Bộ đề cảm thị văn học Lớp 4 - Năm học 2013-2014 - Trường Tiểu học học Hợp Thanh B
Ôn tập về cấu tạo của tiếng
I, MỤC TIÊU:
--Ôn tập về cấu tạo cuả tiếng.
-Mở rộng vốn từ: Nhân hậu- đoàn kết.
-Biết và hiểu nghĩa một số thành ngữ , tục ngữ về chủ đề: Nhân hậu- đoàn kết.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hướng dẫn HS làm các BT sau:
1, Những tiếng nào trong câu thơ dưới dây không đủ 3 bộ phận:
Mờ mờ ông bụt ngồi nghiêm
Nghĩ gì ông vẫn ngồi yên lưng đền
Bỗng đâu vang tiếng sấm rền
Tỉnh ra em thấy trong đền đỏ hương.
HS đọc thầm xem tiếng nào không có âm đầu ( ông, yên, em)
2.Từ nào trong mỗi dãy từ dưới đây) có tiếng " nhân " không cùng nghĩa với tiếng nhân với các từ còn lại.
a. nhân loại, nhân tài, nhân đức, nhân dân.
b. nhân ái, nhân vật, nhân nghĩa, nhân hậu.
c. nhân quả, nhân tố, nhân chứng, nguyên nhân.
HD: Trước hết phải hiểu nghĩa của mỗi từ đó- sau xét xem từ nào có nghĩa không giống với các từ còn lại.
( a. nhân đức: lòng thương người; b. nhân vật; c. nhân chứng( 3 từ còn lại từ nhân có nghĩa cái sinh ra kết quả)
3,Tìm từ ngữ có tiếng ái có nghĩa là yêu mến?
HS suy nghĩ và tìm được các từ sau: ái quốc, nhân ái, thân ái.
4,Ghi vào ô trống thích hợp trong bảng những từ ngữ chỉ lòng nhân hậu , tinh thần đoàn kết và những từ ngữ có nghĩa trái với nhan hậu- đoàn kết.
: hoa hồng, hoa tím, hoa vàng,( hai từ đơn)4,Nghĩa của các từ phức: nhà cửa, ăn uống, sách vở có gì khác so với nghĩa của các từ đơn: nhà , cửa, ăn , uống, sách, vở? 5,Từ mỗi tiếng dưới đây, hãy tạo ra từ ghép, từ láy: Nhỏ, lạnh , vui. nhỏ lạnh vui nhỏ nhắn, nhỏ nhẻ, nhỏ nhen, nhỏ nhoi, nho nhỏ lạnh lẽo, lạnh lùng, lành lạnh vui vẻ, vui vui, vui vầy nhỏ nhẹ, nhỏ bé, nhỏ mọn, nhỏ dại,nhỏ to, nhỏ con, nhỏ xíu, lạnh nhạt, lạnh giá, lạnh gáy, lạnh ngắt, lạnh tanh. lạnh toát.. vui mắt, vui nhộn, 6, Các từ dưới đây là từ ghép hay từ láy? vì sao? tươi tốt, buôn bán, mặt mũi, hốt hoảng, nhỏ nhẹ, đi đứng. ( các từ đó là từ ghép vì hai tiếng trong từng từ đêù có nghĩa, quan hệ giữa các tiếng trong mỗi từ là quan hệ về nghĩa, các từ này có hình thức âm thanh ngẫu nhiên giống láy, chứ không phải là từ láy) 7, Các từ in đậm dưới đây là từ láy hay từ ghép? vì sao? a.Nhân dân ghi nhớ công ơn Chữ Đồng Tử, lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng. Cũng từ đó hàng năm, suốt mấy tháng mùa xuân, cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông. b. Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rôì tre lên cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người. ( từ ghép: nhân dân, bờ bãi, dẻo dai, chí khí-vì chúng có quan hệ với nhau về nghĩa. Từ láy: các từ còn lại vì chúng có quan hệ với nhau về âm) 8, Cho đo văn sau: Biển luôn thay đổi tuỳ theo màu sắc mây trời.Trời xanh thẳm, biển cũng thẳm xanh, như dâng cao lên chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương .Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề . Trời ầm ầm giong gió, biển đục ngầu giận giữ . Như một con người biết buồn vui. Biển lúc tẻ nhạt , lạnh lùng , lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng. a. Tìm từ ghép trong các từ in đậm ở đoạn văn trên rồi sắp xếp vào hai nhóm: từ ghép có nghĩa tổng hợp và từ ghép có nghĩa phân loại . b.Tìm từ láy trong các từ in đậm có trong đoạn văn trên rồi xếp vào 3 nhóm: láy âm đầu, váy vần ,láy cả âm đầu và vần( láy tiếng) HS thảo luận theo nhóm và trình bày trước lớp: ( Từ ghép tổng hợp: thay đổi, buồn vui, tẻ nhạt, đăm chiêu. Từ ghép phân loại: xanh thẳm, chắc nịch , đục ngầu, Từ láy âm đầu:mơ màng, nặng nề,lạnh lùng, hả hê, gắt gỏng, Láy vần: sôi nổi Láy cả âm và vần: ầm ầm) 9. Phân các từ ghép trong từng nhóm dưới dây thành hai loại: từ ghép có nghĩa tổng hợp và từ ghép có nghĩa phân loại. a. máy nổ, máy ảnh, máy khâu, máy cày, máy móc, máy in, máy kéo, b.cây cam, cây chanh, cây bưởi, cây ăn quả, cây cối, cây công nghiệp, cây lương thực, c. xe đạp, xe cải tiến, xe bò, xe buýt, xe cộ, xe ca, xe con, xe máy, xe lam, HS làm bài và trình bày bài trước lớp. ( Từ ghép có nghĩa tổng hợp : máy móc, cây cối, xe cộ, ) các từ còn lại là tự ghép có nghĩa phân loại.) _______________________________________________________________ Bồi dưỡng Tiếng Việt Từ đơn- từ ghép- từ láy I. MỤC TIÊU: Tiếp tục giúp HS xác định được từ đơn- từ ghép- từ láy, Danh từ, Động từ, Tính từ và đặt câu, viết đoạn văn có sử dụng các dạng trên. I. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: Hướng dẫn HS lần lượt làm các BT sau: 1, Tìm các từ láy âm đầu trong đó có: a. Vần ấp ở t iếng đứng trước: M: khấp khểnh, lập lòe, b. Vần ăn ở tiếng đứng sau: M: ngay ngắn, đầy đặn, HS làm và nối tiếp đọc trước lớp: 2, Cho các từ sau: Bác sĩ, nhân dân, hi vọng, thước kẻ, sấm, văn học, cái, thợ mỏ, mơ ước, xe máy, sóng thàn, hòa bình, chiếc , mong muốn, bàn ghế, gió mùa, truyền thống, xã, tự hào, huyện , phấn khởi. -Xếp các từ trên vào hai nhóm: danh từ và không phải là danh từ. ( các từ gạch chân không phải là danh từ) 3, Tìm chỗ sai trong câu sau đây và sửa lại cho đúng: a. Bạn Vân đang nấu cơm nước. b. Bác nông dân đang cày ruộng nương. c. Mẹ cháu vừa đi chợ búa. d. Em có một người bạn bè rất thân. GV giúp HS hiểu được các từ cơm nước, chợ búa , ruộng nương, bạn bè đều có nghĩa khái quát, không kết hợp được với động từ mang nghĩa cụ thể hoặc với từ chỉ số ít ở trước. 4. Tìm từ láy gợi tả : -Tiếng mưa rơi: lộp độp, tí tách, rào rào, -Tiếng chim hót: líu lo, véo von, ríu rít, -hương thơm: thoang thoảng, dìu dịu, ngào ngạt . phảng phất, -Phẩm chất của người HS ngoan: ngoan ngoãn, chăm chỉ, cần cù, 5.Gạch dưới động từ có trong các câu thơ sau: Nhớ người những sáng tinh sương Ung dung yên ngựa trên đường suối reo Nhớ chân Người bước lên đèo Người đi rừng núi trông theo bóng Người. 6.Xếp các từ sau vào hai nhóm: từ láy và từ ghép. Thật thà, giúp đỡ, chăm chỉ, hư hỏng, ngoan ngoãn, thành thật, san sẻ, khó khăn, bạn học, gắn bó, bạn đường, bạn bè. 7. Chia các từ phức dươi đây vào hai nhóm từ ghép và từ láy: Vui vẻ, vui chơi, vui vầy, vui chân, vui mắt, vui long, vui miệng, vui vui, vui mừng, vui nhộn, vui sướng, vui tai, vui tính, vui tươi, đẹp đẽ, đẹp mắt , đẹp lòng, đẹp trai, đèm đẹp, đẹp lão, đẹp trời, đẹp đôi. 8. Gạch dưới động từ có trong câu sau: a. Chúng ta ngồi vào bàn để bàn công việc. b. Bà ta đang la con la. c. Ruồi đậu mâm xôi đậu, kiến bò đĩa thịt bò. d. ánh nắng chiếu qua cửa sổ, lên cả mặt chiếu. e. Nó đang suy nghĩ. g. Tôi sẽ kết luận việc này sau. h. Nam ước mơ trở thành phi công vũ trụ. 9. Tìm từ chỉ thời gian ( đã, đang, sẽ, vẫn) còn thiếu để đièn vào chỗ trống: a. Lá bàng . đỏ ngọn cây Sếu giang mang lạnh bay ngang trời Mùa đông còn hết em ơi Mà con én.gọi người sang xuân. Tố Hữu b. ..như xưa, vườn dừa quê nội Sao lòng tôi bỗng thấy yêu hơn Ôi, thân dừa .hai lần máu chảy Biết bao đau thương, biết mấy oán hờn. Lê Anh Xuân ( thứ tự các từ cần điền là: a, đang, đang, đã. B. vẫn. đã) 10. Tìm từ chỉ thời gian dùng sai trong các câu dưới đây, rồi sửa lại cho đúng: a. Nó đang khỏi ốm từ tuần trước. b. Mai nó về thì tôi sẽ đi rồi. c. Ô ng ấy đã bận nên không tiếp khách. đ. Năm ngoái, bà con nông dân đã gặt lúa thì bị bão. ( thay bằng các từ sau: a. đang thành đã- b: sẽ bằng đã. c, d: thay đã bằng đang) 11. Chon từ thích hợp chỉ màu vàng trong các từ dưới đây để điền vào chỗ trống: Vàng ối, vàng tươi, vàng giòn, vàng mượt, vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm. Màu lúa chín dưới đồng lại. Nắng nhạt ngả màu Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan.không trông thấy cuống, như những chuổi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít .Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh.. . Dưới sân rơm và thóc..Quanh đó con gà, con chó cũng . Theo Tô Hoài. ( HS suy nghĩ và điền theo thứ tự đúng là: vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi, vàng giòn, vàng mượt,) 12. Gạch dưới từ lạc( không phải là tính từ) trong mỗi dãy từ dưới đây: a. xanh lè, đỏ ối, vàng xuộm, đen kịt, ngủ khì, thấp tè, cao vút, nằm co , thơm phức, mỏng dính. b. thông minh, ngoan ngoãn, nghỉ ngơi, xấu xa, giỏi giang, nghĩ ngợi, đần độn, đẹp đẽ. c. cao , thấp, nông, sâu, dài, nhắn, thức, ngủ, nặng , nhẹ, yêu, ghét, to, nhỏ. 13. Từ các tính từ ( là từ đơn) cho sẵn dưới đây, hãy tạo ra các từ ghép và từ láy: nhanh, đẹp, xanh M: nhanh nhẹn, nhanh chóng, 14.Hãt tạo ra các cụm từ so sánh từ mỗi tính từ sau đây: nhanh, chậm, đen , trắng. M: Nhanh như cắt. ( Yêu cầu HS tìm được nhiều cụm từ so sánh cho mỗi từ đã cho sẵn. VD: nhanh như bay, nhanh như điện, nhanh như chớp, nhanh như sóc, nhanh như tên bắn, nhanh như thổi, 15. Tìm các ghép và từ láy có chứa tiếng vui . -Xếp các từ vừa tìm được vào hai nhóm : từ ghép có nghĩa tổng hợp và từ ghép có nghĩa phân loại. HD: -Từ láy: vui vẻ, vui vầy, vui vui, -Từ ghép tổng hợp: vui chơi, vui nhộn, vui sướng, vui thích, vui tươi, tươi vui -Từ ghép có nghĩa phân loại: vui chân, vui mắt, vui lòng, vui miệng, vui tai, góp vui, chia vui, 16. Tìm danh từ, động từ, tính từ có trong câu văn sau: Trước mặt Minh, đầm sen rộng mênh mông. Những bông sen trắng, sen hồng khẽ đu đưa nổi bật trên nền lá xanh mượt. Giữa đầm, bác Tâm đang bơi thuyền đi hái hoa sen. Bác cẩn thận ngắt từng bông , bó thành từng bó, ngoài bọc một chiếc lá rồi bỏ nhè nhẹ vào lòng thuyền. GV hướng dẫn HS xác định DT- ĐT-TT có trong từng câu một khỏi bị sót. Danh từ Động từ Tính từ mặt , Minh, đầm , sen,bông, sen, nền, lá, giữa, đầm, bác, Tâm, thuyền, hoa sen, bông, bó, chiếc , lá, lòng,thuyền, đu đưa, bơi, đi, hái, ngắt, bó, bọc, để rộng. mênh mông, trắng, hồng, khẽ, nổi bật, xanh mượt, cẩn thận, nhè nhẹ 17. Các từ in đậm trong các từ dưới đây bổ sung ý nghĩa gì cho động từ đứng sau nó: a. Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. b. Những cành xoan khẳng khiu đang trổ lá, lại sắp buông tỏa ra những tán hoa sang sáng, tim tím. HD: a. từ vẫn: bổ sung ý nghĩa tiếp diễn.đã: thời gian quá khứ. b. đang( hiện tại) - sắp ( thời gian tương lai) _______________________________ Bồi dưỡng Tiếng Việt Cách viết tên người và tên địa lí I. MỤC TIÊU: HS biết cách viết đúng tên người và tên địa lí Việt Nam cũng như tên người và tên địa lí nước ngoài. Biết viết tên các cơ quan, tổ chức đoàn thể. II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: HĐ1: Ôn lí thuyết: -HS nêu lại cách viết tên người , tên địa lí VN. Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài. HĐ2: Hướng dẫn HS lần lượt làm các BT sau: -Cách viết tên người ,tên địa lí VN. 1.Quan sát cách viết trong hai cột sau: đèo Hải Vân cầu Thăng Long bến Nhà Rồng hồ Hoàn Kiếm đâmf Dạ Trạch tháp Phổ Minh Đèo Ngang Cầu Giấy Bến Nghé Hồ Gươm Đầm Sen Tháp Rùa Vì sao các tiếng đèo, cầu, bến, hồ, đầm, tháp ở hai cột A và B có cách viết khác nhau? HD: Sở dĩ có sự khác nhau nói trên là vì: các chữ ( tiếng) đứng đầu cột A là DT chung được tách khỏi tên riêng đứng sau( đèo cầu, bến, hồ, đầm, tháp). -ở cột B DT chung đó kết hợp chặt chẽ , không thể tách roìư với DT riêng đứng sau, tạo thnàh một khối tên riêng và nó trở thành một bộ phận cuat tên riêng. Vì vậy nó được viết hoa( Đèo, Cầu, Bến. Tháp). 2. Cách viết tên cơ quan, tổ chức , giải thưởng, danh hiệu, huân chương. Ghi nhớ cách viết: * Cũng như tên người, tên địa lí , các loại tên riêng khác như tên riêng của các cơ quan , tổ chức , tên các giải thưởng , danh nhiệu, huân chương ,..được viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận tạo thành tên đó. VD: Trường Tiểt học Trần Văn Ơ n. -Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. -Huân chương Chiến công. -Đại tướng Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Viẹt Nam Võ Nguyên Giáp. -Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. * Sau đây là quốc hiệu của nước ta và một số nước khác , đó là các tên riêng, cần viết đung theo quy tắc: Cần viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận tạo thành tên đó: -Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Cộng hòa Pháp -Cộng hòa Liên bang Nga. BT:Viết đoạn văn sau theo đúng quy tắc viết hoa danh từ riêng. Chiều 11-12-2000, tại hà nội, bộ văn hóa-thông tin, ủy ban nhân dân tỉnh quảng ninh và ủy ban quốc gia UNESCO việt nam dã phối hợp tổ chức họp báo công bố quyết định trên của UNESCO. * Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài: Chúng ta viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận tạo thành tên đó, giữa các tiếng trong một bộ phận phải viết dấu gạch nối. -Nếu các tên đó được phiên âm theoe âm Hán Việt thì viết giống như viết tên người và tên địa lí VN. BT: Viết đúng các tên riêng sau: Lêônácđô đa/ vin xi. An be /anh x tanh, cờ rít x tôp /cô lông, crít x ti an /an đéc xen, xanh /pê téc bua, a ma dôn, ni a ga ra, ri ô đ gia nây rô, hi mã lạp sơn, bạch cư dị, luan đôn.i u ri/ ga ga rin. Phần II: HS làm đề thi HSG năm học 2005-2006 của phòng GD- Hương Sơn. Phần III. Bài tập vè nhà: 1,Chuyển các từ sau đây thành danh từ: Vui, văn minh, nhớ, việc , đời, liên hoan. HD: ( niềm vui, cuộc vui, cái vui. Nỗi nhớ, cái nhớ. Cuộc đời, sự đời. Sự việc. Cuộc liên hoan) 2. Xếp các từ sau vào hai nhóm: từ ghép và từ láy: Tươi tắn, thoang thoảng, tười tốt, chầm chậm, mặt mũi, cheo leo, buồn bán, nhỏ nhẹ,nhỏ nhoi, đi đứng. 3.Điền từ thích hợp vào các từ sau để tạo thành danh từ trừu tượng: Niềm( cuộc) vui, sự( nổi) khó khăn; niềm( lòng, sự) kính yêu; nổi buôn; tấm( nỗi lòng; việc, sự, cuộc ) đời; sự ( hi sinh); cuộc liên hoan; trận chiến đấu. vẻ thanh lịch; cuộc thaỏ luận,lòng yêu nước; điều mơ ước; niềm hối tiếc; cơn buồn bực; việc học hành. Bồi dưỡng Tiếng Việt Cảm thụ văn học I. MỤC TIÊU: -HS hiểu được thế nào là cảm thụ văn học. -Cách làm bài về cảm thụ văn học. II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: A. Lí thuyết: Cảm thụ văn học là cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc , tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm( cốt truỵen, bài văn, bài thơ,) hay một bộ phận của tác phẩm thậm chí một từ ngữ có giá trị trong cau văn, câu thơ,.. -Để làm được một bài cảm thụ văn học được tốt , cần thực hiện đầy đủ các bước sau: 1, Đọc kĩ đề bài, nắm chắc yêu cầu của BT.( Phải trả lời được điều gì? cần nêu bật được ý gì?...) 2, Đọc và tìm hiểu về câu thơ( câu văn, hay đoạn trích được nêu trong bài) VD: Cách dùng từ, đặt câu, cách dùng hình ảnh, cách sử dụng biện pháp nghệ thuạt, 3, Viết đoạn văn và cảm thụ văn học( khoảng 5-7 dòng) hướng vào yêu cầu của đề bài( đoạn văn có thể bắt đầu bằng một câu mở đoạn, để dẫn dắt người đọc hoặcảtả lời thẳng vào bài. Cuối cùng có thể kết đoạn bằng một câu ngắn gọn để gói lại nội dung cảm thụ . B. Thực hành 1. Đoạn thơ dưới đây có những từ nào là từ láy? Hãy nêu rõ tác dụg gọi tả của mỗi từ láy đó? Quýt nhà ai chín đỏ cây Hỡi em đi học hây hây má tròn. Trường em mấy tổ trong thôn Ríu ra ríu rít chim non đàu mùa. HD:-Tìm từ láy có trong bài. -Nêu tác dụng gọi tả của mỗi từ láy đó. ( hây hây: ( má tròn) màu da đỏ phơn phớt trên má, tươi tắn và đầy sức sống. ríu ra ríu rít: nhiều tiếng chim kêu hay tiếng cười nói trong và cao , vanh lên liên tiếp và vui vẻ.) 2. Đoạn văn dưới đây có thành công gì nổi bật trong cách dùng từ? điều đó đã góp phần miêu tả nội dung sinh động như thế nào? Vai kĩu kịt, tay vung vẫy, chân bước thoăn thoắt. Tiếng lợn eng éc, tiếng gà chíp chíp, tiếng vịt cạc cạc, tiếng người nói léo xéo, thỉnh thoảng lại điểm những tiếng ăng ẳng của con chó bị lôi sau sợi dây xích sắt, mặt buồn rầu sợ sệt 3. . "Lời ru có gió mùa thu Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. ( Mẹ- Trần Quốc Minh) Theo em, hình ảnh nào góp phần nhiều nhất làm nên cái hay của đoạn thơ trên? Vì sao? HD: Theo em, hình ảnh " ngọn gió" trong câu: "Mẹ là ngọn gió của con suốt đời" đã góp phần nhiều nhất làm nên cái hay của đoạn thơ trên. Hình ảnh đó cho ta thấyngười mẹ giống như ngọn gió thổi cho con mát, ru cho con ngủ, và đi vào giấc mơ. Ngọn gió ấy thổi cho con mát suốt cả cuộc đời.như là mẹ đã luôn làm việc cực nhọc để nuôi con khôn lớn.mong con sung sướng và hạnh phúc. Sự so sánh đẹp đẽ và sâu sắc đó cho ta thấy thấm thía hơn về tình mẹ con , làm cho đoạn thơ hay hơn. 4. Cảm thụ của em vè đoạn thơ sau: "Thế rồi cơn bão qua Bầu trời xanh trở lại Mẹ về như nắng mới Sáng ấm cả gian nhà" (Mẹ vắng nhà ngày bão) Bài tập phát hiện những hình ảnh, chi tiết có giá trị gợi tả 1.Hãy nêu ró những hình ảnh gợi tả vẻ đẹp của đất nước VN trong mõi đoạn thơ dưới đây: Việt Nam đất nước ta ơi! Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn Cánh cò bay lả rập rờn Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều. 2. Câu thơ sau có những hình ảnh nào đối lập nhau? Sự đối lập đó gợi cho người đọc cảm nhận được điều gì? Mồ hôi xuống, cây mọc lên Ăn no, đánh thắng, dân yên, nước giàu. HD: Hình ảnh đối lập: mồ hôi đổ xuống- cây mọc lên- sự đối lạp đó gợi cho người đọc cảm nhận được kết quả tốt đẹp của sức lao động của con người. Từ đó ta càng thấy rõc ý nghĩa quan trọng và to lớn của lao động , làm cho mọi người ăn no, đánh thắng làm cho dân yên- nước giàu. Bài tập tìm hiểu và vận dụng một số biện pháp tu từ gần gũi với học sinh. * So sánh: 1, Hãy thêm vế câu có hình ảnh so sánh thích hợp vào chỗ trống để mỗi dòng dưới đây trở thành câu văn có hình ảnh mới mẻ, sinh động. a. Măt biến sáng trong như..( tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch) b. Dòng sông như.( tấm gương tráng thủy ngân xanh soi rõ trời cao và những cánh cò trắng muốt đang bay) c. Một dải mây mỏng, mềm mại như..(một dải lụa trắng dài vô tận) d. Trên trời xanh biếc có vài đám mây trắng đủng đỉnh đang bay như(những chiếc thuyền buồm khoan thai lướt trên mặt biển) e.Lá cọ tròn xòe ra nhiều phiến nhọn dài , trông xa như..(một bàn tay vẫy- mặt trời mới mọc) g.Hoa phải bỏng treo lủng là lủng lẳng từng chùm trên cây như.(những chiếc đèn lồng nhỏ xíu- những chùm quả đỏ) h. Bé chập chững đi mấy bước rồi sà vào lòng mẹ như..(chim non bay về tổ) i. ánh mắt dịu hiền của mẹ như.(ngọn lửa sưởi ấm cuộc đời con-ngôi sao dẫn đường cho con đi lên phía trước) k.Những con ngựa lao nhanh trên đường đua như( những mũi tên bay trong gió-những vien dạn rời khỏi nòng súng.) Nhân hóa: 1.Gạch dưới những từ ngữ cho biết tác giả đã dùng biện pháp nhân hóa khi nói về sự vật trong đoạn htơ dưới đây: a. Bé ngủ ngon quá Đẩy cả giấc trưa Cái võng thương bé Thức hoài đưa đưa b.Cái trống trường em Mùa hè cũng nghỉ Suốt ba tháng liền Trống nằm ngẫm nghĩ Cái trống lặng im Nghiêng đầu trên giá Chắc thấy chúng em Nó mừng vui quá. 2.Tìm từ ngữ chỉ đặc điểm, dấu hiệu của con người điền vào chỗ trống cho thích hợp nhằm diễn tả sự vật bằng cách nhân hóa. -Vầng trăng.(hiền hòa, hiền từ, hiền hậu,) -Mặt trời..(chạy trốn, nấp sau bụi tre,nhìn xuống trái đất,) -Bông hoa..(duyên dáng, tươi cười chào đón em, thì thầm tỏa hương,) -Chiếc bảng đen(nhìn cả lớp, nhòe nhoẹt nước mắt, chăm chỉ,) -Cổng trường..( dang tay chào đón các bạn, mở rộng vòng tay, buồn bã, nghiêng mình nhường lối,) Điệp ngữ 1,Chỉ rõ từng điệp từ, điệp ngữ trong đoạn thơ, đoạn văn dưới đâyvà cho biết tác dụng của nó?( nhằm nhấn mạnh ý gì? hoặc gợi cảm xúc gì cho người đọc?) Ai dậy sớm Đi ra đồng Có vừng dông Đang chờ đón. Ai dậy sớm Chạy lên dồi Cả đất trời Đang chờ đón. HD: ( Nhấn mạnh ý dậy sớm. Gợi cảm xúc hào hứng.) Mồ hôi mà đổ xuống đồng Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương Mồ hôi mà đổ xuống vườn Dâu xanh, lá tốt vấn vương tơ tằm. .đầm Cá lội phía dưới rau nằm phía trên. ( nhấn mạnh giá trị to lớn của giọt mồ hôi. sức lao động của con người.) -Thoắt cái, lác đác lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái , trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành dào, lê, mận.Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý. ( gợi cảm xúc đột ngột, ngỡ ngàng, nhấn mạnh sự thay đổi rất nhanh của thời gian.) BAI TÂP 1." Lấp lóe lửa chài sao hiện ra Mây bay láng lánh cánh buồm xa Em mang sắc biển về quê đó Sắc biển xanh trên những mái nhà. (Mang biển về quê- Trần Đăng Khoa) Hãy nêu cảm xúc của tác giả ở hai câu cuối bài thơ để thấy rõ ấn tượng về biển của nhà thơ? ( HD: Mà xanh mênh mang, vời vợi của biển cả là 1 ấn tượng sâu sắc đối với bất kì ai ra biển lần đầu.ấn tượng ấy đọng lại sâu trong mỗi tâm hồn. Dù đã xa biển hưng màu xanh của biển vẫn như còn đọng lại trong mắt ta, khiến ta nhìn vào đâu cũng thấy màu xanh ấy. Cảm giác đó là một sự thật. Diễn tả cảm giác có thật ấy theo cách của Trần Dăng Khoa vừa gợi tả vừa độc đáo và thật kì diệu.) 2. " Nắng vườn trưa mênh mông Bướm bay như lời hát Con tàu là đất nước Đưa ta tới bến xa" ( Ngày em vào đội- Xuân Quỳnh) Hãy chỉ ra biện pháp nghệ thuật đươc sử dụng trong đoan thơ và cho biết đoạn thơ trên hay ở chỗ nào? HD: Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh(như lời hát, con tàu là đất nước)cả hai hình ảnh so sánh đó đều nhằm nói lên những mơ ước, khát vọngvề tương lai của đất nước. " bướm bay", " con tàu" đều là những hình ảnh sống động, khoáng đãng, rực rỡ. " lời hát"- " đất nước" đều có ý nghĩa khích lệ , động viên, thôi thúc thế hệ trẻ quyết tâm vươn tới một tương lai tươi sáng mà một ngày nào đó các em sẽ vươn tới.) __________________________________________________________________ Bồi dưỡng Tiếng Việt Ôn tập về dấu câu- luật chính tả I. MỤC TIÊU: -Giúp HS biết điền các dấu câu phụ hợp. -Nắm chắc luật chính tả để làm tốt các BT. II. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Luật chính tả: Lí thuyết: Những điều cần lưu ý khi xác định từ láy- từ ghép: Những từ có các tiếng vừa được ghép nghĩa vừa giống nhau về âm như: đi đứng, tươi tốt, mặt mũi, thúng mủng,thì đư
File đính kèm:
- BO DE CAM THU VAN HOC LOP 4.doc