Cấu trúc đề kiểm tra học kì môn Lịch sử lớp 9 - Năm học 2015-2016 - Sở GDĐT Tây Ninh
Lịch sử Việt Nam
Yêu cầu học phải nhớ, nắm vững và hiểu sâu sắc các kiến thức cơ bản của chương trình:
1. Việt Nam trong những năm 1919 – 1930.
2. Việt Nam trong những năm 1930 – 1939.
3. Cuộc vận động tiến tới cách mạng tháng Tám 1945.
4. Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến toàn quốc kháng chiến.
5. Việt Nam từ cuối năm 1946 đến năm 1954.
6. Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975.
7. Việt Nam từ năm 1975 đến năm 2000. - Từ những kiến thức lịch sử đã học có thể vận dụng để giải thích được những sự kiện tương tự, có liên quan.
- Thiết lập được mối quan hệ từ lịch sử dân tộc với lịch sử thế giới.
- Phân tích, tổng hợp, khái quát hoá được sự kiện, hiện tượng lịch sử, rèn luyện khả năng vận dụng các kiến thức vào giải quyết các vấn đề trong học tập và thực tiễn, đặc biệt kĩ năng viết, kĩ năng trình bày một vấn đề.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY NINH CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ MÔN LỊCH SỬ LỚP 9 (Ban hành kèm theo Công văn số 2369 /SGDĐT-KT, ngày 23 tháng 11 năm 2015) _______ I. Yêu cầu: - Đảm bảo lượng kiến thức bộ môn đã giảng dạy được kiểm tra đầy đủ và toàn diện. - Đánh giá được mức độ năng lực của người học theo từng cấp độ: Năng lực nhận thức (Biết, hiểu, áp dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá, sáng tạo Năng lực tư duy (Tư duy logic, tư duy trừu tượng, tư duy sáng tạo) Phẩm chất nhân văn (thể hiện được chính kiến của bản thân, liên hệ với thực tiễn, cuộc sống) - Chống học tủ, luyện mẫu trong kiểm tra đánh giá. Đề kiểm tra được tăng cường câu hỏi mở nhằm chống hiện tượng học tủ, khuôn mẫu, ghi nhớ máy móc, đồng thời đánh giá kiến thức bộ môn của học sinh. II. Nội dung kiểm tra: 1. Học kì 1. Yêu cầu kiến thức Yêu cầu kĩ năng Yêu cầu năng lực Lịch sử thế giới Yêu cầu học phải nhớ, nắm vững và hiểu sâu sắc các kiến thức cơ bản của chương trình: 1. Liên Xô và các nước Đông âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 2. Các nước Á, Phi, Mĩ La - tinh từ năm 1945 đến nay. 3. Mĩ, Nhật Bản, Tây Âu từ năm 1945 đến nay. 4. Quan hệ quốc tế từ năm 1945 đến nay. 5. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật từ năm 1945 đến nay. - Từ những kiến thức lịch sử đã học có thể vận dụng để giải thích được những sự kiện tương tự, có liên quan. - Thiết lập được mối quan hệ từ lịch sử thế giới với lịch sử dân tộc. - Phân tích, tổng hợp, khái quát hoá được sự kiện, hiện tượng lịch sử, rèn luyện khả năng vận dụng các kiến thức vào giải quyết các vấn đề trong học tập và thực tiễn, đặc biệt kĩ năng viết, kĩ năng trình bày một vấn đề lịch sử. - Thể hiện được chính kiến của mình và vận dụng kiến thức đã học và thực tiễn cuộc sống đòi hỏi. - So sánh, đối chiếu để rút ra kết luận được từ một sự kiện cụ thể có thể phân tích để rút ra ý nghĩa... - Phân tích các sự kiện vận dụng để giải quyết một vấn đề lịch sử khác có liên quan. - Khái quát hoá được những vấn đề lịch sử cụ thể thành qui luật lịch sử. - Biết đánh giá các sự kiện lịch sử theo chính kiến của cá nhân. 2. Học kì 2. Yêu cầu kiến thức Yêu cầu kĩ năng Yêu cầu năng lực Lịch sử Việt Nam Yêu cầu học phải nhớ, nắm vững và hiểu sâu sắc các kiến thức cơ bản của chương trình: 1. Việt Nam trong những năm 1919 – 1930. 2. Việt Nam trong những năm 1930 – 1939. 3. Cuộc vận động tiến tới cách mạng tháng Tám 1945. 4. Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám đến toàn quốc kháng chiến. 5. Việt Nam từ cuối năm 1946 đến năm 1954. 6. Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975. 7. Việt Nam từ năm 1975 đến năm 2000. - Từ những kiến thức lịch sử đã học có thể vận dụng để giải thích được những sự kiện tương tự, có liên quan. - Thiết lập được mối quan hệ từ lịch sử dân tộc với lịch sử thế giới. - Phân tích, tổng hợp, khái quát hoá được sự kiện, hiện tượng lịch sử, rèn luyện khả năng vận dụng các kiến thức vào giải quyết các vấn đề trong học tập và thực tiễn, đặc biệt kĩ năng viết, kĩ năng trình bày một vấn đề. - Thể hiện được chính kiến của mình và vận dụng kiến thức đã học và thực tiễn cuộc sống đòi hỏi. - So sánh, đối chiếu để rút ra kết luận được từ một sự kiện cụ thể có thể phân tích để rút ra ý nghĩa... - Phân tích các sự kiện vận dụng để giải quyết một vấn đề lịch sử khác có liên quan. - Khái quát hoá được những vấn đề lịch sử cụ thể thành qui luật lịch sử. - Biết đánh giá các sự kiện lịch sử theo chính kiến của cá nhân. Lịch sử địa phương Yêu cầu học phải nhớ, nắm vững và hiểu sâu sắc các kiến thức cơ bản của chương trình: - Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Tây Ninh dưới sự lãnh đạo của Đảng (1930-1945) - Khái quát, xâu chuỗi được các sự kiện lịch sử địa phương, lý giải được mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng và quá trình lịch sử trong tiến trình lịch sử dân tộc. - Liên hệ, phân tích tác động, ảnh hưởng của sự kiện hiện tượng lịch sử Việt Nam đối với lịch sử địa phương như thắng lợi của Cách mạng tháng Tám.... III. Cấu trúc: - Hình thức đề: tự luận. - Thời lượng: 60 phút. - Thang điểm: 10 điểm. - Số câu: 03 - 04 IV. Mẫu ma trận đề kiểm tra (do người ra đề trực tiếp thực hiện) Nội dung kiểm tra Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Sáng tạo Phần A. Câu..... Câu..... Phần B Câu..... Câu..... Cộng 30 30 30 10
File đính kèm:
- cau_truc_kiem_tra_HK.doc