Câu hỏi tự luận môn Địa lý Lớp 9 - Phần: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển-đảo - Phòng GD&ĐT Long Thành
Câu 8 (Mã câu 56977): Dựa vào kiến thức đã học, trình bày tiềm năng và sự phát triển của hoạt động khai thác dầu khí ở nước ta?
Gợi ý làm bài:
- Tiềm năng: dầu mỏ của nước ta được phân bố trong các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa; đặc biệt là thềm lục địa phía Nam, với trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí.
- Sự phát triển:
+ Những thùng dầu đầu tiên được khai thác ở nước ta vào năm 1986, từ đó sản lượng liên tục tăng qua các năm và đạt 18,5 triệu tấn năm 2005
+ Công nghiệp hoá dầu đang dần hình thành, trước hết là xây dựng các nhà máy lọc dầu, cùng với các cơ sở hoá dầu khác để sản xuất chât dẻo, sợi tổng hợp, cao su tổng hợp và các hóa chất cơ bản.
+ Công nghiệp chế biến khí: phục vụ cho phát điện, sản xuất phân đạm, hóa lỏng khí,.
Câu 9 (Mã câu 56978): Nêu một sô nguyên nhân dẫn tới sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biến - đảo ở nước ta. Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển - đảo sẽ dẫn đến những hậu quả gì?
Gợi ý làm bài:
- Nguyên nhân dẫn tới sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển:
+ Nguyên nhân làm giảm sút tài nguyên biển - đảo: Khai thác bừa bãi, quá mức tài nguyên rừng, thủy sản ; và sử dụng các phương thức khai thác có tính huỷ diệt (nổ mìn, rà điện,.); đánh bắt cá bằng lưới dày.
+ Nguyên nhân ô nhiểm môi trường biển - đảo: Các chất độc hại từ đất liền theo nước sông đổ ra biển, các hoạt động giao thông trên biên và khai thác dầu khí, sự cố đắm tàu, tràn dầu.
- Hậu quả:
+ Làm suy giảm nguồn tài nguyên sinh vật biển.
+ Ảnh hưởng xấu tới các ngành kinh tế biển đặc biệt là khai thác, nuôi trồng thủy sản, du lịch.
PHÒNG GD & ĐT LONG THÀNH DANH SÁCH CÂU HỎI MÔN ĐỊA LÍ LỚP 9 Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo (Tất cả) ; (Danh sách 19 câu) (Danh sách có 5 trang) Câu 1 (Mã câu 14159): Trình bày những phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển- đảo nước ta? Gợi ý làm bài: Những phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển- đảo nước ta hiện nay là: - Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyển hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ. - Bảo vệ rừng ngập mặn, đồng thời đẩy mạnh các chương trình trồng rừng ngập mặn. - Bảo vệ rạn san hô ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức. - Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. - Phòng chống ô nhiễm nước biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ. Câu 2 (Mã câu 14178): Phát triển tổng hợp kinh tế biển có ý nghĩa như thế nào đối với nền kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng của đất nước? Gợi ý làm bài: Phát triển tổng hợp kinh tế biển (đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản, khai thác khoáng sản biển - đảo, giao thông vận tải biển, du lịch biển - đảo) có ý nghĩa: - Đối với nền kinh tế: Phát triển tổng hợp kinh tế biển cho phép khai thác tốt tiềm năng vùng biển nước ta đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường. - Đối với việc bảo vệ an ninh quốc phòng: + Khẳng định chủ quyền lãnh thổ biển - đảo của nước ta. + Có điều kiện bảo vệ an ninh quốc phòng biển - đảo tốt hơn. Câu 3 (Mã câu 56970): Dựa vào sự hiểu biết và kiến thức đã học, hãy nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển ở nước ta? Gợi ý làm bài: - Khai thác , nuôi trồng và chế biến hải sản: + Nước ta có bờ biển dài 3260km và vùng đặc quyền kinh tế rộng (khoảng 1 triệu km2).Vùng biển nước ta có nguồn lợi hải sản khá phong phú. Biển nước ta có hơn 2.000 loài cá, trong đó khoảng 100 loài có giá trị kinh tế (cá nục, cá trích, cá thu, cá ngừ, cá hồng,...), hơn 100 loài tôm , một số loài có giá trị xuất khẩu cao: (tôm he, tôm hùm, tôm rồng). Ngoài ra còn có nhiều loại đặc sản như hải sâm, bào ngư, sò huyết,Tống trữ lượng hải sản khoảng 3,9 - 4 triệu tấn , cho phép khai thác khoảng 1,9 triệu tấn. + Dọc bờ biển có nhiều bãi biển , đầm phá, cánh rừng ngập mặn,... thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ - Du lịch biến - đảo: + Dọc bờ biển nước ta, suốt từ Bắc và Nam có 120 bãi cát rộng, dài, phong cảnh đẹp, thuận lợi cho việc xây dựng các khu du lịch, nghỉ dưỡng. + Nhiều đảo ven bờ có phong cảnh kì thú; vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. - Khai thác và chế biến khoáng sản biển: + Biển nước ta là nguồn muối vô tận. Nghề làm muối được phát triển từ lâu đời ở nhiều vùng ven biển từ Bắc vào Nam, đặc biệt là ven biển Nam Trung Bộ + Dọc bờ biển có nhiều bãi cát chứa oxit titan có giá trị xuất khẩu. Cát trắng là nguyên liệu cho công nghiệp thủy tinh, pha lê có nhiều ở dảo Vân Hải (Quảng Ninh), Cam Ranh (Khánh Hòa). + Vùng thềm lục địa nước ta có các tích tụ dầu khí, với trữ lượng lớn - Giao thông vận tải biền: + Nằm gần nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng. + Ven biển có nhiều vũng, vịnh, có thể xây dựng cảng nước sâu, một số cửa sông cũng thuận lợi cho việc xây dựng cảng Câu 4 (Mã câu 56973): Tại sao phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển? Gợi ý làm bài: Phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển ở nước ta, vì: - Phát triển tổng hợp là sự phát triển nhiều ngành, giữa các ngành có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ nhau để cùng phát triển và sự phát triển của một ngành không được kìm hãm hoặc gây thiệt hại cho các ngành khác. - Tài nguyên biển nước ta phong phú và đa dạng, nên các hoạt động kinh tế biển rất đa dạng: đánh bắt và nuôi trồng hải sản, khai thác các đặc sản, khai thác khoáng sản trong nước biển và lòng đất, du lịch biển và giao thông vận tải biển. Chỉ có khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường. Câu 5 (Mã câu 56974): Công nghiệp chế biến thuỷ sản phát triển sẽ có tác động như thế nào tới ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản? Gợi ý làm bài: - Góp phần sử dụng nguồn nguyên liệu của ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản, kích thích ngành này phát triển. - Nâng cao giá trị sản phẩm của ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản và khả năng cạnh tranh của sản phầm trên thị trường. Câu 6 (Mã câu 56975): Nêu tên một số bãi tắm và khu du lịch hiển ở nước ta (mà em biết) theo thứ tự từ Bắc vào Nam. Gợi ý làm bài: - Bãi tắm: Trà Cổ, Bãi Cháy, Đồ Sơn, sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Nhật Lệ, Cửa Tùng, Thuận An, Lăng Cô, Non Nước, Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Quy Nhơn, Đại Lãnh, Dốc Lết, Nha Trang, Mũi Né, Vũng Tàu,... - Khu du lịch biển: Hạ Long, Đà Năng, Nha Trang, Vũng Tàu,... Câu 7 (Mã câu 56976): Kể tên một số khoáng sản chính ở vùng biển nước ta mà em biết? Gợi ý làm bài: Một số khoáng sản chính ở vùng biển nước ta: Titan, cát trắng, dầu mỏ, khí đốt,... Câu 8 (Mã câu 56977): Dựa vào kiến thức đã học, trình bày tiềm năng và sự phát triển của hoạt động khai thác dầu khí ở nước ta? Gợi ý làm bài: - Tiềm năng: dầu mỏ của nước ta được phân bố trong các bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa; đặc biệt là thềm lục địa phía Nam, với trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ m3 khí. - Sự phát triển: + Những thùng dầu đầu tiên được khai thác ở nước ta vào năm 1986, từ đó sản lượng liên tục tăng qua các năm và đạt 18,5 triệu tấn năm 2005 + Công nghiệp hoá dầu đang dần hình thành, trước hết là xây dựng các nhà máy lọc dầu, cùng với các cơ sở hoá dầu khác để sản xuất chât dẻo, sợi tổng hợp, cao su tổng hợp và các hóa chất cơ bản. + Công nghiệp chế biến khí: phục vụ cho phát điện, sản xuất phân đạm, hóa lỏng khí,... Câu 9 (Mã câu 56978): Nêu một sô nguyên nhân dẫn tới sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biến - đảo ở nước ta. Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển - đảo sẽ dẫn đến những hậu quả gì? Gợi ý làm bài: - Nguyên nhân dẫn tới sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển: + Nguyên nhân làm giảm sút tài nguyên biển - đảo: Khai thác bừa bãi, quá mức tài nguyên rừng, thủy sản; và sử dụng các phương thức khai thác có tính huỷ diệt (nổ mìn, rà điện,...); đánh bắt cá bằng lưới dày... + Nguyên nhân ô nhiểm môi trường biển - đảo: Các chất độc hại từ đất liền theo nước sông đổ ra biển, các hoạt động giao thông trên biên và khai thác dầu khí, sự cố đắm tàu, tràn dầu... - Hậu quả: + Làm suy giảm nguồn tài nguyên sinh vật biển. + Ảnh hưởng xấu tới các ngành kinh tế biển đặc biệt là khai thác, nuôi trồng thủy sản, du lịch. Câu 10 (Mã câu 56980): Chúng ta cần tiến hành những biện pháp gì để phát triển giao thông vận tải biển? Gợi ý làm bài: - Nâng cấp, hiện đại hoá các cảng biển (Hải Phòng, Đà Năng, Quy Nhơn, Sài Gòn, Vũng Tàu,...), xây dựng các cảng nước sâu (Cái Lân, Dung Quất,...). - Tăng cường đội ngũ tàu chở công-ten-nơ, tàu chở dầu, tàu chuyên dùng khác. - Hình thành 3 cụm cơ khí đóng tàu lớn ở Bắc Bộ, Nam Bộ và Trung Bộ. - Phát triển toàn diện dịch vụ hàng hải (hệ thống hậu cần và dịch vụ ở cảng, dịch vụ trên bờ,...). Câu 11 (Mã câu 63714): Nêu những nguyên nhân làm giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo nước ta? Gợi ý làm bài: - Đánh bắt hải sản quá mức. - Môi trường biển – đảo ô nhiễm. - Rác thải, nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp - Sự cố rò rỉ dầu do các hoạt động giao thông hàng hải. Câu 12 (Mã câu 63716): Dựa vào ATLAT địa lí Việt Nam trang 25 và kiến thức đã học, hãy nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch biển ở nước ta? Gợi ý làm bài: - Việt Nam có nguồn tài nguyên du lịch biển phong phú: + Dọc bờ biển nước ta suốt từ Bắc vào Nam có nhiều bãi tắm tốt: Đồ Sơn, Sầm Sơn, Đại Lãnh, Mũi Né, Vũng Tàu với nhiều loại hải sản: Tôm hùm, bào ngư, sò huyết + Nhiều đảo ven bờ có phong cảnh kỳ thú, hấp dẫn khách du lịch. Đặc biệt Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di tích thiên nhiên thế giới. + Hiện nay du lịch biển là thế mạnh kinh tế của nhiều tỉnh ven biển; đã hình thành nhiều điểm, trung tâm du lịch như: Bãi cháy (Quảng Ninh); Đồ Sơn (Hải Phòng); Sầm Sơn (Thanh Hoá); Nha Trang (Khánh Hoà); Vũng Tàu (Bà Rịa- Vũng Tàu). Câu 13 (Mã câu 77703): Ngoài hoạt động tắm biển, chúng ta còn có khả năng phát triển các hoạt động du lịch biển nào khác? Gợi ý làm bài: Ngoài hoạt động tắm biển, chúng ta còn có khả năng phát triển các hoạt động du lịch biển khác như lặn, thể thao dưới nước (lướt sóng), du lịch tham quan kết hợp biển đảo. Câu 14 (Mã câu 77704): Vì sao nghề làm muối phát triển mạnh ở ven biển Nam Trung Bộ? Gợi ý làm bài: Nghề làm muối phát triển mạnh ở ven biển Nam Trung Bộ vì: -Vùng có khí hậu nhiệt đới, nắng nóng, nhiệt độ cao quanh năm, số giờ nắng trong năm lớn nên thuận lợi cho quá trình làm muối. - Ít cửa sông, chủ yếu các con sông ngắn nhỏ nên vùng nước ven biển có độ mặn cao. - Địa hình ven biển thuận lợi để hình thành các cánh đồng muối. - Người dân có nhiều kinh nghiệm sản xuất muối. Câu 15 (Mã câu 78116): Quan sát hình 38.1, hãy nêu giới hạn từng bộ phận của vùng biển nước ta. Hình 38.1. Sơ đồ cắt ngang vùng biển Việt Nam. Gợi ý làm bài: v Vùng biển của nước ta bao gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải,vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. - Nội thủy: vùng nước tiếp giáp với đất liền và ở phía trong đường cơ sở. - Lãnh hải: vùng biển có chiều rộng 12 hải lí, tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới phía ngoài của lãnh hải được coi là đường biên giới quốc gia trên biển. - Vùng tiếp giáp lãnh hải: vùng biển có chiều rộng 12 hải lí, tính từ ranh giới phía ngoài của lãnh hải ra phía biển. - Vùng đặc quyền kinh tế: vùng biển phía ngoài lãnh hải, hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng 200 hải lí, tính từ đường cơ sở. - Vùng thềm lục địa: gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của vùng đặc quyền kinh tế, có độ sâu khoảng 200m hoặc hơn nữa, thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam. Câu 16 (Mã câu 78117): Nêu những điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế biển ở nước ta? Gợi ý làm bài: - Có 4 ngư trường trọng điểm, nguồn hải sản phong phú, nhiều vũng, vịnh, đầm phá thuận lợi phát triển ngành khai thác, nuôi trồng thủy sản - Biển là nguồn muối vô tận, thuận lợi để sản xuất muối. Nhiều khoáng sản, đặc biệt là dầu khí thuận lợi khai thác và chế biến khoáng sản. - Nhiều bãi tắm, phong cảnh đẹp phát triển du lịch biển . - Nước ta nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên biển Đông, dọc bờ biển nhiều vũng, vịnh thuận lợi xây dựng cảng nước sâu, phát triển giao thông vận tải biển. Câu 17 (Mã câu 78124): Việc phát triển giao thông vận tải biển có ý nghĩa to lớn như thế nào đối vớ ngành ngoại thương ở nước ta? Gợi ý làm bài: v Ý nghĩa của việc phát triển giao thông vận tải biển đối với ngành ngoại thương ở nước ta: - Thúc đẩy hoạt động giao lưu, buôn bán với các quốc gia được dễ dàng hơn thông qua tuyến đường biển quốc tế. - Vận tải biển có ưu điểm trong vận chuyển hàng hóa nặng, cồng kềnh trên những tuyến đường dài xuyên lục địa. Góp phần mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, thay đổi và chuyển dịch cơ cấu hàng hóa giữa nước ta với các quốc gia trong khu vực, trên thế giới. Câu 18 (Mã câu 78125): Phân tích ý nghĩa của biển, đảo Việt Nam đối với phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng? Gợi ý làm bài: - Ý nghĩa về phát triển kinh tế: Giàu tiềm năng cho phép phát triển tổng hợp kinh tế biển. Có nhiều lợi thế trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới. - Ý nghĩa an ninh quốc phòng: Các đảo và quần đảo là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa, tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền. Câu 19 (Mã câu 163987): Trình bày ý nghĩa kinh tế của biển đảo nước ta đối với việc phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng? Gợi ý làm bài: - Ý nghĩa về phát triển kinh tế: Giàu tiềm năng cho phép phát triển nhiều hoạt động kinh tế biển (khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản; khai thác và chế biến khoáng sản biển; giao thông vận tải biển; du lịch biển, đảo) - Ý nghĩa an ninh quốc phòng: Các đảo và quần đảo là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa, tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền.
File đính kèm:
- 06_TuLuan_PhatTrienTongHopKinhTeBien.doc