Bộ giáo án 5 tuổi các lĩnh vực
GIÁO ÁN
MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH
Chủ đề : Nghề nghiệp
Đề tài : Làm quen nghề thợ may
Đối tượng : 5 - 6 tuổi
Số lượng trẻ : 25 - 30 trẻ
Thời gian : 25 - 30 phút
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Người soạn/dạy :
Giáo viên hướng dẫn:
Đơn vị :
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1/ Kiến thức:
- Trẻ biết công việc của Cô thợ may và lợi ích của công việc này
- Trẻ gọi tên và nhận biết công dụng của một số dụng cụ sử dụng trong nghề may.
2/ Kỹ năng:
- Trẻ biết tìm đúng dụng cụ của nghề may theo yêu cầu của cô.
- 90% trẻ thực hiện được.
3/ Giáo dục.
- Trẻ biết lợi ích của nghề thợ may, có thái độ tôn trọng và yêu quí những người thợ may.
- Biết bảo vệ, giữ gìn quần áo sạch sẽ.
II. CHUẨN BỊ:
- Video Clip có hình ảnh về quá trình thực hiện may quần áo của cô thợ may.
ờng lớp. II. Chuẩn bị: - Nhạc bài hát “Em đi mẫu giáo”, “Ngày đầu tiên đi học” - 1 mũ chóp kín, xắc xô, phách, trống lắc. III. Cách tiến hành: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Ổn định tổ chức. - Cô trò chuyện với trẻ ổn định lớp. - Các con ơi! Mỗi sáng thức dậy chúng mình đánh răng, rửa mặt để đi đâu nhỉ? - À ! mỗi sáng chúng mình dạy sớm đánh răng, rửa mặt để đến trường học, trên con đường đến trường có ánh nắng ban mai, có tiếng chim hót,đến lớp chúng mình học ngoan, học giỏi được cô giáo khen, và đó cũng là nội dung bài hát “Em đi mẫu giáo” của tác giả Dương Minh Viên sáng tác, để bài hát được hay hơn trong buổi học ngày hôm nay cô sẽ dạy các con biết cách vận động bài hát này thật hay, thật đẹp, các con có đồng ý không? - Trước khi vào vận động bài hát này, cô mời cả lớp mình hát lại cùng cô bài hát này nhé. - Cô cho trẻ lên ghế ngồi. * Hoạt động 2: Ca hát vận động bài “Em đi mẫu giáo”. - Cô cho 2 trẻ lên vận động theo cách của mình. - Cô thấy các bạn vận động rất đẹp đấy và cô cũng có một cách vận động riêng của cô, sau đây cô sẽ vận động múa minh họa theo lời ca, các con hãy chú ý xem nhé ! - Cô vận động 1 lần: kết hợp nhạc và các động tác múa minh họa. - Cô vừa vận động xong bài hát gì ? - Cô vận động theo cách nào ? - Cô cho lớp đứng thành vòng tròn vận động cùng cô. - Cô hỏi trẻ vừa vận động bài hát gì ? - Cô cho trẻ đứng thành 3 hàng dọc vận động. - Hỏi trẻ: Các con vừa vận động bài hát gì ? - Cô sẽ chia lớp mình ra làm 3 tổ. Các bạn ở phía bên tay trái cô là tổ 1, các bạn ở giữa là tổ 2, còn các bạn ở phía bên phải cô là tổ 3. Các tổ sẽ thi vận động xem tổ nào thể hiện đẹp nhất nhé, các con có đồng ý không? - Cô mời 3 tổ lần lượt vận động. - Mời nhóm trẻ lên biểu diễn.(2 nhóm) - Mời cá nhân trẻ lên biểu diễn.(1 trẻ) (chú ý sửa sai cho trẻ) -Lớp vận động lại 1 lần. - Giáo dục trẻ biết yêu quý cô giáo, bạn bè và yêu trường yêu lớp. * Hoạt động 3: Nghe hát “Ngày đầu tiên đi học” nhạc Nguyễn Ngọc Thiện, phổ thơ Viễn Phương. - Các con ạ! Ngày đầu tiên đi học, bạn nhỏ nào cũng bỡ ngỡ, có một sồ bạn còn khóc nữa đấy. Nhưng không sao đến lớp đã có cô giáo yêu thương, chăm sóc các con. Qua những hình ảnh đó tác giả đã sáng tác lên bài hát “Ngày đầu tiên đi học”, cô mời các bạn hãy lẵng nghe xem tình yêu thương của cô giáo đối với các bạn ấy trong bài hát như thế nào nhé.! - Cô hát lần 1: Thể hiện tình cảm tha thiết, êm đềm. Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì? - Cô hát lần 2: Giao lưuThể hiện tình cảm với trẻ. - Lần 3: Cho trẻ xem vi deo. * Hoạt động 3: Trò chơi “ Tai ai tinh” - Chơi trò chơi “Tai ai tinh” Cách chơi: Cô mời 1 bạn lên đội mũ chóp kín che mắt lại, và cô mời một bạn dưới lớp đứng dậy hát cùng với nhạc cụ. Luật chơi: Bạn đội mũ chóp kín phải đoán đúng ai hát, hát bài gì và nhạc cụ gì ? Cho trẻ chơi trò chơi 4-5 lần. * Kết thúc tiết học: - Cô khen và tuyên dương trẻ. - Cô cho trẻ hát bài “Em đi mẫu giáo” nhẹ nhàng ra ngoài. - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Cả lớp hát cùng cô. - Trẻ về ghế ngồi - 2 trẻ lên vận động theo cách của mình. Trẻ chú ý xem cô vận động. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Lớp vận động. - Trẻ trả lời. - Trẻ lên 3 hàng dọc vận động. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - 3 tổ lần lượt thể hiện. - Nhóm thể hiện. - Cá nhân thể hiện - Cả lớp vận động - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe cô hát. - Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe cô hát. - Trẻ xem - Trẻ lắng nghe - Trẻ lắng nghe - Trẻ chơi trò chơi - Trẻ vỗ tay. - Trẻ hát đi ra ngoài. GIÁO ÁN Lĩnh vực phát triển nhận thức Chủ đề : Thế giới động vật Đề tài : Số 8 ( tiết 1) Đối tượng : 5 - 6 tuổi Số lượng trẻ : 25 - 30 trẻ Thời gian : 25 - 30 phút Ngày soạn : Ngày dạy : Người soạn/dạy : Giáo viên hướng dẫn: Đơn vị : I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 1. Kiến thức: - Trẻ biết đếm đến 8, nhận biết các nhóm đồ vật có số lượng là 8. Nhận biết được số 8. - Hiểu được ý nghĩa của số 8. - Ôn nhận biết nhóm có số lượng 6, 7. Số 6,7. - Trẻ biết một số vật nuôI trong gia đình và động vật sống ở dưới nước. - Tích hợp: MTXQ, GDÂN. 2. Kỹ năng: - Trẻ có kỹ năng đếm từ 1 đến 8. - Rèn kỹ năng xếp tương ứng 1:1 ở trẻ. - Biết chơi một số trò chơi rèn luyện kỹ năng đếm và nhận biết các nhóm có số lượng 8. - Rèn tính tập trung, chú ý, ghi nhớ có chủ định của trẻ. 3. Thái độ : - Yêu quí các con vật. - Hứng thú tham gia vào hoạt động. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng của cô: - Giáo án chi tiết - Giáo án điện tử - Các con vật chơi trò chơi - Thẻ số từ 1 đến 8 2. Đồ dùng của trẻ: - Mỗi trẻ có 1 rổ đựng 8 mèo, 8 cá - Thẻ số từ 1 đến 8 - Vị trí cho trẻ hoạt động III. TIẾN HÀNH: Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ * Hoạt động 1: Trò chuyện, ôn số cũ (6 phút) - Cô cho trẻ quan sát một số hình ảnh về con gà, con cá trò chuyện và đếm số lượng trong phạm vi 7. Số 7. - Cho trẻ chơi trò chơi “ tìm các con vật xung quanh lớp có số lượng 7”, đếm và đặt thẻ số tương ứng. * Hoạt động 2: Đếm đến 8, nhận biết các nhóm đồ vật có số lượng trong phạm vi 8. Nhận biết số 8.(15 phút) : + Lập số: - Cô tặng mỗi trẻ một rổ, hỏi trẻ trong đó có gì? - Hôm nay tại trang trại chăn nuôi nhà Bác Gấu có tổ chức một hội thi cho các con vật trong trang trại và các bạn mèo cũng tham dự với nội dung thi là câu cá. Bây giờ chúng mình cùng đưa các bạn mèo đi câu cá nào. Khi xếp các con nhớ phải xếp các bạn mèo thành một hàng ngang và xếp từ trái sang phải, bạn xếp trên bạn xếp dưới để không lẫn vào nhau. - Trong 5 phút đầu tiên mỗi bạn mèo đều câu được một con cá nhưng chỉ có bạn mèo cuối cùng vẫn chưa câu được con nào. Bây giờ các con hãy xếp mỗi bạn mèo tương ứng với một con ca chỉ có bạn mèo duy nhất cuối cùng là không có cá thôi, khi xếp các con cũng xếp thành một hàng ngang từ trái sang phải. + So sánh, tạo sự bằng nhau: - Cho trẻ đếm số cá ( 7), đếm số mèo ( 8). - So sánh số mèo và cá như thế nào với nhau? Vì sao? Muốn số mèo và cá bằng nhau phải làm như thế nào? - Có 2 cách: + Cách 1: Bớt 1 con mèo (Cách này cô thao tác) + Cách 2: Cô và trẻ cùng làm đó là thêm 1 con cá. - Cho trẻ đếm lại 2 nhóm và hỏi trẻ bằng nhau chưa? Và đều bằng mấy? + Giới thiệu số 8: - Đối với đồ vật có số lượng là 8 người ta dùng thẻ số 8 đặt tương ứng. Vậy có 8 con cá cô dùng thẻ số 8 đặt tương ứng, 8 con mèo cô dùng thẻ số 8 đặt tương ứng. Các con lấy thẻ số 8 giống cô và đặt vào bên phải của mỗi nhóm. - Đây là chữ số 8, đọc là số 8 - Cho cả lớp đọc 2-3 lần, tổ , 3-4 cá nhân đọc. - Cô phân tích đặc điểm số 8: Gốm có 2 nét cong tròn khép kín, một nét cong tròn trên nhỏ và một nét cong tròn dưới to hơn. - Cho cả lớp đọc lại số 8. Hỏi trẻ liên hệ trong thực tế số 8 giống cái gì? + Bớt các đối tượng trong phạm vi 8: - Cho trẻ bớt 1 con cá hỏi 8 con cá bớt 1 còn mấy con cá. Cô nhắc trẻ bớt từ bên phải. - Cho trẻ đếm để kiểm tra kết quả và gắn thẻ số tương ứng. - Cô chính xác hoá lại: 8 bớt 1 còn 7, cho cả lớp đọc. - Tương tự cô bớt tiếp 1,2,3, hết. Mỗi lần bớt cho trẻ đếm kiểm tra kết quả và gắn thẻ số tương ứng. - Cô cùng trẻ bớt trẻ bớt số mèo một lần hết, bớt và đếm ngược 8,71. * Hoạt động 3: Trò chơi củng cố:(8 phút) Trò chơi 1: “ Bắt rùa bỏ giỏ” + Cách chơi: Cô có một ao thả rất nhiều rùa, trẻ xếp thành vòng tròn, mỗi trẻ cầm 1 rổ, vừa đi vừa hát một bài, khi cô gõ xắc xô thì cùng ngồi xuống và bắt mỗi bạn 8 con vừa bắt vừa đếm sau về lớp xếp và gắn thẻ số tương ứng. + Luật chơi: Không được bắt 1 lần nhiều con. - Cho trẻ chơi 1 lần , hát bài “ cá vàng bơi”. Trò chơi 2: “ 8 chú lợn” - Cách chơi: Cô cùng ngồi hình chữ u, kết hợp với chơi ngón tay đọc theo câu: + “ Hai lợn mẹ”: 2 ngón cái giơ lên đưa về 2 bên, các ngón khác quặp lại. + “ Có 4 lợn con”: 2 ngón cái quặp lại, mỗi bên 4 ngón tay đưa sang 2 bên. + “ 4 lợn con lông đen và trắng”: 4 ngón tay trái vẫy lên vẫy xuống. + “ 4 chú lợn lông xám như chì”: 4 ngón tay phải đưa lên tương tự. + “ Hỏi 2 lợn mẹ có bao nhiêu con”: giơ 2 bên 4 ngón tay lên và đếm lần lượt từ 1 đến 8. - Luật chơi: Các nhón tay phải đưa lên rõ ràng. + Cô cho trẻ chơi 2-3 lần, lần 2 đứng, lần 3 cho 1 trẻ trai- 1 gái. * Hoạt động 4: Kết thúc (1 phút): - Cô nhận xét giờ học, cho trẻ hát bài “ vì sao con mèo rửa mặt” ra chơi. - Trẻ quan sát , trả lời và đếm - Trẻ tham gia vào trò chơi - Trẻ trả lời - Trẻ lập số cùng cô - Trẻ thực hiện - 2-3 Trẻ trả lời - Trẻ quan sát - Trẻ thao tác và trả lời - Trẻ lắng nghe và lấy thẻ số đặt tương ứng - Trẻ lắng nghe - Trẻ đọc - Trẻ quan sát và lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ thao tác - Trẻ đếm và gắn thẻ số - Trẻ đọc - Trẻ thao tác - Trẻ lắng nghe và tham gia chơi - Trẻ tham gia trò chơi - Trẻ hát đi ra ngoài GIÁO ÁN MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH Chủ đề : Nghề nghiệp Đề tài : Làm quen nghề thợ may Đối tượng : 5 - 6 tuổi Số lượng trẻ : 25 - 30 trẻ Thời gian : 25 - 30 phút Ngày soạn : Ngày dạy : Người soạn/dạy : Giáo viên hướng dẫn: Đơn vị : I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU 1/ Kiến thức: - Trẻ biết công việc của Cô thợ may và lợi ích của công việc này - Trẻ gọi tên và nhận biết công dụng của một số dụng cụ sử dụng trong nghề may. 2/ Kỹ năng: - Trẻ biết tìm đúng dụng cụ của nghề may theo yêu cầu của cô. - 90% trẻ thực hiện được. 3/ Giáo dục. - Trẻ biết lợi ích của nghề thợ may, có thái độ tôn trọng và yêu quí những người thợ may. - Biết bảo vệ, giữ gìn quần áo sạch sẽ. II. CHUẨN BỊ: - Video Clip có hình ảnh về quá trình thực hiện may quần áo của cô thợ may. - Hình ảnh dụng cụ trong nghề may.( vải, Thước dây, thước gỗ, phấn vẽ, kéo, kim chỉ, máy may, bàn là) - Lô tô cho trẻ chơi trò chơi. - Video Clíp cửa hàng quần áo. - Một số dụng cụ của cô thợ may như trên đặt xung quanh lớp (đồ dùng thật) III. TIẾN HÀNH. Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Ổn định tổ chức trò chuyện chủ điểm. (5 phút) - Xúm xít trẻ, giới thiệu Ban giám khảo - Cô cùng trẻ hát: Cháu yêu cô thợ dệt. - Đàm thoại: + Bài hát nói về ai? + Ngoài nghề thợ dệt các con còn biết nghề gì nữa? - Đúng rồi, trong xã hội có rất nhiều nghề, mỗi nghề có một công việc khác nhau nhằm phục vụ cuộc sống con người ngày càng tốt đẹp hơn. Như: Nghề Xây dựng xây lên nhà máy, nhà ở, các công trình; nghề Bộ đội canh giữ và bảo vệ Tổ quốc; nghề Y chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng + Muốn có quần áo mặc nhờ có ai? - Đúng rồi, tất cả quần áo của cô cũng như của các con cũng đều nhờ bàn tay khéo léo của cô thợ may. Chúng mình có muốn biết để may được những quần áo cô thợ may phải làm những công việc gì không? Hôm nay cô đưa các con đến thăm cô thợ may. Trẻ hát cùng cô - Trẻ trả lời - Trẻ kể theo hiểu biết - Trẻ trả lời - Cho trẻ nói theo hiểu biết của trẻ. 2. Bài mới (23 phút) * Phần 1: Làm quen với cô thợ may - Cho trẻ xem cô thợ may đang may đo cho khách (trình tự may thành quần áo) - Tắt máy, Hỏi trẻ: + Con vừa thăm nhà ai? - Để may thành chiếc áo trước tiên cô thợ may phải làm gì? - Đo được người xong cô thợ may làm gì? - Cắt vải xong cô thợ may làm gì? - Để biết các bạn trả lời có đúng không cô mời các con cùng nghe câu trả lời của cô thợ may nhé (cho trẻ xem Clip quay cô thợ may nói trình tự may áo.) * Phần 2: Làm quen đồ dùng của cô thợ may. + Cô đố các con, để may quần áo cô thợ may cần những dụng cụ gì mà chúng mình vừa quan sát? - Cô gợi ý cho trẻ trả lời. - Cô cho trẻ xem dụng cụ may trên máy. (Cho trẻ xem trình tự các dụng cụ) - Cho trẻ tìm trong lớp dụng cụ may giống hình ảnh vừa quan sát. - Cho trẻ nhắc lại những đồ dùng vừa lấy ra. * Phần 3:Trò chơi: 1. Cái gì biến mất - Cô cất dần từng dụng cụ may rồi cho trẻ đoán xem cái gì vừa biến mất. 2: Thi xem ai nhanh. - Chia trẻ làm 2 đội, thi đua tìm những dụng cụ của nghề may theo trình tự may rồi gắn lên bảng. - Trong một bản nhạc, đội nào tìm được đủ và đúng dụng cụ và xếp đùng trình tự của nghề may là đội chiến thắng. * Giáo dục: Vừa rồi chúng mình vừa được làm quen với cô thợ may. Tất cả quần áo của cô và các con mặc đều là do bàn tay khéo léo của các cô thợ may. Các con nhớ là phải giữ gìn quần áo sạch sẽ cẩn thận. Mai sau lớn lên nhiều bạn sẽ là những nhà tạo mẫu tài giỏi thiết kế và may ra những bộ quần áo thật đẹp làm cho con người ngày càng đẹp hơn. Trẻ chú ý quan sát - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ xem - Trẻ kể - Trẻ xem Trẻ tìm dụng cụ may quanh lớp - Trẻ nhắc lại Trẻ hứng thù chơi trò chơi Trẻ chú ý lắng nghe 3. Kết thúc: ( 2 phút) - Thăm cửa hàng quần áo: Cho trẻ quan sát của hàng bán quần áo mùa đông, (vừa đi vừa đọc thơ: “Có quần áo mới”) Trẻ quan sát, kết hợp đọc thơ GIÁO ÁN Chủ đề lớn : Thế giới thực vật Chủ đề nhánh : Một số loại cây xanh, cây lương thực Hoạt động : Tạo hình Tên đề tài : Vẽ vườn cây ăn quả (Vẽ theo đề tài) Đối tượng : 5 - 6 tuổi Số lượng trẻ : 25 - 30 trẻ Thời gian : 25 - 30 phút Ngày soạn : Ngày dạy : Người soạn/dạy : Giáo viên hướng dẫn: Đơn vị : I. Mục đích - yêu cầu - Cháu biết tạo được vườn cây ăn quả có nhiều cây một loại cây hay nhiều loại cây khác nhau - Củng cố , rằng kỹ năng vẽ, tô màu. Phát triển thẩm mỹ, óc sáng tạo, bố cục tranh hợp lý, màu sắc hài hòa, sử dụng nhiều họa tiết để tạo bức tranh thêm sinh động. - Biết chăm sóc, bảo vệ vườn cây ăn quả và biêt ơn người trồng cây. Gĩư gìn sản phẩm của mình và của bạn. II. Chuẩn bị: - Tranh vẽ các vườn cây ăn quả. - Giấy a4, sáp màu. - Giá treo sản phẩm. III. Hướng dẫn thực hiện Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ 1. Hoạt động 1: Gây hứng thú - Cô cho trẻ hát theo băng nhạc bài hát “ Vườn cây của ba” + Các cây ba trồng có gì đặc biệt ? + Trái cây có ích lợi cho cơ thể chúng ta như thế nào? + Con thích được xem tranh cùng với cô không ? 2. Hoạt động 2: Quan sát và đàm thoại * Tranh 1: Vườn cây dừa + Các con có nhận xét gì về tranh này? + Hình dáng của các cây dừa ra sao? Quả mọc trên cây như thế nào? + Lá dừa có màu gì? Có đặc điểm gì? + Còn quả dừa thì sao? + Cách vẽ cây ở gần và ở xa như thế nào? * Tranh 2 : Vườn cây với nhiều loại trái cây, phía xa có một người đang tưới nước cho cây. + Còn vườn cây ăn quả này có gì khác so với vườn dừa? + Con có nhận xét gì về vườn cây ăn quả này? + Theo con hình dáng các loại quả này ra sao ? + Ai có ý kiến khác? * Tranh 3: Vườn cây xoài + Các con có nhận xét gì về tranh này? + Hình dáng của quả xoài ra sao? + Lá xoài có màu gì? Có đặc điểm gì? + Quả xoài có màu gì? * Tranh 4: Vườn cây táo + Các con có nhận xét gì về tranh này? + Quả táo có dạng hình gì? Có màu gì? + Lá của cây táo có màu gì? - Hệ thống : 3 tranh vẽ trên tuy bố cục khác nhau nhưng đều thể hiện ý tưởng về vườn cây ăn quả rất là hay + Con sẽ vẽ thêm gì nữa cho tranh mình được hấp dẫn hơn ? - Trò chuyện : Hỏi ý tưởng trẻ + Con dự định vẽ cây gì ? + Vườn cam của con như thế nào để hấp dẫn mọi người? + Còn bạn A thì vẽ vườn cây gì khác bạn ? - Cô mong rằng mỗi bạn sẽ có một tác phẩm về vườn cây thật đẹp, màu sắc hài hòa, có những chi tiết sáng tạo, thật khác với bạn của mình nhé ! 3. Hoạt động 3: Trẻ thực hiện - Trẻ thực hành vẽ - Cô bao quát khuyến khích trẻ . 4. Hoạt động 4: Nhận xét sản phẩm - Trẻ mang sản phẩm lên trưng bày. - Trẻ nhận xét: Con thích bức tranh nào? Vì sao? - Cô nhân xét chung *Kết thúc: Đọc thơ “ Ăn quả” và ra ngoài. -Trẻ hát múa - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Có ạ! - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời - Trẻ nêu ý tưởng - Trẻ trả lời - Trẻ trả lời. - Vâng ạ! -Trẻ thực hành vẽ. - Trẻ trưng bày sản phẩm - Trẻ nêu ý kiến. - Trẻ lắng nghe cô. - Trẻ đọc thơ. GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG GÓC Chủ đề : Thế giới thực vật. Chủ đề nhánh : Một số loại quả. Đề tài : Hoạt động chơi ở góc Đối tượng : 5 - 6 tuổi Số lượng trẻ : 25 - 30 trẻ Thời gian : 25 - 30 phút Ngày soạn : Ngày dạy : Người soạn/dạy : Giáo viên hướng dẫn: Đơn vị : I. DỰ KIẾN CÁC GÓC CHƠI 1) Góc xây dựng (7 trẻ): Xây vườn cây ăn quả 2)Góc phân vai ( 8 trẻ): - Bé tập làm nội trợ. - Quầy bán hoa quả sạch - Nước giải khát 3) Góc học tập (6 trẻ): - Phân nhóm phân loại các loại quả. - Ôn số 7 tiết 2 - Chơi với bảng chun 4) Góc nghệ thuật (5trẻ): - Vẽ các loại quả - Nặn các loại quả. - Hát, múa về quả. 5) Góc thiên nhiên (4 trẻ):- Chăm sóc cây. - Gieo hạt II. CHUẨN BỊ 1) Đồ dùng của cô. - Máy tính, máy chiếu. - Các slides tranh các loại quả và minh họa đồ chơi ở 5 góc chơi. - 35 kí hiệu quả (5 loại quả) trong đó 5 kí hiệu quả có dán số 5, 6, 7, 8 số lượng đủ cho các góc dùng. 2) Đồ dùng của trẻ. * Góc xây dựng: - Hàng rào lớn (4-5 bộ), ghép nút (10-12 túi), các loại cây ăn quả (12-15 cây); ghép nhà (1 bộ); cỏ, hoa, đất nặn, gạch, trang phục công nhân (7 bộ), cổng có chữ vườn cây ăn quả, cổng ở mỗi khu vườn... * Góc phân vai: - Bộ nấu ăn ( 3- 4 bộ), bát con (20 cái), đũa (20 đôi) thìa, cốc nhựa (20 cái), ống hút (1 gói), các loại quả mỗi loại khoảng 0,5-1kg, quả cam chanh thái lát mỏng, hoa các loại, một số loại rau sạch, sô cắm hoa, giá bầy bán quả, rau. * Góc học tập: - Tranh lô tô các loại quả (10 bộ), tranh vẽ các nhóm quả có số lượng là 5-6-7-8 quả, bảng chun học toán (6 bảng). * Góc nghệ thuật: - Bút chì sáp màu,giấy A4, đất nặn, mũ múa, sắc xô, phách... * Góc thiên nhiên:- Chăm sóc cây (2 bộ), dụng cụ làm vườn (1 bộ xẻng, cuốc, dầm..) khay đất (2 khay), hạt na, hạt bưởi..., rổ con... III. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1) Kiến thức. - Trẻ biết kết hợp nhau để xây nên khu vườn cây ăn quả bằng hàng rào, ghép nút, cây quả, hoa, cỏ kết hợp với nhau để tạo nên khu vườn cây ăn quả. - Trẻ biết phân loại quả theo đặc điểm, hình dạng. Trẻ biết vẽ thêm, gạch bớt hoặc giữ nguyên sao cho có số lượng là 7. Trẻ biết dùng bảng chun để tạo thành các loại quả hoặc số mà trẻ biết. - Trẻ biết đi mua một số quả để chế biến thành những món: Như dưa góp, nộm Trẻ biết pha chế đồ uống từ các loại quả để bán. Biết nói tên quả trẻ cần mua, biết hỏi giá tiền và nói cảm ơn với người bán. Người bán biết nói giá tiền và nói cảm ơn người mua. - Trẻ biết vẽ, nặn các loại quả mà trẻ biết. Trẻ biết hát múa các bài về quả... - Trẻ biết nhặt cỏ, tỉa lá vàng, bắt sâu, lau lá, làm đất gieo hạt.... 2) Kĩ năng - Rèn kĩ năng giao tiếp, khéo léo khi chơi . - Rèn kĩ năng thao tác vai chơi, quan hệ vai chơi, nhóm chơi cho trẻ . - Rèn khả năng hoạt động theo nhóm cho trẻ. 3) Giáo dục - Trẻ chăm ngoan, biết và thích ăn các loại quả, biết rửa sạch, bỏ vỏ bỏ hạt khi ăn - Trẻ chơi đoàn kết, chia sẻ nhường nhịn với bạn khi chơi. - Trẻ biết nhận xét đánh giá vai chơi, sản phẩm chơi trong góc chơi của trẻ. - Trẻ yêu quí chăm sóc các loại cây ăn quả và cảnh vật thiên nhiên. IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ Hoạt động 1: Ổn định trò chuyện. - Cho trẻ chơi trò chơi “ Gieo hạt” -Trò chuyện : + Trò chơi Gieo hạt có trong chủ đề gì? (2 trẻ) + Gọi tên quả qua máy chiếu *Giáo dục: Ăn đầy đủ các loại quả, bảo vệ các loại cây ăn quả, biết rửa sạch, gọt vỏ bỏ hạt trước khi ăn. Trẻ ăn quả có nhiều vitamin tốt cho sức khỏe. Hoạt động 2: Nội dung chính Cô dẫn dắt vào bài. 1) Thỏa thuận chơi. - Cô cho trẻ nêu tên góc chơi, số bạn chơi trong mỗi góc chơi. + Các con sẽ chơi ở mấy góc chơi? ( 2-3 trẻ) + Số bạn chơi trong mỗi góc là bao nhiêu? (Góc xây dựng 7 bạn, phân vai 8 bạn, học tập 6 bạn, nghệ thuật 5 bạn, thiên nhiên 4 bạn) - Cô cho trẻ nhận góc chơi qua trò chơi: “ Góc chơi của bé” Cô phổ biến cách chơi cho trẻ nghe + Cô qui định kí hiệu quả cho mỗi góc chơi, thời gian chọn góc chơi được tính bằng bài hát Quả, khi bài hát được cất lên thì trẻ vỗ tay đi vòng tròn vừa đi
File đính kèm:
- Bo_giao_an_5_tuoi_cac_linh_vuc_chu_de.doc