rộng, các lộ, phủ đều có trường học, các kì thi được tổ chức ngày càng nhiều. + Năm 1272, tác phẩm Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu ra đời. + Y học có Tuệ Tĩnh. + Về khoa học, Hồ Nguyên Trừng và các thợ thủ công chế tạo được súng thần công và đóng các loại thuyền lớn... - Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc với các công trình nổi tiếng : tháp Phổ Minh (Nam Định), thành Tây Đô (Thanh Hoá). - Quan sát các kênh hình 37- Tháp Phổ Minh (Nam Định) và hình 38 - Hình đầu rồng men lục trong SGK, nêu nhận xét về sự phát triển của nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc. Nội dung 3 : SỰ SUY SỤP CỦA NHÀ TRẦN CUỐI THẾ KỈ XIV VÀ NHỮNG CẢI CÁCH CỦA HỐ QUÝ LY A - CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH - Sự yếu kém của vua quan cuối thời Trần trong việc quản lí và điều hành đất nước ; tình hình kinh tế, xã hội (xuất hiện các cuộc đấu tranh của nông dân, nô tì). - Giải thích sự sụp đổ của nhà Trần. Nhà Hồ được thành lập. - Nêu các chính sách của Hồ Quý Ly : Cải tổ hàng ngũ quan lại, hạn điền, hạn nô ; bước đầu đánh giá tác động của các chính sách của Hồ Quý Ly. B - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Sự sụp đổ của nhà Trần Biết được tình hình kinh tế thời Trần; trình bày trên lược đồ những cuộc khởi nghĩa nông dân nửa cuối thế kỉ XIV: - Tình hình kinh tế : + Từ nửa sau thế kỉ XIV, nhà nước không còn quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, đê điều ; các công trình thuỷ lơi không được chăm lo tu sửa, nhiều năm xảy ra mất mùa. Nông dân phải bán ruộng, thậm chí cả vợ con cho quý tộc và địa chủ. + Quý tộc, địa chủ ra sức cướp ruộng đất công của làng xã. Triều đình bắt dân nghèo mỗi năm phải nộp ba quan tiền thuế đinh. - Tình hình xã hội : + Vua, quan, quý tộc, địa chủ thả sức ăn chơi xa hoa, xây dựng nhiều dinh thự, chùa chiền... + Trong triều nhiều kẻ gian tham, nịnh thần làm rối loạn kỉ cương phép nước... Chu Văn An dâng sớ đòi chém 7 tên nịnh thần nhưng nhà vua không nghe. + Khi vua Trần Dụ Tông mất (1369), Dương Nhật Lễ lên thay, tình hình càng trở lên rối loạn, nông đân nổi dậy khởi nghĩa khắp nơi. + Đầu năm 1344, Ngô Bệ hô hào nông dân ở Yên Phụ (Hải Dương) đứng lên khởi nghĩa, bị triều đình đàn áp nên thất bại. + Đầu năm l390, nhà sư Phạm Sư Ôn hô hào nông dân ở Quốc Oai (Sơn Tây) nổi dậy. Nghĩa quân đã chiếm thành Thăng Long trong ba ngày. Cuộc khởi nghĩa thất bại vì bị triều đình tập trung lực lượng đàn áp. - Nhận xét về Vương triều Trần ở nửa cuối thế kỉ XIV. - Xác định được trên lược đồ các địa danh diễn ra khởi nghĩa nông dân cuối thế kỉ XIV. 2. Nhà Hồ và những cải cách của Hồ Quý Ly Trình bày được sự thành lập nhà Hồ và những cải cách của Hồ Quý Ly: - Nhà Hồ được thành lập : + Các cuộc khởi nghĩa của nông dân đã làm cho nhà Trần không còn đủ sức giữ vai trò của mình. + Năm 1400, Hồ Quý Ly, một viên quan đã từng giữ chức vụ cao nhất trong triều, phế truất vua Trần và lên làm vua, lập ra nhà Hồ. + Quốc hiệu Đại Việt đổi thành Đại Ngu. - Giải thích sự sụp đổ của nhà Trần. Nhà Hồ được thành lập. - Những cải cách của Hồ Quý Ly : + Về chính trị : Thay thế dần các võ quan cao cấp do quý tộc, tôn thất nhà Trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần thân cận với mình. Đổi tên một số đơn vị hành chính cấp trấn và quy định cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp. Các quan ở triều đình phải về các lộ để nắm sát tình hình. + Về kinh tế, tài chính : Phát hành tiền giấy thay cho tiền đồng; ban hành chính sách “hạn điền”, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng. + Về xã hội : ban hành chính sách “hạn nô” ; năm đói kém bắt nhà giàu phải bán thóc cho dân… + Về văn hoá, giáo dục : bắt nhà sư dưới 50 tuổi phải hoàn tục; cho dịch chữ Hán ra chữ Nôm, yêu cầu mọi người phải học. + Về quân sự : thực hiện một số biện pháp nhằm tăng cường củng cố quân sự và quốc phòng. - Ý nghĩa, tác dụng và hạn chế của cải cách Hồ Quý Ly : + Ý nghĩa, tác dụng : Góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của của quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần. Tăng cường nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền. Cải cách văn hoá - giáo dục có nhiều tiến bộ. + Hạn chế : Một số chính sách chưa triệt để (gia nô, nô tì chưa được giải phóng thân phận), chưa phù hợp với tình hình thực tế. Chính sách cải cách cũng chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân. Nội dung 4 : SƠ KẾT NHỮNG THÀNH TỰU VỀ CHÍNH TRỊ, KINH TẾ, QUÂN SỰ, VĂN HÓA CỦA ĐẠI VIỆT TỪ THẾ KỈ Xl ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIV A - CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH - Lập niên biểu và kể tên các cuộc kháng chiến, một số trận đánh, nhân vật lịch sử tiêu biểu trong các cuộc kháng chiến. - Những thành tựu chính về kinh tế : thuỷ lợi, khai hoang, thủ công nghiệp, thương nghiệp. - Những thành tựu về văn hoá - giáo dục ; đạo Phật, tổ chức thi cử, chữ Nôm, kiến trúc, điêu khắc... B. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Các cuộc kháng chiến Lập bảng hệ thống kiến thức theo nội dung sau : Cuộc kháng chiến Thời gian Trận đánh tiêu biểu Nhân vật lịch sử tiêu biểu Chống Tống Năm 1981 Nhiều trận diễn ra trên sông Bạch Đằng Lê Hoàn … … … … 2. Những thành tựu chính về kinh tế Lập bảng hệ thống kiến thức theo nội dung sau : Lĩnh vực Những thành tựu chính Thuỷ Lợi - Nhà Lý chú ý tiến hành đào kênh mương, khai ngòi, đắp đê phòng lụt. - Nhà Trần tiến hành đắp đê, đào sông, nạo vét kênh... đặt chức Hà đê sứ. … … 3. Những thành tựu về văn hoá - giáo dục ; đạo Phật, tổ chức thi cử, chữ Nôm, kiến trúc, điêu khắc... Lập bảng hệ thống kiến thức theo nội dung sau: Lĩnh vực văn hoá Thành tựu qua các thời bì Lý - Trần Tư tưởng, tôn giáo - Thời Lý, các vua và nhân dân rất sùng đạo Phật. - Thời Trần, đạo Phật phát triển nhưng không bằng thời lý; đạo nho ngày càng phát triển. … … Chủ đề 6 NƯỚC ĐẠI VIỆT ĐẦU THẾ KỈ XV. THỜI LÊ SƠ Nội dung 1 : CUỘC KHÁNG CHIẾN CHÔNG QUÂN MIMH XÂM LƯỢC ĐẦU THẾ KỈ XV A - CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH - Trình bày được âm mưu bành trướng và những thủ đoạn thống trị của nhà Minh. - Tường thuật diễn biến cuộc kháng chiến của nhà Hồ và hai cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của quí tộc Trần là Trần Ngỗi, Trần Quý Khoáng. B - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG l. Cuộc xâm lược của quân Minh và sự thất bại của nhà Hồ Trình bày được cuộc xâm lược của nhà Minh và cuộc kháng chiến cùa nhà Hồ: - Tháng l l - l406, nhà Minh huy động 20 vạn quân cùng hàng chục vạn dân phu, do tướng Trương Phụ cằm đầu chia làm hai cánh tràn vào biên giới nước ta. - Quân xâm lược Minh tràn qua biên giới ở Lạng sơn, nhà Hồ chống cự không được phảỉ lui về bờ nam sông Nhị (sông Hồng), cố thủ ở thành Đa Bang (Ba Vì, nay thuộc Hà Nội). - Cuối tháng 1- l407, quân Minh đánh chiếm Đa Bang rồi tràn xuống chiếm Đông Đô (Thăng Long), nhà Hồ lui về Tây Đô (Thanh Hóa). - Tháng 4 – 1407, quân Minh chiếm Tây Đô nhà Hồ chạy về Hà Tĩnh, Hồ Quý Ly bị bắt vào tháng 6 – 1407. Cuộc kháng chiến của nhà Hồ thất bại. - Nêu nguyên nhân khiến cuộc kháng chiến của nhà Hồ nhanh chống bị thất bại. 2. Âm mưu xâm lược và chính sách cai trị của nhà Minh Trình bày được âm mưu xâm lược và chính sách cai trị của nhà Minh đối với nước ta: Nhà Minh biến nước ta thành quận, huyện của Trung Quốc như thời Bắc thuộc ; thiết lập chính quyền thống trị trên khắp nước ta ; đổi tên nước ta thành quận Giao Chỉ và sáp nhập vào Trung Quốc. - Thi hành chính sách đồng hoá triệt để ở tất cả các mặt, bóc lột dân ta thông qua hàng trăm thứ thuế rất tàn bạo, tàn phá các công trình văn hoá, lịch sử, đốt sách hoặc mang về Trung Quốc... - Trong vòng 20 năm đô hộ nước ta, nhà Minh đã làm cho xã hội nước ta thêm khủng hoảng sâu sắc, đất nước bị tàn phá, lạc hậu, nhân dân lâm vào cảnh lầm than điêu đứng. 3. Những cuộc khởi nghĩa của quý tộc nhà Trần Trình bày được những nét chính diễn biến các cuộc khởi nghĩa: - Cuộc khởi nghĩa của Trần Ngỗi ( 1407 - 1409) : + Trần Ngỗi là con của vua T'rần, tháng 10 – 1407, tự xưng là Giảng Định Hoàng đế. + Đầu năm 1408, Trần Ngỗi kéo quân vào Nghệ An, được Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân hưởng ứng. + Tháng 12 - 1408, nghĩa quân kéo đánh thành -Bô Cô (Nam Định) + Sau đó, Trần Ngỗi nghe lời gièm pha giết hại hai tướng Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân. Cuộc khởi nghĩa tan rã dần. - Cuộc khởỉ nghĩa của Trần Quý Khoáng (1409 - 1414): + Sau khi Đặng Tất và Nguyễn Cảnh Chân bị giết con của hai ông là Đặng Dung và Nguyễn Cảnh Dị cùng nhiều nghĩa quân bỏ vào Nghệ An, đưa Trần Quý Khoáng lên ngôi vua, Hiệu là Trùng Quang Đế. + Cuộc khởi nghĩa phát triển từ Thanh Hoá đến Hóa Châu. + Tháng 8-1413, quân Minh tăng cường đàn áp, cuộc khởi nghĩa thất bại. - Phân tích nguyên nhân dẫn đến thất bại của những cuộc khởi nghĩa của quý tộc Trần. - Khái quát đặc điểm các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh (trước khởi nghĩa Lam Sơn). Nội dung 2 : CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418 - 1427) A- CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH - Lập niên biểu và tường thuật diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên bản đồ; từ lặp căn cứ địa, xây dựng lực lượng, chống địch vây quét và mở rộng vùng hoạt động ở miền Tây Thanh hóa đến chuyển căn cứ vào Nghệ An, mở rộng vùng giải phóng vào Tân Bình, Thuận Hoá rồi phản công điện viện và giải phóng đất nước. Nhớ tên một số nhân vật và địa danh lịch sử cùng những chiến công tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa (vai trò của các tầng lớp nhân dân, sự lãnh đạo tài tình của bộ máy chỉ huy). - Nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn : lòng yêu nước, đoàn kết của nhân dân ; chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo... B - HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Nét chính về Lê Lợi và Nguyễn Trải Biết được nét chính về Lê Lợi và Nguyễn Trãi là những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn : - Lê Lợi (l385 - l433), là một hào trưởng có uy tín ở Lam Sơn. Căm giận quân cướp nước, ông đã dốc hết tài sản, chiêu tập nghĩa sĩ ở khắp nơi để chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa. - Nghe tin Lê Lợi đang chuẩn bị dựng cờ khởi nghĩa, nhiều người yêu nước từ khắp nơi tìm về Lam Sơn, trong đó có Nguyễn Trãi. - Đầu năm 14l8, Lê Lợi cùng 18 người trong bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa đã tiến hành Hội thề ở Lũng Nhai (Thanh Hoá). Ngày 2 tháng giêng năm Mậu Tuất (7- 2- l418), Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương. 2. Những nét chính về diễn biến - những chiến thắng tiêu biểu Lập niên biểu và tường thuật được diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên lược đồ : Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn : + Do lực lượng cỡn mang và yếu, quân Minh nhiều lần tấn công bao vây căn cứ Lam Sơn. Nghĩa quân phải ba lần rút lên núi Chí Linh, chịu đựng rất nhiều khó khăn, gian khổ, nhiều tấm gương chiến đấu hi sinh dũng cảm xuất hiện, tiêu biểu là Lê Lai. + Mùa hè năm l423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà, được quân Minh chấp nhận, nghĩa quân trở về Lam Sơn và tiếp tục hoạt động. + Cuối năm 1424, quân Minh trở mặt tấn công Lam Sơn. Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn mới. - Giải phóng Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hoá và tiến quân ra Bắc (1424- 1426) : + Giải phóng Nghệ An (năm 1424) : Theo kế hoạch của Nguyễn Chích, được Lê Lợi chấp thuận, ngày 12- l0 - l424, nghĩa quân bất ngờ tấn công Đa Căng (Thọ Xuân - Thanh Hoá), sau dó hạ thành Trà Lân. Trên đà thắng đó, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu, phần lớn Nghệ An được giải phóng. + Giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá (năm l425) : Tháng 8 - l425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy nghĩa quân tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá, vùng giải phóng của nghĩa quân kéo dài từ Thanh Hoá đến đèo Hải Vân. Quân Minh chỉ còn mấy thành lũy bị cô lập và bị nghĩa quân vây hãm. + Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối năng 1426) : Tháng 9 - 1426, nghĩa quân chia làm ba đạo tiến quân ra Bắc : . Đạo thứ nhất, tiến ra giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh từ Vân Nam sang. . Đạo thứ hai, giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị (sông Hồng) và chặn đường rút lui của giặc từ Nghệ An v
File đính kèm:
- Chuan kien thuc lich su 7.doc