Câu hỏi phát triển năng lực môn Lịch sử khối 9 học kì I năm 2015 - 2016

Câu5. Để hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân các nước Đông Âu đã tiến hành làm gì?

TL:

- Tiến hành xây dựng bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân

- Tiến hành cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa các nhà máy, xí nghiệp của tư bản

- Thực hiện các quyền tự do dân chủ

- Cải thiện đời sống nhân dân

Câu 6. Sau chiến tranh thế giới thứ hai Liên Xô tiến hành khôi phục kinh tế (1945-1950) (3đ)

- Đất nước Xô Viết bị chiến tranh tàn phá hết sức nặng nề: hơn 27 triệu người chết, 1710 thành phố, 70000 làng mạc bị phá hủy

- Nhân dân Liên Xô thực hiện và hoàn thành thắng lợi kế hoạch năm năm lần thứ 4 (1946-1950) trước thời hạn

- Công nghiệp nặng tăng 73%, một số ngành nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh

- Năm 1949 Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử

 

doc4 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 1206 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi phát triển năng lực môn Lịch sử khối 9 học kì I năm 2015 - 2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS TÂN BÌNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
TỔ SỬ - ĐỊA – GDCD 	 Độc lập – tự do – Hạnh phúc
 CÂU HỎI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 
 MÔN LỊCH SỬ KHỐI 9
 HKI NH:2015-2016
Câu 1. Cho iết hai văn kiện quan trọng của Asean trong thời kì mới thành lập? (1đ)
TL:
- “ Tuyên bố Băng Cốc” (8/1967) xác định mục tiêu là tiến hành hợp tác kinh tế văn hóa giữa các nước thành viên trên tinh thần duy trì hòa bình ổn định khu vực
-Hiệp ước Bali (2/1976) xác định nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên
Câu 2. Hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASIAN (1đ)
TL:
	Sau khi giành độc lập, một số nước Đông Nam Á có nhu cầu hợp tác phát triển và hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
	-8/08/1967 ASIAN ra đời tại Băng Cốc gồm 5 nước: Thái Lan, Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Xingapo
Câu 3. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật mang lại những hậu quả gì?
Mang lại những hậu quả tiêu cực (chủ yếu do con người tạo ra)
Chế tạo các loại vũ khí hủy diệt, ô nhiễm môi trường, tai nạn lao động và giao thông, các loại dịch bệnh mới.
Câu 4. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, Mỹ thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào? (1đ)
TL:
Đề ra chiến lược toàn cầu nhằm chống lại các nước XHCN, đẩy lùi phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, đàn áp phong trào công nhân và phong trào dân chủ.
Viện trợ các chính quyền thân Mĩ, gây nhiều cuộc chiến tranh xâm lược: chiến tranh xâm lược VN và Mĩ đã thất bại nặng nề.
Câu5. Để hoàn thành cách mạng dân chủ nhân dân các nước Đông Âu đã tiến hành làm gì?
TL:
Tiến hành xây dựng bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân
Tiến hành cải cách ruộng đất, quốc hữu hóa các nhà máy, xí nghiệp của tư bản
Thực hiện các quyền tự do dân chủ
Cải thiện đời sống nhân dân
Câu 6. Sau chiến tranh thế giới thứ hai Liên Xô tiến hành khôi phục kinh tế (1945-1950) (3đ)
Đất nước Xô Viết bị chiến tranh tàn phá hết sức nặng nề: hơn 27 triệu người chết, 1710 thành phố, 70000 làng mạc bị phá hủy
Nhân dân Liên Xô thực hiện và hoàn thành thắng lợi kế hoạch năm năm lần thứ 4 (1946-1950) trước thời hạn 
Công nghiệp nặng tăng 73%, một số ngành nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh
Năm 1949 Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử
Câu 7. Tình hình Đông Nam Á trước và sau chiến tranh thế giới lần thứ hai? (3đ)
Trước 1945, các nước Đông Nam Á, trừ Thái Lan, đều là thuộc địa của thực dân Phương Tây.
Sau 1945 và kéo dài hầu như trong cả nửa sau thế kỉ XX, tình hình Đông Nam Á diễn ra phức tạp và căng thẳng. Các sự kiện tiêu biểu là:
+ Nhân dân các nước Đông Nam Á đã nổi dậy giành chính quyền như In-đô-nê-xi-a, Việt Nam và Lào từ tháng 8 đến tháng 10 – 1945. Sau đó, đến giữa những năm 50 thế kỉ XX, hầu hết các nước trong khu vực đã giành được độc lập.
+ Từ 1950 trong bối cảnh chiến tranh lạnh tình hình Đông Nam Á trở nên căng thẳng, chủ yếu do sự can thiệp của đế quốc Mĩ. Mĩ thành lập khối quân sự SEATO (1954) nhằm đẩy lùi ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội và phong trào giải phóng dân tộc đối với Đông Nam Á. Mĩ đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam kéo dìa tới 20 năm (1954-1975)
Câu 8.Trình bày cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở cộng hòa Nam Phi.
TL:
Là nước nằm ở cực nam Châu Phi, Cộng hòa Nam Phi có dân số là 43,2 triệu người (2002), trong đó 75,2% là người da đen, 13,6% người da trắng, 11,2% là người da màu. Kéo dài hơn ba thế kỉ (từ năm 1662, khi người Hà Lan tới đây), chế độ phân biệt chủng tộc (A-pac-thai) đã thống trị cực kì tàn bạo đối với người da đen và người da màu ở Nam Phi.
Người da đen đã ngoan cường và bền bỉ đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc. Dưới sự lãnh đạo của tổ chức “ Đại hội dân tộc Phi” (ANC), người da đen đã giành được thắng lợi có ý nghĩa lịch sử. Năm 1993, chế độ phân biệt chủng tộc được tuyên bố xóa bỏ.
Năm 1994, cuộc bầu củ dân chủ đa chủng tộc lần đầu tiên được tiến hành và en-xơn Man-đê-la- lãnh tụ ANC được bầu và trở thành vị tổng thống người da đen đầu tiên ở Cộng hòa Nam Phi.
Nam Phi đang tập trung sức phát tiển kinh tế và xã hội nhằm xóa bỏ “ chế độ A-pac-thai” về kinh tế
Câu 9.Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống con người? (2đ)
TL:
Cho phép thực hiện những bước nhảy vọt về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người
Đưa đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động trong nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
Câu 10. Cho biết quá trình phát triển ASEAN 6 đến ASEAN 10. Hoạt động chủ yếu của ASEAN hiện nay là gì? (3đ)
TL:
Sau chiến tranh lạnh, nhất là khi “ vấn đề Cam-pu-chia” được giải quyết, tình hình Đông Nam Á được cải thiện rõ rệt. Xu hướng nổi bậc đầu tiên là sự mở rộng các thành viên hiệp hội. Lần lượt các nước đã gia nhập ASEAN: Việt Nam vào năm 1995, Lào và Mianma năm 1997, Campuchia vào năm 1999, Brunây năm 1984
Với 10 nước thành viên, ASEAN trở thành một tổ chức khu vực ngày càng có uy tín với những hợp tác kinh tế (AFTA, 1992) và hợp tác an ninh (Diễn đàn khu vực ARF, 1994). Nhiều nước ngoài khu vực đã tham gia hai tổ chức trên như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mĩ, Ấn Độ,
*Hoạt động chủ yếu của ASEAN hiện nay là: hợp tác kinh tế xây dựng một Đông Nam Á hòa bình ổn định để phát triển kinh tế phồn vinh
Câu 11. Trình bày những biểu hiện và những hậu quả của cuộc chiến tranh lạnh? (3đ)
TL:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai đã diễn ra sự đối đầu căng thẳng giữa hai siêu cường Mĩ và Liên Xô và hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, mà đỉnh điểm là tình trạng chiến tranh lạnh.
Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
Những biểu hiện chính của chiến tranh lạnh là: Mĩ và các nước đế quốc ráo riết chạy đua vũ trang, thành lập các khối và căn cứ quân sự, tiến hành các cuộc chiến tranh cục bộ.
Chiến tranh lạnh đã gây ra những hậu quả nặng nề như: sự căng thẳng của tình hình thế giới, những chi phí khổng lồ, cực kì tốn kém do chạy đua vũ trang và chiến tranh xâm lược.,
Câu 12. Vì sao Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần II của toàn nhân loại? (1đ)
TL:
Vì trong chiến tranh thế giới lần hai, rất nhiều nhà khoa học lỗi lạc trên thế giới chạy sang Mĩ.
Ở Mĩ có điều kiện, phương tiện đầy đủ để làm việc.
Đất nước hào bình.
Câu 13. Trong xu thế phát triển thế giới hiện nay. Nhiệm vụ to lớn nhất của nhân dân ta hiện nay là gì? (1đ)
TL:
Mâu thuẫn nổi bậc nhất của xã hội nước ta hiện nay là mâu thuẫn giữa trình độ thấp kém của lực lượng sản xuất với yêu cầu rất cao của nền sản xuất hiện đại của CNXH và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân.
Vì vậy nhiệm vụ chủ yếu của chúng ta hiện nay là phải dốc sức vào việc triển khai lực lượng sản xuất, làm ra nhiều của cải để chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, đem lại ấm no tự do, hạnh phúc cho nhân dân.
Câu 14. Em hiểu gì về mối quan hệ đoàn kết hữu nghị giữa lãnh tụ Phi đen caxtơrô, nhân dân Cuba với Đảng, chính phủ và nhân dân Việt Nam? (1đ)
TL:
Trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta bằng trái tim và tình cảm chân thành Phi đen caxtơrô, nhân dân Cuba coi cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam như chính của mình với câu nói nổi tiếng “ Vì Việt Nam Cuba sẵn sàng hiến cả máu”
Trong thời kì giải phóng nhân dân Cuba giúp nhân dân Việt Nam xây dựng những công trình to lớn: thành phố Vinh, bệnh viện hữu nghị Việt Nam- Cuba.
Câu 15. Xu thế chung của thế giới hiện nay là hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc khi bước vào thế kỉ XXI?
TL:
Thời cơ: có điều kiện hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực, có điều kiện rút ngắn khoảng cách giữa các nước phát triển, áp dụng thành tự khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
Thách thức: Nếu không chớp thời cơ để phát triển sẽ bị tụt hậu, hội nhập sẽ hòa tan
16. Trong xu thế phát triển thế giới hiện nay. Nhiệm vụ to lớn nhất của nhân dân ta hiện nay là gì? 
- Mâu thuẫn nổi bậc nhất của xã hội nước ta hiện nay là mâu thuẫn giữa trình độ thấp kém của lực lượng sản xuất với yêu cầu rất cao của nền sản xuất hiện đại của CNXH và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân.
- Vì vậy nhiệm vụ chủ yếu của chúng ta hiện nay là phải dốc sức vào việc triển khai lực lượng sản xuất, làm ra nhiều của cải để chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu, đem lại ấm no tự do, hạnh phúc cho nhân dân.
17.Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống con người? 
- Cho phép thực hiện những bước nhảy vọt về sản xuất và năng suất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người
- Đưa đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động trong nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
18. Trình bày những biểu hiện và những hậu quả của cuộc chiến tranh lạnh? 
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai đã diễn ra sự đối đầu căng thẳng giữa hai siêu cường Mĩ và Liên Xô và hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, mà đỉnh điểm là tình trạng chiến tranh lạnh.
- Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch của Mĩ và các nước đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
- Những biểu hiện chính của chiến tranh lạnh là: Mĩ và các nước đế quốc ráo riết chạy đua vũ trang, thành lập các khối và căn cứ quân sự, tiến hành các cuộc chiến tranh cục bộ.
- Chiến tranh lạnh đã gây ra những hậu quả nặng nề như: sự căng thẳng của tình hình thế giới, những chi phí khổng lồ, cực kì tốn kém do chạy đua vũ trang và chiến tranh xâm lược.,
19. Vì sao Mĩ là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật lần II của toàn nhân loại?)
- Vì trong chiến tranh thế giới lần hai, rất nhiều nhà khoa học lỗi lạc trên thế giới chạy sang Mĩ.
- Ở Mĩ có điều kiện, phương tiện đầy đủ để làm việc.
- Đất nước hào bình.
20.Tại sao sau chiến tranh thế giới thứ hai Mĩ la tinh được mệnh danh là “ Đại lục núi lửa” (3đ) 
 - Trước CTTG thứ II các nước MLT bị rơi vào vòng lệ thuộc nặng nề và trở thành sân sau của Mĩ 
- Sau chiến tranh TG thứ II phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ cuồn cuộn như những ngọn núi lửa tấn công vào chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ, thành lập chính phủ giành được quyền dân tộc thật sự 

File đính kèm:

  • docCAU HOI PTNL SU 9 HKI 2015-2016.doc
Giáo án liên quan