Câu hỏi và bài tập- Dòng điện xoay chiều

20. Một máy phát điện xoay chiều có rôto gồm 4 cặp cực từ. Hỏi rôto phải quay với tốc độ bao nhiêu để máy phát ra dòng điện có tần số 60 Hz.

21. Một máy biến áp có cuộn sơ cấp gồm 2200 vòng được mắc vào điện áp xoay chiều 220 V – 50 Hz và lấy điện ra sử dụng ở các cuộn thứ cấp với các điện áp 5 V và 12 V. Hãy xác định số vòng của các cuộn thứ cấp tương ứng với các điện áp nói trên.

22. Một máy phát điện xoay chiều có công suất 1000 kW. Dòng điện nó phát ra sau khi tăng thế được truyền đi xa bằng một đường dây có điện trở 20 Ω. Hãy tính công suất hao phí trên đường dây, nếu điện áp được tăng đến:

a) 5 kV.

b) 110 kV.

So sánh hiệu suất truyền tải trong hai trường hợp trên.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1339 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi và bài tập- Dòng điện xoay chiều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP- DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU
1. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Điện áp biến thiên điều hoà theo thời gian gọi là điện áp xoay chiều.
B. Dòng điện có cường độ biến thiên điều hoà theo thời gian gọi là dòng điện xoay chiều.
C. Suất điện động biến thiên điều hoà theo thời gian gọi là suất điện động xoay chiều.
D. Dòng điện và điện áp xoay chiều luôn biến thiên điều hoà cùng pha với nhau.
2. Trong đoạn mạch điện xoay chiều chỉ chứa cuộn cảm thì dòng điện
A. sớm pha hơn điện áp một góc π/2.	B. sớm pha hơn điện áp một góc π/4.
C. trễ pha hơn điện áp một góc π/2.	D. trễ pha hơn điện áp một góc π/4.
3. Trong mạch điện xoay chiều chỉ chứa tụ điện thì dòng điện
A. sớm pha hơn điện áp một góc π/2.	B. sớm pha hơn điện áp một góc π/4.
C. trễ pha hơn điện áp một góc π/2.	D. trễ pha hơn điện áp một góc π/4.
4. Một điện trở thuần R mắc vào mạch điện xoay chiều tần số 50 Hz, muốn dòng điện trong mạch sớm pha hơn điện áp giữa hai đầu đoạn mạch một góc π/2 thì 
A. phải mắc thêm vào mạch một tụ điện nối tiếp với điện trở.
B. phải mắc thêm vào mạch một cuộn cảm nối tiếp với điện trở.
C. phải thay điện trở nói trên bằng một tụ điện.
D. phải thay điện trở nói trên bằng một cuộn cảm.
5. Đặt vào hai đầu tụ điện một điện áp xoay chiều u = 141cos(100πt) V. Cường độ dòng điện ampe kế nhiệt đo được qua tụ điện là
A. 1,41 A.	B. 1,00 A.	C. 2,00 A.	D. 10 A.
6. Trong mạch RLC mắc nối tiếp, độ lệch pha giữa dòng điện và điện áp giữa hai đầu đoạn mạch phụ thuộc vào
A. cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch. B. điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.
C. cách chọn gốc tính thời gian.	 	 D. tính chất của mạch điện.
7. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh ta có thể tạo ra điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm lớn hơn điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.
B. Trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh ta có thể tạo ra điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện lớn hơn điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.
C. Trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh ta có thể tạo ra điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở lớn hơn điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch.
D. Trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh ta có thể tạo ra điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện bằng điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm.
8. Cho mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp, có R = 30 Ω, ZC = 20 Ω, ZL = 60 Ω. Tổng trở Z của mạch là
A. 50 Ω.	B. 70 Ω.	C. 110 Ω.	D. 250 Ω.
9. Cho mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp, có R = 100 Ω, , . Đặt vào hai đầu mạch một điện áp xoay chiều có dạng u = 200cos100πt(V). Cường độ dòng điện hiệu dụng I trong mạch là
A. 2A.	B. 1,5A.	C. 1A.	D. 0,5A.
10. Đại lượng nào sau đây được gọi là hệ số công suất của mạch điện xoay chiều?
A. sinφ.	B. cosφ.	C. tanφ.	D. cotanφ.
11. Mạch điện xoay chiều nào sau đây có hệ số công suất lớn nhất?
A. Điện trở thuần R1 nối tiếp với điện trở thuần R2. B. Điện trở thuần R nối tiếp với cuộn cảm L.
C. Điện trở thuần R nối tiếp với tụ điện C.	D. Cuộn cảm L nối tiếp với tụ điện C.
12. Trên bóng điện có ghi 220 V – 100 W; trên máy bơm điện có ghi 220 V – 50 Hz, các số đó cho chúng ta biết điều gì?
13. Một vôn kế đo điện áp của một mạng điện xoay chiều, cho số chỉ 220 V. Hãy tính điện áp cực đại của mạch điện xoay chiều.
14. Đặt điện áp xoay chiều u = 220cos(100πt) (V) vào mạch điện chỉ có điện trở thuần R = 100 Ω. Hãy tính cường độ dòng điện hiệu dụng và viết biểu thức của cường độ dòng điện qua mạch.
15. Đặt điện áp xoay chiều u = 220cos(100πt) (V) vào hai đầu một cuộn thuần cảm L = (H). Hãy tính cường độ dòng điện hiệu dụng và viết biểu thức cường độ dòng điện qua cuộn cảm L.
16. Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu một tụ điện C = (μF) khi đó cường độ dòng điện qua tụ điện có dạng i = 2,2cos(100πt) (A). Hãy viết biểu thức điện áp xoay chiều u giữa hai đầu tụ điện C.
17. Một điện trở thuần R= 150 Ω và một tụ điện C = 16 μF được mắc nối tiếp với nhau và mắc vào mạng điện U=100 V, f= 50 Hz. Hãy tính:
a) Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch.
b) Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở thuần.
c) Độ lệch pha giữa cường độ dòng điện chạy qua mạch và điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
18. Cho mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp, có R = 100 Ω, L = (H); C = (μF). Đặt vào hai đầu mạch điện một điện áp xoay chiều u = 200cos(100πt) V. Dùng một ampe kế xoay chiều có điện trở không đáng kể để đo cường độ dòng điện trong mạch. Hãy tính:
a) Tổng trở của mạch điện.
b) Số chỉ của ampe kế.
c) Biểu thức i trong mạch và biểu thức u của điện trở và của tụ điện.
d) Công suất tiêu thụ trong mạch.
19. Cho mạch điện xoay chiều RLC mắc nối tiếp, có điện trở thuần R, cuộn thuần cảm L = (H) và tụ điện C có điện dung thay đổi được. Mắc nối tiếp vào mạch một ampe kế xoay chiều có điện trở không đáng kể. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có dạng u = 200cos(100πt) V. Điều chỉnh điện dung của tụ điện sao cho ampe kế chỉ giá trị cực đại. Người ta thấy ampe kế khi đó chỉ 2 A. Hãy xác định:
a) Điện dung của tụ điện.
b) Trị số của điện trở R.
c) Biểu thức cường độ dòng điện trong mạch.
20. Một máy phát điện xoay chiều có rôto gồm 4 cặp cực từ. Hỏi rôto phải quay với tốc độ bao nhiêu để máy phát ra dòng điện có tần số 60 Hz.
21. Một máy biến áp có cuộn sơ cấp gồm 2200 vòng được mắc vào điện áp xoay chiều 220 V – 50 Hz và lấy điện ra sử dụng ở các cuộn thứ cấp với các điện áp 5 V và 12 V. Hãy xác định số vòng của các cuộn thứ cấp tương ứng với các điện áp nói trên.
22. Một máy phát điện xoay chiều có công suất 1000 kW. Dòng điện nó phát ra sau khi tăng thế được truyền đi xa bằng một đường dây có điện trở 20 Ω. Hãy tính công suất hao phí trên đường dây, nếu điện áp được tăng đến:
a) 5 kV.
b) 110 kV.
So sánh hiệu suất truyền tải trong hai trường hợp trên.
Các câu hỏi và bài tập tổng hợp
23. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
Trong mạch điện xoay chiều không phân nhánh khi điện dung của tụ điện thay đổi và thoả mãn điều kiện thì
A. cường độ dòng điện cùng pha với điện áp giữa hai đầu đoạn mạch.
B. cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch đạt cực đại.
C. công suất tiêu thụ trung bình trong mạch đạt cực đại.
D. điện áp hiệu dụng giữa hai đầu tụ điện đạt cực đại.
24. Cho đoạn mạch xoay chiều gồm điện trở R, cuộn thuần cảm L = 0,6/π H và tụ điện C mắc nối tiếp. Biểu thức điện áp giữ hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện trong mạch có dạng u = 240cos(100πt) V; i = 4cos(100πt – π/6) A. Hãy tính R, C.
25. Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều: 
A. Dựa vào hiện tượng tự cảm.	B. Dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ.
C. Dựa vào hiện tượng quang điện.	D. Dựa vào hiện tượng giao thoa.
26. Phát biểu nào sau đây nói về dòng điện xoay chiều là không đúng? 
A. Dòng điện xoay chiều là dòng điện có trị số biến thiên theo thời gian, theo quy luật dạng sin hoặc cosin.
B. Dòng điện xoay chiều có chiều luôn thay đổi.
C. Dòng điện xoay chiều thực chất là một dao động điện cưỡng bức. 
D. Cường độ dòng điện được đo bằng ampe kế khung quay.
27. Phát biểu nào sau đây nói về cường độ hiệu dụng và điện áp hiệu dụng là đúng? 
A. Dùng ampe kế có khung quay để đo cường độ hiệu dụng của dòng điện xoay chiều.
B. Dùng vôn kế có khung quay để đo điện áp hiệu dụng. 
C. Nguyên tắc cấu tạo của các máy đo cho dòng xoay chiều là dựa trên những tác dụng mà độ lớn tỷ lệ với bình phương cường độ dòng điện.
D. Điện áp hiệu dụng tính bởi công thức: U = 
28. Một dòng điện xoay chiều có tần số f = 60 Hz. Trong mỗi giây dòng điện đổi chiều bao nhiêu lần? 
A. 120 lần. 	B. 240 lần. 	C. 30 lần .	D. 60 lần .
32. Trong đoạn mạch RLC, nếu tăng tần số điện áp giữa hai đầu đoạn mạch thì
A. điện trở tăng.	B. dung kháng tăng. 	C. cảm kháng giảm. D. dung kháng giảm và cảm kháng tăng.
33. Nguyên tắc hoạt động của máy biến thế dựa trên:
A.Việc sử dụng từ trường quay.	B. Hiện tượng cảm ứng điện từ và sử dụng từ trường quay. 
C. Hiện tượng cảm ứng điện từ.	D. Hiện tượng tự cảm.	
34. Gọi N1 là số vòng dây của cuộn sơ cấp, N2 là số vòng dây cuộn thứ cấp và N1 < N2. Máy biến thế này có tác dụng
A. Tăng cường độ dòng điện, giảm điện áp.	B. Giảm cường độ dòng điện, tăng điện áp.
C. Tăng cường độ dòng điện, tăng điện áp.	D. Giảm cường độ dòng điện, giảm điện áp.
35. Một tụ điện có điện dung . Điện áp hiệu dụng hai đầu bản tụ điện khi có dòng điện xoay chiều có tần số 50Hz và cường độ dòng điện cực đại A chạy qua nó là
A. .	B. 200 V.	C. 20 V.	D. .
36. Một cuộn dây có độ tự cảm L và điện trở thuần không đáng kể, mắc vào mạng điện xoay chiều tần số 60Hz thì cường độ dòng điện qua cuộn dây là 12A. Nếu mắc cuộn dây trên vào mạng điện xoay chiều có tần số 1000Hz thì cường độ dòng điện qua cuộn dây là
37. Một cuộn dây dẫn điện trở không dáng kể được cuộn lại và nối vào mạng điện xoay chiều 127V, 50Hz. Dòng điện cực đại qua nó bằng 10A. Độ tự cảm của cuộn dây là
38. Một cuộn dây có lõi thép, độ tự cảm 318mH và điện trở thuần . Người ta mắc cuộn dây vào mạng điện không đổi có điện áp 20V, thì cường độ dòng điện qua cuộn dây là
39. Một cuộn dây có lõi thép, độ tự cảm 318mH và điện trở thuần . Người ta mắc cuộn dây vào mạng điện xoay chiều 20V, 50Hz thì cường độ dòng điện qua cuộn dây là
40. Giữa hai bản tụ điện có điện áp xoay chiều 220V, 60Hz. Dòng điện qua tụ điện có cường độ 0,5A. Để dòng điện qua tụ điện có cường độ bằng 8A thì tần số của dòng điện là
41. Một cuộn dây có điện trở thuần 40. Độ lệch pha điện áp hai đầu cuộn dây và dòng điện qua cuộn dây là 450. Cảm kháng và tổng trở cuộn dây lần lượt là
42. Cho đoạn mạch RLC nối tiếp. Điện trở R=100, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm và tụ điện có điện dung . Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp xoay chiều tần số 50Hz. Tổng trở đoạn mạch là
43. Cho đoạn mạch RLC như hình vẽ (Hình 3.5). R=100, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm và tụ điện có điện dung . Biểu thức điện áp tức thời giữa hai điểm A và N là: . Cường độ hiệu dụng của dòng điện qua mạch là
44. Cho mạch điện xoay chiều gồm cuộn dây có R0 = 50, và tụ điện có điện dung và điện trở thuần R = 30. Tất cả được mắc nối tiếp với nhau, rồi đặt vào hai đầu đoạn mạch có điện áp xoay chiều . Công suất tiêu thụ trên đoạn mạch và trên điện trở R lần lượt là
45. Cho mạch điện xoay chiều gồm cuộn dây có R0 = 50, và tụ điện có điện dung và điện trở thuần R thay đổi được. Tất cả được mắc nối tiếp với nhau, rồi đặt vào hai đầu đoạn mạch có điện áp xoay chiều . Công suất tiêu thụ trên đoạn mạch đạt giá trị cực đại khi R có giá trị là
46. Cho đoạn mạch gồm biến trở R, cuộn dây có độ tự cảm và tụ điện có điện dung mắc nối tiếp. Điện áp hai đầu đoạn mạch . Điều chỉnh biến trở R đến giá trị R1 thì công suất tiêu thụ trên đoạn mạch đạt giá trị cực đại Pmax. Vậy R1, Pmax lần lượt có giá trị là
47. Một dòng điện xoay chiều có tần số 50Hz và có cường độ hiệu dụng 1A chạy qua cuộn dây có điện trở thuần , độ tự cảm . Điện áp hiệu dụng hai đầu cuộn dây là
48. Một đoạn mạch RLC mắc nối tiếp. Biết rằng U0L = U0C thì điện áp giữa hai đầu đoạn mạch và dòng điện sẽ
A. cùng pha.	B. sớm pha.	C. trễ pha.	D. vuông pha.
49. Đoạn mạch RLC mắc nối tiếp. Khi điện áp và dòng điện cùng pha thì dòng điện có tần số là
A. 	 B. C. D. 
50. Cho đoạn mạch gồm điện trở thuần mắc nối tiếp với tụ điện C. Điện áp hiệu dụng giữ hai đầu điện trở thuần và hai bản tụ điện lần lượt là UR =, UC = 40V. Điện áp hai đầu đoạn mạch là
52.Cho mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp, trong đó R = 100W; C = ; L là cuộn dây thuần cảm, có độ tự cảm L. Khi điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ điện đạt giá trị cực đại thì độ tự cảm L có giá trị
53. Cho mạch điện xoay chiều RLC nối tiếp, trong đó R = 100W; C = ; L là cuộn dây thuần cảm, có độ tự cảm L. Khi điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm đạt giá trị cực đại thì cảm kháng của cuộn dây có giá trị
54. Một máy phát điện xoay chiều roto có 12 cặp cực quay 300vòng/phút thì tần số dòng điện mà nó phát ra là
55. Để một máy phát điện xoay chiều roto có 8 cặp cực phát ra dòng điện tần số là 50Hz thì roto quay với tốc độ 
56. Một máy phát điện xoay chiều có 2 cặp cực, roto của nó quay với tốc độ 1800 vòng/phút. Một máy phát điện khác có 8 cặp cực, muốn phát ra dòng điện có tần số bằng tần số của máy phát kia thì tốc độ của roto là
57. Một máy phát điện mà phần cảm gồm 2 cặp cực và phần ứng gồm hai cặp cuộn dây mắc nối tiếp tạo ra dòng điện có tần số 50Hz. Tốc độ quay của roto là

File đính kèm:

  • docCÂU HỎI VÀ BÀI TẬP cIII.doc