Câu hỏi ngoài giờ lên lớp văn 8 + 9

CÂU HỎI NGOÀI GIỜ LÊN LỚP MÔN VĂN

KHỐI 9

TUẦN 4

Câu 1: Câu văn nào khái quát được vẻ đẹp toàn diện của nhân vật Vũ Nương?

A. Vũ Thị Thiết, ngườì con gái quê ở Nam Xương, tính đã thuỳ mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp.

B. Nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật lấy lời ngon ngọt khôn khéo khuyên lơn.

C. Nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ của mình.

D. Nàng luôn giữ gìn khuôn phép không từng để vợ chồng phải đến thất hòa.

Câu 2: Từ “xanh” trong câu “sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ” dùng để chỉ cái gì?

 A. Mặt đất. C. Ông trời.

 B. Mặt trăng D. Thiên nhiên.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1471 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi ngoài giờ lên lớp văn 8 + 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	 CÂU HỎI NGLL 	VĂN 8
NỘI DUNG TUẦN 1 --6
Câu 1 : Trong các nhóm từ sau, nhóm từ nào thuộc trường từ vựng thời tiết ?
 A. nắng, mưa, nóng, rét	C. trời, mây, núi ,đèo
 B. non, nước, đèo, rét	D. thời tiết, đường đèo
Câu 2 : Trong các từ sau, từ nào không phải là từ tượng hình ?
 A. chót vót	 C. non nước
 B. khúc khủy	D. tầm tả
Câu 3 : Trong các từ sau, từ nào là từ tượng thanh ?
 A. cheo leo	 C. sừng sững
 B. róc rách	D. chang chang
Câu 4 :Văn bản nào được đánh giá là giàu chất thơ ?
A. Trong lòng mẹ	C. Lão Hạc
B. Tức nước vỡ bờ	D. Tôi đi học
Câu 5 : Nhà văn nào hi sinh trên đường đi công tác ?
A. Nam Cao	C. Nguyên Hồng 
B. Ngô Tất Tố	D. Thanh Tịnh
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
A
C
B
D
A
CÂU HỎI NGLL – KHỐI 8 ( Từ tuần 7 đến tuần 10 )
1/ Trong văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000, bao bì ni lông được coi là gì?
A. Một loại rác thải công nghiệp	B. Một loại chất gây độc hại
C. Một loại rác thải sinh hoạt	D. Một loại vật liệu kém chất lượng
2/ Các nhân vật chính trong tác phẩm Chiếc là cuối cùng làm nghề gì?
A. Nhạc sĩ	B. Nhà văn	C. Họa sĩ	D. Bác sĩ
3/ Cụm từ “ Chuyến đi xa xôi bí ẩn” nên được hiểu theo nghĩa nào và có nghĩa là gì?
Nghĩa đen, chỉ một chuyến đi chơi xa có thật
Nghĩa bóng, chỉ cái chết
Nghĩa bóng, chỉ sự ốm đau
Nghĩa đen, chỉ một chuyến đi bí ẩn có thật
4/Trong các câu sau, câu nào sử dụng phép nói quá?
Hỡi cô tát nước bên đàng – Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.
Chẳng tham nhà ngói ba tòa – Tham vì một nỗi mẹ cha hiền lành.
Làm trai cho đáng nên trai – Khom lưng, uốn gối gánh hai hạt vừng.
Miệng cười như thể hoa ngâu – Cái khăn đội đầu như thể hoa sen.
5/ Biện pháp nói giảm nói tránh được in đậm trong khổ thơ sau nói về điều gì?	
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
A. Sự vất vả	B. Sự nguy hiểm	C. Sự xa xôi	D. Cái chết
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
C
C
B
A
D
CÂU HỎI NGOÀI GIỜ LÊN LỚP MÔN VĂN
KHỐI 9
TUẦN 4
Câu 1: Câu văn nào khái quát được vẻ đẹp toàn diện của nhân vật Vũ Nương?
Vũ Thị Thiết, ngườì con gái quê ở Nam Xương, tính đã thuỳ mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp.
Nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật lấy lời ngon ngọt khôn khéo khuyên lơn.
Nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ của mình.
Nàng luôn giữ gìn khuôn phép không từng để vợ chồng phải đến thất hòa.
Câu 2: Từ “xanh” trong câu “sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ” dùng để chỉ cái gì?
 A. Mặt đất. 	 	C. Ông trời.
 B. Mặt trăng	 D. Thiên nhiên.
TUẦN 5
 Câu 3: Chi tiết nào nói lên sự sáng suốt của vua Quang Trung trong việc xét đoán và dùng người?
Cách xử trí với các tướng sĩ tại Tam Điệp.
Phủ dụ quân lính tại Nghệ An.
Thân chinh cầm quân ra trận.
Sai mở tiệc khao quân.
TUẦN 6
Câu 4: Câu thơ “Mai cốt cách tuyết tinh thần” nói lên nội dung gì?
Miêu tà vẻ đẹp của cây mai và tuyết trắng.
Gợi tả vẻ đẹp duyên dáng, thanh cao, trong trắng của người thiếu nữ.
Nói lên cốt cách và tinh thần trong sáng của nhà thơ.
Gới thiệu vẻ đẹp chung của người phụ nữ trong xã hội cũ.
Câu 5: Theo em, vì sao tác giả miêu tả vẻ đẹp Thuý Vân trước, vẻ đẹp Thúy Kiều sau?
Vì Thuý Vân không phải là nhân vật chính.
Vì Thúy Vân đẹp hơn Thuý Kiều.
Vì tác giả muốn đề cao Thuý Vân.
Vì tác giả muốn làm nổi bật vẻ đẹp Thuý Kiều.
Đáp án
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
A
C
A
B
D
CÂU HỎI NGLL – KHỐI 9 ( Từ tuần 7 đến tuần 10 )
1/ Nghĩa của yếu tố đồng trong “ đồng môn” là gì?
A. Giống	B. Cùng	C. Trẻ em	D. Kim loại
2/ Vì sao Kiều lại ở lầu Ngưng Bích?
A. Vì Mã Giám Sinh đưa nàng đến đó	B. Vì người nhà đưa nàng đến đó
C. Vì Tú Bà đưa nàng đến đó	D. Vì Sở Khanh đưa nàng đến đó
3/ Trịnh Hâm hại Vân Tiên ở đâu, vào thời điểm nào?
A. Trên bờ, lúc đêm khuya	B. Trên thuyền, lúc chập tối
C. Trên bờ, lúc hoàng hôn	D. Trên thuyền, lúc đêm khuya
4/ “ Đánh trống bỏ dùi” có nghĩa là gì?
A. Đề xướng công việc rồi bỏ không làm	B. Không thích đánh trống bằng dùi
C. Phải bỏ dùi trước khi đánh trống	D. Làm một khoảng trống rồi để dùi vào đó
5/ Câu thơ “ Quê hương anh nước mặn đồng chua” nhắc đến vùng quê nào?
A. Vùng trung du	B. Vùng núi cao
C. Vùng bãi sông	D. Vùng đồng bằng ven biển
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
B
C
D
A
D

File đính kèm:

  • docCÂU HỎI NGLL.doc