Câu hỏi và bài tập về tuần hoàn
Câu 11. a. Bác sỹ đo hoạt động tim mạch của một người và nhận thấy lúc tim co đẩy máu lên động mạch chủ, áp suất trong tâm thất trái là 180 mmHg và huyết áp tâm thu ở cung động mạch chủ là 110 mmHg. Khả năng người này bị bệnh gì ở tim? Giải thích?
b. Người ta tách một đoạn mạch máu nhỏ từ động vật thí nghiệm và cho nó vào dung dịch có axetincolin, kết quả cho thấy mạch máu đó giãn rộng ra. Sau đó loại bỏ lớp tế bào lót mạch máu (lớp nội mạc), rồi lại cho đoạn mạch đó vào dung dịch có axetincolin thì thấy mạch máu không dãn rộng ra nữa, tại sao?
Trả lời:
a. Người này bị bệnh hẹp van tổ chim ở động mạch chủ vì: Nếu áp suất tâm thất trái cao thì huyết áp trong động mạch chủ phải cao gần tương đương.
b. Axetincolin gây ra dãn mạch do kích thích lớp nội mạc giải phóng NO, chất này gây dãn mạch.
ụ O2 ở cơ và tăng thải CO2 vào máu, nồng độ ôxi trong máu thấp, nồng độ CO2 trong máu cao, thụ quan hóa học ở xoang động mạch cảnh và cung động mạch chủ bị kích thích gửi xung thần kinh về trung khu điều hòa tim mạch làm tim đập nhanh và mạnh, do vậy tăng liều lượng máu qua tim làm tăng huyết áp và vận tốc máu - Tăng huyết áp và vận tốc máu do giảm nồng độ O2 và tăng CO2 trong máu sau khi nín thở lâu - Tăng huyết áp và vận tốc máu do khí CO2 gắn với hemoglobin làm giảm nồng độ O2 trong máu c. - Đúng ở chỗ: Máu có màu đỏ thẫm vì giàu CO2, vì máu đỏ tươi xuất phát từ động mạch chủ sau khi trao đổi khí ở các cơ quan (dạ dày, ruột, lách, ) sẽ nhận CO2 thành máu đỏ thẫm theo tĩnh mạch trên gan đổ vào tĩnh mạch chủ dưới trở về tim. - Sai ở chỗ: Rất ít chất dinh dưỡng vì: chúng vừa mới được hấp thu các chất dinh dưỡng từ ruột non nên giàu chất dinh dưỡng. Câu 3. a. Giải thích tại sao động mạch của người không có van nhưng tĩnh mạch lại có van? b. Chức năng của hệ tuần hoàn ở sâu bọ khác với của thú ở điểm nào? c. Lượng hêmôglôbin trong máu của động vật có xương sống ở nước phụ thuộc vào nhiệt độ của nước nơi chúng sống. Đường cong nào của đồ thị dưới đây mô tả đúng sự biến đổi này? Giải thích. Trả lời: a. - Tĩnh mạch phần dưới cơ thể có van. Do huyết áp trong tĩnh mạch thấp, máu có xu hướng rơi xuống phía dưới. Van tĩnh mạch ngăn không cho máu xuống phía dưới, chỉ cho máu đi theo một chiều về phía tim. - Huyết áp trong động mạch cao làm cho máu chảy trong mạch nên không cần van. b. Khác nhau - Chức năng của hệ tuần hoàn ở sâu bọ chỉ vận chuyển chất dinh dưỡng và các sản phẩm bài tiết. - Chức năng của hệ tuần hoàn ở thú vận chuyển chất dinh dưỡng, sản phẩm bài tiết, chất khí trong hô hấp. c. Đường cong b. Nhiệt độ càng cao thì lượng ôxi hòa tan trong nước càng giảm, do đó lượng hêmôglôbin trong máu tăng. Câu 4. Tại sao khi bị hở van nhĩ thất (van đóng không kín), sức khỏe của người bệnh ngày càng giảm sút? Trả lời: Khi bị hở van nhĩ thất một lượng máu quay trở lại tâm nhĩ làm cho máu đi vào cung động mạch chủ ít hơn, khi đó để duy trì lưu lượng máu qua tim đòi hỏi nó phải đập nhanh hơn. Tình trạng này kéo dài liên tục làm cho tim bị suy dẫn đến lượng máu cung cấp cho các cơ quan giảm vì thế sức khỏe của bệnh nhân bị giảm sút nếu không được điều trị kịp thời. Câu 5. Người ta làm thí nghiệm cắt rời tim ếch ra khỏi cơ thể rồi nuôi trong dung dịch sinh lí và quan sát. Theo em, tim ếch có còn đập nữa không? Giải thích? Trả lời: - Tim ếch sau khi tách rời vẫn còn đập tự động - Giải thích: Do tim có hệ dẫn truyền tim gồm: nút xoang nhĩ có khả năng tự phát xung điện, truyền tới 2 tâm nhĩ và nút nhĩ thất và đến bó His rồi theo mạng Puốckin làm tâm nhĩ và tâm thất co. Câu 6. a. Huyết áp cao hay thấp phụ thuộc vào những yếu tố nào? Giải thích? b. Một người đang vận động cơ bắp thì tỉ lệ % HbO2 bão hòa ở máu tĩnh mạch giảm. Đúng hay sai? Giải thích. Trả lời: a. Huyết áp cao hay thấp phụ thuộc vào: - Lực co bóp của tim. Khi tim bóp sẽ chuyển cho máu một áp lực, nếu tim bóp mạnh và lưu lượng máu tăng làm tăng huyết áp. - Lưu lượng tim. Lưu lượng tim là lượng máu được tim tống vào động mạch. Tuy huyết quản có tính đàn hồi nhưng dung tích cũng chỉ có hạn nên lượng máu nhiều cũng làm huyết áp tăng, nếu lượng máu giảm thì huyết áp giảm. - Trạng thái hoạt động của mạch. Máu chảy trong mạch luôn luôn ma sát vào thành mạch, huyết áp động mạch, nhất là huyết áp tối thiểu chịu ảnh hưởng của sức cản thành mạch này rất nhiều, có thể nói rằng huyết áp tối thiểu là huyết áp của hệ mạch máu. Vì vậy nếu động mạch mềm mại dễ chun dãn thì máu dễ qua và huyết áp thấp, còn trường hợp động mạch cứng rắn, ít chun dãn (người già) thì sức cản lớn, huyết áp tăng. Diện tích mặt cắt của động mạch cũng ảnh hưởng đến huyết áp, diện tích mặt cắt này cũng thay đổi do hiện tượng co mạch và dãn mạch. Khi mạch co thì huyết áp giảm, mạch dãn thì huyết áp tăng. - Lứa tuổi, giới tính, trạng thái tâm sinh lí, chế độ sinh hoạt, hoạt động TDTT, . Nữ giới có huyết áp thấp hơn ở nam giới khoảng 5 milimet thủy ngân, ở trẻ em huyết áp thấp nhiều hơn so với huyết áp người lớn. Người già huyết áp cao hơn người lớn từ 10-20 mm Hg. Khi lao động, huyết áp tăng lên, khi gắng sức cũng vậy, ta phải nín thở, ngậm mồng ép không khí trong lồng ngực khá mạnh nên huyết áp lên cao, sau gắng sức huyết áp dần trở về bình thường. Ngay sau khi ăn huyết áp tăng, khi thức ăn tiêu hóa thì huyết áp giảm. Cảm xúc nhiều, lao động trí óc căng thẳng, sự lo lắng, đều làm cao huyết áp, đó là nguyên nhân trong bệnh tăng huyết áp. - Còn phụ thuộc vào vị trí đo huyết áp. Ví dụ huyết áp động mạch cánh tay, hai bên có thể chênh lệch nhau 5mm Hg. Huyết áp ở động mạch khoeo cao từ 20mm Hg đến 40mm Hg so với huyết áp động mạch cánh tay. b. Một người đang vận động cơ bắp thì tỉ lệ % HbO2 bão hòa ở máu tĩnh mạch giảm. Đúng, vì người đang vận động cơ bắp thì sự tiêu tốn ôxi ở các mô rất lớn nên HbO2 sẽ bị phân giải để cung cấp ôxi cho mô và tế bào. Câu 7. a. Máu được vận chuyển trong hệ mạch nhờ các lực nào? Máu vận chuyển chậm nhất trong loại mạch nào? Tại sao? b. Cơ thể có cách xử lí như thế nào đối với các tế bào hồng cầu già? c. Cho biết sự thay đổi của tuần hoàn máu và hậu quả của sự thay đổi đó trong trường hợp hẹp van hai lá? Trả lời: a. Máu được vận chuyển trong hệ mạch nhờ sự chênh lệch huyết áp giữa động mạch và tĩnh mạch. Các lực đẩy máu đi gồm: - Lực đẩy từ hoạt động co bóp của tim - Áp lực của thành mạch - Hệ thống van (van tim và van tĩnh mạch) - Sức hút của lồng ngực Máu vận chuyển chậm trong mao mạch do tiết diện mao mạch nhỏ, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi các chất diễn ra b. - Hồng cầu phải được phá hủy khi già vì chúng không phân chia do không có nhân và lưới nội chất hạt, chúng cũng không thể tạo enzim mới hay các prôtêin cấu trúc. - Phá hủy hồng cầu: các hồng cầu già bị phá hủy bởi các tế bào Kupffer có ở nhiều nơi, đặc biệt là ở gan. - Các sản phẩm tạo ra từ sự phá hủy hồng cầu: + Bilirubin được giải phóng vào trong máu làm huyết tương có màu vàng và phần lớn được chuyển thành sắc tố mật, các sắc tố mật được giải phóng vào ruột non và nhờ vi khuẩn chuyển thành stercobilinogen làm phân có màu vàng. + Fe và các axit amin được dự trữ ở gan để tiếp tục được tái sử dụng. c. - Máu từ tâm nhĩ trái không xuống hết tâm thất trái, máu bị ứ đọng lại trong tâm nhĩ trái và dần dần sẽ ứ đọng ngược dòng lên các mạch máu phổi. - Hậu quả: + Máu bị ứ đọng trong các mạch máu phổi dẫn tới tăng huyết áp phổi. Hậu quả là phổi bị phù và khó thở do giảm khả năng trao đổi khí ở phổi. + Máu không xuống tâm thất trái đầy đủ dẫn đến không đủ máu bơm đi đến các tế bào và mô. Hậu quả là cơ thể bị suy kiệt do thiếu ôxi và dinh dưỡng đồng thời tim phải tăng co bóp, lâu ngày tim sẽ bị suy. + Do máu thường xuyên bị ứ đọng trong tâm nhĩ trái dẫn tới nguy cơ máu đông thành cục (huyết khối), cục máu có thể trôi ra ngoài đi vào hệ mạch làm tắc mạch máu dẫn tới các tai biến như nhồi máu cơ tim hoặc nhồi máu não. Câu 8. a. Nồng độ CO2 trong máu tăng thì nhịp tim và độ sâu của hô hấp thay đổi như thế nào? Tại sao? b. Một bệnh nhân bị hở hai van tim (van nhĩ thất đóng không kín): - Lượng máu tim bơm lên động mạch chủ trong mỗi chu kì tim (thể tích tâm thu) có thay đổi không? Tại sao? - Huyết áp động mạch có thay đổi không? Tại sao? - Hở van tim gây nguy hại như thế nào đến tim? Trả lời: a. Nồng độ CO2 trong máu tăng thì: - Nhịp tim tăng vì: nồng độ CO2 trong máu tăng làm tăng lượng H+ trong máu, các ion H+ sẽ tác động lên các thụ quan hóa học ở động mạch làm phát xung thần kinh truyền về trung ương giao cảm, trung ương giao cảm sẽ kích thích hạch xoang nhĩ tăng tần số phát nhịp làm tăng nhịp tim. - Độ sâu của hô hấp tăng vì: trung ương giao cảm sẽ phát xung đến trung khu hô hấp làm tăng nhịp thở, gây co thắt mạnh cơ hoành và các cơ liên sườn làm thở sâu. b. Khi bị hở van tim thì: - Nhịp tim tăng, đáp ứng nhu cầu máu của các cơ quan. - Lượng máu giảm, vì hở van tim nên có một phần máu quay trở lại tâm nhĩ - Thời gian đầu, nhịp tim tăng nên huyết áp động mạch không thay đổi. Về sau suy tim nên huyết áp giảm. - Hở van tim gây suy tim do tim phải tăng cường hoạt động trong thời gian dài. Câu 9. a. Đặc điểm tuần hoàn máu của thai nhi có gì khác với trẻ em bình thường sau khi được sinh ra? b. Vì sao trẻ em trong những ngày đầu mới sinh thường có biểu hiện vàng da? c. Ở người, tim của một thai nhi có một lỗ giữa tâm thất trái và tâm thất phải. Trong một số trường hợp lỗ này không khép kín hoàn toàn trước khi sinh. Nếu lỗ này đã không được phẫu thuật sửa lại thì nó ảnh hưởng tới nồng độ O2 máu đi vào tuần hoàn hệ thống của tim như thế nào? d. Hemoglobin ở người có những dạng khác nhau tùy từng giai đoạn phát triển cá thể như thế nào? Từ đó có thể rút ra nhận xét gì? Trả lời: a. Điểm khác nhau Thai nhi Trẻ em bình thường - Tim có 4 ngăn nhưng 2 tâm nhĩ có lỗ bầu dục thông nhau - Có ống nối động mạch chủ với động mạch phổi nên máu từ tim chỉ chảy vào động mạch chủ đi nuôi cơ thể như vậy tuần hoàn 1 vòng - Có hệ mạch trao đổi chất với máu của mẹ tại nhau thai qua dây rốn - Trong máu có loại Hb có ái lực với ôxi cao - Lỗ bầu dục được bịt kín, 2 tâm nhĩ có vách ngăn hoàn toàn - Không có ống nối động mạch phổi và động mạch chủ, máu từ tâm thất phải sẽ lên phổi, máu từ tâm thất trái đi nuôi cơ thể nên tuần hoàn 2 vòng - Không có hệ mạch qua dây rốn, cắt đứt quan hệ với máu mẹ - Máu có loại Hb có ái lực với ôxi thấp hơn b. Trong những ngày đầu mới sinh, trẻ bị vàng da vì: - Lúc trẻ sinh ra lượng hồng cầu trong máu rất cao nên da rất hồng hào. Khi rời tử cung của mẹ, trẻ phải bắt đầu trao đổi chất với môi trường qua các cơ quan hô hấp, tiêu hóa, bài tiết, nên Hb của thai nhi không phù hợp với điều kiện trao đổi khí qua phổi, chúng được thay thế dần bằng Hb của người trưởng thành. - Sự phân hủy của Hb bào thai được thực hiện ở gan sẽ giải phóng nhiều sắc tố vàng bilirubin, gan chưa chuyển hóa kịp, bilirubin còn lại trong máu với lượng nhiều gây vàng da, gọi là vàng da sinh lí, sau một thời gian, bilirubin được chuyển hóa hết, vàng da sẽ giảm và trở về trạng thái bình thường. c. Nếu không được phẫu thuật sửa lại thì tim của em bé có lỗ giữa tâm thất trái và tâm thất phải dẫn đến nồng độ O2 trong máu đi vào tuần hoàn hệ thống có thể thấp hơn bình thường. Vì một số máu thiếu O2 qua tĩnh mạch trở về tâm thất phải đã pha trộn với máu giàu O2 ở tâm thất trái. d. Các dạng Hb khác nhau: - Thai nhí đến 3 tháng chứa HbE, gồm hai chuỗi globin anpha và hai chuỗi globin epsilon. - Thai 3 tháng cho đến khi sinh ra có HbF, gồm hai chuỗi globin anpha và hai chuỗi globin gamma. - Từ sơ sinh đến trưởng thành chứa HbA, gồm hai chuỗi globin anpha và hai chuỗi globin beta. * Nhận xét: Trong quá trình phát triển cá thể, tùy tế bào từng loại mô, tùy giai đoạn phát triển, chỉ có một số gen hoạt động liên tục hay nhất thời qua cơ chế điều hòa tổng hợp protein. Câu 10. a. Tại sao trước khi thực hành mỏ lộ tim ếch, chúng ta tiến hành hủy tủy mà không được hủy não? Sau khi mổ lộ tim ếch, nhịp tim của ếch thay đổi như thế nào trong các trường hợp sau? Giải thích? - Nhỏ adrenalin 1/100000 - Nhỏ axetincolin b. Tại sao hệ tuần hoàn hở kém ưu việt nhưng các loài sâu bọ vẫn hoạt động rất tích cực? Trả lời: a. - Trước khi thực hành mỏ lộ tim ếch cần hủy tủy mà không được hủy não vì: + Cần hủy tủy để ếch không thực hiện các phản xạ vận động từ các chi, ếch sẽ nằm yên, dễ thao tác, dễ quan sát hơn + Không hủy não vì hủy não sẽ ảnh hưởng đến các trung khu tuần hoàn, hô hấp thậm chí có thể chết và không quan sát được gì - Nhịp tim của ếch sẽ thay đổi trong các trường hợp: + Nhỏ adrenalin 1/100000: Tim đập nhanh, mạnh, nhịp tim tăng + Nhỏ axetincolin: Tim đập chậm, yếu, nhịp tim giảm b. - Hệ tuần hoàn của sâu bọ chỉ làm nhiệm vụ vận chuyển chất dinh dưỡng mà không vận chuyển khí - Vai trò vận chuyển khí ở nhóm động vật này đã được thực hiện bởi hệ thống ống khí thông qua lỗ thở ở bụng. Vì vậy, mặc dù hệ tuần hoàn hở nhưng chúng vẫn hoạt động rất hiệu quả Câu 11. a. Bác sỹ đo hoạt động tim mạch của một người và nhận thấy lúc tim co đẩy máu lên động mạch chủ, áp suất trong tâm thất trái là 180 mmHg và huyết áp tâm thu ở cung động mạch chủ là 110 mmHg. Khả năng người này bị bệnh gì ở tim? Giải thích? b. Người ta tách một đoạn mạch máu nhỏ từ động vật thí nghiệm và cho nó vào dung dịch có axetincolin, kết quả cho thấy mạch máu đó giãn rộng ra. Sau đó loại bỏ lớp tế bào lót mạch máu (lớp nội mạc), rồi lại cho đoạn mạch đó vào dung dịch có axetincolin thì thấy mạch máu không dãn rộng ra nữa, tại sao? Trả lời: a. Người này bị bệnh hẹp van tổ chim ở động mạch chủ vì: Nếu áp suất tâm thất trái cao thì huyết áp trong động mạch chủ phải cao gần tương đương. b. Axetincolin gây ra dãn mạch do kích thích lớp nội mạc giải phóng NO, chất này gây dãn mạch. Câu 12. a. Giải thích các nguyên nhân hỗ trợ máu trở về tim trong vòng tuần hoàn ở người? b. Marey tiến hành một thí nghiệm như sau: dùng một bình nước treo ở mật độ cao không đổi, nối vào một ống cao su rồi chia thành hai nhánh: một nhánh nối vào ống thủy tinh, nhánh kia nối vào ống cao su, cho chảy vào hai lọ. Dùng một kẹp kẹp nhịp nhánh vào ống cao su ở gốc cho nước chảy vào 2 lọ theo từng đợt. b1. Nêu hiện tượng xảy ra trong hai lọ b2. Thí nghiệm trên chứng minh điều gì? c. Một người trưởng thành có tần suất tim là 75 nhịp/phút, thể tích tâm thu là 70ml. Sau một thời gian dài tập luyện thể thao, tần số tim của người này là 60 nhịp/phút. Hãy xác định thời gian 1 chu kỳ tim, thời gian hoạt động và thời gian nghỉ của tim trong 1 phút trong hai trường hợp trước và sau luyện tập thể thao. d. Để tăng lưu lượng tim thì tăng nhịp tim hay tăng thể tích tâm thu có lợi cho cơ thể hơn? Vì sao? e. Giải thích hiệu ứng Bohr và hiện tượng tràn clorit. Trả lời: a. - Do các cơ xung quanh tĩnh mạch chân co ép lại vào thành tĩnh mạch và tĩnh mạch có van nên máu chảy được về tim. - Do áp suất âm trong lồng ngực được tạo ra do cử động hô hấp của lồng ngực, đồng thời do áp suất âm ở tim hút máu trở về tim. b.b1. Hiện tượng: - Lọ nối với ống cao su: nước chảy ra liên tục và nhiều hơn. - Lọ nối với ống thủy tinh: nước chảy ra ngắt quãng và ít hơn. b.b2. Thí nghiệm chứng minh tính đàn hồi của mạch máu: tim co bóp tống máu theo từng nhịp; nhưng trong hệ mạch, máu vẫn chảy thành dòng. c. - Khi chưa luyện tập thể thao: Thời gian 1 chu kì tim: 60:75 = 0,8 giây Thời gian hoạt động của tim trong 1 phút: 0,4 x 75 = 30 giây Thời gian nghỉ của tim trong 1 phút: 60 – 30 = 30 giây - Sau khi luyện tập thể thao: Thời gian 1 chu kì tim: 60:60 = 1 giây Thời gian hoạt động của tim trong 1 phút: 0,4 x 60 = 24 giây Thời gian nghỉ của tim trong 1 phút: 60 – 24 = 36 giây d. - Tăng thể tích tâm thu có lợi hơn, vì: nếu tăng nhịp tim, thời gian nghỉ của tim giảm, tim chóng mệt dễ dẫn đến suy tim. e. - Hiệu ứng Bohr: là tác dụng của nồng độ CO2 đến tốc độ giải phóng O2 của hồng cầu ở các mô. Khi nồng độ CO2 tăng thì H+ tăng kích thích HbO2 phân li giải phóng O2. - Hiện tượng tràn clorit: HCO3- khuếch tán trở ra huyết tương cân bằng với dòng Cl- từ huyết tương đi vào hồng cầu. Câu 13. a. Nêu sự tiến hóa của hệ tuần hoàn? b. Thế nào là vòng tuần hoàn đơn, vòng tuần hoàn kép? Cho ví dụ. Vì sao có sự khác nhau về cấu trúc của hai hệ tuần hoàn đó? c. Tại sao khi lao động nặng, những người ít luyện tập thể lực thường thở gấp hơn và chóng mệt hơn những người thường xuyên luyện tập thể lực? d. Vì sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi? Trả lời: a. Sự tiến hóa của hệ tuần hoàn - Từ hệ tuần hoàn hở đến hệ tuần hoàn kín. - Từ một vòng tuần hoàn đến hai vòng tuần hoàn. - Tim có cấu trúc hai ngăn (cá) đến 3 ngăn (ếch) đến 3 ngăn và vách chưa hoàn chỉnh ở tâm thất đến 4 ngăn. - Máu đi nuôi cơ thể: Máu pha đến máu ít pha đến máu không pha. Điều hòa phân phối máu từ chậm đến nhanh. b. - Vòng tuần hoàn đơn: trong vòng tuần hoàn, máu qua tim 1 lần. VD cá - Vòng tuần hoàn kép: trong vòng tuần hoàn, máu qua tim 2 lần, vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn. VD chim, thú Có sự khác nhau đó là do: Cá sống trong môi trường nước đệm đỡ, thân nhiệt tương đương nhiệt độ môi trường làm giảm nhu cầu năng lượng, nhu cầu về ôxi của cá thấp nên tuần hoàn đơn. - Chim, thú rất hoạt động, trao đổi chất tích cực, thân nhiệt cao hơn nên cần nhiều ôxi tạo vách ngăn hai tâm thất làm máu qua tim hai lần mới hết vòng tuần hoàn nên máu ở động mạch nhiều ôxi hơn để đáp ứng nhui cầu của mô. c. Vì ở những người thường xuyên luyện tập thể lực các cơ hô hấp phát triển hơn, sức co giãn tăng lên làm cho thể tích lồng ngực tăng giảm nhiều hơn. Những người ít luyện tập phải thường xuyên thở gấp mới đáp ứng yêu cầu trao đổi khí do vậy sẽ chóng mệt hơn. d. Tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi vì: Thời gian chu kì tim là 0,8 giây trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, nghỉ 0,7 giây, tâm thất co 0,3 giây nghỉ 0,5 giây. Như vậy thời gian giãn chung là 0,4 giây đủ khôi phục khả năng hoạt động của cơ tim. Câu 14. Một bệnh nhân bị bệnh tiêu chảy cơ thể mất rất nhiều nước và muối khoáng. Hãy cho biết: a. Huyết áp của bệnh nhân này có xu hướng như thế nào? Vì sao? b. Lượng nước tiểu của bệnh nhân nhiều hay ít? Vì sao? Trả lời: a. Huyết áp giảm. Vì khi mất nhiều nước và muối khoáng thì khối lượng máu giảm nên huyết áp giảm. b. - Lượng nước tiểu của bệnh nhân ít, giảm bài xuất nước tiểu. - Giải thích: + Huyết áp giảm sẽ kích thích bộ máy cận quản cầu tiết enzim renin. Renin biến angiotensinogen thành angiotesin II. Angiotesin II gây co mạch máu đến thận nên giảm áp lực lọc ở cầu thận nên giảm nước tiểu. + Đồng thời, angiotesin II kích thích phần vỏ tuyến trên thận tiết ra aldosteron, hoocmôn này kích thích ống lượn xa tăng cường tái hấp thu Na+ và kéo nước vào theo để giảm bài xuất nước tiểu. Câu 15. Khi nghiên cứu sự vận chuyển máu trong hệ mạch, người ta vẽ được đồ thị về mối quan hệ giữa huyết áp, vận tốc máu và đường kính chung của hệ mạch như sau: a. Hãy xác định rõ các đường A, B, C trên đồ thị và các đoạn trên trục hoành biểu thị gì? b. Giải thích sự thay đổi trong các đường cong đó và mối quan hệ giữa chúng? Trả lời: a. Xác định rõ các đường A, B, C trên đồ thị và các đoạn a, b, c trên trục hoành: - A: Biểu thị sự thay đổi huyết áp - B: Biểu thị sự thay đổi vận tốc máu trong các đoạn mạch - C: Tổng tiết diện của các đoạn mạch - a: Biểu thị động mạch - b: Biểu thị mao mạch - c: Biểu thị tĩnh mạch b. Giải thích: - Huyết áp giảm dần từ động mạch qua mao mạch tới tĩnh mạch khi máu vận chuyển trong hệ mạch do ma sát: + Giữa máu với thành mạch + Giữa các phần tử máu với nhau - Tốc độ vận chuyển (vận tốc) máu thay đổi, liên quan đến độ lớn của dòng chảy (lớn nhất ở động mạch, nhỏ nhất ở mao mạch) - Máu chảy chậm ở mao mạch tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình trao đổi vật chất giữa máu với các tế bào thông qua nước mô. Câu 16. Hãy cho biết các phát biểu sau đây là đúng hay sai và giải thích. a. Máu chảy trong động mạch luôn luôn là máu đỏ tươi và giàu O2. b. Người lớn có chu kì tim ngắn hơn trẻ em. c. Khi số lượng hồng cầu giảm (ví dụ khi lên núi cao) gan sẽ tiết ra chất erythropoeitin tác động đến lách làm tăng quá trình tạo hồng cầu. d. Sau khi nít thở vài phút thì nhịp tim vẫn bình thường. Trả lời: a. Sai: Máu trong động mạch phổi là máu đỏ thẩm, giàu CO2. b. Sai: Trẻ em có chu kì tim ngắn hơn. Trẻ em có tỉ lệ S/V lớn -> tiêu hao năng lượng để duy trì thân nhiệt cao -> để đáp ứng nhu cầu cơ thể tim phải đập nhanh hơn do đó chu kì tim ngắn hơn người lớn. c. Sai: Khi số lượng hồng cầu giảm (ví dụ khi lên núi cao) thận sẽ tiết ra chất erythropoeitin tác động đến tủy xương làm tăng quá trình tạo hồng cầu. d. Sai: Khi nín thở vài phút thì nhịp tim đập nhanh hơn do nồng độ ôxi giảm, nồng độ CO2 tăng trong máu sẽ tác động lên thụ quan áp lực và thụ quan hóa học ở cung động mạch chủ, xoang động mạch cảnh và trung khu vận hành mạch ở hành tủy làm tim đập nhanh và mạnh. Câu 17. Một người đàn ông bị bệnh cao huyết áp là do nồng độ aldosteron cao. Huyết
File đính kèm:
- Cau hoi, bai tap Tuan hoan.doc