Câu hỏi Cuộc thi viết tìm hiểu về sự nghiệp, thân thế anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Mai Thị Nương (Mai Hồng Hạnh)

Câu 28: Giồng Riềng có bao nhiêu xã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, đó là những xã nào?

a. Có 3 xã, gồm Thạnh Hưng, Hòa Hưng, Hòa Thuận

b. Có 4 xã, gồm Thạnh Hưng, Hòa Hưng, Hòa Thuận, Ngọc Chúc

c. Có 5 xã, gồm Thạnh Hưng, Hòa Hưng, Hòa Thuận, Ngọc Chúc, Vĩnh Thạnh

d. Có 5 xã, gồm Thạnh Lộc, Thạnh Hưng, Hòa Hưng, Hòa Thuận, Ngọc Chúc

Câu 29: Có bao nhiêu xã được huyện Giồng Riềng chọn thí điểm xây dựng xã nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015, đó là những xã nào?

a. Có 3 xã, gồm Thạnh Hưng, Hòa Hưng, Ngọc Chúc

b. Có 3 xã, gồm Thạnh Hưng, Hòa Hưng, Long Thạnh

c. Có 4 xã, gồm Thạnh Hưng, Hòa Hưng, Hòa Thuận, Ngọc Chúc

 

doc11 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2639 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi Cuộc thi viết tìm hiểu về sự nghiệp, thân thế anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Mai Thị Nương (Mai Hồng Hạnh), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 BAN TUYÊN GIÁO HUYỆN ỦY- ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ĐOÀN 
 *** 
 BAN TỔ CHỨC CUỘC THI 
CÂU HỎI
Cuộc thi viết tìm hiểu về sự nghiệp, thân thế Anh hùng 
lực lượng vũ trang nhân dân Mai Thị Nương (Mai Hồng Hạnh)
 và truyền thống lịch sử Đảng bộ, dân và quân huyện Giồng Riềng
 lần thứ II năm 2014
A. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Mai Thị Nương (Mai Hồng hạnh) sinh năm:
a. 1940
b. 1945
c. 1950
d. 1960
 Câu 2: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Mai Thị Nương (Mai Hồng hạnh) bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng lúc chị bao nhiêu tuổi?
a. 15 tuổi
b. 16 tuổi
c. 17 tuổi
d. 18 tuổi
Câu 3: Quê quán của chị Mai Thị Nương?
a. Tri Tôn - An Giang
b. Hòn Đất - Kiên Giang
c. Thạnh Hòa - Giồng Riềng - Kiên Giang
d. Hồng Dân - Bạc Liêu
Câu 4: Khi mới tham gia cách mạng chị Mai Thị Nương được phân công làm nhiệm vụ gì?
a. Làm liên lạc cho Huyện ủy.
b. Làm du kích xã.
c. Làm công tác giao liên.
d. Làm liên lạc cho cơ quan Quân y của huyện Châu Thành A.
Câu 5: Khi hoạt động cách mạng, chị Mai Thị Nương có biệt danh là gì?
a. Chị Sứ
b. Chị Sáu
c. Chị Hồng
d. Hồng Hạnh 
Câu 6: Chị Mai Thị Nương được kết nạp Đảng năm nào?
a. Năm 1958 
b. Năm 1959 
c. Năm 1960 
c. Năm 1961 
Câu 7: Chị Mai Thị Nương từng giữ chức vụ gì?
a. Đội trưởng đội vũ trang diệt ác xã Thạnh Hòa
b. Bí thư chi đoàn xã Thạnh Hòa
c. Bí thư chi bộ xã Thạnh Hòa
d. Cả a và b 
Câu 8: Là Đội trưởng Đội vũ trang diệt ác - tiền thân của Đội du kích xã Thạnh Hòa, chị Mai Thị Nương đã làm gì cho địch phải khiếp sợ?
a. Chị đã tổ chức cho nhân dân ấp Cò Tuất và các ấp, các xã lân cận đấu tranh đòi địch bồi thường cho những gia đình có người thân bị giặc giết hại.
b. Đòi bồi thường tài sản cho nhân dân do địch bắn phá bừa bãi.
c. Buộc địch phải đáp ứng yêu cầu của cuộc đấu tranh.
d. Cả a, b và c.
Câu 9: Năm 2014 là kỷ niệm năm thứ mấy ngày hy sinh của chị Mai Thị Nương?
a. 53 năm 
b. 54 năm 
c. 55 năm 
d. 56 năm 
Câu 10: Liệt sỹ Mai Thị Nương được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” vào năm nào?
a. 1994
b. 1995
c. 1996
d. 1997
Câu 11: Trước lúc hy sinh chị Mai Thị Nương đã nói những câu gì khiến cho bọn địch phải khiếp sợ, kính phục?
a. “Tao làm cách mạng để phục vụ nhân dân và Tổ quốc, tao chẳng may sa vào tay bọn bay nhưng bọn bay đừng hý hửng mong tao khai một điều gì”.
b. “Tao chết đi sẽ có hàng trăm hàng ngàn người khác đứng lên tiêu diệt bọn bây”.
c. “Hô to khẩu hiệu “Hồ Chí Minh muôn năm, Đảng lao động Việt Nam muôn năm”.
d. Cả a, b và c
Câu 12: Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Giồng Riềng được hình thành vào khoảng thời gian nào?
a. Tháng 2 năm 1930
b. Tháng 1 năm 1945
c. Tháng 10 năm 1945
d. Tháng 5 năm 1954
Câu 13: Trong cuộc kháng chiên chống Mỹ cứu nước, huyện Giồng Riềng có bao nhiêu liệt sĩ?
a. 830 liệt sĩ
b. 1941 liệt sĩ
c. 2045 liệt sĩ
d. 2095 liệt sĩ
Câu 14: Có tổng cộng bao nhiêu trận đánh của quân dân Giồng Riềng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước?
a. 630 trận đánh
b. 1630 trận đánh
c. 3630 trận đánh
d. 3360 trận đánh
Câu 15: Huyện Giồng Riềng được hoàn toàn giải phóng vào ngày, tháng, năm nào?
a. 29/4/1975
b. 30/4/1975
c. 1/5/1975
d. 2/5/1975
Câu 16: Quê hương của Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, thương binh Trần Quang Mẫn, người phụ nữ từng giả trai tòng quân đánh giặc và lập được nhiều chiến công hiển hách là ở đâu:
a. Xã Thạnh Hòa, huyện Giồng Riềng
b. Xã Vĩnh Thạnh, huyện Giồng Riềng
c. Xã Hòa Thuận, huyện Giồng Riềng
d. Xã Hòa Lợi, huyện Giồng Riềng
Câu 17: Nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân huyện Giồng Riềng được tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vào ngày, tháng, năm nào?
a. 3/8/1995
b. 20/12/1994
c. 29/11/1990
d. 28/9/1985
Câu 18: Xã đầu tiên của huyện Giồng Riềng được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân là:
a. Xã Thạnh Hưng
b. Xã Hòa Hưng
c. Xã Ngọc Chúc
d. Xã Hòa Thuận
Câu 19: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, có khoảng bao nhiêu người dân Giồng Riềng bị giặc giết, thương tật, tù đày?
a. 3.000 người
b. 5.000 người
c. 7.000 người
d. 10.000 người
Câu 20: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân dân Giồng Riềng đã tiêu diệt, bứt rút, bứt hàng được tổng cộng bao nhiêu đồn bót?
a. 15 đồn bót
b. 58 đồn bót
c. 84 đồn bót
d. 100 đồn bót
Câu 21: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân dân Giồng Riềng đã loại khỏi vòng chiến đấu được bao nhiêu tên địch?
a. 5.700 tên địch
b. 7.200 tên địch
c. 10.130 tên địch
d. 12.154 tên địch
Câu 22: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, có tổng số bao nhiêu thanh niên Giồng Riềng đã tòng quân bảo vệ đất nước?
a. 2.600 thanh niên
b. 5.120 thanh niên
c. 6.610 thanh niên
d. 7.300 thanh niên
Câu 23: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, quân dân Giồng Riềng đã bắn rơi tổng số bao nhiêu máy bay địch?
a. 2 máy bay
b. 10 máy bay
c. 12 máy bay
d. 22 máy bay
	Câu 24:Câu nói: “Đâu Đảng cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên” do Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn tại Đại hội Đại biểu Đoàn toàn quốc lần thứ mấy?
a. Lần thứ I
b. Lần thứ II
c. Lần thứ III
d. Lần thứ IV
Câu 25: Đội biệt kích Chi khu quận Kiên Bình nổi tiếng ác ôn, do tên Võ Văn Sang làm Đại đội trưởng đã bị quân dân ta tiêu diệt tại đâu?
a. Ngọc Chúc – Giồng Riềng
b. Thạnh Hưng – Giồng Riềng
c. Thạnh Lộc – Giồng Riềng
d. Long Thạnh – Giồng Riềng
Câu 26: Công trình bia kỷ niệm khu căn cứ Tỉnh ủy Kiên Giang trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ giai đoạn 1955 – 1960 được xây dựng tại đâu:
Xã Thạnh Lộc – Giồng Riềng
Xã Ngọc Chúc – Giồng Riềng
Xã Hòa Thuận – Giồng Riềng
Xã Hòa Hưng – Giồng Riềng
Câu 27: Sản phẩm nào của huyện Giồng Riềng đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể?
a. Bánh tráng Thạnh Hưng
b. Sầu riêng Hòa Thuận
c. Khoai lang Bông Súng
d. Cả a và c 
Câu 28: Giồng Riềng có bao nhiêu xã được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, đó là những xã nào?
a. Có 3 xã, gồm Thạnh Hưng, Hòa Hưng, Hòa Thuận
b. Có 4 xã, gồm Thạnh Hưng, Hòa Hưng, Hòa Thuận, Ngọc Chúc
c. Có 5 xã, gồm Thạnh Hưng, Hòa Hưng, Hòa Thuận, Ngọc Chúc, Vĩnh Thạnh
d. Có 5 xã, gồm Thạnh Lộc, Thạnh Hưng, Hòa Hưng, Hòa Thuận, Ngọc Chúc
Câu 29: Có bao nhiêu xã được huyện Giồng Riềng chọn thí điểm xây dựng xã nông thôn mới giai đoạn 2011 – 2015, đó là những xã nào?
a. Có 3 xã, gồm Thạnh Hưng, Hòa Hưng, Ngọc Chúc
b. Có 3 xã, gồm Thạnh Hưng, Hòa Hưng, Long Thạnh
c. Có 4 xã, gồm Thạnh Hưng, Hòa Hưng, Hòa Thuận, Ngọc Chúc
d. Có 4 xã, gồm Thạnh Hưng, Hòa Hưng, Ngọc Chúc, Long Thạnh
Câu 30: Hiện nay huyện Giồng Riềng có bao nhiêu xã, thị trấn?
a. 17 xã và 1 thị trấn
b. 18 xã và 1 thị trấn
c. 19 xã và 1 thị trấn
d. 20 xã và 1 thị trấn
Câu 31: Người nữ cán bộ Công an Nhân dân được thăng hàm thiếu tướng đầu tiên của Việt Nam có tên là:
a. Nguyễn Thị Định
b. Bùi Tuyết Minh
c. Nguyễn Thị Minh Khai
d. Võ Thị Thắng
Câu 32: Đoàn được mang tên gọi “Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh” vào năm nào?
a. Năm 1931
b. Năm 1941
c. Năm 1970
d. Năm 1976
Câu 33: Từ Bến Nhà Rồng, Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào ngày, tháng, năm nào?
a. 19/5/1890
b. 6/5/1911
c. 5/6/1911
d. 2/9/1911
Câu 34: Ngày truyền thống Học sinh, sinh viên Việt Nam là ngày?
a. Ngày 1/9
b. Ngày 5/9
c. Ngày 9/1
d. Ngày 9/5
Câu 35: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Kiến đã anh dũng hy sinh khi mới 14 tuổi. Bạn hãy cho biết anh Nguyễn Văn Kiến quê ở đâu?
a. Tri Tôn - An Giang
b. Hòn Đất - Kiên Giang
c. Châu Thành - Kiên Giang
d. Hồng Dân - Bạc Liêu
Câu 36 : “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng chứ không thể là con đường nào khác”. Đây là câu nói nổi tiếng của ai?
a. Nguyễn Thái Bình
b. Nguyễn Văn Trỗi
c. Lý Tự Trọng
d. Tất cả đều sai
Câu 37: Quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh nào của nước Việt Nam?
a. Khánh Hòa
b. Đà Nẵng
c. Quảng Ninh
d. Thừa Thiên Huế
Câu 38. Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam được thành lập ngày, tháng, năm nào?
a.15/10/1941
b. 15/10/1956
c. 15/5/1960
d. 15/10/1975
Câu 39: “ Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” được Bác Hồ nói trong dịp nào?
a. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
b. Lời kêu gọi Thanh niên Nam bộ
c. Gửi các chiến sĩ quyết tử quân thủ đô
d. Gửi cán bộ, chiến sĩ và thanh niên nam nữ vùng địch tạm chiếm
Câu 40: Khẩu hiệu hành động của Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X, nhiệm kỳ 2012 – 2017 là:
a. Tuổi trẻ Việt Nam xây hoài bão lớn, đoàn kết, xung kích, sáng tạo, tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
b. Tuổi trẻ Việt Nam xây hoài bão lớn, rèn đức, luyện tài, đoàn kết, sáng tạo, xung kích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
c. Tuổi trẻ Việt Nam đoàn kết, sáng tạo, xung kích xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
d. Tuổi trẻ Việt Nam xây hoài bão lớn, rèn đức, luyện tài, xung kích, sáng tạo, tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Câu 41:Đại hội đoàn toàn quốc lần thứ X nhiệm kỳ 2012-2017 quyết định triển khai 2 phong trào hành động cách mạng là:
a. “Xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc” và “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”.
b. “Xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc” và “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”.
c. “5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc” và “4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”.
d. “5 xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc” và “4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”.
Câu 42: Di chúc Bác Hồ được Người bắt đầu viết và hoàn thành trong khoảng thời gian nào?
a. Từ 10/5/1965 đến 10/5/1969
b. Từ 10/5/1966 đến 10/5/1969
c. Từ 10/5/1967 đến 10/5/1969
d. Từ 10/5/1968 đến 10/5/1969
Câu 43: Đội TNTP Hồ Chí Minh được thành lập ngày, tháng, năm nào?
a. 15/5/1931
b. 15/5/1941
c. 26/3/1931
d. 26/3/1941
Câu 44: “5 điều Bác Hồ dạy” được Bác Hồ căn dặn các cháu thiếu niên nhi đồng vào thời gian nào?
a. Ngày 15/05/1951 (kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Đội)
b. Ngày 15/05/1961 (kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Đội)
c. Ngày 15/05/1966 (kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Đội)
d. Ngày 15/05/1976 (kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Đội)
Câu 45: Đội TNTP Hồ Chí Minh đã được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng vào dịp nào?
a. Kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Đội (15/5/1961)
b. Kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Đội (15/5/1981)
c. Kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Đội (15/5/2001)
d. Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đội (15/5/1911)
Câu 46: Phong trào “kế hoạch nhỏ” bắt đầu xuất hiện từ năm nào và công trình lúc bấy giờ là gì?
a. Năm 1955, công trình “Khu di tích Kim Đồng”	
b. Năm 1955, công trình “Khách sạn Khăn quàng đỏ”
c. Năm 1958, công trình “Đoàn tàu Thống nhất”
d. Năm 1958, công trình “Nhà máy nhựa Thiếu niên Tiền phong”.
Câu 47: Tháng 2/1948 Bác Hồ viết thư căn dặn thiếu nhi: “Trước thì giúp các nhà chiến sỹ, nhà thương binh, lần lượt giúp những nhà ít người, sức các cháu làm được việc gì thì giúp việc ấy”. Từ lời dạy này, Đội TNTP Hồ Chí Minh đã tổ chức phong trào mang tên là:
a. Kế hoạch nhỏ	
b.Trần Quốc Toản	
c. Đền ơn đáp nghĩa	
d. Làm nghìn việc tốt
Câu 48: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần rất lớn ở công học tập của các cháu” được Bác Hồ viết trong tập tài liệu nào?
a. Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường 09/1945
b. Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường 09/1954
c. Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường 09/1960
d. Lời kêu gọi chống nạn thất học 10/1945
Câu 49: Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có quyết định lịch sử, đó là chuyển từ phương án “Đánh nhanh thắng nhanh” sang phương án:
a. Đánh chắc, thắng chắc
b. Đánh chắc, tiến chắc
c. Đánh nhanh, thắng chắc
d. Đánh chắc, tiến nhanh
Câu 50: Tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ I, đồng chí được bầu làm Bí thư thứ I là ai?
a. Vũ Quang
b. Vũ Mão
c. Nguyễn Lam
d. Vũ Trọng Kim
B. TỰ LUẬN
Câu hỏi dành cho bảng A: 
Qua truyền thống đấu tranh, xây dựng và phát triển của Đảng bộ, dân và quân huyện Giồng Riềng điều gì làm bạn tâm đắc nhất? Theo bạn, tuổi trẻ hiện nay cần phải làm gì để góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp?
Câu hỏi dành cho bảng B:
 Là đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh em có cảm nghĩ như thế nào trước sự hy sinh anh dũng của các anh hùng, liệt sĩ, trong đó tiêu biểu là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Mai Thị Nương? Liên hệ trách nhiệm của bản thân trong việc góp phần xây dựng quê hương Giồng Riềng ngày càng giàu đẹp.
_______________

File đính kèm:

  • docCau_hoi_tim_hieu_ve_Mai_Thi_Hong_Hanh_20150726_021153.doc