Câu hỏi ôn tập môn Tin học 9 - Chương 2 đến 4

1.Kiến thức:

- Biết được vai trò của tin học và máy tính trong xã hội hiện đại;

- Biết được cách bảo vệ thông tin và các nguồn tài nguyên mang thông tin, tài sản chung của mọi người, của toàn xã hội, của bản thân mình,

2.Kỹ năng:

- Học sinh biết được cách tạo thói quen trong hệ thống máy tính.

3. Tư duy và thái độ

- Rèn đức tính cẩn thận, ham học hỏi, có tinh thần tương trợ bạn, làm việc trong nhóm.

- Học sinh hiểu bài, hứng thú với bài học, ngày càng yêu thích môn học hơn.

- Bước 3: Xây dựng bảng mô tả các mức độ yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập trong chủ đề.

 

doc14 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 640 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi ôn tập môn Tin học 9 - Chương 2 đến 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Bước 1: Lựa chọn chủ đề, nội dung cần KTĐG
CHỦ ĐỀ: BẢO VỆ DỮ LIỆU, PHÒNG CHỐNG VIRUS (4 tiết)
- Bước 2: Xác định yêu cầu kiến thức, kĩ năng, thái độ
1. Kiến thức:
Kiến thức
- Biết khái niệm virus máy tính.
- Biết được một số tình huống nhiễm và lây lan virus
máy tính và các sự cố dẫn đến tổn thất dữ liệu.
- Biết một số cách thông dụng bảo vệ dữ liệu.
2. Kỹ năng:
- Sử dụng được một số phần mềm phòng chống virus.
- Thực hiện được sao lưu dữ liệu.
3. Thái độ:
Nghiêm túc trong giờ học.
Ham thích môn học hơn. 
- Bước 3: Xây dựng bảng mô tả các mức độ yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập trong chủ đề.
Nội dung
Loại câu hỏi/bài tập
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1. Vì sao cần bảo vệ thông tin máy tính.
Câu hỏi/bài tập định tính
HS biết được vì saocần phải bảo vệ thông tin máy tính
Câu hỏi
ND1.DT.TH
Bài tập định lượng
Bài tập thực hành
2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy tính 
Câu hỏi/bài tập định tính
HS biết được các yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy tính
ND2.DT.TH
Bài tập định lượng
Bài tập thực hành
3. Virus máy tính và cách phòng tránh
Câu hỏi/bài tập định tính
HS biết được virus máy tính là gì?tác hại của virus máy tính
Câu hỏi
ND3.1.DT.NB
ND3.2.DT.NB
HS biết được các con đường lây lan của virus, cách phòng tránh virus máy tính
Câu hỏi
ND3.3.DT.TH
ND3.4.DT.TH
Hs biết được nguyên tắc chug nhất để phòng tránh virus, bảo vệ dữ liệu
ND3.5.DT.VD
Bài tập định lượng
Bài tập thực hành
- Bước 4: Đề xuất năng lực có thể hướng tới
Chủ đề bảo vệ dữ liệu, phòng chống virus có thể hướng tới hình thành và phát triển năng lực: 
+ Biết các yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy tính
+ Biết cách phòng tránh virus máy tính
 - Bước 5: Hệ thống câu hỏi
ND1.DT.TH
Tại sao cần bảo vệ thông tin máy tính?
Trả lời: 
+ Thông tin được tạo ra và lưu trữ trong máy ngày càng nhiều, chúng rất quan trọng hoặc được sử dụng thường xuyên;
+ Nhiều rủi ro có thể xảy ra trong quá trình sử dụng máy ính;
+ Sự mất an toàn thông tin ở qui mô lớn hoặc ở tầm quốc gia có thể đưa tới những hậu quả vô cùng to lớn.
ND2.DT.TH
Em hãy trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến sự an toàn của thông tin máy tính?
Trả lời:
+ Yếu tố công nghệ - vật lí;
+ Yếu tố bảo quản và sử dụng;
+ Virus máy tính.
ND3.1.DT.NB
Virus máy tính là 
một chương trình hay một đoạn chương trình không có khả năng nhân bản và lây nhiễm từ máy tính này sang máy tính khác;
một đoạn chương trình có khả năng tự nhân bản và lây nhiễm từ máy tính này qua máy tính khác bằng nhiều con đường, nhất là môi trường mạng máy tính, internet và thư điện tử; 
một đoạn chương trình có khả năng tự nhân bản và không lây nhiễm từ máy tính này qua máy tính khác bằng nhiều con đường khác nhau.
Một chương trình hay một đoạn chương trình không có khả năng nhân bản và không lây nhiễm từ máy tính này qua máy tính khác.
Hãy chọn phương án ghép đúng.
Trả lời: b)
ND3.2.DT.NB
Hãy chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau đây về tác hại của virus máy tính
Tiêu tốn tài nguyên hệ thống
Phá huỷ dữ liệu, phá huỷ hệ thống, đánh cắp dữ liệu
Mã hoá dữ liệu để bảo vệ
Gây khó chịu khác.
Trả lời: c)
ND3.3.DT.TH
Cho các mệnh đề:
qua việc sao chép tệp đã bị nhiễm virus
qua soạn thảo văn bản
qua thực hiện tính toán
qua các phần mềm bẻ khoá, các phần mềm sao chép lậu
qua các thiết bị nhớ di động
Các con đường lây lan của virus:
1,2,5,3
1,2,3,4,5
3,2,1,4
1,4,5
Trả lời: d)
ND3.4.DT.TH
Cách phòng tránh virus?
Hạn chế việc sao chép không cần thiết và không chạy các chương trình tải từ internet hoaặc sao chép từ máy khác khi chưa đủ tin cậy;
Không mở những tệp gửi kèm trong thư điện tử nếu có nghi ngờ về nguồn gốc hay nội dung thư;
Không truy cập các trang web có nội dung không lành mạnh;
Thường xuyên cập nhật các bản sửa lỗi cho các phẩn mềm chạy trên máy tính của mình, kể cả hệ điều hành;
Định kì sao lưu dữ liệu để có thể khôi phục khi bị virus phá hoại;
Định kì quét và diệt virus bằng các phần mềm diệt virus.
ND3.5.DT.VD
Nguyên tắc chung cơ bản nhất để phòng chống virus, bảo vệ dữ liệu?
TL:
 “Luôn cảnh giác và ngăn chặn virus trên chính những con đường lây lan của chúng”.
Hạn chế sao chép không cần thiết và không chạy các chương trình tải từ internet hoặc sao chép tườ máy khác khi chưa đủ tin cậy;
Không mở những tệp gửi kèm trong thư điện tử nếu có nghi ngờ về nguồn gốc hay nội dung thư;
Không truy cập các trang web có nội dung không lành mạnh;
Thường xuyên cập nhật các bản sửa lỗi cho các phần mềm chạy trên máy tính của mình, kể cả hệ điều hành;
Định kì sao lưu dữ liệu để có thể khôi phục khi bị virus phá hoại;
Định kì quét và diệt virus bằng các phần mềm diệt virus.
 - Bước 1: Lựa chọn chủ đề, nội dung cần KTĐG
CHỦ ĐỀ: TIN HỌC VÀ XÃ HỘI (2 tiết)
- Bước 2: Xác định yêu cầu kiến thức, kĩ năng, thái độ
1.Kiến thức:
- Biết được vai trò của tin học và máy tính trong xã hội hiện đại;
- Biết được cách bảo vệ thông tin và các nguồn tài nguyên mang thông tin, tài sản chung của mọi người, của toàn xã hội, của bản thân mình, 
2.Kỹ năng:
- Học sinh biết được cách tạo thói quen trong hệ thống máy tính. 
3. Tư duy và thái độ
- Rèn đức tính cẩn thận, ham học hỏi, có tinh thần tương trợ bạn, làm việc trong nhóm.
- Học sinh hiểu bài, hứng thú với bài học, ngày càng yêu thích môn học hơn.
- Bước 3: Xây dựng bảng mô tả các mức độ yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập trong chủ đề.
Nội dung
Loại câu hỏi/bài tập
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1. Vai trò của tin học và máy tính trong xã hội hiện đại 
Câu hỏi/bài tập định tính
HS biết được ích lợi mà tin học và máy tính có thể đem lại
ND1.DT.NB
Bài tập định lượng
Bài tập thực hành
2. Kinh tế tri thức và xã hội tin học hoá.
Câu hỏi/bài tập định tính
HS biết được xã hội tin học hoá là gì
ND2.1.DT.TH
HS biết được vì sao nói xã hội tin học hoá là tiền đề quyết định cho sự phát triển của nền kinh tế tri thức.
ND2.2.DT.VD
Bài tập định lượng
Bài tập thực hành
3. Con người trong xã hội tin học hoá. 
Câu hỏi/bài tập định tính
HS biết được cần bảo vệ thông tin và có trách nhiệm với mỗi thông tin đưa lên mạng internet.
ND3.DT.VD
Bài tập định lượng
Bài tập thực hành
- Bước 4: Đề xuất năng lực có thể hướng tới
Chủ đề tin học và xã hội có thể hướng tới hình thành và phát triển năng lực: 
- Biết được lợi ích của tin học và máy tính có thể đem lại.
- Biết được xã hội tin học hoá là tiền đề của nền kinh tế tri thức từ đó phải trách nhiệm với những thông tin đưa lên mạng internet.
 - Bước 5: Hệ thống câu hỏi
ND1.DT.NB
Hãy chỉ ra lợi ích mà tin học và máy tính có thể đem lại?
Trả lời:
 Lợi ích của ứng dụng tin học:
Tin học đã được ứng dụng trong mọi lĩnh vực đời sống và xã hội;
Sự phát triển các mạng máy tính, đặc biệt internet, làm cho việc ứng dụng tin học ngày càng phổ biến;
Ứng dụng tin học giúp tăng hiệu quả sản xuất, cung cấp dịch vụ và quản lí.
Tác dụng của tin học đối với xã hội:
Sự phát triển tin học cũng làm thay đổi nhận thức và cách tổ chức, vận hành cá hoạt động xã hội;
Thay đổi cuộc sống;
Tin học và máy tính ngày nay cũng đang góp phần thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của hầu hết các lĩnh vực khoa học công nghệ cũng như khoa học xã hội.
ND2.1.DT.TH
Xã hội tin học hoá là gì?
Trả lời:
Xã hội tin học hoá là xã hội mà các hoạt động chính của nó được điều hành với sự hổ trợ của các hệ thống tinh học, các mạng máy tính kết nối thông tin liên vùng, liên quốc gia.
ND2.2.DT.VD
Vì sao nói xã hội tin học hoá là tiền đề quyết định cho sự phát triển của nền kinh tế tri thức?
Trả lời: 
Xã hội tin học hoá là tiền đề quyết định cho sự phát triển của nền kinh tế tri thức vì: Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế trong đó tri thức là yếu tố quan trọng trong việc tạo ra của cải vật chất và tinh thần của xã hội, được điều hành với sự hổ trợ của các hệ thống tin học, các mạng máy tính kết nối thông tin liên vùng, liên quốc gia,
Trong xã hội tin học hoá, việc ứng dụng tin học giúp nâng cao năng suất và hiệu công việc, giải phóng lao động chân tay,
ND3.DT.VD
Tại sao cần bảo vệ thông tin và có trách nhiệm với mỗi thông tin đưa lên mạng internet?
Trả lời: 
Cần bảo vệ thông tin và có trách nhiệm với mỗi thông tin đưa lên mạng internet. Bởi vì:
	+ Thông tin rất quan trọng;
	+ Môi trường mạng internet là môi trường truyền bá, phổ biến thông tin một các thuận tiện, nhanh nhất với phạm vi toàn thế giới.
Bước 1: Lựa chọn chủ đề, nội dung cần KTĐG
CHỦ ĐỀ: ĐA PHƯƠNG TIỆN (2 tiết)
- Bước 2: Xác định yêu cầu kiến thức, kĩ năng, thái độ
1. Kiến thức: 
- Biết xu hướng của công nghệ đa phương tiện hiện nay
- Biết các thành phần của sản phẩm đa phương tiện
- Biết cách thực hiện để có sản phẩm đa phương tiện
2. Kĩ năng: Sử dụng được phần mềm công cụ và các tư liệu để tạo một sản phẩm đa phương tiện
3. Tư duy và thái độ: Có thái độ, động cơ học tập đúng đắn.
- Bước 3: Xây dựng bảng mô tả các mức độ yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập trong chủ đề.
Nội dung
Loại câu hỏi/bài tập
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
 1. Đa phương tiện là gì?
Câu hỏi/bài tập định tính
Xác định được đa phương tiện là gì?
ND1.DT.TH
Bài tập định lượng
Bài tập thực hành
 2. Một số ví dụ về đa phương tiện
Câu hỏi/bài tập định tính
Hs kể được các ví dụ về đa phương tiện 
ND2.DT.TH
Bài tập định lượng
Bài tập thực hành
 3. Ưu điểm của đa phương tiện
Câu hỏi/bài tập định tính
Biết được ưu điểm của đa phương tiện
ND3.DT.NB
Bài tập định lượng
Bài tập thực hành
 4. Các thành phần của đa phương tiện
Câu hỏi/bài tập định tính
HS nắm được các thành phần của đa phương tiện
ND4.1.DT.NB
Phân được được ảnh tĩnh và ảnh động
ND4.2.DT.NB
Bài tập định lượng
Bài tập thực hành
 5. Ứng dụng của đa phương tiện
Câu hỏi/bài tập định tính
HS biết được các ứng dụng của đa phương tiện
ND5.DT.NB
Bài tập định lượng
Bài tập thực hành
 6. Nguyên tắc tạo ảnh động
Câu hỏi/bài tập định tính
Hiểu được bản chất của tạo ảnh động.
ND6.DT.TH
Bài tập định lượng
Bài tập thực hành
7. Tạo ảnh động bằng Beneton Movie GIF
Câu hỏi/bài tập định tính
Hiểu được bản chất của tạo ảnh động.
ND6.1.DT.TH
ND6.2.DT.TH
Hiểu được mục đích của sử dụng phần mềm Beneton Movie GIF
ND6.3.DT.TH
ND6.4.DT.TH
Biết được các bước tạo ảnh động.
ND6.5.DT.TH
Bài tập định lượng
Bài tập thực hành
- Bước 4: Đề xuất năng lực có thể hướng tới
Chủ đề đa phương tiện có thể hướng tới hình thành và phát triển năng lực: 
+ Biết ứng dụng đa phương tiện trong đời sống xã hội.
+ Biết sử dụng phần mềm công cụ để thực hiện được sản phẩm đa phương tiện
 - Bước 5: Hệ thống câu hỏi
ND1.DT.TH
Đa phương tiện là gì?
Đáp án: đa phương tiện là một dạng thông tin được kết hợp nhiều dạng thông tin khác nhau và được thể hiện một cách đồng thời.
ND2.DT.TH
Em hãy cho một số ví dụ về đa phương tiện?
Gợi ý: trang web, bài trình chiếu, từ điển bách khoa đa phương tiện
ND3.DT.NB
Câu 1. Phát biểu nào sau đây sai về những ưu điểm và hạn chế của đa phương tiện:
Thu hút sự chú ý hơn, vì sự kết hợp các dạng thông tin luôn thu hút sự chú ý của con người hơn so với chỉ một dạng thông tin cơ bản.
Không thích hợp với việc sử dụng máy tính, mà chỉ thích hợp cho tivi, máy chiếu phim, máy nghe nhạc.
Rất phù hợp cho giải trí, nâng cao hiệu quả dạy và học.
Thể hiện thông tin tốt hơn.
ĐÁP ÁN: B 
ND4.1.DT.NB
Em hãy cho biết các thành phần của đa phương tiện?
Đáp án: văn bản, âm thanh, ảnh tĩnh, ảnh động, phim
ND4.2.DT.NB
Nêu sự giống và khác nhau giữa ảnh tĩnh và ảnh động
Gợi ý:
- Ảnh tĩnh là một tranh, ảnh thể hiện cố định một nội dung nào đó.
- Ảnh động là sự kết và thể hiện của nhiều ảnh tĩnh trong khoảng thời gian ngắn.
* Giống nhau:
Đều là ảnh và là sản phẩm của đa phương tiện
* Khác nhau: ảnh tĩnh thể hiện cố định một nội dung nào đó, còn ảnh động là sự kết hợp của nhiều ảnh tĩnh khác nhau ở một vài chi tiết được thể hiện theo thứ tự thích hợp tạo thành ảnh động sẽ tạo cho mắt người cảm giác các chi tiết trên chuyển động.
ND5.DT.NB
Em hãy nêu một số ứng dụng tiêu biểu của đa phương tiện trong cuộc sống?
Đáp án: 
- Trong nhà trường
- Trong khoa học
- Trong y học
- Trong thương mại
- Trong quản lí xã hội
- Trong nghệ thuật
-Trong công nghiệp giải trí
ND6.1.DT.TH
Bản chất của việc tạo ảnh động là
tạo ra các ảnh tĩnh có cùng kích thước rồi ghép chúng lại thành một dãy với thứ tự nhất định;
tạo các ảnh tĩnh có cùng kích thước rồi ghép chúng lại thành một dãy với thứ tự nhất định và đặt thời gian xuất hiện của từng ảnh, sau đó lưu lại dưới dạng một tệp ảnh động;
tạo các ảnh tĩnh có cùng kích thước rồi ghép chúng lại thành một dãy với thứ tự nhất định sau đó lưu lại dưới dạng một tệp ảnh động;
tạo các ảnh tĩnh có cùng kích thước rồi tách chúng lại thành từng ảnh một theo thứ tự nhất định và đặt thời gian xuất hiện của từng ảnh, sau đó lưu lại dưới dạng một tệp ảnh động;
đáp án: b
ND6.2.DT.TH
Câu nào sai trong các câu dưới đây?
a. Một ưu điềm nổi bật của mô hình ảnh động là có thể dễ dàng thiết kế.
b. Mỗi tệp ảnh động sẽ bao gồm từ một vài hoặc hàng trăm khung ảnh tĩnh có khích thước khác nhau.
c. Bản chất của việc thiết kế ảnh động là tạo ra các hình ảnh tĩnh và ghép chúng lại trong một dãy các hình được thể hiện theo thứ tự thời gian
d. Khi thiết kế ảnh động nếu các hình có chi tiết gần giống nhau thì khi thể hiện trên màn hình sẽ tạo ra các hiệu ứng chuyển động
Đáp án: B
ND6.3.DT.TH
Em hãy cho biết mục đích của việc sử dụng phần mềm Beneton Movie GIF?
Đáp án:
+ Ghép các ảnh tĩnh thành dãy và thay đổi thứ tự của các ảnh trong dãy, thêm hoặc bớt khỏi dãy;
+ Đặt thời gian xuất hiện của mỗi ảnh tĩnh trong dãy.
ND6.4.DT.TH
Hãy nêu tác dụng khác nhau của nút lệnh Add Frame(s) và Insert Frame(s) trên thanh công cụ của phần mềm Beneton Movie GIF
Đáp án:
+ Tác dụng của hai nút lệnh:
	- Nút lệnh Add Frame(s): thêm ảnh mới vào ảnh động, ảnh tĩnh sẽ được thêm vào cuối dãy hiện thời
- Nút lệnh Insert Frame(s): ảnh sẽ được thêm vào trước khung hình đã chọn
+ Khác nhau: Nút lệnh Add Frame(s) thì thêm ảnh tĩnh mới vào cuối dãy hình hiện thời, còn nút lệnh Insert Frame(s) thì thêm ảnh tĩnh vào trước khung hình đã chọn.
ND6.5.DT.TH
Các bước để tạo ảnh động với Beneton GIF?
1- Nháy chuột tại nút New proiect trên thanh công cụ
2- Nháy chuột lên nút Add Frame(s) trên thanh công cụ
3- Chọn tệp ảnh (tĩnh hoặc động) từ cửa sổ chọn tệp (hình dưới)
4- Nháy nút Open để đưa tệp ảnh đã chọn vào ảnh động
5- Lặ p lại các bước từ 2 – 4 để đưa các tệp ảnh khác vào ảnh động
6- Nháy nút Save để lưu kết quả.

File đính kèm:

  • doccau hoi chuong 2-4.doc
Giáo án liên quan