Các tình huống Quản lý giáo dục nhà trường - Năm 2016 - Lữ Văn Mai

2.2. Bỏng

Bỏng nước sôi là một tai nạn thường gặp, nếu không xử lý kịp thời bỏng thường lan rộng và có thể gây tử vong.

Tình huống 6: Một em học sinh đi vào khu bếp ăn của trường, do sơ ý đá vào bình nước sôi và bị bỏng hai chân. là hiệu trưởng, cần xử trí tình huống này như thế nào?

- Báo ngay nhân viên y tế nhà trường.

- Đưa ngay học sinh ra khỏi vùng nước sôi gây bỏng.

- Nếu gần một nguồn nước sạch, lạnh, cần nhúng ngay lập tức cơ thể phần bị bỏng vào nước lạnh, như ngâm vào chậu nước, bể nước, để dưới vòi nước đang chảy. Ngâm toàn chi bị bỏng trong nước sạch lạnh, làm cho nhiệt độ dưới da bỏng hạ thấp, giảm đau, giảm phản ứng viêm nề, giảm thoát dịch huyết tương. Đây là một cách xử trí bỏng ban đầu rất tốt. Các công trình khoa học đã chứng minh tác dụng giảm đau, ức chế tính thấm thành mao mạch, giảm phù nề bỏng của nước sạch lạnh. Nhưng việc ngâm vùng bị bỏng trong nước sạch lạnh phải được thực hiện trong 30 phút đầu tiên (nhất là trong 10 phút đầu tiên) thì mới có kết quả tốt.

- Dùng gạc miếng sạch phủ lên mặt vết thương bỏng.

- Không được cởi bỏ quần áo vì có thể dẫn tới lột da vùng bị bỏng và làm mức độ bỏng nặng thêm do hiện tượng thấm nhiệt qua lớp quần áo, tất và dễ gây nhiễm trùng vết bỏng.

- Không bôi nước mắm, kem đánh răng, vôi lên vết bỏng vì có thể gây nhiễm trùng.

- Không tự lột bỏ da trên vùng bị bỏng vì có thể gây nhiễm trùng, nhiễm trùng lan rộng.

- Đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý tiếp.

Ngoài nguyên nhân bỏng do nước sôi, một số nguyên nhân khác như điện giật, hoá chất cũng là tác nhân gây bỏng học sinh tại nhà trường.

- Đối với bỏng hóa chất: Cũng giống như bỏng nhiệt, sau khi ngâm rửa vết bỏng (thời gian ngâm lâu hơn) có thể dùng dung dịch để trung hòa như nước vôi nhì, giấm, chanh, đường.

- Đối với bỏng điện: Nhanh chóng tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện, cắt cầu chì, nguồn cầu dao điện.

Cấp cứu toàn thân ngay tại chỗ như hô hấp nhân tạo, hà hơi thổi ngạt, xử lý các tổn thương kết hợp nếu có như gãy tay, sai khớp.

Trong các nhà trường, phòng thí nghiệm, cần quản lý chặt chẽ hoá chất thí nghiệm. Bên cạnh việc nhắc nhở, giáo dục học sinh, cần ràng buộc trách nhiệm đối với các cơ quan quản lý giáo dục, giáo viên bộ môn. về sử dụng đồ dùng giảng dạy.

 

doc28 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 681 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Các tình huống Quản lý giáo dục nhà trường - Năm 2016 - Lữ Văn Mai, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ặc dù trẻ không buồn ngủ
- Sợ ánh sáng hoặc bị chói mắt
- Hay than mỏi mắt, nhức đầu, hay chảy nước mắt
- Nhắm một mắt khi đọc sách hoặc khi xem TV
- Thường không thích các hoạt động liên quan tới nhìn xa như chơi ném bóng
- Đối với trẻ ở lứa tuổi đi học còn có các dấu hiệu như đọc chữ hay bị nhảy hàng hoặc phải dùng ngón tay để dò theo các chữ khi đọc.
Tình huống 10: Ở một trường phổ thông nọ, sau một đợt kiểm tra sức khoẻ định kỳ, số học sinh bị phát hiện cận thị tăng cao đột ngột. Anh/chị trên cương vị là hiệu trưởng nhà trường cần lưu ý vấn đề gì để hạn chế và phòng ngừa tỷ lệ học sinh mắc cận thị?
Giải pháp:
Ánh sáng trong lớp học là nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến điều tiết mắt của học sinh. Các lớp học cần lắp đèn đủ sáng mọi nơi, tránh tối tăm, nhất là các trường học ở nông thôn. Ngược lại, ánh sáng cũng cần được phân bố hợp lý, không gây chói, loá mắt cho trẻ.
Chữ in trong vở, sách giáo khoa phải rõ ràng và giấy không quá bóng để tránh gây mỏi mệt cho mắt.
Trẻ được hướng dẫn cách học và đọc sách ở khoảng cách thích hợp, từ mắt đến sách khoảng 30 đến 40 cm, không nên quá gần để hạn chế và giảm những triệu chứng mỏi mệt của mắt do tăng điều tiết .
Trong lớp học, trẻ có tật khúc xạ nên được xếp ngồi gần bảng.
Tất cả học sinh cần được thử thị lực không kính và với kính đang đeo hàng loạt để sắp xếp chỗ ngồi trong lớp cho phù hợp.
Không nên làm việc bằng mắt liên tục và kéo dài. Mỗi giờ nên cho mắt nghỉ ngơi từ 5 đến 10 phút bằng cách nhắm mắt lại hoặc thư giãn bằng cách nhìn ra xa.
Giáo dục trẻ không nên đọc sách trong bóng tối hoặc chơi vi tính quá nhiều vì sẽ dẫn đến mệt mỏi thị giác.
2. Bệnh răng miệng
Bệnh răng miệng là bệnh có nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe và tính thẩm mỹ của con người. Đây là bệnh có tỷ lệ mắc khá cao ở nước ta cũng như trên thế giới, trong đó bệnh sâu răng và viêm quanh răng là hai bệnh phổ biến nhất.
Tình huống 11: Qua đợt khám sức khoẻ tại trường học của anh/chị, tỷ lệ học sinh mắc các bệnh răng miệng là trên 90%, anh/chị sẽ làm gì để cải thiện tình trạng đó?
Bệnh răng miệng liên quan chặt chẽ đến vấn đề vệ sinh răng miệng, vì vậy việc giáo dục cho học sinh cách vệ sinh răng miệng là ưu tiên hàng đầu.
2.1. Vệ sinh răng miệng hàng ngày
Phải vệ sinh răng miệng đều đặn 2 lần/ngày.
Khi chọn bàn chải đánh răng, nên chọn loại lông mềm đế tránh gây tổn thương cho lợi.
Chọn mua loại kem đánh răng đã được qua kiểm định và có chứa hàm lượng florua (một loại khoáng chất giúp gìn giữ men răng và phòng chống sâu răng). Các thực phẩm như trà xanh tươi và hải sản cũng rất giàu florua.
Một số loại thực phẩm có chứa nhiều đường hay tinh bột khi được “ lưu giữ” trên bề mặt cũng như kẽ răng sẽ tạo điều kiện cho những loại vi khuẩn gây hại cho răng hoạt động. Đánh răng sau khi ăn là cách phòng ngừa hữu hiệu. Trong trường hợp hy hữu, bạn có thể súc miệng bằng nước để loại trừ những mảng bám trên răng.
2.2. Trám, hàn kín các vết nứt trên răng
Răng, đặc biệt là các răng hàm luôn có rất nhiều khe nứt trên bề mặt. Các mảng bám dễ dàng hình thành từ việc tích tụ tại các khe nứt này trong khi việc dùng bản chải đánh răng không thể làm sạch. Kết quả là hình thành nên những lỗ sâu răng. Trám kín các vết nứt trên bề mặc răng là cách ngăn chặn sâu răng hiệu quả.
Lấy cao răng thường xuyên có tác dụng làm giảm nguy cơ bị viêm lợi, ngăn ngừa hình thành mảng bám cao răng và hơi thở có mùi hôi.
2.3. Kiểm tra răng định kỳ
Các bệnh răng miệng cần được phát hiện càng sớm càng tốt.
Tốt nhất là nên kiểm tra răng định kỳ 2 lần mỗi năm
3. Gù vẹo cột sống
Bệnh gù vẹo cột sống lứa tuổi học sinh phổ thông đang có chiều hướng gia tăng gây lo lắng cho các bậc phụ huynh. Đáng ngại hơn khi biết rằng, nguyên nhân chính gây bệnh cho các em bắt nguồn từ việc học tập tại nhà trường.
Kết quả điều tra tại Hải Phòng có tới 4,88% trên tổng số học sinh bị vẹo cột sống. Tỷ lệ học sinh bị vẹo cột sống tăng dần theo cấp học. Lý do phát sinh gây bệnh vẹo cột sống: do trẻ bị mang vác nặng lệch về một phía, trẻ phải lao động quá sức sớm, trẻ ngồi học hay sinh hoạt không đúng tư thế.
Gù vẹo cột sống làm trục của hệ xương thay đổi, ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng học tập, lao động. Đối với các bé gái còn bị lệch xương chậu, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này.
Về mặt lâu dài là di truyền, ảnh hưởng xấu đến... giống nòi. Mặt khác, bệnh vẹo cột sống tiến triển âm thầm, kéo dài nhiều năm và bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố, nguy cơ. Khi đã mắc thì khả năng phục hồi khó, việc điều trị lại cần phải kiên trì, khoa học và cần có thời gian dài. Nhất là sự điều chỉnh những thói quen đã nhiễm sâu thành hành vi thường ngày của từng học sinh.
Tình huống 12: Trước tình hình tỷ lệ học sinh bị gù vẹo cột sống càng ngày càng tăng, với cương vị là hiệu trưởng nhà trường, anh chị làm gì để cải thiện tình hình đó?
Học sinh không được mang vác nặng, luyện tập thể dục vừa sức thường xuyên... . Học sinh cần được tạo những điều kiện sinh hoạt, vui chơi, hoạt động thoải mái. Khi đó cột sống được thay đổi tư thế thường xuyên, kết hợp các hoạt động thể lực và nghỉ ngơi một cách hài hòa, hợp lý. Hiện nay, do chương trình học nặng nề, y tế học đường chưa phát triển đúng mức, các thầy cô giáo chủ yếu chỉ chú ý đến việc dạy trẻ kiến thức chưa quan tâm nhiều đến tư thế ngồi của trẻ.
Thầy cô giáo cần thường xuyên chú ý đến tư thế học tập của học sinh. Trẻ thường hay ngồi bò ra bàn, ép ngực vào thành bàn, nghiêng vẹo cổ để viết. Do vậy, tỷ lệ học sinh bị biến dạng cột sống, lép ngực ngày càng tăng. Nhiều học sinh bị cong vẹo cột sống hay gù, vai bị lệch, vai cao vai thấp do cột sống bị xoay.
Hướng dẫn HS chỉ cần mang những sách vở cần thiết tới trường. Hiện nay nhiều HS cấp 1, cấp 2 ngày ngày phải “gánh” những chiếc cặp có trọng lượng và kích thước quá khổ. Trong những chiếc cặp đó là đủ các loại: sách giáo khoa, sách tham khảo, sách bài tập, đồ dùng học tập mà nhiều khi không cần phải mang tới trường. Những thứ không cần thiết này khiến các em bị quá tải và không còn giữ được tư thế thẳng lưng khi mang vác, học tập.
Ngoài ra, khi ngồi học ở trong lớp thì vị trí ngồi của mỗi học sinh là khác nhau, góc nhìn bảng của các em cũng khác. Nên nhiều khi để nhìn rõ được bảng, các em phải ngó nghiêng hoặc ngồi lệch hẳn người, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây cong vẹo cột sống trong học đường.
Biện pháp khắc phục vấn đề này cũng khá dễ dàng và có khá nhiều lớp học thực hiện, đó là định kỳ đổi chỗ ngồi cho các em, bắt buộc học sinh phải nghiêm túc thực hiện các tư thế ngồi học, trang bị những loại bàn ghế thông minh có thể điều chỉnh phụ thuộc vào thể trạng của học sinh Khi ở nhà thì các bậc phụ huynh cần đặc biệt chú ý tới cách ngồi học, tư thế đi lại của trẻ để có thể chấn chỉnh và điều trị kịp thời.
IV. Bệnh xã hội
1. Trẻ mắc HIV/AIDS
Hàng năm, hàng nghìn em bé nhiễm HIV có khát vọng đi học. Dù các tổ chức xã hội có cố gắng, dù gia đình cố nài nỉ, thì sự kỳ thị của nhiều người trong cộng đồng đã lập nên một rào cản ngăn em hòa nhập.
Tình huống 13: Trường học mà anh/chị đang làm hiệu trưởng đang tuyển sinh năm học mới, một gia đình mang một cháu bé bị nhiễm HIV xin nhập học. Anh chị có tiếp nhận cháu không? Nếu nhận, anh/chị sẽ trả lời câu hỏi của các phụ huynh khác như thế nào?
Luật pháp Việt nam quy định mọi học sinh đến tuổi đi học đều có quyền đến trường. Vì vậy mặc dù cháu bé có nhiễm HIV, cháu vẫn có quyền nhập học.
Tuy nhiên, một số nhà trường và phụ huynh học sinh cũng tạo ra những rào cản trong học tập, hoà nhập cộng đồng của những đứa trẻ này. Bản thân trẻ bị cô lập khỏi bạn bè cùng trang lứa, do bạn bè sợ lây nhiễm.
Để xóa dần sự kỳ thị, nhà trường phối hợp với Ủy ban Phòng chống HIV/AIDS thực hiện chương trình Chăm sóc trẻ nhiễm và trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Cụ thể là thực hiện chiến dịch truyền thông tạo sự đồng thuận của xã hội đưa trẻ đến trường, học tập sinh hoạt như những đứa trẻ bình thường.
Hiệu trưởng nhà trường phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh làm công tác tư tưởng cho phụ huynh học sinh, xoá bỏ mọi lo âu, kỳ thị đối học sinh nhiễm HIV.
Các thầy cô giáo phụ trách lớp có học sinh nhiễm HIV cần nắm vững kỹ năng phòng tránh lây lan bệnh. Cụ thể nếu các học sinh chơi chung, cầm nắm đồ vật của nhau thì không gây lây nhiễm HIV. Thường xuyên quan tâm, theo dõi học sinh, không để học sinh xảy ra các tai nạn đáng tiếc. Nếu chẳng may học sinh nhiễm HIV xảy ra ngã, tai nạn có chảy máu thì tuyệt đối không được để máu dính vào các học sinh khác.
Báo ngay cơ quan y tế nếu thấy các dấu hiệu bất thường hoặc nghi ngờ.
Nếu học sinh nhiễm HIV đang mắc các bệnh cấp tính, các mụn mủ ngoài da thì cần yêu cầu điều trị khỏi hẳn mới quay lại lớp học.
2. Trẻ khuyết tật
Trong giáo dục, mọi học sinh, bất kể mức độ năng lực hay khuyết tật, bất kể hoàn cảnh kinh tế xã hội, ngôn ngữ, thành phần dân tộc, tôn giáo, giới tính có khác nhau đến đâu đều có thể cùng nhau học tập trong một môi trường học đường.
Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định tất cả trẻ em, trong đó có trẻ em khuyết tật đều được hưởng giáo dục, được tạo điều kiện để tham gia đầy đủ và phù hợp trong môi trường giáo dục. Tuy nhiên, cho đến nay nước ta có khoảng 2,57% trẻ chưa có cơ hội đến trường vì lý do khuyết tật. Như vậy việc huy động trẻ em khuyết tật tới trường đã khó, việc thực hiện hoà nhập một cách hiệu quả còn khó hơn rất nhiều.
Tình huống 14: Nếu ở trường anh/chị làm hiệu trưởng có một cháu bị di chứng chất độc da cam, anh/chị sẽ làm gì giúp cháu hoà nhập với bạn bè trong lớp?
Để giúp trẻ khuyết tật hoà nhập cộng đồng, cần có sự tham gia của rất nhiều đối tượng, trước tiên là đối tác tiếp xúc trực tiếp hàng ngày với trẻ khuyết tật gồm giáo viên, những học sinh không có khuyết tật khác trong trường /lớp hoà nhập.
Cần xoá bỏ mặc cảm, ý nghĩ tiêu cực đối với việc hoà nhập trẻ khuyết tật của giáo viên, các em học sinh không khuyết tật, và ngay cả phụ huynh của những em này. Cần giúp các em phát triển một cách tự nhiên, không cảm thấy sự khác biệt hay sự thương hại nào.
Nhà trường, thầy cô giáo cần giáo dục các em học sinh thái độ tích cực với trẻ khuyết tật. Trẻ khuyết tật phải hiểu là trẻ không may mắn, không có thái độ kì thị, định kiến như trẻ khuyết tật do “cha mẹ ăn ở không tốt”, “do kiếp trước cha mẹ làm nhiều điều ác”, “bị các đấng tối cao nguyền rủa”
Nhà trường cần có giáo viên chuyên trách, có phương pháp giảng dạy riêng cho các cháu bị khuyết tật.
Có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và phụ huynh để giáo dục, dạy nghề cho các học sinh khuyết tật, giúp các trẻ này tự tin, hoà nhập vào cuộc sống. Đồng thời các học sinh này có nghề nghiệp, góp phần nuôi sống bản thân mình sau này.
V. Phòng y tế tại trường học
Một trong những nguyên nhân làm tăng bệnh học đường, tăng mức độ tai nạn trong trường học, học sinh và giáo viên còn kém nhận thức trong phòng và phát hiện sớm bệnh dịch là do các trường phổ thông không có người được đào tạo về công tác y tế học đường và không có đủ phương tiện cấp cứu cần thiết.
Để đảm bảo môi trường học tập tốt cho học sinh và giáo viên, mỗi trường phổ thông phải có một cán bộ y tế giúp đảm bảo sức khoẻ và xử trí kịp thời các tai nạn học đường.
Cán bộ y tế là người tham mưu giúp hiệu trưởng xây dựng mô hình an toàn sức khoẻ học đường cho học sinh.
Cán bộ y tế là người tham gia giảng dạy, giáo dục, phòng chống các bệnh học đường như bệnh răng miệng, tật khúc xạ, gù vẹo cột sống.
Cán bộ y tế tại trường là người xử lý đầu tiên các tai nạn, các triệu chứng thông thường như sốt cao, tiêu chảy, ngất...
Để giúp cán bộ y tế làm tốt nhiệm vụ của mình, mỗi trường học cần có một phòng y tế.
Phòng Y tế cần được trang bị các phương tiện và thuốc thiết yếu giúp công tác sơ cứu ban đầu.
Các dụng cụ thiết yếu bao gồm: nhiệt kế, cân, thước đo chiều cao, huyết áp, bơm kim tiêm, băng cáng, cồn, bông băng.
Thuốc thiết yếu: thuốc hạ nhiệt, thuốc an thần, thuốc chống mất nước, thuốc chống dị ứng, thuốc chữa bỏng, thuốc chống shock.
Chương VII
CÁC TÌNH HUỐNG TRONG QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG
I. Tình huống trong mối quan hệ giữa các thành viên tập thể nhà trường
1. Thách đố chuyên môn
Giáo viên H có kinh nghiệm giảng dạy lâu năm, là giáo viên giỏi nhưng thiếu khiêm tốn, có ý coi thường đồng nghiệp. Trong một lần thao giảng, khi hiệu trưởng (cùng chuyên môn với giáo viên) góp ý một số vấn đề giáo viên này còn thiếu sót. Lập tức giáo viên H phản ứng dữ dội và có ý thách thức hiệu trưởng dạy được như mình. Hiệu trưởng giải quyết thế nào?
Gợi ý
- Nếu hiệu trưởng không chứng tỏ được chuyên môn của mình thì có thể bị coi thường trong mắt của các giáo viên khác. Song là người lãnh đạo nhà trường không nhất thiết hiệu trưởng phải dạy giỏi hơn giáo viên nhưng phải biết phân tích kỹ thuật giảng dạy, có kỹ năng trao đổi, tư vấn giúp đỡ giáo viên nâng cao chất lượng giờ dạy. Với nhiệm vụ của mình, hiệu trưởng không cần nhận lời thách của giáo viên.
- Hiệu trưởng nên đề nghị họp tổ chuyên môn cùng thiết kế một giờ dạy, phân tích các kỹ thuật có thể sử dụng nhằm khắc phục các nhược điểm mà các giáo viên có thể gặp phải (như giáo viên trên) cũng như tăng thêm tính sáng tạo cho bài giảng. Sau đó, một giáo viên trong tổ sẽ thực hiện tiết dạy với sự có mặt của các thành viên trong tổ và tổ chức rút kinh nghiệm giờ giảng. Qua đó, sẽ giúp cho việc bồi dưỡng chuyên môn của các giáo viên nói chung và giáo viên H nói riêng.
2. Thay đổi tổ trưởng hay là không?
Thầy T là tổ trưởng một tổ chuyên môn của trường. Thầy là một giáo viên lâu năm nhưng trình độ chuyên môn lại yếu hơn nhiều giáo viên trong tổ. Do không có uy tín chuyên môn, việc quản lý tổ của thầy T không tốt nhưng giáo viên không ai dám nói vì thầy T là em ruột của thầy phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn của trường. Là một hiệu trưởng mới chuyển về trường cần giải quyết như thế nào?
Gợi ý
- Nếu không thay đổi tổ trưởng chuyên môn thì về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng chuyên môn của tổ, đến chất lượng đào tạo của nhà trường.
- Nếu giải quyết không khéo có thể gây bất hòa giữa hiệu trưởng và phó hiệu trưởng, có thể dẫn đến mất đoàn kết nội bộ. Vì vậy, cách giải quyết tình huống cần đảm bảo thuận trên, hòa dưới, trong ấm, ngoài êm.
- Hiệu trưởng trao đổi với phó hiệu trưởng về tình hình hoạt động của tất cả các tổ chuyên môn trong trường, tập trung vào chất lượng hoạt động chuyên môn của tổ do thầy T làm tổ trưởng. Cùng phó hiệu trưởng phân tích nguyên nhân để làm cho phó hiệu trưởng hiểu lý do vì sao tổ có nhiều giáo viên khá giỏi nhưng hiệu quả làm việc của tổ không cao.
- Hiệu trưởng trực tiếp làm việc với thầy T. Hiệu trưởng có chủ kiến nhưng phải mềm mỏng, tế nhị để thầy T nhận thấy hiệu quả làm việc của tổ không cao một phần do mình và chấp nhận hoặc tự nguyện để cho giáo viên bầu lại tổ trưởng.
- Hiệu trưởng cần chú ý giao một số việc mà thầy T có khả năng hoặc cử thầy T đi học một lớp (về quản lý hoặc về chuyên môn) để thầy T khỏi mặc cảm.
3. Công bằng khi phân công giảng dạy 
Trường thực hiện phân công giảng dạy trên cơ sở thâm niên công tác và chất lượng giảng dạy của giáo viên. Vì vậy, trong trường có một số giáo viên được coi là “chuyên gia”. Những giáo viên này thường có thu nhập cao hơn và tự cho mình là nhân vật quan trọng của trường. Một số giáo viên khác mặc dù dạy khá nhưng các “cây đa, cây đề” còn đó nên không có cơ hội để khẳng định mình và cho rằng lãnh đạo trường phân công giảng dạy chưa công bằng.  Là người quản lý nhà trường cần giải quyết tình huống trên thế nào?
Gợi ý
- Phân công giảng dạy đối với giáo viên là nhiệm vụ của cán bộ quản lý nhà trường  song việc phân công hợp tình hợp lý là động lực giúp giáo viên phát triển về chuyên môn.
- Phân công giảng dạy phải đảm bảo chất lượng dạy học và phát triển chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên (có sự kế thừa giữa các thế hệ giáo viên, có sự luân chuyển giáo viên giữa các khối lớp).
- Hiệu trưởng cần làm cho mọi người nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của mỗi khối lớp và vai trò của giáo viên đối với mỗi khối lớp.
- Hiệu trưởng cần tổ chức việc điều phối các hoạt động có thu nhập thêm một cách hợp lý, nhất là các hoạt động dạy học liên quan đến thi tốt nghiệp.
4. Tổ chức một cuộc họp
Một lần, hiệu trưởng triệu tập một cuộc họp để phổ biến một nội dung khá quan trọng nhưng cán bộ giáo viên tham dự cuộc họp dường như không quan tâm. Từ đầu cuộc họp một số nhóm đã chụm đầu nói chuyện riêng. Họp được mươi phút, một vài người đi ra ngoài, một số người khác lấy sách báo ra đọc. Hiệu trưởng cần xử sự trước tình huống trên thế nào?
Gợi ý
Trong tình huống này, với trách nhiệm và quyền hạn của mình, hiệu trưởng có quyền nghiêm khắc yêu cầu cán bộ giáo viên nghiêm túc khi tham dự cuộc họp. Tuy nhiên, nếu làm như vậy sẽ làm không khí cuộc họp trở nên nặng nề, có thể làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới. Khi tổ chức các cuộc họp, nhà quản lý cần chuẩn bị kỹ càng nội dung, chương trình và các điều kiện, phương tiện hỗ trợ. Từ đó triển khai, điều hành cuộc họp và xử lý các tình huống nảy sinh trong quá trình họp một cách mềm dẻo, linh hoạt.
- Đối với tình huống trên, hiệu trưởng không nên gây áp lực đối với cán bộ giáo viên. Hiệu trưởng nhẹ nhàng đề nghị mọi người tập trung vào cuộc họp. Song tiếp tục cuộc họp bằng một nội dung vui vẻ, hấp dẫn hoặc một vấn đề mọi người đang quan tâm.
- Khéo léo dẫn dắt vào nội dung chính của cuộc họp.
- Mời một vài cán bộ giáo viên có uy tín phát biểu ý kiến để thu hút mọi người.
- Trong trường hợp này, hiệu trưởng không nên nói dài. Hãy lắng nghe mọi người nói.
5. Mối quan hệ giữa hiệu trưởng mới và cựu hiệu trưởng
Một hiệu trưởng mới về thay hiệu trưởng cũ. Vị hiệu trưởng cũ do điều hành nhà trường không tốt, mắc một số sai sót nên bị miễn nhiệm về làm giáo viên. Đây là một người có năng lực chuyên môn song khá cố chấp. Từ khi hiệu trưởng mới về, cựu hiệu trưởng luôn tìm cách “nắn gân” hiệu trưởng. Điều đáng nói là, một số cán bộ giáo viên của trường lại hưởng ứng vị cựu hiệu trưởng. Hiệu trưởng mới cần phải làm gì để ổn định và phát triển nhà trường?
Gợi ý
Trong tất cả các trường hợp về nhận chức tại đơn vị mới, hiệu trưởng phải thể hiện bản lĩnh và khéo léo trong ứng xử để hòa nhập vào tập thể nhà trường, từ đó xây dựng uy tín của mình thông qua hành động cụ thể.
- Hiệu trưởng mới cần tìm hiểu về văn hóa, điểm mạnh, điểm yếu của trường, của đội ngũ, của bản thân hiệu trưởng cũ (có thể thông qua các cơ quan quản lý cấp trên và những bên liên quan khác). Việc này nên làm trước khi nhận chức tại trường.
- Với tình huống trên, hiệu trưởng mới nên chủ động tiếp cận, chia sẻ các “vấn đề” trong việc quản lý nhà trường với cựu hiệu trưởng, thu hút hiệu trưởng cũ vào quá trình quản lý.
- Hiệu trưởng dành thời gian tiếp cận với nhóm cán bộ giáo viên thân cận với cựu hiệu trưởng để chia sẻ ý tưởng của mình về sự phát triển nhà trường và lắng nghe ý kiến của họ, tạo sự đồng cảm từ phía họ.
- Tránh có những biểu hiện phủ định vai trò của cựu hiệu trưởng.
- Tạo điều kiện phát huy vai trò của mọi thành viên trong nhà trường (dù người đó tỏ ra ủng hộ hay chưa ủng hộ) hiệu trưởng mới. Từ đó, cảm hóa được những người còn chưa tin tưởng vào sự lãnh đạo của hiệu trưởng mới.
6. Xây dựng kế hoạch năm học
Năm học này trường P.B.C chưa duyệt được kế hoạch của các tổ chuyên môn vì 5/8 tổ chuyên môn của trường chưa nộp bản kế hoạch. Hiệu trưởng rất bực mình trước hiện tượng này. Hỏi lý do tại sao chưa nộp kế hoạch? Có tổ trưởng bảo: Kế hoạch năm nào cũng giống nhau thì làm chỉ là hình thức. Có tổ trưởng thì nói, không có kế hoạch cũng đâu có sao, cứ làm theo chỉ đạo của hiệu trưởng là được.Hiệu trưởng giải quyết vấn đề này như thế nào?
Gợi ý
- Hiệu trưởng xem lại kế hoạch công việc của nhà trường (trong đó có kế hoạch nộp báo cáo của các tổ chuyên môn). Kế hoạch này đã được quán triệt tới các tổ chuyên môn chưa? Nếu chưa là lỗi của hiệu trưởng. Nếu đã triển khai kế hoạch này rồi thì điều này thuộc về nhận thức của các tổ trưởng chuyên môn.
- Hiệu trưởng bình tĩnh giải thích cho các tổ trưởng chuyên môn về trách nhiệm của họ về việc xây dựng kế hoạch đã được quy định trong các văn bản của nhà nước, của ngành. Việc yêu cầu các tổ trưởng lập kế hoạch chuy

File đính kèm:

  • docCAC_TINH_HUONG_GIAO_DUC.doc
Giáo án liên quan