Câu hỏi tự luận thi Giáo viên dạy giỏi

 Câu 1 : Thầy ( cô) hãy phân tích 3 mức độ chuẩn của Phổ cập GDTH đúng độ tuổi.

 Trả lời :

 Kết quả PCGDTH được công nhận theo 3 mức độ đạt chuẩn sau: PCGDTH; Phổ cập GDTH ĐĐT mức độ 1; Phổ cập GDTH ĐĐT mức độ 2.

I. Tiêu chuẩn PCGDTH :

1. Đối với cá nhân :

 Trẻ em được công nhận đạt chuẩn PCGDTH phải hoàn thành chương trình TH trước độ tuổi 15 tuổi.

2. Đối với đơn vị cơ sở:

- Đơn vị cơ sở được công nhận đạt chuẩn về PCGDTH phải có 80% trở lên số trẻ em trong độ tuổi 14 tuổi hoàn thành CTTH.

- Đối với miền núi vùng khó khăn phải có 70% trở lên số trẻ em trong độ tuổi 14 tuổi hoàn thành CTTH.

 

doc11 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1094 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi tự luận thi Giáo viên dạy giỏi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hết cấp tiểu học, để các em có thể tiếp tục học lên Trung học cơ sở.
Chuẩn KTKN được ban hành kèm theo công văn số 9832/BGD&ĐT ngày 01 tháng 9 năm 2006 của Bộ trưởng BGD&ĐT.
Chuẩn KTKN là mức sàng thấp nhất yêu cầu đối với học sinh trung bình, yếu cần phải đạt được. Do đó, muốn có được HS khá, giỏi thì ta không chỉ dạy theo chuẩn KTKN, mà phải có nội dung thích hợp dành riêng cho đối tượng HS khá, giỏi. 
Chuẩn kiến thức, kĩ năng được cụ thể hóa ở các chủ đề của môn học theo từng lớp, ở các lĩnh vực học tập cho từng lớp và cho cả cấp học. Yêu cầu về thái độ được xác định cho từng lớp và cho cả cấp học.
 Chuẩn KTKN là cơ sở để biên soạn SGK, quản lý dạy học, đánh giá kết quả giáo dục ở từng môn học và hoạt động giáo dục nhằm đảm bảo tính thống nhất, tính khả thi của chương trình tiểu học; bảo đảm chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục ở tiểu học.
Câu 2 : Thầy (cô) hãy trình bày mục tiêu, nguyên tắc tích hợp nội dung giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy các môn học.
 Cho một ví dụ cụ thể.
Trả lời: Mục tiêu, nguyên tắc tích hợp nội dung giáo dục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào giảng dạy các môn học:
Mục tiêu : 
Bước đầu giúp HS biết và hiểu những phẩm chất ĐĐ tốt đẹp của chủ tịch HCM, từ đó các em biết yêu quý, kính trọng và biết ơn công lao to lớn của chủ tịch HCM
GD ý thức quan tâm tới việc học tập và làm theo tấm gương ĐĐ HCM; làm cho việc học tập và làm theo tấm gương ĐĐHCM dần dần trở thành thói quen và nếp sống của HS.
Bước đầu phát triển kĩ năng thực hành trong học tập và làm theo tấm gương ĐĐ HCM.
Góp phần GD HS trở thành người công dân tốt, biết sống và làm theo tấm gương ĐĐ HCM.
Nguyên tắc :
Nội dung tích hợp GD tấm gương ĐĐ HCM phải được thực hiện trong kế hoạch dạy học, GD của nhà trường.
Mục tiêu tích hợp GD tấm gương ĐĐ HCM ở cấp TH phải phù hợp với mục tiêu GD của cấp TH nói riêng, góp phần thực hiện mục tiêu của GD phổ thông nói chung.
Việc GD tấm gương ĐĐ HCM phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi HSTH, được triển khai theo hướng tích hợp vào các môn học và các hoạt động GD chính khóa, ngoại khóa; phù hợp với đặc trưng của từng môn học và hoạt động GD, không làm thay đổi mục tiêu và nội dung của môn học, bài học; đảm bảo tự nhiên, nhẹ nhàng, tránh gây nặng nề; góp phần vào việc tạo nên sự gắn bó giữa nội dung học tập với thực tiễn cuộc sống.
Ví dụ : Bài Thư Trung thu (Lớp 2 trang 9 – TV2/2)
Chủ đề: Tình thương yêu bao la của Bác đối với thiếu nhi và của thiếu nhi đối với Bác. Những lời dạy của Bác với thiếu nhi về học tập, rèn luyện đạo đức.
Mức độ tích hợp: bộ phận
Nội dung tích hợp: Giúp HS hiểu được sự yêu thương đặc biệt của Bác Hồ với thiếu nhi và của thiếu nhi đối với Bác Hồ. Nhớ lời khuyên của Bác, kính yêu Bác.
Câu 3 : Thầy ( cô) đã thực hiện Tự chủ chương trình dạy học như thế nào ?
 Cho một ví dụ cụ thể.
Trả lời :
 Tự chủ chương trình dạy học là việc làm mà giáo viên tiểu học được tự điều chỉnh nội dung dạy học, chương trình dạy học cho phù hợp đối tượng học sinh, trên cơ sở bảo đảm chuẩn kiến thức kỹ năng theo qui định, đổi mới cách soạn giáo án để mỗi giáo viên dạy theo từng nhóm đối tượng học sinh trong lớp mình phụ trách, vì sự tiến bộ của mỗi học sinh, không máy móc, rập khuông, hình thức.
 Ví dụ : 
PHẦN II
Quyết định số 14/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 04/5/2007 của Bộ GDĐT Về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học.
Câu 1 : Hãy nêu mục đích ban hành Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học.
Trả lời : Mục đích ban hành Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Tiểu học :
Làm cơ sở để xây dựng, đổi mới nhiệm vụ, mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng GV tiểu học ở các khoa, trường cao đẳng, đại học sư phạm.( 0,75đ)
Giúp GVTH tự đánh giá năng lực nghề nghiệp, từ đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.( 0,75đ)
Làm cơ sở để đánh giá GVTH hành năm theo Quy chế đánh giá xếp loại GV mầm non và GV phổ thông công lập ban hành kèm theo Quyết định số 06/2006/QĐ-BNV ngày 21 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ nội vụ, phục vụ công tác quy hoạch, sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ GVTH. (0,75đ)
Làm cơ sở đề xuất chế độ, chính sách đối với GVTH được đánh giá tốt về năng lực nghề nghiệp nhưng chưa đáp ứng điều kiện về văn bằng của ngạch ở mức cao hơn.(0,75đ)
Câu 2 : Qui trình đánh giá, xếp loại giáo viên tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học được thực hiện như thế nào?
Trả lời : Định kỳ vào cuối năm học, hiệu trưởng nhà trường tiến hành tổ chức đánh giá, xếp loại GVTH. Cụ thể như sau :
Căn cứ vào nội dung từng tiêu chí, yêu cầu của Chuẩn, giáo viên tự đánh giá, xếp loại theo các tiêu chuẩn quy định tại Điều 8, Điều 9. ( 1 điểm )
Tổ chuyên môn và đồng nghiệp tham gia nhận xét, góp ý kiến và ghi kết quả đánh giá vào phiếu đánh giá, xếp loại của GV. ( 1 điểm )
Hiệu trưởng thực hiện đánh giá, xếp loại. ( 1 điểm )
+ Xem xét kết quả tự đánh giá, xếp loại của GV và những ý kiến đóng góp của tổ chuyên môn; khi cần thiết có thể tham khảo thông tin phản hồi từ học sinh, cha mẹ học sinh và cộng đồng về giáo viên đó;
+ Thông qua tập thể Lãnh đạo nhà trường, đại diện Chi bộ, Công đoàn, Chi đoàn, các tổ trưởng hoặc khối trưởng chuyên môn để đánh giá, xếp loại;
+ Ghi nhận xét, kết quả đánh giá, xếp loại từng lĩnh vực và kết quả đánh giá, xếp loại chung vào phiếu đánh giá, xếp loại của GV;
+ Công khai kết quả đánh giá GV trước tập thể nhà trường.
Câu 3 : Xử lý tình huống sư phạm: “Học sinh không chú ý nghe giảng”
Thầy giáo im lặng, không đồng tình, đặt câu hỏi lại và chỉ định một em khác phát biểu ( 1 điểm )
Em học sinh được chỉ dịnh đó có chú ý theo dõi bài giảng và trả lời đúng. ( 1 điểm)
Khen HS trả lời đúng, nhắc khéo HS không chú ý trong giờ học. ( 1 điểm)
“ Em .... đã phát biểu đúng bài do chăm chú nghe giảng. Còn em..... đã không trả lời đúng vì em không chú ý trong giờ học.”( 1 điểm )
PHẦN III
Thông tư số 32/2009/TT-BGD&ĐT ngày 27/10/2009 của Bộ GDĐT Qui định về đánh giá, xếp loại học sinh Tiểu học
Câu 1 : Theo TT số 32/2009/TT-BGD&ĐT ngày 27/10/2009 của Bộ GDĐT Trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm được qui định cụ thể như thế nào trong việc đánh giá, xếp loại học sinh?
Trả lời : Theo TT số 32/2009/TT-BGD&ĐT ngày 27/10/2009 của Bộ GDĐT Trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm được qui định cụ thể như sau :
Chịu trách nhiệm chính trong việc đánh giá, xếp loại HS theo quy định.
Thông báo kết quả đánh giá, xếp loại hạnh kiểm, xếp loại học lực từng môn học, xếp loại GD của HS cho cha mẹ hoặc người giám hộ, không thông báo trước lớp và trong cuộc họp cha mẹ HS những điểm chưa tốt của từng HS.
Hoàn thành hồ sơ về đánh giá, xếp loại HS; có trách nhiệm phối hợp với GVCN lớp trên hoặc lớp dưới trong việc nghiệm thu, bàn giao và tiếp nhận kết quả học tập, rèn luyện của HS.
Câu 2 : Căn cứ TT số 32/2009/TT-BGD&ĐT ngày 27/10/2009 của Bộ GDĐT, Hướng dẫn 717/ BGD-ĐT – GDTH ngày 11/02/2010 của BGD&ĐT, thầy cô hãy : xếp loại giáo dục, xét khen thưởng từng mặt, xét khen thưởng theo danh hiệu, xét hoàn thành chương trình tiểu học cho 6 học sinh lớp 5 có kết quả rèn luyện học tập như sau:
TT
Tên
HS
HK
Điểm KTĐK cuối năm
Xếp loại HLM năm
XL
GD
Khen thưởng từng mặt
Khen thưởng
Hoàn thành CTTH
T
TV
KH
LS&
ĐL
AV
ĐĐ
AN
KT
MT
TD
1
Xuân
Đ
9
6
9
9
9
A
A
A
A
A
TB
X
2
Hạ
Đ
10
9
9
10
8
A
A+
A
A
A+
G
HSG
X
3
Thu
Đ
9
9
8
7
5
A
A
A
A+
A+
K
HSTT
X
4
Đông
CĐ
7
6
8
7
9
A
A
A
A
A
Y
5
An
Đ
6
5
6
7
4
A
A
A
A
A
TB
X
6
Giang
Đ
5
7
6
5
10
A
A
A
A
A
TB
X
Hướng dẫn : Cột khen thưởng từng mặt và hoàn thành CTTH đánh chéo ( x) nếu đạt, các cột khác ghi theo qui định.
Câu 3 : Theo Thầy ( cô) , việc đánh giá, xếp loại học sinh theo TT 32/ 2009 TT-BGD&ĐT có điểm nào chưa hợp lý ? Thầy ( cô) hãy đề xuất các vấn đề cần cải tiến.
Trả lời :
PHẦN IV
Thông tư số 36/2009/TT-BGD&ĐT ngày 04/12/2009 của Bộ GDĐT Qui định kiểm tra, công nhận phổ cập GDTH và PCGDTH đúng độ tuổi
Câu 1 : Thầy ( cô) hãy phân tích 3 mức độ chuẩn của Phổ cập GDTH đúng độ tuổi.
Trả lời : 
 Kết quả PCGDTH được công nhận theo 3 mức độ đạt chuẩn sau: PCGDTH; Phổ cập GDTH ĐĐT mức độ 1; Phổ cập GDTH ĐĐT mức độ 2. 
Tiêu chuẩn PCGDTH :
Đối với cá nhân :
 Trẻ em được công nhận đạt chuẩn PCGDTH phải hoàn thành chương trình TH trước độ tuổi 15 tuổi.
Đối với đơn vị cơ sở:
Đơn vị cơ sở được công nhận đạt chuẩn về PCGDTH phải có 80% trở lên số trẻ em trong độ tuổi 14 tuổi hoàn thành CTTH.
Đối với miền núi vùng khó khăn phải có 70% trở lên số trẻ em trong độ tuổi 14 tuổi hoàn thành CTTH.
Đối với đơn vị cấp huyện, cấp tỉnh:
Đơn vị cấp huyện, cấp tỉnh được công nhận đạt chuẩn về PCGDTH phải có 90% trở lên số đơn vị cơ sở được công nhận đạt chuẩn PCGDTH;
Đối với miền núi, vùng khó khăn phải có 80% trở lên số đơn vị cơ sở được công nhận đạt chuẩn PCGDTH.
Tiêu chuẩn Phổ cập GDTH ĐĐT mức độ 1:
Đối với cá nhân: 
 Trẻ em được công nhận đạt chuẩn PCGDTH ĐĐT mức 1 phải hoàn thành CTTH ở độ tuổi 11 tuổi.
Đối với đơn vị cơ sở : Phải đạt những điều kiện sau:
Học sinh:
Huy động được 95% trở lên số trẻ em ở độ tuổi 6 tuổi vào lớp 1;
Có 80% trở lên số trẻ em ở độ tuổi 11 tuổi hoàn thành CTTH, số trẻ em ở độ tuổi 11 tuổi còn lại đang học các lớp TH.
Giáo viên:
Đảm bảo số lượng GV để dạy đủ các môn học theo chương trình GD phổ thông cấp TH;
Đạt tỉ lệ 1.20 giáo viên/lớp trở lên đối với trường TH tổ chức dạy học 5 buổi/tuần, 1.30 giáo viên/lớp trở lên đối với trường TH có tổ chức dạy học trên 5 buổi/tuần.
Có 80% trở lên số GV đạt trình độ chuẩn đào tạo, trong đó có 20% trở lên đạt trình độ trên chuẩn.
Cơ sở vật chất:
Có mạng lưới trường, lớp phù hợp tạo điều kiện cho trẻ em đi học thuận lợi;
Có số phòng học đạt tỉ lệ 0.5 phòng/lớp trở lên. Phòng học an toàn; có bảng, đủ bàn ghế cho HS, GV; đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông; có điều kiện tối thiểu dành cho HS khuyết tật học tập thuận lợi;
Trường học có thư viện, phòng y tế học đường, phòng thiết bị giáo dục; phòng truyền thống và hoạt động Đội; có sân chơi, sân tập an toàn được sử dụng thường xuyên;
Trường học xanh, sạch đẹp; an toàn; có nguồn nước sạch; có hệ thống thoát nước; có khu vệ sinh dành riêng cho nam, nữ, HS, GV đảm bảo sạch sẽ, sử dụng thuận tiện.
Đối với đơn vị cấp huyện, cấp tỉnh :
Phải có 90% trở lên số đơn vị cơ sở được công nhận đạt chuẩn PCGDTH ĐĐT mức độ 1, số đơn vị còn lại phải đạt PCGDTH.
Tiêu chuẩn PCGDTH ĐĐT mức độ 2:
Đối với cá nhân :
 Trẻ em được công nhận đạt chuẩn PCGDTH ĐĐT mức 2 phải hoàn thành CTTH ở độ tuổi 11 tuổi.
Đối với đơn vị cơ sở : Phải đạt những điều kiện sau:
Học sinh: 
Huy động được 98% trở lên số trẻ em ở độ tuổi 6 tuổi vào lớp 1;
Có 90% trở lên số trẻ em ở độ tuổi 11 tuổi hoàn thành CTTH, số trẻ em ở độ tuổi 11 tuổi còn lại đang học các lớp TH;
Có 50% trở lên số HS học 9 – 10 buổi/tuần.
Giáo viên:
Đạt tỉ lệ 1.2 giáo viên/lớp trở lên đối với trường TH tổ chức dạy học 5 buổi/tuần, 1.35 giáo viên/lớp trở lên đối với trường TH tổ chức 50% trở lên số HS học 9 – 10 buổi/tuần;
Có 100% số GV đạt trình độ chuẩn đào tạo, trong đó có 50% trở lên đạt trình độ trên chuẩn đào tạo;
Có đủ GV chuyên trách dạy các môn: Mĩ thuật, Âm nhạc, Thể dục, Tin học, Ngoại ngữ.
Cơ sở vật chất:
Có mạng lưới trường, lớp phù hợp, tạo điều kiện cho trẻ em đi học thuận lợi;
Có số phòng học đạt tỉ lệ 0.8 phòng/lớp trở lên. Phòng học an toàn; có bảng, đủ bàn ghế đúng quy cách cho HS, GV; đủ ánh sáng, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông; có tủ đựng hồ sơ, thiết bị dạy học; có điều kiện tối thiểu dành cho HS khuyết tật học tập thuận lợi;
Trường học có văn phòng; thư viện; phòng GV; phòng hiệu trưởng; phòng phó hiệu trưởng; phòng thiết bị giáo dục; phòng GD nghệ thuật; phòng truyền thống và hoạt động đội; phòng y tế học đường; phòng hổ trợ HS khuyết tật; phòng thường trực, bảo vệ.Các phòng có đủ các phương tiện, thiết bị cần thiết để phục vụ hoạt động dạy học và GD trong nhà trường.
Trường học có sân chơi, sân tập với tổng diện tích chiếm 30% trở lên diện tích mặt bằng của trường; có đồ chơi, thiết bị vận động cho HS, đảm bảo điều kiện cho HS vui chơi và tập luyện an toàn.
Đối với các trường tổ chức bán trú cho HS phải có chỗ ăn, chỗ nghỉ đảm bảo các yêu cầu vệ sinh, sức khỏe cho HS;
Trường học có cổng, tường hoặc hàng rào cây xanh bao quanh trường; Có nguồn nước sạch, có hệ thống thoát nước; có khu để xe; có khu vệ sinh sạch sẽ, thuận tiện dành riêng cho nam, nữ, HS, GV; đảm bảo môi trường xanh, sạch đẹp, an toàn thân thiện; không có hàng quán, nhà ở trong khu vực trường.
Đối với đơn vị cấp huyện, cấp tỉnh :
Đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn PCGDTH ĐĐT mức độ 2 phải có 90% trở lên số đơn vị cơ sở được công nhận đạt chuẩn PCGDTH ĐĐT mức 2; số đơn vị cơ sở còn lại phải đạt chuẩn PCGDTH ĐĐT mức 1;
Đơn vị cấp tỉnh được công nhận đạt chuẩn PCGDTH ĐĐT mức độ 2 phải đạt chuẩn PCGDTH ĐĐT mức 1 và có 100% đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn PCGDTH ĐĐT mức 2.
Câu 2 : Năm học vừa qua, thầy cô được phân công công việc gì trong việc thực hiện Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi ở địa phương? Thầy ( cô) đã thực hiện được việc gì, việc gì chưa làm được ?
Trả lời : 
Việc làm được :
Thực hiện giảng dạy, giáo dục học sinh theo khối lớp được phân công.
Huy động học sinh 6 tuổi vào lớp 1 đạt chỉ tiêu 100%, thu vét các học sinh 7, 8 tuổi vào lớp 1 đạt chỉ tiêu của ngành đề ra.
Phối hợp tốt với gia đình học sinh và địa phương trong công tác duy trì sĩ số học sinh, không để HS bỏ nghỉ học giữa chừng.
Tham gia công tác điều tra trình độ VH trong địa bàn phường, cập nhật hồ sơ điều tra.
Thực hiện sổ phổ cập, cập nhật số phổ cập của học sinh vào Hồ sơ sổ sách theo qui định.
Giảng dạy học sinh có chất lượng để các em được lên lớp học đúng độ tuổi, không để học sinh bị lưu ban.
Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu đạt chuẩn PCGDTH ĐĐT của địa phương.
Việc chưa làm được :
Vận động học sinh đã bỏ học chưa hiệu quả.
Việc cập nhật số phổ cập cho các em học sinh vào đầu năm học còn sai sót. 
Câu 3 : Trách nhiệm thực hiện PCGDTH ĐĐT là của ai? Là giáo viên, thầy ( cô) cần làm những gì để góp phần thực hiện công tác PCGDTH ĐĐT có hiệu quả.
Trả lời : Trách nhiệm thực hiện PCGDTH ĐĐT là của tất cả mọi người.
PHẦN V
 Thông tư số 41/2010/TT-BGD&ĐT ngày 30/12/2010 của Bộ GDĐT Về Điều lệ trường Tiểu học
Câu 1 : Thầy( cô) hãy nêu cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng trường tiểu học công lập được qui định trong Điều lệ trường tiểu học.
Trả lời : 
Cơ cấu tổ chức Hội đồng trường tiểu học công lập :
Hội đồng trường gồm : đại diện tổ chức Đảng Cộng Sản Việt Nam, Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng, đại diện công đoàn, đại diện Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, tổng phụ trách Đội, đại diện các tổ chuyên môn, đại diện tổ văn phòng. ( 0,75đ)
Hội đồng trường có chủ tịch, thư ký và các thành viên khác. Số lượng thành viên của Hội đồng trường từ 7 đến 11 người; ( 0,5đ)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng trường tiểu học công lập :
Quyết nghị về mục tiêu, chiến lược, các dự án, kế hoạch phát triển của nhà trường trong từng giai đoạn và từng năm học; ( 0,5đ)
Quyết nghị về quy chế hoặc sửa đổi, bổ sung qui chế tổ chức và hoạt động của nhà trường để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; ( 0,5đ)
Quyết nghị về chủ trương sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường ; ( 0,25đ)
Giám sát các hoạt động của nhà trường; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường; ( 0,5đ)
Câu 2 : Thầy (cô) nêu nhiệm vụ của GV được qui định trong Điều lệ trường tiểu học.
Trả lời :
Giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo dục, kế hoạch dạy học: soạn bài, lên lớp, kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức; tham gia các hoạt động chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục.( 0,75đ)
Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, dnh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh, thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.( 0,5đ)
Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy.( 0,5đ)
Tham gia công tác phổ cập giáo dục tiểu học ở địa phương.
Thực hiện nghĩa vụ công dân, các qui định cảu pháp luật và của ngành, các quyết định của Hiệu trưởng; nhận nhiemj vụ do Hiệu trưởng phân công, chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục. ( 0,5đ)
Phối hợp với đội thiếu niên Hồ Chí Minh, gia đình học sinh và các tổ chức xã hội liên quan để tổ chức các hoạt động giáo dục.( 0,5đ)
Câu 3 : Thầy ( cô) hãy trình bày những công việc mà thầy ( cô) thường thực hiện trong những lần họp tổ chuyên môn, đề xuất một chương trình họp tổ chuyên môn mà thầy (cô) cho là thành công.
Trả lời : 
PHẦN VI
Thông tư số 14/2011/TT-BGD&ĐT ngày 08/4/2011 của Bộ GDĐT Quy định về Chuẩn Hiệu trưởng trường tiểu học.
Câu 1 : Thầy cô hãy trình bày Qui trình đánh giá hiệu trưởng theo TT số 14/2011/TT- BGD&ĐT ngày 08/4/2011 của BGD&ĐT.
 Để công tác đánh giá hiệu trưởng được thực hiện tốt hơn trong thời gian tới, thầy cô có những đề xuất và kiến nghị gì ?
Trả lời : Qui trình đánh giá, xếp loại Hiệu trưởng theo TT số 14/2011 :
a) Đại diện của tổ chức cơ sở Đảng hoặc Ban Chấp hành Công đoàn nhà trường chủ trì thực hiện các bước sau:
- Hiệu trưởng tự đánh giá, xếp loại theo mẫu phiếu (Phụ lục I) và báo cáo kết quả trước tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường;
- Cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường đóng góp ý kiến và tham gia đánh giá hiệu trưởng theo mẫu phiếu (Phụ lục II);
- Các phó hiệu trưởng, đại diện tổ chức cơ sở Đảng, Ban Chấp hành Công đoàn và Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của trường, với sự chứng kiến của hiệu trưởng, tổng hợp các ý kiến đóng góp và kết quả tham gia đánh giá hiệu trưởng của cán bộ, giáo viên, nhân viên cơ hữu của nhà trường; phân tích các ý kiến đánh giá đó và có nhận xét, góp ý cho hiệu trưởng theo mẫu phiếu (Phụ lục III). 
b) Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp hiệu trưởng chủ trì thực hiện các bước sau đây:
- Tham khảo kết quả tự đánh giá, xếp loại của hiệu trưởng, kết quả đánh giá của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường và các nguồn thông tin xác thực khác, chính thức đánh giá, xếp loại hiệu trưởng theo mẫu phiếu (Phụ lục IV);
- Thông báo kết quả đánh giá, xếp loại tới hiệu trưởng, tới tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường và lưu kết quả trong hồ sơ cán bộ.
Những đề xuất và kiến nghị để công tác đánh giá hiệu trưởng được thực hiện tốt hơn trong thời gian tới:
Câu 2 : Theo thầy cô, việc đánh giá hiệu trưởng nên tổ chức vào thời điểm nào? Thầy cô sẽ làm gì để góp phần nâng cao chất lượng công tác đánh giá hiệu trưởng trường tiểu học?
Trả lời : Việc đánh giá, xếp loại hiệu trưởng được thực hiện hằng năm vào cuối năm học. 
 Để góp phần nâng cao chất lượng công tác đánh giá hiệu trưởng trường tiểu học, theo tôi cần phải: 
Câu 3 : Thầy ( cô) có suy nghĩ gì về tính công khai, tính dân chủ trong việc đánh giá hiệu trưởng ?
Trả lời : 
Thông tư số 14/2011/TT-BGDĐT ngày 08/4/2011 công khai quy định chuẩn Hiệu trưởng trường tiểu học gồm có 4 tiêu chuẩn với 18 tiêu chí cụ thể, xác định các yêu cầu mà hiệu trưởng cần phải có về:
Phẩm chất chính tri, đạo đức nghề nghiệp;
Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm;
Năng lực quản lí trường tiểu học;
Năng lực tổ chức phối hợp với gia đình học sinh, cộng đồng và xã hội.
* Để hiệu trưởng tự đánh giá về bản thân mình và từ đó xây dựng kế hoạch học tập, rèn luyện, tự hoàn thiện nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lí nhà trường
* Để cơ quan quản lí giáo dục đánh giá, xếp loại hiệu trưởng phục vụ công tác sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng và đề xuất thực hiện chế độ chính sách
* Để cơ sở đào tạo bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục xây dựng, đổi mới

File đính kèm:

  • docTham khao tra loi 18 cau tu luan.doc