Chủ đề dạy học Hóa 8 - Hệ thống câu hỏi/bài tập đánh giá theo các mức đã mô tả - Nguyễn Văn Minh
Câu 6: Trộn 1 ml rượu etylic ( cồn) với 10ml nước cất:
A. Chất tan là rượu etylic, dung môi là nước.
B. Chất tan là nước, dung mội là rượu etylic.
C. Nước hoặc rượu etylic có thể là chất tan hoặc là dung môi.
D. Cả hai chất nước và rượu vừa là chất tan, vừa là dung môi.
Câu 7. Ở 250C độ tan của muối ăn là 36 gam. Điều này có nghĩa là:
A. Ở 250C thì 1 lít nước hòa tan được 36 gam muối ăn.
B. Ở 250C thì 36 gam nước hòa tan được 100 gam muối ăn.
C. Ở 250C thì 100 gam nước hòa tan được tối thiểu 36 gam muối ăn.
D. Ở 250C thì 100 gam nước hòa tan được 36 gam muối ăn để tạo thành dung dịch bão
hòa.
Trường THCS Nguyễn Công Trứ Chủ đề dạy học Hóa 8 Nguyễn Văn Minh Năm học 2014 - 2015 Hệ thống câu hỏi/bài tập đánh giá theo các mức đã mô tả. A. Nhận biết: I. Bài Tập định tính Câu 1. Kết luận nào sau đây đúng khi nói về dung dịch: A. Dung dịch là hỗn hợp gồm dung môi nước và các chất khác. B. Dung dịch là hỗn hợp gồm hai chất trở lên. C. Dung dịch là hỗn hợp gồm hai chất trở lên, trong đó có một chất là nước. D. Dung dịch là hỗn hợp đồng nhất giữa dung môi và chất tan. Câu 2. Độ tan của một chất trong nước ở một nhiệt độ xác định là: A. Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam nước. B. Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam dung môi để tạo thành dung dịch bão hòa. C. Số gam chất đó có thể tan trong 1 lít nước. D. Số gam chất đó có thể tan trong 100 gam dung dịch để tạo thành dung dich bão hòa. Câu 3. Nồng độ phần trăm ( C%) của một dung dịch cho biết điều gì? A. Số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch. B. Số gam chất tan có trong 100 gam dung môi. C. Số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch. D. Số gam chất tan có trong 1 lít dung dịch. II.Bài tập thực hành thí nghiệm và vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống: Câu 4. Cho hai mẫu dung dịch muối ăn chứa trong hai lọ riêng biệt, ở nhiệt độ phòng có một mẫu đã bão hòa và một mẫu chưa bão hòa. Em hãy trình bày cách phân biệt hai mẫu dung dịch muối ăn ở trên. Câu 5. Theo em tại sao trong đời sống hằng ngày, người thợ có thể dùng xăng để làm sạch vết dầu nhớt bám trên các chi tiết máy ? Trường THCS Nguyễn Công Trứ Chủ đề dạy học Hóa 8 Nguyễn Văn Minh Năm học 2014 - 2015 B.Hiểu: I. Bài Tập định tính Câu 6: Trộn 1 ml rượu etylic ( cồn) với 10ml nước cất: A. Chất tan là rượu etylic, dung môi là nước. B. Chất tan là nước, dung mội là rượu etylic. C. Nước hoặc rượu etylic có thể là chất tan hoặc là dung môi. D. Cả hai chất nước và rượu vừa là chất tan, vừa là dung môi. Câu 7. Ở 250C độ tan của muối ăn là 36 gam. Điều này có nghĩa là: A. Ở 250C thì 1 lít nước hòa tan được 36 gam muối ăn. B. Ở 250C thì 36 gam nước hòa tan được 100 gam muối ăn. C. Ở 250C thì 100 gam nước hòa tan được tối thiểu 36 gam muối ăn. D. Ở 250C thì 100 gam nước hòa tan được 36 gam muối ăn để tạo thành dung dịch bão hòa. Câu 8. Dung dịch có nồng độ chất tan lớn nhất là: A. Trong 1 lít dung dịch có 1 mol chất tan. B. Trong 3 lít dung dịch có 5 mol chất tan. C. Trong 1 lít dung dịch có 4 mol chất tan. D. Trong 2 lít dung dịch có 3 mol chất tan. II. Bài Tập định lượng Câu 9. Ở nhiệt độ phòng thí nghiệm ( khoảng 200 C) 10g nước có thể hòa tan tối đa 20g đường; 3,6g muối ăn. Hãy cho biết khối lượng của đường và muối ăn là bao nhiêu để tạo ra những dung dịch chưa bão hòa? a. 20g đường; 3,6g muối ăn. b. 19g đường; 3,8g muối ăn. c. 18g đường; 4,0g muối ăn. d. 15g đường; 3,5g muối ăn. Trường THCS Nguyễn Công Trứ Chủ đề dạy học Hóa 8 Nguyễn Văn Minh Năm học 2014 - 2015 C. Vận dụng thấp : I. Câu hỏi bài tập định tính Câu 10: Chuyển dung dịch đường bão hòa thành dung dịch chưa bão hòa bằng cách : a/ Thêm đường b/ Thêm nước c/ Thêm cả đường và nước d/ Làm lạnh dung dịch Câu 11: Chọn phát biểu đúng : a/ Độ tan của chất rắn phụ thuộc vào áp suất . b/ Độ tan của chất rắn tăng khi nhiệt độ giảm . c/ Độ tan của hầu hết chất rắn tăng khi nhiệt độ tăng . d/ Độ tan của hầu hết chất rắn không phụ thuộc vào nhiệt độ mà phụ thuộc vào dung môi. II. Câu hỏi bài tập định lượng Câu 12: Ở 200C hòa tan 60gam KNO3 vào 190 gam H2O, thì thu được dung dịch bão hòa. Hãy tính độ tan của KNO3 nhiệt độ đó Câu 13: Hòa tan hoàn toàn 40g muối Cu(NO3)2 vào 160g nước ,tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được. Câu 14: Hòa tan hoàn toàn 20g NaOH vào nước tạo thành 2 lít dung dịch,tính nồng độ mol/l của dung dịch thu được. III. Câu hỏi bài tập thực hành - thí nghiệm – gắn với thực tiễn Câu 15: Hãy mô tả lại cách làm theo em là nhanh nhất khi hòa tan muối hạt vào nước ở nhiệt độ thường. Câu 16: Dung dịch nước muối 0,9% được dùng làm nước muối sinh lí trong y học. Em hãy tính lượng muối ăn cần dùng để pha chế được 100 gam dung dịch nước muối sinh lí ? Trường THCS Nguyễn Công Trứ Chủ đề dạy học Hóa 8 Nguyễn Văn Minh Năm học 2014 - 2015 D. Vận dụng cao : I. Câu hỏi bài tập định tính Câu 17: Chọn câu phát biểu đúng : a/ Cô cạn nước lọc của dung dịch BaSO4 ta thu được BaSO4 b/ Cô cạn nước lọc của dung dịch NaCl ta thu được NaCl c/ Cô cạn nước lọc của dung dịch AgCl ta thu được AgCl d/ Cô cạn nước lọc của dung dịch CaCO3 ta thu được CaCO3 Câu 18: Cho biết ở nhiệt độ thường 100g H2O hòa tan tối đa 36 g NaCl. Hỏi dung dịch nào sau đây là dung dịch chưa bão hòa ở nhiệt độ thường . a/ 7,2 g NaCl hòa tan trong 20g H2O b/ 3 g NaCl hòa tan trong 10g H2O c/ 5 g NaCl hòa tan trong 10g H2O d/ 3,6 g NaCl hòa tan trong 10g H2O II. Câu hỏi bài tập định lượng Câu 19: Cho thêm nước vào 400g dung dịch H2SO4 có nồng độ 9,8% để tạo thành 5 lít dung dịch .Tính nồng độ mol của dung dịch thu được Câu 20:Tìm độ tan của BaCl2 trong nước ở 00C biết rằng tại nhiệt độ này 13,1g dung dịch BaCl2 bão hòa có chứa 3,1g BaCl2 Câu 21: Trộn 50ml dung dịch HCl 4% với 30ml dung dịch HCl 5%. Tính nồng độ % của dung dịch sau khi trộn. III. Câu hỏi bài tập thực hành - thí nghiệm – gắn với thực tiễn Câu 22: Cho một dung dịch muối ăn(NaCl) có nồng độ 10%, làm thế nào để pha loãng dung dịch trên thành dung dịch muối ăn 20% ?
File đính kèm:
- Hệ thống câu hỏi.pdf