Bồi dưỡng thường xuyên - Module THCS 31: Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm

Nội dung 2

TÌM HIỂU Ý NGHĨA, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP KẾ HOẠCH CHỦ NHIỆM LỚP, KẾ HOẠCH CÔNG TÁC GIÁO VIÊN CHỦ NHIỆM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

THÔNG TIN CƠ BẢN

1. Ý nghĩa của việc xây dựng kế hoạch chủ nhiệm

Kế hoạch chủ nhiệm lớp có đặc tính quan trọng là tính liên tục, thể hiện một hệ thống liên tục các mục tiêu liên quan chặt chẽ với nhau, năm học trước làm cơ sở cho năm sau, hoạt động trước làm cơ sở cho hoạt động sau. Vì vậy, kế hoạch chủ nhiệm là tập hợp các mục tiêu có quan hệ chặt chẽ với nhau, thống nhất bởi mục tiêu chung và hệ thống những biện pháp được xây dựng trước cho một giai đoạn nhất định nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục đã được xác định. Kế hoạch còn là chương trình hành động của GVCN được xây dựng trên cơ sở những chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về giáo dục, được vận dụng và thực hiện trong những điều kiện cụ thể, phù hợp với đặc điểm của nhà trường. Trong nhà trường phổ thông có nhiều kế hoạch Kế hoạch của GVCN một mặt là sự cụ thể và chi tiết hoa kế hoạch của cơ quan quản lí cấp trên, mặt khác được dựa trên tình hình thực tiễn và nhiệm vụ cụ thể của nhà trường, của khối lớp chủ nhiệm, được thực hiện trong phạm vi một lớp học cụ thể. Kế hoạch của GVCN được xác định theo nhiệm vụ của nhà trường theo các hoạt động dạy học, giáo dục, họ động sản xuất.) và theo thời gian (năm học, học kì, tháng, tuần). Kế hoạch chủ nhiệm lớp thể hiện sự cụ thể hoá quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng, các nhiệm vụ năm học, những quy luật và lí luận giáo dục vào việc thiết kế và thực hiện các mục tiêu giáo dục của nhà trường một cách cụ thể.

 

pdf32 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 805 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên - Module THCS 31: Lập kế hoạch công tác chủ nhiệm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

File đính kèm:

  • pdfModule THCS 31.pdf
Giáo án liên quan