Cây cỏ lúa huyền thoại mà thực tế

- Địa lý: Khu vực xã Nam Ninh, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng là khu vực trũng nước, đồi dốc đứng .

- Giáo dục công dân:

 + Biết được ở Việt Nam có giống cỏ quý giúp nông dân xóa đói, giảm nghèo.

 + Biết giúp cha mẹ trồng và chăm sóc thu hoạch cỏ lúa.

 + Tự hào về loài cỏ quý của người Việt, nó đã cống hiến những điều kỳ diệu cho người nông dân.

 

doc7 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 1013 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Cây cỏ lúa huyền thoại mà thực tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI DỰ THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN 
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
1. Tên tình huống
“ CÂY CỎ LÚA HUYỀN THOẠI MÀ THỰC TẾ”
2. Mục tiêu giải quyết tình huống
Vận dụng các kiến thức liên môn vào trồng cỏ lúa (lúa ma) trong nông nghiệp giúp cho người nông dân có cỏ đủ để chăn nuôi trâu, bò ở vùng đất ngập nước có hiệu quả.
3. Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan để giải quyết tình huống
Để đạt được hiệu quả cao ta cần áp dụng vào nhiều môn học khác nhau:
- Lịch sử: 
+ Từ khi người Việt vào khai khẩn đất hoang trong Nam đã thấy cây có lúa rồi có người gọi là cỏ lúa vì nó giống lúa nhưng mọc như cỏ nhưng có người khác gọi nó là lúa trời hay lúa ma vì khi lúa chín hạt rụng trước khi mặt trời lặn (theo truyền thuyết ma sợ mặt trời).
+ GS.TS Nguyễn Thị Lang cho biết cỏ lúa hay “lúa ma” có tên khoa học là Oryza, là tổ tiên của giống lúa trồng hiện nay. Hiện nay trên thế giới có 26 loài lúa ma hoang dại. Riêng ở Việt Nam có bốn quần thể gồm: Oryza officinalis, Oryza rufipogon, Oryza nivara và Oryza granulata.
- Ngữ văn: Giữa bốn bề nước đục ngầu chúng cứ ngạo nghễ vượt lên xanh tốt. Cứ lũ ngập đồng là thấy cỏ lúa ma xanh rờn vượt mặt nước. Nhìn chúng ẻo lả theo con nước không ít người lầm tưởng chúng là cỏ hoang gây hại chứ đâu ngờ chúng có khả năng cho ra những hạt gạo thơm lừng, thân và lá của nó là thức ăn cho gia súc để xóa đói giảm nghèo ở vùng nông thôn. Chúng có đặc điểm kỳ lạ, lũ lên nhanh lóng lúa sẽ co bóp lại cho thân dài thêm, lúc này lóng lúa lẹp kép, còn khi lũ nhỏ hay nước lên chậm lóng lúa ngắn và co lại có hình tròn.
- Về Toán học:
+ Diện tích nuôi cho 04 con bò là 1000m2 
+ Độ nước sâu từ 10cm đến 40 cm cây sinh trưởng tốt nhất.
+ Lúa ma thân dài khoảng 01m nhưng lũ lớn chúng có thể kéo lóng cho thân dài hơn từ 2,5 đến 5m.
- Về Vật lý:
Cây cỏ lúa mọc được ở vùng trũng nước, có nước lưu thông thì cây càng sinh trưởng tốt.
- Về Sinh học:
+ Quan sát cây sinh trưởng để chăm sóc, giữ được nguồn nước thì cây sinh trưởng tốt.
+ Cỏ lúa là mắt xích duy nhất giữ chân hệ sinh thái. Trong mùa lũ, nước dâng lên cao, các loại cây khác bị hụt đầu, chết ráo, chỉ có cây cỏ lúa là vươn lên, vượt khỏi mặt nước 
- Về Công nghệ:
+ Chọn giống có hai cách: Lấy hạt giống về gieo trực tiếp xuống vùng đất để trồng (thời gian chờ cây trưởng thành chậm); cách hai lấy giống từ nhánh các cây giống có sẵn trong tự nhiên và cấy xuống vùng đất cần trồng.
+ Làm đất: Nhổ và dọn các loại cỏ dại khác.
+ Đảm bảo đầy đủ nước để cây trồng sinh trưởng và phát triển.
+ Cây chịu được các loại sâu bệnh ít công chăm sóc, bộ rễ của cây bám rất chắc vào đất.
+ Khi muốn cắt cho bò ăn dùng máy cắt hoặc cắt bằng tay đều được (lưu ý cắt trên mực nước 2 – 4 cm) thì cây tái sinh lại nhanh hơn. 
- Địa lý: Khu vực xã Nam Ninh, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng là khu vực trũng nước, đồi dốc đứng .
- Giáo dục công dân: 
	+ Biết được ở Việt Nam có giống cỏ quý giúp nông dân xóa đói, giảm nghèo.
	+ Biết giúp cha mẹ trồng và chăm sóc thu hoạch cỏ lúa.
	+ Tự hào về loài cỏ quý của người Việt, nó đã cống hiến những điều kỳ diệu cho người nông dân.
4. Giải giải quyết tình huống
- Lịch sử: Nguồn gốc cây cỏ lúa (lúa ma).
- Ngữ văn: Miêu tả cây cỏ lúa có sức sống mãnh liệt.
- Về Toán học: Dự tính số lượng trâu, bò, diện tích đất, thân cây lúa 
- Về Vật lý: Lưu lượng nước, độ chảy 
- Về Sinh học: Chăm sóc cây, mắt xích của hệ sinh thái 
- Về Công nghệ: Chọn giống, làm đất 
- Địa lý: Vị trí địa lý, địa hình, đặc điểm kinh tế của địa phương.
- Giáo dục công dân: Yêu quý cây cỏ lúa (lúa ma) và tự hào về cây cỏ lúa.
5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống.
- Trồng cỏ lúa chọn vùng đất ngập nước, hay ven bờ suối, ruộng ngập nước bỏ hoang, tiến hành nhổ các loại cỏ dại khác rồi tiến hành lấy giống cấy hoặc gieo hạt xuống (hạt giống khó kiếm trong tự nhiên vì hạt lúa rụng rất sớm trước khi mặt trời lặn.
- Một số hộ gia đình có thể chọn diện tích đất canh tác trồng lúa thường sang trồng cỏ lúa (lúa ma). Theo quy mô chăn nuôi nhiều hay ít bò hoặc trâu.
- Kỹ thuật trồng: Tuy là giống cây khỏe, dễ trồng, ít chăm sóc nhưng cũng cần có một số yêu cầu kỹ thuật sau:
+ Làm đất: Chỉ cần dọn cỏ hoang dại khác ở những vùng đất tận dụng không thể dùng máy lồng trộn đất, còn ở vùng đất trồng để chăn nuôi nên dọn sạch cỏ và lồng đất bón thêm phân chuồng trước khi trồng.
+ Chọn những nhánh to khỏe có nhiều rễ, nếu chọn hạt thì phải đi sớm chọn bông cỏ lúa (lúa ma) đã chín lấy rổ và dùng cây que đập nhẹ mỗi bông (cỏ lúa chín mỗi lẫn chỉ có vài hạt) cho hạt rụng xuống về phải phơi thật khô sau đó ngâm nước loại các lép. 
+ Khi cấy cỏ lúa (lúa ma) nên cấy thưa khoảng 20cm đến 30 cm một nhánh. Còn gieo hạt khoảng 10cm – 20cm để phòng hạt hỏng.
Hạt cỏ lúa (lúa ma) còn xanh
+ Theo dõi cây trưởng: Khi thấy nhánh cây trồng xuống nếu bật gốc cần chú ý lượng nước chảy có mạnh hay không để có biện pháp xử lý như ngăn bớt dòng chảy, trồng sâu nhánh giống xuống bùn.
+ Khi trồng xong ta nên thường xuyên giữ mức nước để cây sinh trưởng nhanh hơn.
+ Sử dụng cọc bê tông và dây thép, lưới để ngăn trâu, bò, vịt xuống phá.
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống
Cây cỏ lúa (lúa ma) sinh trưởng nhanh và khỏe kháng rầy nâu, chịu được phèn, mặn, chịu ngập giỏi, tận dụng được vùng đất trũng nước để trồng.
Là loại cây cần rất ít công chăm sóc, dễ trồng và dễ thu hoạch
Là thức ăn chủ chốt của trâu, bò.
Năng suất trồng cỏ so với các loại cỏ khác cho trâu, bò ăn không hề thua kém.
Bạn Khánh lớp 9A1 đang cắt cỏ lúa cho bò
Giải quyết công ăn, việc làm cho nhân dân địa phương; các em nhỏ ngoài giờ học cũng có thể giúp cha mẹ cắt cỏ chăm cho trâu, bò.
Cây cỏ lúa (lúa ma) sinh sôi bằng cách "đẻ nhánh". Nhánh "con" nhánh "cái" thi nhau mọc ra, tần vần thành khóm. Dáng cây thon thả, mềm mại, sắc lá non tơ đầy sức sống gợi cái gì đấy tươi trẻ, xinh xắn, dịu dàng. 
Người nông dân xưa nay vốn mộc mạc, chất phác. Chẳng phải họ văn vẻ gì đâu. Chỉ vì gần gũi quá, thân quen quá. Ban ngày vác cuốc ra đồng thăm lúa. Chiều về cắt cỏ lúa cho bò ăn. Ban đêm giấc mơ toàn thấy những cây lúa. Cây lúa và cây cỏ lúa gần gũi với người nông dân cũng như bờ tre, khóm chuối. Bởi vậy thấm đẫm tình người và hồn quê, càng nắng mưa, sương gió, càng nồng nàn hoà quyện thân thương.
Bò được chăm sóc bằng cỏ lúa 
Cây cỏ lúa sống được suốt 2 mùa mưa, khô, chịu lũ hàng tháng mà vẫn vươn lên. Theo các nhà khoa học cỏ lúa (lúa ma) chỉ còn lại ở khu vực Đông Nam Á. Bảo tồn cỏ lúa (lúa ma), không chỉ có ý nghĩa bảo tồn nguồn gen. Đi xa hơn, nhiều nhà khoa học cho rằng đây có thể là điểm xuất phát vô cùng quý giá, là cơ sở khoa học để nghiên cứu lai tạo ra đời giống lúa mới. giống lúa này, biết đâu, có thể là giống lúa đối mặt với thảm họa biến đổi khí hậu. Và nếu ý tưởng lãng mạn này trở thành hiện thực, cây cỏ lúa (lúa ma) sẽ viết tiếp câu chuyện thần thoại của nó với các thế hệ hôm nay. 
Các biện  pháp trên đều được lấy từ những kinh nghiệm đời sống và dựa vào các kiến thức đã học. Trên đây là một số học hỏi của bản thân chúng em về tự nhiên và những hiểu biết dựa trên những gì đã được học. Chúng em mong rằng các biện pháp trên sẽ được áo dụng vào thực tiễn và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Chúc cho những người trồng được một loại cỏ quý phục vụ chăn nuôi gia súc tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình.
Cỏ lúa (lúa ma) là biểu tượng cho kỳ tích của vùng đất, con người xã Nam Ninh đã kiên cường trong “xóa đói, giảm nghèo” và luôn biết cách tồn tại, thích nghi và thành công giữa những khó khăn, nghiệt ngã.

File đính kèm:

  • docHUYEN_THOAI_CAY_CO_LUA_LUA_MA.doc
Giáo án liên quan