Câu hỏi năng lực môn Địa lí 7 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Tân Bình

Câu 11. Càng gần chí tuyến biên độ nhiệt càng tăng, thời kì khô hạn kéo dài là một trong số các đặc điểm khí hậu của kiểu môi trường nào ở đới nóng?

 A. Môi trường xích đạo ẩm B. Môi trường nhiệt đới

 C. Môi trường nhiệt đới gió mùa D. Môi trường hoang mạc

Câu 12. Môi trường nào có nhiều động vật ăn cỏ và ăn thịt nhất châu Phi:

 A. Môi trường xích đạo ẩm B. Môi trường hoang mạc

 C. Môi trường nhiệt đới D. Môi trường Địa Trung Hải

2. Thông hiểu: (3 câu, mỗi câu 1đ)

Câu 1. Hãy điền các cụm từ sau vào chỗ trống để có đáp án đúng: ( Ngủ suốt mùa đông, lớp mỡ, di cư, không thấm nước)( 1 điểm)

- Động vật thích nghi được với khí hậu lạnh nhờ có , lông dày hoặc bộ lông . Một số động vật .để tránh mùa đông lạnh, số khác lại .

Câu 2. Hãy điền nội thích hợp vào các chỗ trống trong đoạn sau:

 “Mưa theo .,có một thời kì khô hạn .càng về gần lượng mưa càng ”.

Câu 3. Hãy điền nội thích hợp vào các chỗ trống trong đoạn sau:

Những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội của châu Phi:

doc9 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 1216 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi năng lực môn Địa lí 7 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Tân Bình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Tân Bình
Tổ: Sử- Địa-GDCD
CÂU HỎI NĂNG LỰC
Môn: Địa lí 7
Năm 2015-2016
TRẮC NGHIỆM: 
Em hãy khoanh tròn chữ cái đầu câu đúng.
1. Nhận biết: 
Câu 1. Hoang mạc Xa-ha-ra tiến sát bờ biển do:
	A. Dòng lạnh Ben-ghê-la	 	B. Dòng lạnh Xô-ma-li
	C. Dòng lạnh Ca-na-ri	D. Dòng lạnh tháng 7
Câu 2. Đới nóng nằm trong khoảng vĩ độ nào?
Giữa chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam
Giữa chí tuyến Bắc và Vòng cực Bắc
Giữa chí tuyến Nam và Vòng cực Nam
Giữa Vòng cực Bắc và cực Bắc
Câu 3. Giải pháp hạn chế sự phát triển của hoang mạc là: 
A. Trồng rừng. 	 B. Trồng cây công nghiệp. 
C. Trồng lúa. 	 D.Trồng rau.
Câu 4 . Thực vật trong môi trường đới lạnh phát triển ở:
	 A. Trong những thung lũng kín gió 
 B. Trên đảo Grơn-len của Đan Mạch
 C. Vùng ven biển phương Bắc	
 D. Vùng tiếp giáp với vòng cực
Câu 5. Bồn địa nào của châu Phi nằm trên đường xích đạo?
	 A. Bồn địa Sát 
 B. Bồn địa Công-gô
 C. Bồn địa Nin-Thượng	
 D. Bồn địa Ca-la-ha-ri
Câu 6. Đặc điểm khí hậu của vùng núi: 
A. Thay đổi theo vị trí. 	 B. Thay đổi theo vĩ độ. 
 C. Thay đổi theo độ cao. 	 D. Thay đổi theo lượng mưa.
Câu 7. Nước ta nằm trong môi trường khí hậu nào?
 	A. Xích đạo ẩm 	 B. Hoang mạc 
 	C. Nhiệt đới 	 	 D. Nhiệt đới gió mùa
Câu 8. Rừng rậm thường xanh quanh năm là loại rừng chính thuộc môi trường:
 	A. Nhiệt đới 	 B. Nhiệt đới gió mùa 
 	C. Xích đạo ẩm 	 D. Hoang mạc 
Câu 9. Quá trình đô thị hóa ở đới nóng xảy ra do nguyên nhân chủ yếu nào?
A. Do di dân tự do.	 B. Do di dân có kế hoạch
C. Do nhu cầu phát triển đô thị	 D. Do sự phát triển kinh tế
Câu 10. Châu lục nào trên thế giới nằm hoàn toàn ở nửa cầu bắc:
 	A. Châu Á	B. Châu Âu
 	C. Châu Phi	 	D. Châu Đại Dương
Câu 11. Càng gần chí tuyến biên độ nhiệt càng tăng, thời kì khô hạn kéo dài là một trong số các đặc điểm khí hậu của kiểu môi trường nào ở đới nóng?
 A. Môi trường xích đạo ẩm	 B. Môi trường nhiệt đới
 C. Môi trường nhiệt đới gió mùa	 D. Môi trường hoang mạc
Câu 12. Môi trường nào có nhiều động vật ăn cỏ và ăn thịt nhất châu Phi:
 A. Môi trường xích đạo ẩm B. Môi trường hoang mạc
 C. Môi trường nhiệt đới	 	 D. Môi trường Địa Trung Hải
2. Thông hiểu: (3 câu, mỗi câu 1đ)
Câu 1. Hãy điền các cụm từ sau vào chỗ trống để có đáp án đúng: ( Ngủ suốt mùa đông, lớp mỡ, di cư, không thấm nước)( 1 điểm)
- Động vật thích nghi được với khí hậu lạnh nhờ có, lông dày hoặc bộ lông.. Một số động vật.....để tránh mùa đông lạnh, số khác lại.
Câu 2. Hãy điền nội thích hợp vào các chỗ trống trong đoạn sau:
 “Mưa theo ..,có một thời kì khô hạn..càng về gầnlượng mưa càng”.
Câu 3. Hãy điền nội thích hợp vào các chỗ trống trong đoạn sau:
Những nguyên nhân kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội của châu Phi: .....................................................................................................................................................................................................................................................
4. Vận dụng: (3 câu, mỗi câu 1đ)
Câu 1: : Ghép ý ở cột A với cột B sao cho đúng về địa bàn phân bố của các chủng tộc : 
 Cột A (Chủng tộc)
 Cột B (Phân bố)
 Ghép ý
 1. Môn-gô-lô-it 
A. Châu Phi
 1 - .
 2. Ơ-rô-pê-ô-it
B. Châu Á
 2 - .
 3. Nê-grô-it
C. Châu Âu
 3 - ......
 4. Môn-gô-lô-it 
D. Việt Nam
 4 - .......
E. Nam Cực
Câu 2: Nối thông thông tin ở cột A và cột B cho đúng:
A
B
1. Môi trường xích đạo
2. Môi trường nhiệt đới
3. Môi trường nhiệt đới gió mùa
4. Môi trường hoang mạc
a. Có 1 mùa khô, 1 mùa mưa
b. Thời tiết rất thất thường
c. Bề mặt là cát, đá.
d. Nóng - ẩm quanh năm
e. Có mưa nhiều vào mùa thu - đông
Câu 3. Ghép tên các siêu đô thị với các châu lục cho thích hợp (ý ở cột A với ý ở cột B)
A
B
Ghép
Niu I-ooc
Tô-ki-ô
Cai Rô
Luân Đôn
Châu Á
Châu Âu
Bắc Mỹ
Châu Phi
Nam Mỹ
1........
2........
3........
4........
B. TỰ LUẬN:
. Thông hiểu: 
Câu 1: Nêu đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa? Để khắc phục những khó khăn do khí hậu nhiệt đới gió mùa gây ra. Trong sản xuất nông nghiệp cần thực hiện những biện pháp chủ yếu nào? 
 Gợi ý:
+ Đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa: Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió, thời tiết diễn biến thất thường.
+ Khó khăn: đất dễ bị thoái hóa, nhiều sâu bệnh, khô hạn, bão lũ.
+ Biện pháp: - Làm thủy lợi, trồng cây che phủ đất
 - Phòng chống thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán...)
 - Phòng trừ sâu bệnh có hại cho cây trồng, vật nuôi.
Câu 2: Dựa vào kiến thức đã học giải thích vì sao hoang mạc lại chiếm diện tích lớn ở Bắc Phi? 
Gợi ý:
 Đường bờ biển châu Phi ít bị cắt xẻ, châu Phi có dạng hình khối, kích thước lớn, ảnh hưởng của biển không vào sâu trong đất liền khí hậu châu Phi khô. 
 - Chí tuyến bắc đi qua bắc Phi, nên quanh năm bắc Phi nằm dưới áp cao chí tuyến thời tiết ổn định không mưa. 
 - Phía bắc châu Phi là lục địa Á-Âu gió mùa đông bắc từ lục địa Á-Âu thổi vào bắc Phi khô ráo không mưa. 
Câu 3: So sánh sự khác nhau giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị? 
. Vận dụng thấp: 
Câu 1: Cho những cụm từ: Thực vật rất nghèo nàn, rất ít người sinh sống, khí hậu rất lạnh, băng tuyết phủ quanh năm . Hãy lập một sơ đồ theo mẫu thể hiện mối quan hệ giữa môi trường và con người ở đới lạnh .
Khí hậu rất lạnh
	Bài làm: 
Câu 2: 
Là 1 học sinh, em cần làm gì để góp phần giảm tỉ lệ gia tăng dân số?
Câu 3: Giải thích vì sao dân cư trên thế giới phân bố không đều? 
. Vận dụng cao: 
Câu 1: Tính mật độ dân số năm 2001 của các nước trong bảng dưới đây và nêu nhận xét. 
Tên nước
Diện tích (km2)
Dân số (triệu người)
Việt Nam
Trung Quốc
In-đô-nê-xi-a
329314
9597000
1919000
78,7
1273,3
206,1
Câu 2: Bảng số liệu về lượng khí thải năm 2000.(2 điểm)
Quốc gia
Lượng khí độc hại bình quân đầu người
Số dân
Hoa Kì
20 tấn/năm/người
281421000
Pháp
6 tấn/năm/người
59330000
Tính tổng lượng khí thải của từng quốc gia.
Vẽ biểu đồ cột thể hiện lượng khí thải độc hại bình quân đầu người của các quốc gia trên.
Câu 3: Hãy vẽ sơ đồ thể hiện tác động tiêu cực của việc gia tăng dân số quá nhanh ở đới nóng đối với tài nguyên, môi trường. Qua đó nêu biện pháp khắc phục. 
Gợi ý:
+ Vẽ sơ đồ:
Dân số tăng nhanh
Tài nguyên bị khai thác kiệt quệ
Rừng bị tàn phá
Đất bị bạc màu
Môi trường bị hủy hoại
(Ô nhiễm, nhà ổ chuột)
+ Biện pháp: - Giảm tỉ lệ gia tăng dân số.
 - Phát triển kinh tế.
 - Nâng cao đời sống người dân
	HẾT	
Trường: THCS TÂN BÌNH
Tổ: SƯ- ĐỊA GDCD
CÂU HỎI NĂNG LƯC 
Môn:Địa Lý 8
Năm học: 2015-2016
 TRĂC NGHIÊM
3. Vận dụng thấp
Câu 1. Lựa chọn cụm từ thích hợp, điền tiếp vào ô trống trong câu sau phản ánh đặc điểm khí hậu châu Á. 
Cụm từ: (A) từ duyên hải vào nội địa; (B) phân hóa rất đa dạng.
 Khí hậu châu Á (1)., thay đổi theo các đới từ bắc xuống nam, và theo các kiểu (2), có hai kiểu khí hậu phổ biến là kiểu khí hậu gió mùa ẩm và kiểu khí hậu lục địa khô.
Câu 2: Điền các từ còn thiếu vào chỗ () ở các câu sau:
Địa hình khu vực Nam Á :
	- Phía Bắc là ..cao đồ sộ, chạy theo hướng , dài gần 2600km, rộng 320 -400km.
	- Ở giữa là ..rộng lớn và bằng phẳng, chạy từ bở biển A-ráp đến bờ vịnh Ben- Gan, dài gần 3000km, rộng 250 -350km.
	Phía Nam là cao nguyên Đê-can tương đối thấp và bằng phẳng, với hai rì được nâng cao thành hai dãy..
Câu 3. Điền các cụm từ ( ở trong ngoặc) vào chỗ trống cho thích hợp để hoàn thành đoạn văn thể hiện dặc điểm vị trí địa lí của châu Á. (lục địa Phi; Thái Bình Dương; Ấn Độ Dương; Bắc Băng Dương; Đại Tây Dương; châu Âu và châu Phi; châu Âu và châu Đại Dương)
Châu Á là một bộ phận của lục địa Á - Âu; là châu lục và có diện tích lớn nhất thế giới. Phía Bắc châu Á giáp .................................. phía nam giáp ..................................... phía đông giáp ..................................... phía tây và tây nam giáp ................................................
4. Vận dụng cao: 
Câu 1 : Sắp xếp cột A với cột B sao cho phù hợp: 
Tên cảnh quan 
ĐÁP ÁN
Nơi phân bố 
1. Rừng lá kim 
2. Rừng cận nhiệt đới ẩm 
3. Rừng nhiêt đới ẩm 
4. Bán hoang mạc và hoang mạc 
1. +
2. +
3. +
4. +
a. Đông Nam Á, Nam Á 
b. Đông Á 
c. Tây Nam Á, Trung Á
d. Xi bia (Liên bang Nga)
Câu 2: Ghép tên các đồng bằng bên dưới cho phù hợp với tên của các con sông: 
A
B
Khu vực
Đáp án
Tên sông
1. Bắc Á
1
a/ Sông Ấn và sông Hằng
2.Đông Á
2
b/ Sông Ô-bi và I-ê-nít-xây
3. Nam Á
3.
c/ Sông Amua,Hoàng Hà và Trường Giang
4. Tây Nam Á
4.
d/ Sông Ti-gơ và Ơ-phơ-rat
Câu 3: Nối các ý ở cột A với cột B
A
B
Đáp án
1. Dân cư
a. Là cái nôi cuả nền văn hóa cổ đại thế giới
1+.
2. Kinh tế
b. Phức tạp, không ổn định
2+.
3. Chính trị
c. Công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ
3+.
4. Văn hóa
d. Phần lớn là người Ả-rập, theo đạo Hồi
4+.
II. PHẦN TỰ LUẬN: 
1. Nhận biết: (3 câu, mỗi câu 2đ)
Câu 1. Hãy nêu đặc điểm chính của địa hình châu Á? (2điểm)
Gợi ý:
+ Đặc điểm chính của địa hình châu Á: 
	- Có nhiều hệ thống núi và sơn nguyên cao, đồ sộ bậc nhất thế giới, tập trung chủ yếu ở trung tâm lục địa, theo hai hướng chính là Bắc-Nam và Tây-Đông. Trên núi cao có băng hà.
	- Nhiều đồng bằng rộng lớn phân bố rìa lục địa.
	- Nhiều hệ thống núi và sơn nguyên nằm xen kẽ nhau làm cho địa hình bị chia cắt rất phức tạp.
Câu 2. Hãy nêu một vài nét về đặc điểm địa hình của khu vực Nam Á? (2 điểm)
Gợi ý:
- Phía Bắc là hệ thống núi Hy-ma-lay-a hùng vĩ, chạy theo hướng Tây Bắc –Đông Nam dài 2600km, bề rộng từ 320-400km
- Phía Nam là sơn nguyên Đê-can với hai rìa nâng cao thành dãy Gát Đông và Gát Tây
- Giữa là đồng bằng Ấn Hằng rộng lớn và bằng phẳng, kéo dài hơn 3000km, rộng từ 250 đến 350km. 
Câu 3. Khí hậu châu Á phổ biến là các kiểu khí hậu nào? Nêu đặc điểm của kiểu khí hậu gió mùa? (2 điểm)
Gợi ý:
- Khí hậu châu Á phổ biến là : kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa 
- Đặc điểm của kiểu khí hậu gió mùa: một năm có hai mùa: 
 + Mùa đông: khô lạnh, ít mưa 
 + Mùa hạ: nóng ẩm và mưa nhiều
2. Thông hiểu: (3 câu, mỗi câu 2đ)
Câu 1: Những thành tựu nông nghiệp ở các nước châu Á được biểu hiện như thế nào? (2 điểm)
Gợi ý:
Thành tựu nông nghiệp của châu Á:
- Sản xuất lương thực giữ vai trò quan trọng: là lúa gạo chiếm 93% và khoảng 39% sản lượng lúa mì thế giới. 
- Trung Quốc và Ấn Độ là 2 nước sản xuất nhiều lúa gạo. 
- Thái Lan và Việt Nam đứng thứ nhất và thứ nhì thế giới về xuất khẩu lúa gạo
Câu 2. Hãy trình bài những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á? (2 điểm)
Gợi ý:
	*Thuận lợi:
- Nhiều tài nguyên khoáng sản có trữ lượng lớn như sắt, khí đốt, sắt, thiết, dầu mỏ
- Có tài nguyên đất, khí hậu, nguồn nước, thực động vật, rừng rất đa dạng, các nguồn năng lượng rất dồi dào.
* Khó khăn:
- Các vùng núi cao hiểm trở, nhiều hoang mạc lớn khô cằn, nhiều vùng có khí hậu lạnh giá khắc nghiệt
- Thường xuyên xảy ra các thiên tai như hoạt động núi lửa, động đất, bão lụt
Câu 3. Trình bày đặc điểm tự nhiên của khu vực Tây Nam Á? (2 điểm)
Gợi ý:
Địa hình: Chủ yếu là núi và cao nguyên. 
Khí hậu: Nhiệt đới khô.	 
Sông ngòi: kém phát triển, lưu lượng nhỏ. 
Nguồn tài nguyên dầu mỏ và khí đốt lớn nhất thế giới.
TỰ LUẬN;
Vận dụng thấp: 
Câu 1: Vì sao sông ngòi ở khu vực Tây Nam Á và Trung Á kém phát triển nhưng vẫn có một số sông lớn? Cho biết phân bố các sông lớn ở Tây Nam Á và Trung Á. 
Gợi ý:
Tây Nam Á và Trung Á thuộc khí hậu lục địa và khô hạn nên sông ngòi kém phát triển nhưng vẫn có một số sông lớn nhờ nguồn nước do tuyết và băng tan từ các núi cao cung cấp.
- Các sông lớn ở Trung Á: Sông Xưa Đa – ri-a, A- mu Đa-ri-a
- Tây Nam Á: Sông Ti-g rơ, Ơ-ph rát. 
Câu 2: Vì sao khí hậu châu Á được phân thành nhiều đới và nhiều kiểu? 
Gợi ý:
Vì: Lãnh thổ châu Á trải dài từ vùng cực đến xích đạo, có kích thước rộng lớn, có địa hình núi cao tập trung ở trung tâm châu lục....
Câu 3. Giải thích tại sao vào mùa xuân, vùng trung và hạ lưu sông Ôbi thường có lũ băng lớn? 
Gợi ý:
Vì thượng nguồn của sông Ôbi nằm trên địa hình cao nên vào mùa đông nhiệt độ hạ thấp xuống làm sông bị đóng băng, vào mùa xuân nhiệt độ ấm áp dần lên làm băng tan chảy ra với trữ lượng lớn làm sông không thoát nước kịp dẫn đến hiện tượng lũ băng.
4. Vận dụng cao: 
Câu 1. Dựa vào bảng số liệu sau: Dân số các châu lục qua một số năm (triệu người)
Năm
Châu
1950
2000
2002
Tỉ lệ tăng tự nhiên (năm 2002)
Châu Á
Châu Âu
Châu Đại Dương
Châu Mĩ
Châu Phi
Toàn thế giới
1 402
 547
 13
 339
 221
2 522
3 683
 729
 30,4
 829
 784
 6 055,4
3 766
 728
 32
 850
 839
6 215
1,3
 - 0,1
1,0
1,4
2,4
1,3
 Hãy nhận xét số dân và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của châu Á với châu Âu, châu Phi và toàn thế giới?
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 2. 
 Bảng số liệu : Diện tích và dân số một số khu vực của châu Á
Khu vực
Diện tích(nghìn km2)
Dân số năm 2001(triệu người)
- Đông Á
- Nam Á
- Đông Nam Á
- Trung Á
- Tây Nam Á
11762
4489
4495
4002
7016
1503
1356
519
56
286
Dựa vào bảng số liệu trên, em hãy:
Nêu công thức tính mật độ dân số?
Kể tên hai khu vực đông dân nhất châu Á ?
Trong hai khu vực đó, khu vực nào có mật độ dân số cao hơn, tính mật độ dân số hai khu vực đó?
Trả lời:
Mật độ dân số = Dân số (người/km2)
 Diện tích
Hai khu vực đông dân nhất châu Á: Đông Á, Nam Á
Nam Á có mật độ dân số cao hơn Đông Á.
 Nam Á: 302 người/km2
 Đông Á: 128 người/km2.
Câu 3. 
 Dựa vào bảng số liệu sau: Dân số các châu lục năm 2002 (triệu người)
Châu lục
Châu Á
Châu Âu
Châu phi
Châu Đại Dương
Châu Mỹ
Số dân(Triệu người)
3766
728
839
32
850
a). Hãy nhận xét và so sánh số dân của châu Á với các Châu lục khác trên thế giới.
b). Tại sao châu Á là châu lục đông dân nhất thế giới?
Trả lời: a). Nhận xét:
	 Châu Á là châu lục đông dân nhất trên thế giới, chiếm hơn 60% dân số toàn thế giới (2002:3766 triệu người).
- Dân số Châu Á gấp 117,7 châu Đại Dương ; gấp 5,2 lần Châu Âu; 4,5 lần Châu Phi và 4,4 lần Châu Mỹ. 
 b). HS tự giải thích.
HẾT	

File đính kèm:

  • docCAU HOI PTNL ĐIA 7-8 HKI 2015-2016.doc