Câu hỏi tự luận môn Địa lý Lớp 9 - Phần: Vùng Đông Nam Bộ - Phòng GD&ĐT Long Thành

Câu 5 (Mã câu 42382): Giải thích vì sao Đông Nam Bộ có sức thu hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước?

Gợi ý làm bài:

- Đông Nam Bộ là vùng có cơ cấu kinh tế chuyên dịch mạnh theo hướng công nghiệp hóa, cơ cấu ngành nghề rất đa dạng, người lao động dễ tìm được việc làm, thu nhập của người lao động tương đối cao hơn mặt bằng của cả nước

- Là vùng tập trung nhiều khu công nghiệp, nhiều hoạt động dịch vụ và thu hút mạnh đầu tư của nước ngoài, nhu cầu về lao động rất lớn, nhất là lao động có chuyên môn kĩ thuật, có tay nghề giỏi

- Nhiều địa phương trong vùng có những chính sách ưu đãi thu hút lao động, đặc biệt là lao động có chuyên môn kĩ thuật cao.

Câu 6 (Mã câu 42384): Vì sao phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở Đông Nam Bộ?

Gợi ý làm bài:

- Phần lớn diện tích Đông Nam Bộ là đồng bằng cao và đồi thấp, khí hậu cận xích đạo với mùa khô kéo dài 4 - 5 tháng, diện tích rừng đầu nguồn trong các năm gần đây suy giảm. Vấn đề bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn sẽ góp phần:

+ Duy trì nguồn nước ngầm, đảm bảo nước cho sản xuất nông nghiệp vào mùa khô và cho sinh hoạt dân cư.

+ Điều tiết chế độ nước các con sông( sông Bé, sông Sài Gòn) vào mùa mưa - khô, góp phần hạn chế thiên tai như lũ quét, sạt lở xói mòn.vào mùa mưa, đồng thời đảm bảo đủ nguồn nước cung cấp cho sản xuất công - nông nghiệp, sinh hoạt của dân cư vào mùa khô.

+ Bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn sẽ duy trì nguồn sinh thủy của vùng, góp phần bảo vệ và cân bằng môi trường sinh thái của Đông Nam Bộ.

- Đông Nam Bộ là vùng có tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra mạnh, tập trung nhiều khu công nghiệp, tình trạng ô nhiễm nguồn nước sông do các chất thải có xu hướng tăng trong các năm qua, tác dộng tiêu cực đến sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp, nghề cá), sinh hoạt dân cư và du lịch.

 

doc9 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 768 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi tự luận môn Địa lý Lớp 9 - Phần: Vùng Đông Nam Bộ - Phòng GD&ĐT Long Thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT LONG THÀNH
DANH SÁCH CÂU HỎI
MÔN ĐỊA LÍ LỚP 9
Vùng Đông Nam Bộ (Tất cả) ; (Danh sách 23 câu)
(Danh sách có 8 trang)
Câu 1 (Mã câu 10238): Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ?
Gợi ý làm bài:
- Địa hình thoải, đất badan, đất xám; khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn thủy sinh tốt thích hợp cho trồng cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, điều, hồ tiêu), cây ăn quả và cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương, lạc, mía, thuốc lá) trên quy mô lớn.
- Vùng biển có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển:
 + Biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú, là điều kiện thuận lợi để phát triển đánh bắt hải sản.
 + Khai thác dầu khí ở thềm lục địa
 + Nằm gần đường hàng hải quốc tế nên rất thuận lợi cho việc phát triển giao thông vận tải biển.
 + Có tiềm năng phát triên du lịch biển (bãi biển Vũng Tàu, Côn Đảo).
- Hệ thống sông Đồng Nai có tiềm năng lớn thủy lợi và thuỷ điện.
- Khó khăn: thường xảy ra tình trạng thiếu nước về mùa khô, trên đất liền ít khoáng sản, diện tích rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp, nguy cơ ô nhiếm môi trường do chất thải công nghiệp và đô thị ngày càng tăng.
Câu 2 (Mã câu 10241):  Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước?
Gợi ý làm bài:
      + Đất bazan khá màu mỡ và đất xám bạc trên phù sa cổ, thuận lợi phát triển cây công nghiệp quy mô lớn.
      + Khí hậu cận xích đạo, nóng quanh năm, thuận lợi cho việc trồng nhiều loại cây công nghiệp nhiệt đới cho năng suất cao và ổn định
      + Tài nguyên nước khá phong phú, đặc biệt là hệ thống sông Đồng Nai
      + Nguồn nhân lực khá dồi dào, Người dân có tập quán và kinh nghiệm sản xuất công nghiệp.
      + Nhiều cơ sở chế biến sản phẩm cây công nghiệp
      + Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kĩ thuật phục vụ nông nghiệp tương đối hoàn thiện. Đã xây dựng được nhiều công trình thủy lợi, phục vụ nông nghiệp (Công trình thủy lợi Dầu Tiếng trên thượng nguồn sông Sài Gòn (tỉnh Tây Ninh), dự án thủy lợi Phước Hòa (Bình Dương – Bình Phước); có nhiều trạm, trại nghiên cứu sản xuất giống cây công nghiệp, có các cơ sở sản xuất, tư vấn, và bán các sản phẩm phân bón, thuốc trừ sâu, giao thông vận tải phát triển)
      + Thị trường xuất khẩu lớn.
      + Có các chương trình hợp tác đầu tư với nước ngoài về phát triển cây công nghiệp.
Câu 3 (Mã câu 10677): Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước?
Gợi ý làm bài:
Những điều kiện thuận lợi để Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước: 
- Điều kiện tự nhiên:
 + Địa hình và đất: có diện tích lớn đất ba dan, đất xám phân bố tập trung thành vùng lớn trên địa hình thoải. (đồng bằng cao và đồi lượn sóng), thuận lợi để hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn.
 + Khí hậu nóng ẩm quanh năm, nguồn nhiệt ẩm dồi dào.
 + Nguồn nước: hệ thống thủy lợi được đầu tư xây dựng , nổi bật là hồ Dầu Tiếng (hồ thủy lợi lớn nhất nước ta), hồ Trị An, cung cấp nước tưới cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
 + Nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trồng, chăm sóc cây công nghiệp.
 + Đã hình thành nhiều cơ sở chế biến, góp phần nâng cao giá trị nông sản, thúc đẩy sản xuất phát triển.
 + Thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định (trong nước, nước ngoài).
 + Có chính sách khuyến khích phát triển của Nhà nước.
Câu 4 (Mã câu 10726): Tại sao tuyến du lịch từ TP. Hồ Chí Minh đến Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu quanh năm hoạt động nhộn nhịp?
Gợi ý làm bài:
Tuyến du lịch từ TP. Hồ Chí Minh đến Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu quanh nảm hoạt động nhộn nhịp vì:
- Về vị trí địa lí: TP. Hồ Chí Minh là trung tâm vùng du lịch phía nam.
- Đông Nam Bộ có dân số đông, có thu nhập cao.
- Các thành phố Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu có cơ sở hạ tầng du lịch rất phát triển (khách sạn, khu vui chơi giải trí), bãi biển đẹp; quanh năm ấm và chan hoà ánh sáng mặt trời; khách du lịch đông.
Câu 5 (Mã câu 42382): Giải thích vì sao Đông Nam Bộ có sức thu hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước?
Gợi ý làm bài:
- Đông Nam Bộ là vùng có cơ cấu kinh tế chuyên dịch mạnh theo hướng công nghiệp hóa, cơ cấu ngành nghề rất đa dạng, người lao động dễ tìm được việc làm, thu nhập của người lao động tương đối cao hơn mặt bằng của cả nước
- Là vùng tập trung nhiều khu công nghiệp, nhiều hoạt động dịch vụ và thu hút mạnh đầu tư của nước ngoài, nhu cầu về lao động rất lớn, nhất là lao động có chuyên môn kĩ thuật, có tay nghề giỏi
- Nhiều địa phương trong vùng có những chính sách ưu đãi thu hút lao động, đặc biệt là lao động có chuyên môn kĩ thuật cao.
Câu 6 (Mã câu 42384): Vì sao phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở Đông Nam Bộ?
Gợi ý làm bài:
- Phần lớn diện tích Đông Nam Bộ là đồng bằng cao và đồi thấp, khí hậu cận xích đạo với mùa khô kéo dài 4 - 5 tháng, diện tích rừng đầu nguồn trong các năm gần đây suy giảm. Vấn đề bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn sẽ góp phần:
+ Duy trì nguồn nước  ngầm, đảm bảo nước cho sản xuất nông nghiệp vào mùa khô và cho sinh hoạt dân cư.
+ Điều tiết chế độ nước các con sông( sông Bé, sông Sài Gòn) vào mùa mưa - khô, góp phần hạn chế thiên tai như lũ quét, sạt lở xói mòn...vào mùa mưa, đồng thời đảm bảo đủ nguồn nước cung cấp cho sản xuất công - nông nghiệp, sinh hoạt của dân cư vào mùa khô.
+ Bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn sẽ duy trì nguồn sinh thủy của vùng, góp phần bảo vệ và cân bằng môi trường sinh thái của Đông Nam Bộ.
- Đông Nam Bộ là vùng có tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra mạnh, tập trung nhiều khu công nghiệp, tình trạng ô nhiễm nguồn nước sông do các chất thải có xu hướng tăng trong các năm qua, tác dộng tiêu cực đến sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp, nghề cá), sinh hoạt dân cư và du lịch.
Câu 7 (Mã câu 42387): Vì sao cây cao su lại dược trồng chủ yếu ở Đông Nam Bộ?
Gợi ý làm bài:
– Thổ nhưỡng: có diện tích lớn đất ba dan, đất xám phân bố tập trung thành vùng lớn trên địa hình thoải (đồng bằng cao và đồi lượn sóng)
– Khí hậu nóng ẩm quanh năm, thời tiết ít biến động, ít gió mạnh
– Điều kiện thủy lợi đã được cải thiện, nổi bật là hồ Dầu Tiếng, hồ thủy lợi lớn nhất nước
+ Điều kiện kinh tế – xã hội:
– Nguồn lao động đông, có truyền thống, nhiều kinh nghiệm trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su
– Có nhiều cơ sở chế biến sản phẩm cây cao su ở Biên Hoà, Thành phố Hồ Chí Minh
– Hiệu quả kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định (trong nước, nước ngoài)
– Có chính sách khuyến khích của Nhà nước
Câu 8 (Mã câu 42388): Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà Đông Nam Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước?
Gợi ý làm bài:
+ Đất bazan khá màu mỡ và đất xám bạc trên phù sa cổ, thuận lợi phát triển cây công nghiệp quy mô lớn.
      + Khí hậu cận xích đạo, nóng quanh năm, thuận lợi cho việc trồng nhiều loại cây công nghiệp nhiệt đới cho năng suất cao và ổn định
      + Tài nguyên nước khá phong phú, đặc biệt là hệ thống sông Đồng Nai
      + Nguồn nhân lực khá dồi dào, Người dân có tập quán và kinh nghiệm sản xuất công nghiệp.
      + Nhiều cơ sở chế biến sản phẩm cây công nghiệp
      + Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kĩ thuật phục vụ nông nghiệp tương đối hoàn thiện.       + Thị trường xuất khẩu lớn.
      + Có các chương trình hợp tác đầu tư với nước ngoài về phát triển cây công nghiệp.
Câu 9 (Mã câu 77951): Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, xác định vị trí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng Đông Nam Bộ?
Gợi ý làm bài:
Vùng Đông Nam Bộ:
- Gồm 6 tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Tiếp giáp với: Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Campuchia, Đồng bằng Sông Cửu Long và Biển Đông.
- Ý nghĩa của vị trí địa lí:
+ Là cầu nối các vùng kinh tế, thuận lợi giao lưu với các vùng khác trong cả nước.
+ Mở rộng giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới.
+ Phát triển tổng hợp kinh tế biển.
Câu 10 (Mã câu 77952): Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng như thế nào đến phát triển kinh tế ở Đông Nam Bộ ?
Gợi ý làm bài:
a) Thuận lợi 
- Đông Nam Bộ có địa hình thoải, đất badan, đất xám. Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn thủy sinh tốt. Những điều kiện này tạo thuận lợi để xây dựng, phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn. 
- Vùng biển ấm, ngư trường rộng lớn, hải sản phong phú, gần đường hàng hải quốc tế. Thềm lục địa nông, rộng, giàu tiềm năng về dầu khí. Đây là những thuận lợi để phát triển khai thác dầu khí thềm lục, đánh bắt hải sản, giao thông, dịch vụ, du lịch biển.
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, có tiềm năng lớn về thủy điện, phát triển giao thông, cung cấp nước tưới cho cây công nghiệp,...
b) Khó khăn
Trên đất liền ít khoáng sản. Diện tích rừng tự nhiên thấp, nguy cơ gây ô nhiễm do chất thải công nghiệp và sinh hoạt ngày càng tăng. Vấn đề bảo vệ môi trường là nhiệm vụ quan trọng của vùng....
Câu 11 (Mã câu 77953): Trình bày tình hình phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ?
Gợi ý làm bài:
v Tình hình phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ
- Khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế (GDP) của vùng.
- Cơ cấu sản xuất cân đối, đa dạng.
- Một số ngành công nghiệp quan trọng: Dầu khí, điện, cơ khí, điện tử, công nghệ cao, chế biến lương thực thực phẩm.
- Các trung tâm công nghiệp lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu.
Câu 12 (Mã câu 77955): Nêu vai trò của hồ Dầu Tiếng và hồ Trị An đối với sự phát triển nông nghiệp của vùng Đông Nam Bộ.
Gợi ý làm bài:
v Vai trò của hồ Dầu Tiếng và hồ Trị An đối với sự phát triển nông nghiệp của vùng Đông Nam Bộ
- Hồ Dầu Tiếng:
+ Là hồ thủy lợi lớn nhất ở nước ta hiện nay, được xây dựng trên sông Sài Gòn, thuộc địa phận tỉnh Tây Ninh.
+ Vai trò: Đảm bảo nước tưới cho sản xuất nông nghiệp vào mùa khô của tỉnh Tây Ninh và huyện Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh), góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
- Hồ Trị An:
+ Hồ thủy điện xây dựng trên sông Đồng Nai (tỉnh Đồng Nai), vai trò chính là cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Trị An.
+ Góp phần cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp của tỉnh Đồng Nai, điều tiết chế độ nước sông Đồng Nai, giảm bớt ngập úng vào mùa mưa, xâm nhập mặn vào mùa khô ở phía hạ lưu sông Đồng Nai, giúp cho sản xuất nông nghiệp được thuận lợi hơn.
Câu 13 (Mã câu 77957): Cho biết tên các trung tâm kinh tế lớn của vùng Đông Nam Bộ?
Gợi ý làm bài:
- Thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố Biên Hòa, Vũng Tàu là ba trung tâm kinh tế lớn ở Đông Nam Bộ.
- Ba trung tâm này tạo thành tam giác công nghiệp mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Câu 14 (Mã câu 77958): Vì sao vùng Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển?
Gợi ý làm bài:
v Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển:
- Các vũng vịnh nước sâu thuận lợi để xây dựng cảng biển (cảng Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh), gần đường hàng hải quốc tế ⟶ phát triển giao thông vận tải biển.
- Biển ấm, có các bãi tắm đẹp (Vũng Tàu, Long Hải), các đảo ven bờ (Côn Đảo) ⟶ phát triển du lịch biển - đảo.
- Nguồn lợi hải sản phong phú, ngư trường rộng lớn (Bà Rịa - Vũng Tàu), có các bãi tôm bãi cá, các vùng nước mặn nước lợ, rừng ngập mặn ven biển... ⟶ phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
- Thềm lục địa nông, rộng, giàu tiềm năng dầu khí ở thềm lục địa phía nam (các mỏ dầu Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hỏ, Đại Hùng; mỏ khí Lan Tây, Lan Đỏ) ⟶ phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí.
Câu 15 (Mã câu 77960): Vì sao Đông Nam Bộ có sức thu hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước?
Gợi ý làm bài:
v Đông Nam Bộ là vùng có sức thu hút mạnh mẽ đối với lao động cả nước vì:
- Đông Nam Bộ là vùng có cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp hóa, cơ cấu ngành nghề rất đa dạng, người lao động dễ tìm được việc làm, thu nhập của người lao động tương đối cao hơn mặt bằng của cả nước
- Là vùng tập trung nhiều khu công nghiệp, nhiều hoạt động dịch vụ và thu hút mạnh đầu tư của nước ngoài, nhu cầu về lao động rất lớn, nhất là lao động có chuyên môn kĩ thuật, có tay nghề giỏi
- Nhiều địa phương trong vùng có những chính sách ưu đãi thu hút lao động, đặc biệt là lao động có chuyên môn kĩ thuật cao.
Câu 16 (Mã câu 77966): Dựa vào bảng số liệu:
Một số tiêu chí phát triển dân cư – xã hội của Đông Nam Bộ và cả nước
Hãy nhận xét tình hình dân cư, xã hội của vùng Đông Nam Bộ so với cả nước.
Gợi ý làm bài:
v Tình hình dân cư, xã hội ở vùng Đông Nam Bộ so với cả nước
- Các chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội ở Đông Nam Bộ cao hơn cả nước: mật độ dân số, thu nhập bình quân đầu người một tháng, tỉ lệ  người lớn biết chữ, tuổi thọ trung bình, tỉ lệ dân số thành thị.
- Các chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội ở Đông Nam Bộ thấp hơn cả nước: tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số, tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị, tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn.
=> Nhìn chung, Đông Nam Bộ là vùng đông dân, nguồn lao động dồi dào, trình độ dân trí cao, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, chất lượng cuộc sống được cải thiện và nâng cao. 
Câu 17 (Mã câu 77967): Cho bảng số liệu:
Dân số thành thị và nông thôn ở Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1995 – 2014
(Đơn vị: nghìn người)
 Năm
Vùng
1995
2000
2005
2010
2014
Nông thôn
1174,3
845,4
1086,4
1232,3
1427,2
Thành thị
3466,1
4380,7
5144,5
6114,3
6554,7
(Nguồn: Số liệu thống kê về Việt Nam và thế giới, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017)
Vẽ biểu đồ thể hiện dân số thành thị và nông thôn ở Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1995 – 2014. Nhận xét.
Gợi ý làm bài:
v Vẽ biểu đồ:
v Nhận xét:
Trong thời kì 1995 - 2014, ở Thành phố Hồ Chí Minh:
- Tổng số dân tăng thêm 3.337,5 nghìn người.
- Số dân thành thị có xu hướng tăng nhanh, từ 1995 đến 2014 tăng 3088,6 nghìn người.
- Số dân nông thôn có xu hướng tăng, nhưng tăng rất ít, từ 1995 đến 2014 tăng 252,9 nghìn người.
- Số dân thành thị cao hơn số dân nông thôn. Điều này cho thấy Thành phố Hồ Chí Minh có tốc độ đô thị hóa nhanh.
Câu 18 (Mã câu 77968): Dựa vào bảng số liệu sau:
Cơ cấu kinh tế của vùng Đông Nam Bộ, năm 2016 (%)
Tổng số
Nông, lâm,
ngư nghiệp
Công nghiệp – 
xây dựng
Dịch vụ
100,0
4,0
53,0
43,0
 (Nguồn: Phát triển năng lực trong môn Địa lí lớp 9, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)
Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế của vùng Đông Nam Bộ, năm 2016. Nhận xét.
Gợi ý làm bài:
v Vẽ biểu đồ:
v Nhận xét:
Tỉ trọng các khu vực kinh tế của vùng Đông Nam Bộ năm 2016 có sự chênh lệch lớn:
- Khu vực nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhất (4,0%).
- Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất (53,0%).
- Khu vực công nghiệp – xây dựng cũng chiếm tỉ trọng khá lớn (43,0%).
⟹ Như vậy, Đông Nam Bộ có cơ cấu kinh tế hiện đại, là vùng kinh tế phát triển năng động nhất cả nước.
Câu 19 (Mã câu 108287): Trình bày đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Đông Nam Bộ?
Gợi ý làm bài:
* Đặc điểm
- Địa hình thoải. Độ cao địa hình giảm dần từ tây bắc xuống đông nam
- Khí hậu cận xích đạo, nóng ẩm, hai mùa rõ rệt
- Sông hồ. Mạng lưới sông khá dày: s Đồng Nai, s Sài gòn, S.Bé, sVàm cỏ Đông, hồ Trị an, Dầu tiếng 
-Tài nguyên thiên nhiên: Tiềm năng về giàu khí, đất ba zan, đất xám chiếm diện tích lớn, tài nguyên biển, rừng
* Thuận lợi: 
- Địa hình thoải mặt bằng tốt xây dựng các khu CN và đô thị
- Đất đai, khí hậu thích hợp cho trồng chuyên canh cây CN hàng năm, lâu năm, cây ăn quả
-Tiềm năng để phát triển kinh tế biển: Khai thác dầu khí, nuôi trồng khai thác hải sản, giao thông dịch vụ biển, du lịch
* Khó khăn
- Trên đất liền ít tài nguyên, khoáng sản.
- Nguy cơ ô nhiễm môi trường tăng cao.
Câu 20 (Mã câu 108289): Trình bày đặc điểm công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ?
Gợi ý làm bài:
Công nghiệp
- Khu vực công nghiệp xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP của vùng
- Cơ cấu sản xuất cân đối đa dạng
- Một số ngành công nghiệp quan trọng: Dầu khí, điện, cơ khí, điện tử, công nghệ cao,chế biến lương thực thực phẩm
- Các trung tâm kinh tế lớn: Thành phố HCM, Biên Hòa, Vũng Tàu.
Câu 21 (Mã câu 108290): Trình bày đặc điểm nông nghiệp của vùng Đông Nam Bộ?
Gợi ý làm bài:
 Nông nghiệp 
- Chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng.
- Là vùng trọng điểm cây công nghiệp nhiệt đới của nước ta .
+ Cao su: chiếm diện tích lớn của cả nước phân bố: Bình Dương, Bình Phước, Đồng nai
+ Cà phê: Đồng nai, Bình phước, Bà rịa Vũng tàu.
+ Hồ tiêu: Bình phước, Bà rịa Vũng tàu, Đồng nai.
+ Điều: Bình phước, Đồng nai, Bình dương
- Chăn nuôi gia súc,gia cầm theo hướng chăn nuôi công nghiệp
- Nghề nuôi trồng đánh bắt thủy sản đem lại nguồn lợi lớn.
Câu 22 (Mã câu 108292): Kể tên các trung tâm kinh tế của vùng Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Gợi ý làm bài:
- TP’ HCM, Biên Hoà, Vũng Tàu là ba trung tâm kinh tế lớn ở Đông Nam Bộ. Ba trung tâm này tạo thành tam giác công nghiệp mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm: TP’ HCM, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, BR-Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An.
- Vai trò: quan trọng góp phần thúc đẩy kinh tế không chỉ đối với Đông Nam Bộ mà còn với các tỉnh phía nam và cả nước.
Câu 23 (Mã câu 127078): Trình bày đặc điểm, thuận lợi, khó khăn về dân cư xã hội vùng Đông Nam Bộ?
Gợi ý làm bài:
- Đặc điểm: là vùng đông dân năm 2017 là16,74 triệu người, mật độ dân số khá cao 711 người/km2 (2017), tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước; TP. Hồ Chí Minh là một trong thành phố đông dân nhất cả nước.
- Thuận lợi:
+ Lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, người lao động có tay nghề cao, năng động.
+ Nhiều di tích lịch sử - văn hóa có ý nghĩa lớn để phát triển du lịch.
- Khó khăn: vấn về giải quyết việc làm, vấn đề ô nhiễm môi trường..

File đính kèm:

  • doc02_TuLuan_VungDongNamBo.doc