Câu hỏi về luật lao động

Câu 11: Bộ luật lao động (Sửa đổi) quy định Nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với lao động nữ như thế nào?

a/ Bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương và các chế độ khác.

b/ Tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ.

c/ Bảo đảm có đủ buồng tắm và buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc. Giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho lao động nữ.

d/ Cả a, b, c

 

doc4 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 930 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi về luật lao động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CÂU HỎI VỀ LUẬT LAO ĐỘNG
 ( 20 câu )
Câu 1: Theo quy định của Luật BHXH thời gian hưởng chế độ khi con từ đủ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi được nghỉ tối đa bao nhiêu ngày để trông con ốm? 
A – 10 ngày B – 15 ngày C – 20 ngày D – 25 ngày Đáp án: B
Câu 2: Trong thời gian mang thai người lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai mấy lần? 
	A – 4 lần B – 5 lần C – 6 lần Đáp án: B
Câu 3: Người lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 2 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm bao nhiêu ngày? 
	A – 30 ngày B – 35 ngày C – 40 ngày D – 45 ngày Đáp án: A
Câu 4:THEO LUẬT LAO ĐỘNG MỚI Lao động nữ làm việc trong điều kiện bình thường thì thời gian nghỉ thai sản được nghỉ trước và sau khi sinh con là? 
 	A. 04 tháng; B. 05 tháng; C. 06 tháng. D. 03 tháng Đáp án: C
Câu 5: Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con khi có đủ những điều kiện nào sau đây? 
	A. Có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ý, khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng.
	B. Sau khi sinh con từ đủ 60 ngày trở lên; phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý. 
 C. Sau khi sinh con từ đủ 75 ngày trở lên, được người sử dụng lao động đồng ý
 D. Sau khi sinh con từ đủ 90 ngày trở lên, được người sử dụng lao động đồng ý Đáp án: A
Câu 6: Lao động nữ đi làm trước thời gian nghỉ thai sản ngoài tiền lương có tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội không ?
A- Chỉ hưởng tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, không được hưởng trợ cấp thai sản do BHXH chi trả.
B- Lao động nữ vẫn tiếp tục hưởng chế độ trợ cấp thai sản do BHXH chi trả ngoài tiền lương của những ngày làm việc bình thường do người sử dụng lao động trả.
C- Chỉ được hưởng trợ cấp thai sản do BHXH trả không được hưởng tiền lương của những ngày làm việc.
D. Không được hưởng trợ cấp thai sản và tiền lương Đáp án: B
Câu 7: Quyền bình đẳng của lao động nữ trong quan hệ lao động thể hiện trong những nội dung nào ?
 A. Tuyển dụng, sử dụng đào tạo. B. Nâng bậc lương, đề bạt.
 C. Các chế độ phúc lợi về vật chất lẫn tinh thần. D. Cả 3 ý trên.
Câu 8: Lao động nữ khi có thai đến tháng thứ 7 được ưu đãi gì khi làm việc?
Không phải làm thêm giờ;
Không làm việc vào ban đêm;
Không điều đi công tác xa;
Cả A, B, C Đáp án: D
Câu 9: Khi lao động nữ làm việc ở môi trường làm việc có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi thì:
 A. Người sử dụng chuyển ngay lao động nữ có thai sang làm công việc khác phù hợp.
B. Lao động nữ có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
C. Cả A, B đều đúng;
D. Theo sự phân công của người sử dụng lao động
Câu 10: Hết thời gian nghỉ thai sản, nếu có nhu cầu người lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương không.
Nghỉ thêm 01 tháng không hưởng lương;
Nghỉ thêm theo thỏa thuận với người sử dụng lao động;
Nghỉ thêm 02 tháng không hưởng lương.
Nghỉ thêm 03 tháng không hưởng lương
Câu 11: Bộ luật lao động (Sửa đổi) quy định Nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với lao động nữ như thế nào? 
a/ Bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương và các chế độ khác. 
b/ Tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ. 
c/ Bảo đảm có đủ buồng tắm và buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc. Giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho lao động nữ.
d/ Cả a, b, c 
Câu 12: Bộ luật lao động (Sửa đổi) quy định công việc không được sử dụng lao động nữ là:
a/ Công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành; Công việc phải ngâm mình thường xuyên dưới nước; Công việc làm thường xuyên dưới hầm mỏ.
b/ Công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng nuôi con theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành; Công việc phải ngâm mình thường xuyên dưới nước; Công việc làm thường xuyên dưới hầm mỏ.
c/ Công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành; Công việc phải ngâm mình thường xuyên dưới nước.
d/ Công việc phải đi lại nhiều; Công việc phải ngâm mình thường xuyên dưới nước; Công việc làm thường xuyên dưới hầm mỏ.
Đáp án : A
Câu 13: Điều 153 khoản 3 của Luật Lao động (sửa đổi) quy định chính sách của Nhà nước đối với lao động nữ là: 
a/ Bảo đảm quyền làm việc bình đẳng của lao động nữ. Có biện pháp tạo việc làm, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp, nhằm giúp lao động nữ phát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiệp.
b/ Chăm sóc sức khoẻ, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần của lao động nữ nhằm giúp lao động nữ phát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiệp.
c/ Có biện pháp tạo việc làm, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần của lao động nữ nhằm giúp lao động nữ phát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiệp, kết hợp hài hoà cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình. 
d/ Có biện pháp tạo việc làm, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp cho lao động nữ.
Đáp án C
Câu 14: Luật Lao động (sửa đổi) quy định Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp nào sau đây là đúng:
a/ Mang thai từ tháng thứ 08 hoặc từ tháng thứ 07 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; Đang nuôi con dưới 6 tháng tuổi.
b/ Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
c/ Mang thai từ tháng thứ 03 hoặc từ tháng thứ 02 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; Đang nuôi con dưới 3 tháng tuổi
d/ Mang thai từ tháng thứ 02 hoặc từ tháng thứ 01 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi
Đáp án B
Câu 15: Bộ luật lao động (Sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày:
a) Ngày 15/10/2012 b) Ngày 15/01/2013
c) Ngày 01/5/2013 d) Ngày 05/01/2013 Đáp án C
Câu 16: Bộ luật lao động (Sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 18/6/2012, có bao nhiều chương? Bao nhiêu điều?
a) 16 chương và 242 điều b) 17 chương và 242 điều
c) 17 chương và 240 điều d) 16 chương và 245 điều Đáp án B
Câu 17 : Bộ luật lao động (Sửa đổi) quy định người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như thế nào?
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 50%; Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 100%; Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 200%
b) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300%.
c) Vào ngày thường, ít nhất bằng 100%; Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 150%; Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 200%
d) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 250%; Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 350%.
Đáp án B
Câu 18: Bộ luật lao động (Sửa đổi) quy định những hình thức nào khi xử lý kỷ luật người lao động vi phạm?
a) Khiển trách. b) Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức.
c) Sa thải. d) Cả a, b, c đều đúng, tùy theo mức độ vi phạm
 Đáp án D
	Câu 19: Bộ luật lao động (Sửa đổi) quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động bằng những biện pháp nào?
a) Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động.
b) Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
c) Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động.
d) Cả a, b, c 
 Đáp án D
 Câu 20: Bộ luật lao động (Sửa đổi) quy định tuổi nghỉ hưu như thế nào?
a) Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi. 
b) Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thuộc danh mục do Chính phủ quy định có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn so với quy định tại khoản 1 Điều này.
c) Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 năm so với quy định.
d) Cả a, b, c 
 Đáp án D

File đính kèm:

  • docCau_hoi_luat_lao_dong.doc
Giáo án liên quan