Câu hỏi trắc nghiệm môn Địa lý Lớp 9 - Phần: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển-đảo - Phòng GD&ĐT Long Thành

Câu 18 (Mã câu 26993): Nước ta có nhiều điều kiện nào sau đây để xây dựng các cảng nước sâu?

 A. Nước ta có đường bờ biển dài 3260km.

 B. Bờ biển dài, có nhiều vũng vịnh, kín gió.

 C. Biển ấm quanh năm, nhiều ánh sáng.

 D. Bờ biển có nhiều cửa sông, bãi cát phẳng.

Câu 19 (Mã câu 26995): Việc khuyến khích khai thác hải sản xa bờ không có ý nghĩa nào sau đây?

 A. Bảo vệ chủ quyền biển – đảo đất nước.

 B. Hạn chế cạn kiệt tài nguyên ven bờ.

 C. Khắc phục ô nhiễm môi trường ven bờ.

 D. Mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội.

Câu 20 (Mã câu 26996): Nguồn lợi thủy sản ven bờ có nguy cơ cạn kiệt do nguyên nhân nào sau đây?

 A. Không còn nơi cho cá tôm sinh sản.

 B. Khai thác quá mức, môi trường ô nhiễm.

 C. Khuyến khích khai thác thủy sản ven bờ.

 D. Độ mặn nước biển ven bờ ngày càng tăng lên.

 

doc6 trang | Chia sẻ: hatranv1 | Lượt xem: 852 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi trắc nghiệm môn Địa lý Lớp 9 - Phần: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển-đảo - Phòng GD&ĐT Long Thành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD & ĐT LONG THÀNH
DANH SÁCH CÂU HỎI
MÔN ĐỊA LÍ LỚP 9
Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo (Tất cả) ; (Danh sách 50 câu)
(Danh sách có 5 trang)
Câu 1 (Mã câu 13380): Trong các đảo sau, đảo nào có diện tích lớn nhất?
A. Cát Bà.	B. Cái Bầu.	C. Côn Đảo.	D. Phú Quốc.
Câu 2 (Mã câu 13387): Tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn nhất ở vùng thềm lục địa của nước ta là
	A. ti tan. 
	B. bôxít.
	C. nhôm. 
	D. dầu khí.
Câu 3 (Mã câu 13388): Nguyên nhân dẫn tới sự giảm sút tài nguyên biển nước ta do khai thác
A. hợp lí .	B. chưa hợp lí.	C. tập trung.	D. chưa tập trung.
Câu 4 (Mã câu 13390): Chúng ta cần làm gì để bảo vệ nguồn tài nguyên và môi trường biển? 
	A. Bảo vệ và phát triển nguồn lợi sinh vật biển.
	B. Sử dụng chất nổ để khai thác.
	C. Đánh bắt tập trung ở một số vùng.
	D. Chỉ khai thác một số loài thuỷ, hải sản.
Câu 5 (Mã câu 14122): Cả nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giáp biển?
A. 18	B. 21	C. 28	D. 31
Câu 6 (Mã câu 14123): Du lịch biển của nước ta hiện nay mới chỉ chủ yếu tập trung khai thác hoạt động
	A. thể thao trên biển.	B. tắm biển.
	C. lặn biển.	D. khám phá các đảo.
Câu 7 (Mã câu 14124): Bờ biển nước ta kéo dài từ Móng Cái đến
A. Vũng Tàu.	B. Phan Thiết.	C. Mũi Cà Mau.	D. Hà Tiên.
Câu 8 (Mã câu 14134): Những thùng dầu đầu tiên của nước ta được khai thác vào năm nào?
A. 1966	B. 1976	C. 1986	D. 1996
Câu 9 (Mã câu 14139): Thứ tự sắp xếp các đảo theo thứ tự từ Bắc vào Nam là
	A. Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Lý Sơn, Phú Qúy, Côn Đảo.
	B. Côn Đảo, Phú Qúy, Lý Sơn, Bạch Long Vĩ, Cát Bà.
	C. Bạch Long Vĩ, Cát Bà, Lý Sơn, Phú Qúy, Côn Đảo.
	D. Cát Bà, Lý Sơn, Bạch Long Vĩ, Côn Đảo, Phú Qúy.
Câu 10 (Mã câu 18552): Hệ thống đảo ven bờ nước ta phân bố tập trung nhất ở vùng biển thuộc các tỉnh (TP) nào?
	A. Thanh Hóa, Đà Nẵng, Bình Định, Cà Mau.
	B. Quảng Bình, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Sóc Trăng.
	C. Thái Bình, Phú Yên, Ninh Thuận, Bạc Liêu.
	D. Quảng Ninh, Hải Phòng, Khánh Hòa, Kiên Giang.
Câu 11 (Mã câu 24793): Chiều dài đường bờ biển và diện tích vùng biển của nước ta tương ứng là
	A. 3 160 km và khoảng 0,5 triệu km2                          
	B. 3.260km và khoảng 1 triệu km2
	C. 3. 460 km và khoảng 2 triệu km2                             
	D. 2. 360 km và khoảng 1,0 triệu km2
Câu 12 (Mã câu 24795): Đi từ đất liền ra đến ranh giới vùng biển quốc tế, các bộ phận của vùng biển nước ta lần lượt là
	A. lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, nội thủy, đặc quyền kinh tế
	B. tiếp giáp lãnh hải, lãnh hải, đặc quyền kinh tế, nội thủy
	C. nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế
	D. đặc quyền kinh tế, nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải
Câu 13 (Mã câu 24798): Nghề làm muối của nước ta phát triển mạnh nhất ở vùng ven biển thuộc
	A. Bắc Bộ                   	B. Bắc Trung Bộ               
	C. Đồng bằng sông Cửu Long         	D. Nam Trung Bộ
Câu 14 (Mã câu 26989): Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh nào của nước ta?
	A. Đà Nẵng. 
	B. Bình Định.
	C. Khánh Hòa.                             
	D. Bà Rịa - Vũng Tàu.
Câu 15 (Mã câu 26990): Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh/ thành phố nào của nước ta?
	A. Đà Nẵng. 
	B. Bình Định.
	C. Khánh Hòa.                             
	D. Bà Rịa - Vũng Tàu.
Câu 16 (Mã câu 26991): Việt Nam có nguồn tài nguyên du lịch biển phong phú, địa điểm du lịch nào đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vừa là một trong 7 kì quan thiên nhiên mới của thế giới?
	A. Cố đô Huế . 
	B. Vịnh Hạ Long.
	C. Phố Cổ Hội An. 
	D. Động Phong Nha.
Câu 17 (Mã câu 26992): Quan sát bảng 40.1 Tiềm năng kinh tế của một số đảo ven bờ
Các hoạt động
Các đảo có điều kiện thích hợp
Nông, lâm nghiệp
Cát Bà, Lý Sơn, Côn Đảo, Phú Quốc, Phú Quý.
Ngư nghiệp
Cô Tô, Cái Bầu, Cát Bà, Cù Lao Chàm, Phú Quý, Lý Sơn, Côn Đảo, Hòn Khoai, Thổ Chu, Hòn Rái, Phú Quốc.
Du lịch
Các đảo trong vịnh Hạ Long và vịnh Nha Trang, Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc,
Dịch vụ biển
Cái Bầu, Cát Bà, Trà Bản, Phú Quý, Côn Đảo, Hòn Khoai, Thổ Chu, Phú Quốc.
Hãy cho biết những đảo có điều kiện thích hợp nhất để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển?
	A. Côn Đảo, Phú Quốc, Phú Quý. 
	B. Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc.
	C. Cát Bà, Côn Đảo, Lý Sơn. 
	D. Phú Quốc, Lý Sơn, Côn Đảo.
Câu 18 (Mã câu 26993): Nước ta có nhiều điều kiện nào sau đây để xây dựng các cảng nước sâu?
	A. Nước ta có đường bờ biển dài 3260km. 
	B. Bờ biển dài, có nhiều vũng vịnh, kín gió.
	C. Biển ấm quanh năm, nhiều ánh sáng. 
	D. Bờ biển có nhiều cửa sông, bãi cát phẳng.
Câu 19 (Mã câu 26995): Việc khuyến khích khai thác hải sản xa bờ không có ý nghĩa nào sau đây?
	A. Bảo vệ chủ quyền biển – đảo đất nước. 
	B. Hạn chế cạn kiệt tài nguyên ven bờ.
	C. Khắc phục ô nhiễm môi trường ven bờ. 
	D. Mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội.
Câu 20 (Mã câu 26996): Nguồn lợi thủy sản ven bờ có nguy cơ cạn kiệt do nguyên nhân nào sau đây?
	A. Không còn nơi cho cá tôm sinh sản. 
	B. Khai thác quá mức, môi trường ô nhiễm.
	C. Khuyến khích khai thác thủy sản ven bờ.
	D. Độ mặn nước biển ven bờ ngày càng tăng lên.
Câu 21 (Mã câu 26997): Phương án nào không phải là hướng ưu tiên hàng đầu trong ngành khai thác thủy sản của nước ta hiện nay?
	A. phát triển khai thác hải sản xa bờ.
	B. đẩy mạnh nuôi trồng hải sản trên biển.
	C. phát triển công nghiệp chế biến.
	D. tăng cường đánh bắt ven bờ.
Câu 22 (Mã câu 26998): Nguyên nhân cơ bản làm nguồn lợi thủy sản của nước ta có chiều hướng giảm sút là
	A. đánh bắt thủy sản quá mức.
	B. chưa có quy định chặt chẽ về đánh bắt thủy sản.
	C. xả rác bừa bãi xuống sông.
	D. dùng phương tiện đánh bắt lạc hậu.
Câu 23 (Mã câu 26999): Hoạt động khai thác hải sản nước ta còn bất hợp lí ở chỗ
	A. chỉ tập trung phía nam, chưa khai thác nhiều ở phía bắc.
	B. chỉ khai thác ở vùng nội thủy.
	C. số dân hoạt động khai thác quá ít.
	D. khai thác ở ven bờ cao gấp 2 lần khả năng cho phép.
Câu 24 (Mã câu 27004): Nước ta có đường bờ biển dài 
	A. 2360 km. 	B. 2630 km. 
	C. 3026 km. 	D. 3260 km.
Câu 25 (Mã câu 27011): Một trong những hoạt động đang được ưu tiên của ngành thủy sản nước ta hiện nay là
	A. phát triển khai thác hải sản xa bờ.
	B. tập trung khai thác hải sản ven bờ.
	C. đầu tư đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
	D. hình thành các cảng cá dọc bờ biển.
Câu 26 (Mã câu 27013): Bờ biển nước ta kéo dài khoảng 3260 km từ
	A. Móng Cái đến Vũng Tàu.	B. Vũng Tàu đến Mũi Cà Mau.
	C. Mũi Cà Mau đến Hà Tiên.	D. Móng Cái đến Hà Tiên.
Câu 27 (Mã câu 27016): Thứ tự sắp xếp các đảo theo thứ tự từ Bắc vào Nam là
	A. Cát Bà, Bạch Long Vĩ, Lý Sơn, Phú Qúy, Côn Đảo.
	B. Côn Đảo, Phú Qúy, Lý Sơn, Bạch Long Vĩ, Cát Bà.
	C. Bạch Long Vĩ, Cát Bà, Lý Sơn, Phú Qúy, Côn Đảo.
	D. Cát Bà, Lý Sơn, Bạch Long Vĩ, Côn Đảo, Phú Qúy.
Câu 28 (Mã câu 27022): Điều kiện nào sau đây thuận lợi để phát triển du lịch biển nước ta?
	A. Có nhiều bãi tắm rộng, dài, phong cảnh đẹp.
	B. Biển có độ sâu trung bình, rất ít thiên tai xảy ra.
	C. Ven bờ có rất nhiều vũng vịnh, đầm phá, cửa sông.
	D. Nằm gần các tuyến đường hàng hải quốc tế trên Biển Đông.
Câu 29 (Mã câu 56965): Trong vùng biển nước ta có khoảng bao nhiêu hòn đảo?
A. 2000	B. 3000	C. 4000	D. 5000
Câu 30 (Mã câu 63699): Một trong những hậu quả của ô nhiễm môi trường biển - đảo ở nước ta là
	A. suy giảm nguồn tài nguyên sinh vật biển.
	B. diện tích rừng ngập mặn giảm nhanh.
	C. nhiều loài hải sản giảm về mức độ tập trung.
	D. đánh bắt được có kích thước ngày càng nhỏ.
Câu 31 (Mã câu 63702): Cảng biển có công suất lớn nhất của nước ta để đáp ứng nhu cầu của kinh tế đối ngoại là cảng
	A. Hải Phòng. 
	B. Cửa Lò.
	C. Đà Nẵng. 
	D. Sài Gòn.
Câu 32 (Mã câu 63703): Việc phát triển giao thông vận tải biển có ý nghĩa to lớn đối với ngành kinh tế nào ở nước ta?
	A. Nội thương. 
	B. Ngoại thương.
	C. Du lịch. 
	D. Thương nghiệp.
Câu 33 (Mã câu 63704):  Vùng biển nước ta gồm mấy bộ phận?
A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 5.
Câu 34 (Mã câu 63713):  Đâu không phải là phương hướng để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển?
	A. Bảo vệ rừng ngập mặn hiện có.
	B. Bảo vệ và phát triển nguồn thủy sản.
	C. Phòng chống ô nhiễm biển.
	D. Tiếp tục khai thác khoáng sản biển.
Câu 35 (Mã câu 77701): Vì sao một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại cho cả vùng bờ biển, cho các vùng nước và đảo xung quanh?
	A. Vì chưa có các giải pháp xử lí ô nhiễm.
	B. Vì môi trường biển không thể chia cắt được.
	C. Vì thiếu lực lượng để xử lí ô nhiễm.
	D. Vì môi trường biển có sự biệt lập nhất định.
Câu 36 (Mã câu 77702): Căn cứ vào Atlát Địa lí Việt Nam trang 5-6, cho biết Côn Đảo (Quần đảo Côn Sơn) thuộc tỉnh nào?
A. Sóc Trăng.	B. Bình Thuận.
	C. Bà Rịa- Vũng Tàu.	D. Cà Mau.
Câu 37 (Mã câu 78055): Nước ta có đường bờ biển dài
A. 2360 km.	B. 2630 km.	C. 3026 km.	D. 3260 km.
Câu 38 (Mã câu 78057): Lãnh hải của Việt Nam rộng bao nhiêu hải lý tính từ đường cơ sở?
A. 11 hải lí.	B. 12 hải lí.	C. 13 hải lí.	D. 14 hải lí.
Câu 39 (Mã câu 78058): Nghề làm muối của nước ta phát triển mạnh nhất ở vùng biển nào? 
	A. Đồng bằng sông Hồng.	B. Đông Nam Bộ.
	C. Duyên hải Nam Trung Bộ.	D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 40 (Mã câu 78061): Cà Ná, địa phương nổi tiếng về nghề muối, thuộc tỉnh 
A. Quảng Ngãi.	B. Ninh Thuận.	C. Bình Thuận.	D. Khánh Hòa.
Câu 41 (Mã câu 78076): Có lợi thế hơn cả để phát triển du lịch tắm biển là bờ biển vùng
	A. Đồng bằng sông Hồng.	B. Bắc Trung Bộ.
	C. Duyên hải Nam Trung Bộ.	D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 42 (Mã câu 78077): Có lợi thế hơn cả để phát triển nuôi trồng hải sản là vùng
	A. Đồng bằng sông Hồng.	B. Bắc Trung Bộ.
	C. Duyên hải Nam Trung Bộ.	D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 43 (Mã câu 78078): Hoạt động nào gây ô nhiễm nhiều hơn cả cho môi trường biển – đảo nước ta?
	A. Khai thác, nuôi trồng hải sản.	B. Du lịch biển – đảo.
	C. Công nghiệp.	D. Giao thông vận tải biển.
Câu 44 (Mã câu 78080): Ô nhiễm môi trường biển - đảo ở nước ta làm cho
	A. suy giảm nguồn tài nguyên sinh vật biển.
	B. diện tích rừng ngập mặn giảm nhanh.
	C. nhiều loài hải sản giảm về mức độ tập trung.
	D. đánh bắt được có kích thước ngày càng nhỏ.
Câu 45 (Mã câu 163985): Nguồn lợi thủy sản ven bờ có nguy cơ cạn kiệt do nguyên nhân nào sau đây?
	A. Không còn nơi cho cá tôm sinh sản. 
	B. Khai thác quá mức, môi trường ô nhiễm.
	C. Khuyến khích khai thác thủy sản ven bờ. 
	D. Độ mặn nước biển ven bờ ngày càng tăng lên.
Câu 46 (Mã câu 169829): Nhận xét nào sau đây không đúng về hoạt động của ngành thủy sản ở nước ta?
	A. Hoạt động đánh bắt tập trung chủ yếu ở vùng biển xa bờ.
	B. Đẩy mạnh nuôi trồng hải sản trên biển, ven biển và các đảo.
	C. Phát triển đồng bộ và hiện đại công nghiệp chế biến thủy sản.
	D. Chuyển dịch cơ cấu ngành thủy sản sang khai thác và nuôi trồng.
Câu 47 (Mã câu 169830): Cần ưu tiên hoạt động đánh bắt xa bờ ở nước ta vì
	A. nguồn lợi thủy sản ven bờ đang bị suy giảm nghiêm trọng.
	B. các loài thủy sản xa bờ có giá trị kinh tế cao hơn.
	C. các bãi tôm, bãi cá lớn của nước ta chỉ tập trung ở vùng biển xa bờ.
	D. nước ta có phương tiện tàu thuyền hiện đại có công suất lớn.
Câu 48 (Mã câu 169832): Ý nghĩa về mặt an ninh, quốc phòng của các đảo, quần đảo là 
	A. là cơ sở để khai thác có hiệu quả các nguồn lợi thủy sản.
	B. là hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển hội nhập với thế giới.
	C. tạo việc làm nâng cao đời sống người dân vùng đảo.
	D. là cơ sở để khẳng định chủ quyền nước ta trên vùng biển và thềm lục địa.
Câu 49 (Mã câu 169833): Đặc điểm khí hậu cho phép hoạt động du lịch biển ở vùng Nam Bộ của nước ta diễn ra quanh năm là
	A. vùng biển nước ta rộng, đường bờ biển dài.
	B. khí hậu nhiệt đới ẩm, nóng quanh năm.
	C. độ ẩm lớn, lượng mưa cao.
	D. chịu ảnh hưởng của bão, gió mùa Đông Bắc.
Câu 50 (Mã câu 169834): Phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển không phải vì
	A. hoạt động kinh tế biển đa dạng, phát triển tổng hợp mới có hiệu quả cao.
	B. tài nguyên biển có trữ lượng nhỏ và rời rạc, phát triển tổng hợp mới có hiệu quả kinh tế.
	C. môi trường biển rất nhạy cảm trước tác động của con người.
	D. khẳng định chủ quyền lãnh thổ biển đảo nước ta.

File đính kèm:

  • doc05_TracNghiem_PhatTrienTongHopKinhTeBien.doc