Câu hỏi học kỳ II môn Giáo dục công dân 9 (Có đáp án)

Câu 1. (Biết, hiểu)

* Mục tiêu:

* Nội dung câu hỏi:

 a. Thế nào là quyền do kinh doanh ?

 b. Quyền này có ý nghĩa như thế nào ?

 c. Khi kinh doanh công dân phải thực hiện nghĩa vụ gì ?

Đáp án:

a. Là quyền của công dân được tự do lựa chọn hình thức tổ chcứ kinh tế, ngành nghề, quy mô kinh doanh, phải tuân đúng pháp luật và sự quản lý của Nhà nước.

b. Quyền này rất quan trọng trong điều kiện kinh tế hiện nay:

 Giúp công dân có điều kiện lựa chọn hình thức, tổ chức, quy mô, ngành nghề thích hợp tham gia kinh doanh và thực hiện đúng pháp luật, đem lại thu nhập cho bản thân, gia đình và góp phần xây dựng đất nước.

c. Người kinh doanh phải tuân đúng quy định của Nhà nước như kê khai đúng số vốn, mặt hàng, ngành nghề kinh doanh, không kinh doanh những mặt hàng mà Nhà nước cấm như ma tuý, vũ khí, thuốc nổ, mại dâm và phải làm nghĩa vụ đóng thuế.

Câu 2. (Biết, vận dụng)

* Mục tiêu:

* Nội dung câu hỏi:

 a. Thế nào là quyền tự do kinh doanh ?

 b. Em sẽ làm gì để sau này tham gia kinh doanh đạt hiệu quả ?

* Đáp án:

 a. Quyền tự do kinh doanh: là quyền của công dân được lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề quymô kinh doanh theo sự quản lí của nhà nước. Phải kê khai đúng số vốn, kinh doanh đúng ngành, mặt hàng ghi trong giấy phép, không kinh doanh lĩnh vực Nhà nước cấm như ma tuý, mại dâm, thuco61 nổ, vũ khí

 b. Để sau này tham gia kinh doanh đạt hiệu quả cần học tập tốt để có trí thức và tìm hiểu quy định về kinh doanh để tham gia kinh doanh đúng pháp luật

Câu 3. (Vận dụng)

* Mục tiêu:

* Nội dung câu hỏi: Học sinh có thể làm gì để góp phần vào việc thực hiện chính sách của Nhà nước về kinh doanh và thuế ?

* Đáp án:

- Đối với học sinh gia đình cò tham gia kinh đoanh thì vận động gia đình thực hiện chính sách của Nhà nước về kinh doanh và làm tốt nghĩa vụ đóng thuế

- Các trường hợp khác thì có thể vận động, giải thích người xung quanh thực hiện chính sách của Nhà nước về kinh doanh và làm tốt nghĩa vụ đóng thuế; góp phần phát hiện hành vi vi phạm.

 

doc16 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 890 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi học kỳ II môn Giáo dục công dân 9 (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Không cần nghe ý kiến mọi người khi quyết định hôn nhân;
 B. Chỉ cần mình yêu thì kết hôn; 
 C. Hôn nhân tự nguyện, bình đẳng, tiến bộ hạnh phúc bền vững;
 D. Giàu có mới có quyền kết hôn; 
 Đ. Chỉ cần có tiền thì hôn nhân hạnh phúc
* Đáp án: C
Câu 2. (Hiểu)
* Mục tiêu: 
* Nội dung câu hỏi: Điều kiện khi kết hôn hôn 
 A. Khi kết hôn phải đến Uỷ ban nhân dân xã đăng ký; 
 B. Không cần đăng kí khi kết hôn
 C. Tình yêu chỉ đến sau hôn nhân
 D. Cha mẹ không cần hướng dẫn cho con trong việc lựa chọn bạn đời.
* Đáp án: A 
Câu 3. (Hiểu)
* Mục tiêu: 
* Nội dung câu hỏi: Việc làm vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân trong hôn nhân 
 A. Đi đăng kí kết hôn tại Ủy ban nhân dân xã
 B. Tìm hiểu kĩ về người mình định kết hôn
 C. Tham khảo ý kiến bạn bè khi kết hôn
 D. Kết hôn khi nữ 16 tuổi
* Đáp án: D
Câu 4. (Hiểu) 
* Mục tiêu: 
* Nội dung câu hỏi: Cấm kết hôn trong trường hợp nào sau đây:
 A. Nam nữ yêu nhau tiến tới hôn nhân; B. Tự nguyện tiến tới hôn nhân;
 C. Nam 20 tuổi, nữ 18 tuổi trở lên; D. Giữa cha mẹ nuôi với con nuôi..
* Đáp án: D
Câu 4. (Hiểu) 
* Mục tiêu: 
* Nội dung câu hỏi: Điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào 1 tương ứng 
 1 Kết hôn khi nam, nữ 18 tuổi; 
 1 Cha mẹ không có quyền quyết định hôn nhân cho con
 1 Không nên yêu sớm
 1 Kết hôn không cần có nghề nghiệp ổn định.
* Đáp án: S; Đ; Đ; S
II. TỰ LUẬN
 * Câu 1. (Biết)
* Mục tiêu: 
* Nội dung câu hỏi: 
 a. Thế nào là hôn nhân? 
 b. Yếu tố quan trọng của hôn nhân hạnh phúc là gì?
* Đáp án:
 a. Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa nam và nữ trên nguyên tắc tự nguyện bình đẳng, được pháp luật thừa nhận à Chung sống lâu dài, xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc. 
 b. Cơ sở quan trọng giúp hôn nhân hạnh phúc và được đảm bảo là tình yêu chân chính và được pháp luật thừa nhận 
* Câu 2. (Biết)
* Mục tiêu: 
* Nội dung câu hỏi: Điều kiện nào được kết hôn ? 
* Đáp án:
 Nam từ 20 tuổi, nữ từ 18 tuổi trở lên, việc kết hôn do nam, nữ tự nguyện quyết định và phải được đăng ký tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
* Câu 3. (Biết, hiểu)
* Mục tiêu: 
* Nội dung câu hỏi: Cấm kết hôn trong trường hợp nào ? Vì sao cấm kết hôn ? 
 Công dân có trách nhiệm như thế nào về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ này ? 
* Đáp án:
- Cấm kết hôn trong trường hợp người đang có vợ hoặc có chồng, người mất năng lực hành vi dân sự; giữa người có cùng dòng máu trực hệ; giữa người có họ trong phạm vi 3 đời; giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; giữa người cùng giới tính.
- Nhằm bảo đảm ổn định xã hội, duy trì chất lượng nòi giống, không ảnh hưởng đến các chuẩn mực đạo đức xã hội
- CD phải thận trọng, nghiêm túc trong tình yêu, không vi phạm quy định pháp luật về hôn nhân, gia đình.
* Câu 3. (Hiểu)
* Mục tiêu: 
* Nội dung câu hỏi: Theo em việc kết hôn sớm ảnh hưởng như thế nào đến gia đình và xã hội ? 
* Đáp án:
- Bản thân: Sinh con sớm, nhiều con, ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và con, cản trở sự tiến bộ của bản thân (mất cơ hội học tập, tham gia các hoạt động)
- Gia đình: Kinh tế khó khăn, con cái nheo nhóc, không có điều kiện nuôi dạy con tốt, dễ bất hoà
- Xã hội: thêm gánh nặng về mọi mặt (dân số tăng nhanh, gây áp lực về y tế, giáo dục, các dịch vụ khác)
* Câu 4. (Vận dụng) 
* Mục tiêu: 
* Nội dung câu hỏi: Em sẽ làm gì khi một người chị họ 17 tuổi xin bố mẹ cho lấy chồng? 
* Đáp án:
- Khuyên chị không nên kết hôn sớm sớm vì sẽ có con sớm ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và con, cản trở sự tiến bộ của bản thân (mất cơ hội học tập, tham gia các hoạt động)
- Vi phạm Luật hôn nhân gia đình, không đủ tuổi đăng ký kết hôn sẽ không có cơ sở pháp lý để bảo vệ hôn nhân của mình.
BÀI 13: QUYỀN TỰ DO KINH DOANH VÀ NGHĨA VỤ ĐÓNG THUẾ
 I. TRẮC NGHIỆM 
 Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1. (Biết) 
 * Mục tiêu: 
* Nội dung câu hỏi: Hoạt động kinh doanh bao gồm
 A. Chỉ có hoạt động sản xuất;
 B. Sản xuất, dịch vụ trao đổi hàng hoá; 
 C. Chỉ có hoạt động Dịch vụ
 D. Chỉ có trao đổi hành hoá 
* Đáp án: B
Câu 2. (Hiểu)
* Mục tiêu: 
* Nội dung câu hỏi: Mục đích đúng đắn của kinh doanh 
 A. Chỉ vì lợi ích bản thân, bất chấp lợi ích người khác;
 B. Đem lại thu nhập hợp pháp cho bản thân;
 C. Chỉ vì lợi nhuận không quan tâm đến lợi ích xã hội; 
 D. Chỉ vì lợi ích của người khác.
* Đáp án: B
Câu 3. (Hiểu)
* Mục tiêu: 
* Nội dung câu hỏi: Việc làm vi phạm quyền tự do kinh doanh 
 A. Mua bán ma túy, vũ khí
 B. Sản xuất hàng nông sản sạch để xuất khẩu
 C. Mở cửa hàng ăn uống
 D. Mở trang trại nuôi bò sữa.
* Đáp án: A
Câu 4. (Hiểu)
* Mục tiêu: 
* Nội dung câu hỏi: Việc làm vi phạm quyền kinh doanh 
 A. Đăng kí, kê khai đúng mặt hàng; 
 B. Không kinh doanh những mặt hàng Nhà nước cấm
 C. Làm hàng giả để thu nhiều lợi nhuận; 
 D. Kinh doanh đúng mặt hàng đã kê khai.
* Đáp án: C
Câu 5. (Hiểu)
* Mục tiêu: 
* Nội dung câu hỏi: Việc làm vi phạm nghĩa vụ thuế:
 A. Đóng thuế đúng mặt hàng kê khai; 
 B. Đóng đầy đủ các loại thuế theo quy định;
 C. Đóng đúng hạn; 
 D. Trốn thuế.
* Đáp án: D
Câu 6. (Biết)
* Mục tiêu: 
* Nội dung câu hỏi: Thực hiện quy định pháp luật về kinh doanh
 A. Đăng ký không đủ các mặt hàng khi kinh doanh 
 B. Lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp, đúng quy định pháp luật. 
 C. Thường xuyên nộp thuế trễ hạn.
 D. Không nộp thuế khi đến hạn. 
Câu 7. (Hiểu) Điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào 1 
* Mục tiêu: 
* Nội dung câu hỏi: Biểu hiện thực hiện quyền và nghĩa vụ khi kinh doanh 
 1 Lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp
 1 Đăng ký không đủ các mặt hàng khi kinh doanh 
 1 Thường xuyên nộp thuế trể hạn
 1 Đóng thuế khi đến hạn.
* Đáp án: Đ; S; S; Đ
II. TỰ LUẬN
Câu 1. (Biết, hiểu)
* Mục tiêu: 
* Nội dung câu hỏi: 
 a. Thế nào là quyền do kinh doanh ? 
 b. Quyền này có ý nghĩa như thế nào ?
 c. Khi kinh doanh công dân phải thực hiện nghĩa vụ gì ? 
Đáp án:
a. Là quyền của công dân được tự do lựa chọn hình thức tổ chcứ kinh tế, ngành nghề, quy mô kinh doanh, phải tuân đúng pháp luật và sự quản lý của Nhà nước.
b. Quyền này rất quan trọng trong điều kiện kinh tế hiện nay: 
 Giúp công dân có điều kiện lựa chọn hình thức, tổ chức, quy mô, ngành nghề thích hợp tham gia kinh doanh và thực hiện đúng pháp luật, đem lại thu nhập cho bản thân, gia đình và góp phần xây dựng đất nước.
c. Người kinh doanh phải tuân đúng quy định của Nhà nước như kê khai đúng số vốn, mặt hàng, ngành nghề kinh doanh, không kinh doanh những mặt hàng mà Nhà nước cấm như ma tuý, vũ khí, thuốc nổ, mại dâm và phải làm nghĩa vụ đóng thuế.
Câu 2. (Biết, vận dụng) 
* Mục tiêu: 
* Nội dung câu hỏi: 
 a. Thế nào là quyền tự do kinh doanh ? 
 b. Em sẽ làm gì để sau này tham gia kinh doanh đạt hiệu quả ?
* Đáp án:
 a. Quyền tự do kinh doanh: là quyền của công dân được lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề quymô kinh doanh theo sự quản lí của nhà nước. Phải kê khai đúng số vốn, kinh doanh đúng ngành, mặt hàng ghi trong giấy phép, không kinh doanh lĩnh vực Nhà nước cấm như ma tuý, mại dâm, thuco61 nổ, vũ khí  
 b. Để sau này tham gia kinh doanh đạt hiệu quả cần học tập tốt để có trí thức và tìm hiểu quy định về kinh doanh để tham gia kinh doanh đúng pháp luật 
Câu 3. (Vận dụng) 
* Mục tiêu: 
* Nội dung câu hỏi: Học sinh có thể làm gì để góp phần vào việc thực hiện chính sách của Nhà nước về kinh doanh và thuế ? 
* Đáp án:
- Đối với học sinh gia đình cò tham gia kinh đoanh thì vận động gia đình thực hiện chính sách của Nhà nước về kinh doanh và làm tốt nghĩa vụ đóng thuế
- Các trường hợp khác thì có thể vận động, giải thích người xung quanh thực hiện chính sách của Nhà nước về kinh doanh và làm tốt nghĩa vụ đóng thuế; góp phần phát hiện hành vi vi phạm.
BÀI 14: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG DÂN
 I. TRẮC NGHIỆM 
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng 
Câu 1. (Biết)
* Mục tiêu: 
* Nội dung câu hỏi: Quyền lao động của công dân 
 A. Phải làm việc để nuôi sống bản thân, gia đình
 B. Được làm việc, học nghề, lựa chọn nghề nghiệp
 C. Không phải làm việc
 D. Trông chờ sự hỗ trợ của người khác.
* Đáp án: B
Câu 2. (Hiểu)
* Mục tiêu: 
* Nội dung câu hỏi: Việc làm vi phạm quyền lao động 
 A. Mở trường dạy nghề cho trẻ mồ côi
 B. Nhận hàng làm gia công ở nhà
 C. Thuê lao động chưa thành niên làm việc nặng nhọc, độc hại
 D. Thuê lao động trả lương theo hợp đồng.
* Đáp án: C
Câu 3. (Biết) 
* Mục tiêu: 
* Nội dung câu hỏi: Nghĩa vụ lao động của công dân 
 A. Được học nghề, tìm việc làm
 B. Không phải làm việc
 C. Được thuê mướn lao động trẻ em
 D. Phải làm việc để nuôi sống bản thân, gia đình.
* Đáp án: D
Câu 4. (Hiểu) 
* Mục tiêu: 
* Nội dung câu hỏi: Việc làm thực hiện quyền lao động 
 A. Trang bị đủ dụng cụ bảo hộ cho người lao động 
 B. Thuê lao động mà không trả lương
 C. Thuê lao động dưới 15 tuổi làm việc
 D. Không ký hợp đồng lao động theo quy định.
* Đáp án: A
Câu 5. 
* Mục tiêu: 
* Nội dung câu hỏi: 
Điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào sao cho phù hợp 
 Lao động là hoạt động có mục đích của con người. 
 Lao động là chỉ hình thức lao động trí óc. 
 Lao động là nhân tố quuyết định sự tồn tại, phát triển của con người và đất nước.
 Lao động là chỉ hình thức lao động chân tay. 
* Đáp án: Đ, S, Đ, S
Câu 6. (Hiểu) 
* Mục tiêu: 
* Nội dung câu hỏi: Ghép cột A và cột B sao cho phù hợp (Tổng hợp bài 12, 13, 14)
 Cột A
 Cột B
1. Đăng kí kết hôn 
A. Trung tâm tư vấn, xúc tiến việc làm.
2. Đóng thuế
B. Trường học.
3. Xin li hôn 
C. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
4. Đi tìm việc làm 
D. Chi cục thuế.
E. Toà án nhân dân.
 Kết quả 
 1 + .; 2 + ..; 3 + ..; 4 + ..
* Đáp án: 1 + C; 2 + D; 3 + E; 4 + A
Câu 7. (Hiểu) 
* Mục tiêu: 
* Nội dung câu hỏi: Ghép cột A và cột B sao cho phù hợp 
 Cột A
 Cột B
1. Hình thức lao động
A. Thuê lao động không trả lương theo hợp đồng
2. Quyền lao động 
B. Lao động chân tay, lao động trí óc
3. Nghĩa vụ lao động
C. Tự do học nghề, tìm việc làm có ích cho xã hội, mang lại thu nhập cho bản thân, gia đình.
4. Vi phạm quyền và nghĩa vụ lao động
D. Phải làm việc để nuôi sống bản thân, gia đình
E. Được làm việc và phải làm việc.
 Kết quả 
 1 + .; 2 + ..; 3 + ..; 4 + ..
* Đáp án: 1 + B; 2 + C; 3 + D; 4 + A
II. TỰ LUẬN
Câu 1. (Biết, hiểu, vận dụng)
* Mục tiêu: 
* Nội dung câu hỏi: 
 a. Vì sao nói lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân ? 
 b. Em thực hiện quyền và nghĩa vụ này như thế nào ? 
* Đáp án:
a. Quyền lao động là được làm việc: Mọi công dân có quyền tự do sức dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm việc, lựa chọn nghề nghiếp có ích cho xã hội đem lại thu nhập cho bản thân, gia đình.
 Nghĩa vụ lao động là phải làm việc: Mọi công dân phải lao động để nuôi sống bản thân, gia đình và góp phần duy trì và phát triển đất nước.
b. Học sinh phải tham gia lao động ở gia đình (..) ở trường (..). Học tập tốt để sau này tìm việc làm phù hợp để nuôi bản thân, gia đình và góp phần xây dựng đất 
Câu 2. (Hiểu, vận dụng)
* Mục tiêu: 
* Nội dung câu hỏi: 
 a. Vì sao nói lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân? 
 b. Pháp luật nước ta quy định như thế nào đối với lao động chưa thành niên ?
 c. Em cần làm gì để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ này ? 
* Đáp án:
 a. Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân vì công dân được lao động và phải lao động
 - Mọi CD có quyền tự do sử dụng sức LĐ của mình để học nghề tìm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp có ích cho XH đem lại thu nhập cho bản thân và gia đình.
 - Mọi CD có nghĩa vụ LĐ để nuôi sống bản thân, gia đình, góp phần sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho XH duy trì phát triển đất nước. (1 đ)
 b. Cấm nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc; cấm sử dụng lao động dưới 18 tuổi làm những công việc nặng nhọc nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại. Cấm lạm dụng sức lao động của người LĐ dưới 18 tuổi; cấm cưỡng bức, ngược đãi người LĐ. (1 đ)
 c. Để thực hiện tốt quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động, không tham gia lao động khi chưa đủ tuổi, biết bảo vệ quyền của mình và khi tham gia lao động phải có hợp đồng lao động. (1 đ)
Câu 3. (Hiểu)
* Mục tiêu: 
* Nội dung câu hỏi: 
Tìm 2 câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ  nói về nghĩa vụ lao động ? 
* Đáp án:
- Tay làm, hàm nhai
Tay quay miệng trễ
- Có làm thì mới có ăn
Không dưng ai dễ đem phần tới cho.
BÀI 15: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
I. TRẮC NGHIỆM 
Câu 1. (Biết)
* Mục tiêu: 
* Nội dung câu hỏi: Cơ sở để xác định trách nhiệm pháp lí
 A. Giới tính.
 B. Cha mẹ của người vi phạm pháp luật.
 C. Nơi cư trú người vi phạm pháp luật.
 D. Hành vi vi phạm pháp luật.
* Đáp án: D
Câu 2. (Hiểu)
* Mục tiêu: 
* Nội dung câu hỏi: Hành vi nào sao đây vi phạm pháp luật
 A. Tìm việc làm
 B. Xin cấp giấy khai sinh
 C. Giết người
 D. Xin giấy phép kinh doanh.
* Đáp án: C
Câu 3. (Hiểu)
* Mục tiêu: 
* Nội dung câu hỏi: Hành vi nào sao đây vi phạm pháp luật Dân sự
 A. Đua xe trái phép
 B. Tranh chấp tài sản thừa kế
 C. Thuê mướn lao động chưa đủ tuổi
 D. Trốn thuế
* Đáp án: B
Câu 4. (Hiểu)
* Mục tiêu: 
* Nội dung câu hỏi: 
Nối kết cột A sao cho phù hợp với cột B 
Cột A
Kết quả 
Cột B
1. Vi phạm pháp luật hình sự
1 +
A. Không đội nón bảo hiểm khi đi xe máy
2. Vi phạm pháp luật hành chính
2 +
B. Sử dụng tài liệu trong kiểm tra
3. Vi phạm pháp luật dân sự
3 +
C. Giết người, cướp của
4. Vi phạm kỉ luật
4 +
D. Tranh chấp quyền thừa kế tài sản
E. Bệnh nhân tâm thần đập phá bệnh viện
* Đáp án: 1+ C; 2 + A; 3 + D; 4 B
II. TỰ LUẬN
Câu 1. (Biết, hiểu)
* Mục tiêu: 
* Nội dung câu hỏi: 
 a. Vi phạm pháp luật là gì ? 
 b. Có mấy loại vi phạm pháp luật ? Cho ví dụ và xác định trách nhiệm phải chịu tương ứng với từng hành vi vi pháp đó.
* Đáp án:
 a. Vi phạm pháp luật là hành vi là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các mối quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. 
 b. Có 4 loại vi phạm pháp luật 
 - Vi phạm pháp luật hình sự như giết người, phải chịu trách nhiệm hình sự 
 - Vi phạm pháp luật hành chính như đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, phải chịu trách nhiệm hành chính (0,5đ)
 - Vi phạm pháp luật dân sự như tranh chấp tài sản, phải chịu trách nhiệm dân sự 
 - Vi phạm kỉ luật như lật tài liệu khi thi, phải chịu trách nhiệm kỉ luật 
Câu 2. (Hiểu)
* Mục tiêu: 
* Nội dung câu hỏi: 
 Trách nhiệm pháp lý là gì ?
 Người nào trong trường hợp sau đây phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi của mình ? Vì sao ? 
* Đáp án:
- Trách nhiệm pháp lý là nghĩa vụ mà cá nhân, tổ chức, cơ quan vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do Nhà nước quy định 
- Chọn b. 
 Hành vi không đúng quy định pháp luật: uống rượu say lái xe
 Có lỗi: người lái xe là uống rượu say lái xe; đâm vào người đi đường
 Người lái xe có năng lực trách nhiệm pháp lý, có khả năng điều khiển được việc làm của mình.
BÀI 16: QUYỀN THAM GIA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÝ XÃ HỘI CỦA CÔNG DÂN
 I. TRẮC NGHIỆM 
Khoanh tròn chữ cái trước câu đúng 
Câu 1. (Hiểu) 
* Mục tiêu: 
* Nội dung câu hỏi: Việc làm nào dưới đây là tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội của công dân
 A. Góp ý kiến với Uỷ ban nhân dân về vấn đề ô nhiễm môi trường ở địa phương
 B. Dọn vệ sinh đền thờ liệt sĩ
 C. Tổ chức lớp học tình thương
 D. Tham gia dọn vệ sinh trường, lớp
* Đáp án: A
Câu 2. (Hiểu) 
* Mục tiêu: 
* Nội dung câu hỏi: quyền tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội của công dân chỉ thật sự có trong chế độ xã hội nào?
 A. Xã hội phong kiến
 B. Xã hội chủ nghĩa
 C. Xã hội chiếm hữu nô lệ 
 D. Xã hội Tư bản chủ nghĩa
* Đáp án: B
Câu 3. (Hiểu) 
* Mục tiêu: 
* Nội dung câu hỏi: Việc làm tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội nào sau đây là trực tiếp
 A. Tham gia góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp qua đại biểu nhân dân
 B. Ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân
 C. Phản ánh vấn đề ô nhiễm môi trường qua đài
 D. Góp ý kiến về an toàn giao thông qua báo chí
* Đáp án: B
Câu 4. (Hiểu) 
* Mục tiêu: 
* Nội dung câu hỏi: Việc làm tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội nào sau đây là gián tiếp
 A. Tham gia góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp qua đại biểu nhân dân
 B. Ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân
 C. Bầu cử đại biểu Quốc hội
 D. Góp ý với tổ trưởng tổ nhân dân tự quản về chất lượng đường pê tông của địa phương
* Đáp án: A
II. TỰ LUẬN
Câu 1. (Biết, hiểu, vận dụng)
* Mục tiêu: 
* Nội dung câu hỏi: 
 Trong đợt sửa đổi Hiến Pháp 1992 vừa qua của nước ta, Em hãy cho biết ai có quyền góp ý kiến ? Thực hiện bằng cách nào ? Thể hiện quyền gì của công dân ? Quyền này có ý nghĩa như thế nào ?
* Đáp án: 
 - Mọi công dân Việt Nam có quyền góp ý kiến 
 - Thực hiện bằng cách gián tiếp, góp ý kiến qua đại biểu nhân dân, qua báo, đài 
 - Thể hiện quyền tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội của công dân
 - Là quyền chính trị quan trong nhất, đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ và trách nhiệm của công dân đối với Nhà nước và xã hội.
Câu 2. (Vận dụng, hiểu)
* Mục tiêu: 
* Nội dung câu hỏi: 
 Bác Hùng là đại biểu Hội đồng nhân dân xã H. Bác Mạnh đến gặp bác Hùng phản ánh việc cán bộ xã bán đất công trái phép
 Nhận xét việc làm Bác Mạnh? Thể hiện quyền gì của công dân? Thực hiện bằng cách nào? 
Đáp án: 
 - Việc làm Bác Mạnh là đúng 
 - Thể hiện quyền tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội của công dân 
 - Thực hiện bằng cách gián tiếp (thông qua đại biểu Hội đồng nhân dân) 
Câu 3. (Hiểu) 
* Mục tiêu: 
* Nội dung câu hỏi: 
 Vẽ sơ đồ quyền tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội của công dân. 
 Đáp án: 
 - Tham gia xây dựng bộ máy Nhà nước và các tổ chức xã hội
 Nội dung - Tham gia bàn bạc việc chung 
Quyền tham - Tổ chức thực hiện, giám sát, đánh giá việc thực hiện 
gia quản lí - Trực tiếp 	 
 Nhà nước Cách thực hiện 
quản lí 	- Gián tiếp
 xã hội 	
 Điều kiện - Nhà nước quy định bằng pháp luật 
 thực hiện - Công dân nâng cao trình độ, tích cực tham gia. 
BÀI 17: NGHĨA VỤ BẢO VỆ TỔ QUỐC
 I. TRẮC NGHIỆM 
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng 
Câu 1. (Hiểu)
* Mục tiêu: 
* Nội dung câu hỏi: Việc làm thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc 
 A. Thực đăng ký nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi
 B. Gây gỗ, đánh nhau
 C. Không tham gia luyện tập quân sự theo quy định
 D. Không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ
* Đáp án: A
Câu 2. (Hiểu) 
* Mục tiêu: 
* Nội dung câu hỏi: Việc làm vi phạm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc
 A. Đội Dân phòng đi tuần tra ban đêm
 B. Hoạt động chống phá chính quyền 
 C. Đăng ký tham gia nghĩa vụ quân sự khi đủ tuổi
 D. Tích cực tham gia phòng chống tệ nạn xã hội
* Đáp án: B
Câu 3. (Hiểu) 
* Mục tiêu: 
* Nội dung câu hỏi: Trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc 
 A. của các chú bộ đội
 B. của Nhà nước
 C. của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân
 D. của Đảng
* Đáp án: C
Câu 4. (Hiểu) 
* Mục tiêu: 
* Nội dung câu hỏi: Toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc Việt Nam bao gồm
 A. Đất liền
 B. Đất liền, biển, đảo
 C. Biển đảo, vùng trời
 D. Vùng biển, vùng trời, đất liền và hải đảo.
* Đáp án: D
II. TỰ LUẬN
Câu 1. (Biết, hiểu, vận dụng)
* Mục tiêu: 
* Nội dung câu hỏi: 
 a. Thế nào là bảo vệ Tổ quốc ? 
 b. Vì sao nói bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của mỗi công dân?
 c. Em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ Tổ quốc ? 
Đáp án:
a. Bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
b. Vì bảo vệ Tổ quốc là bảo vệ công lao, xương máu của cha và bảo vệ độc lập tự do cho đất nước – Không có gì quý hơn độc lập tự do
c. Nêu 2 việc làm bản thân góp phần (bảo vệ tổ quốc) bảo vệ an ninh trật tự, an toàn xã hội 
Câu 2. (Hiểu, vận dụng)
* Mục tiêu: 
* Nội dung câu hỏi: Có bạn cho rằng bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm của các chú bộ đội, học sinh còn nhỏ tuổi nên không có nhiệm vụ đó. Em có tán thành ý kiến đó không ? Vì sao ? 
* Đáp án:
- Không tán thành ý kiến đó
- Vì bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm của mọi người trong đó có học sinh
 Bảo vệ Tổ quốc không chỉ là trực tiếp cầm súng chiến đấu mà còn có các nhiệm vụ khác như xây dựng quốc phòng toàn dân; bảo vệ an

File đính kèm:

  • docNgan_hang_cau_hoi_GDCD_67_8_9.doc